Giải đáp phụng vụ: Linh mục có thể rời bàn thờ để chúc bình an không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Linh mục có thể rời bàn thờ để bắt tay với cộng đoàn khi chúc bình an không? Con nghe nói linh mục làm như thế là sai, và con thực sự muốn biết liệu điều này là đúng hay sai, bởi vì nó khiến cho con không yên tâm về việc chúng con làm điều gì đó không phù hợp. – I. S., San Ysidro, California, Hoa Kỳ.
Đáp: Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM), với các điều chỉnh đã được phê duyệt cho Hoa Kỳ, đề cập đến câu hỏi này trong số 154: "Linh mục có thể chúc bình an cho các thừa tác viên, nhưng luôn ở trong cung thánh, kẻo làm xáo trộn việc cử hành. Vì lý do chính đáng, trong các giáo phận của Hoa Kỳ, trong các dịp đặc biệt (thí dụ, trong trường hợp của một lễ tang, một đám cưới, hoặc khi các nhà lãnh đạo dân sự có mặt), linh mục có thể chúc bình an cho vài vị gần cung thánh. Đồng thời, theo các quyết định của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, mọi người khác tỏ cho nhau một dấu chỉ bình an.”
Số 154 gốc từ bản Latinh là: “Linh mục có thể chúc bình an cho các thừa tác viên, tuy nhiên, bao giờ cũng phải ở lại trong cung thánh, kẻo làm xáo trộn việc cử hành. Khi có lý do chính đáng, nếu muốn, linh mục cũng có thể chúc bình an cho một số ít tín hữu. Mọi người khác tùy theo cách thức Hội đồng Giám mục quyết định, tỏ cho nhau dấu chỉ bình an, hiệp thông bác ái. Trong khi chúc bình an, có thể nói: Bình an của Chúa hằng ở cùng …. Người kia đáp: Amen.” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)
Hiện tại, các trường hợp ngoại lệ trên, vốn là khá hợp lý, chỉ áp dụng tại Hoa Kỳ, vì hầu như không có Hội đồng Giám mục nào khác đã gửi bản dịch để Tòa Thánh chuẩn thuận.
Lý do mà Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) tập trung vào điểm này là để đưa lời chúc bình an vào bối cảnh thích hợp của nó, như một nghi thức ngắn gọn và tương đối không quan trọng, để chuẩn bị cho việc Rước lễ; trong thực tế, ít người nhận ra rằng nó là sự tùy chọn thực sự. Chính sự Rước lễ sắp tới, chứ không phải linh mục, cũng không phải tình cảm tốt đẹp mà chúng ta dành cho người lân cận, là lý do và nguồn gốc của sự bình an, mà chúng ta mong muốn cho người lân cận của chúng ta, và sự bình an mà chúng ta nhận được từ họ. Như Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) số 82 nói, trong Nghi thức chúc bình an: "Hội Thánh cầu xin ơn bình an và hiệp nhất cho chính mình và cho toàn thể gia đình nhân loại. Rồi các tín hữu bày tỏ cho nhau sự hiệp thông trong Hội Thánh và lòng yêu thương nhau, trước khi thông hiệp với bí tích Thánh Thể.” (Bản dịch Việt ngữ, như trên.)
Vì vậy, khi vị chủ lễ bước xuống lối đi để bắt tay, cử chỉ này, mặc dù có ý tốt, có xu hướng thu hút sự chú ý đến con người của ngài, như thể ngài, chứ không phải Chúa, là nguồn bình an mà chỉ có Chúa Kitô mới có thể ban cho. Đôi khi, các linh mục chúng ta có thể quên rằng trở thành "Giáo trưởng, Pontifex" có nghĩa là một cây cầu và cây cầu chỉ phục vụ mục đích của nó khi chúng ta đi qua nó, chứ không phải khi chúng ta chiêm ngưỡng nó từ xa.
Các cử chỉ của tín hữu, trong khi tôn trọng phong tục địa phương, họ nên tránh sự háo hức bề ngoài và vui vẻ quá mức, vì cũng theo Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) số 82: "Các Hội đồng Giám mục sẽ tùy theo tinh thần và phong tục của mỗi dân tộc mà ấn định cách thức chúc bình an. Tuy nhiên, để thuận tiện thì mỗi người chỉ nên chúc bình an cho những người gần nhất một cách đơn giản thôi. [Tại Việt Nam, để chúc bình an cho cộng đoàn, chủ tế dang hai tay, quay về phía cộng đoàn và nói: Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em. Cộng đoàn đáp lại: Và ở cùng cha, và không làm cử chỉ gì khác nữa. Sau câu kêu mời của chủ tế hoặc phó tế: Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau, thì: Chủ tế quay sang vị đồng tế hoặc phó tế, hoặc thừa tác viên đứng bên, cúi mình và nói: Bình an của Chúa ở cùng cha (hoặc thầy). Vị đồng tế hay thừa tác viên đứng kế bên cũng cúi mình và nói: Bình an của Chúa ở cùng cha (Thầy). Các vị đồng tế hay thừa tác viên khác đứng bên nhau cũng làm như vậy. Giáo dân hai bên lòng nhà thờ cũng quay vào nhau cúi mình để chúc bình an cho nhau mà không cần nói gì]” (Bản dịch Việt ngữ, như trên.)
Đồng thời khi nghi thức này được thực hiện tốt, nó có thể là rất hiệu quả về mặt tinh thần. Chẳng hạn, bác sĩ nổi tiếng người Mỹ Bernard Nathanson (1926-2011) đã viết về ấn tượng mạnh mẽ, được gây ra lúc chứng kiến cử chỉ chúc bình an trong Thánh lễ Công Giáo, khi ông đấu tranh để rời bỏ chủ nghĩa vô thần triệt để, và tìm thấy, trước tiên lòng tin vào Thiên Chúa, và sau đó, đón nhận đức tin Công Giáo năm 1996. Câu nói để đời của ông về đạo Công Giáo là: “Không tôn giáo nào đề cao và thực thi sự tha thứ nhiều cho bằng đạo Công Giáo.” (Zenit.org 28-10-2003)
Nguyễn Trọng Đa
https://www.ewtn.com/catholicism/library/can-priest-go-down-aisle-at-the-kiss-of-peace-4972
Hỏi: Linh mục có thể rời bàn thờ để bắt tay với cộng đoàn khi chúc bình an không? Con nghe nói linh mục làm như thế là sai, và con thực sự muốn biết liệu điều này là đúng hay sai, bởi vì nó khiến cho con không yên tâm về việc chúng con làm điều gì đó không phù hợp. – I. S., San Ysidro, California, Hoa Kỳ.
Đáp: Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM), với các điều chỉnh đã được phê duyệt cho Hoa Kỳ, đề cập đến câu hỏi này trong số 154: "Linh mục có thể chúc bình an cho các thừa tác viên, nhưng luôn ở trong cung thánh, kẻo làm xáo trộn việc cử hành. Vì lý do chính đáng, trong các giáo phận của Hoa Kỳ, trong các dịp đặc biệt (thí dụ, trong trường hợp của một lễ tang, một đám cưới, hoặc khi các nhà lãnh đạo dân sự có mặt), linh mục có thể chúc bình an cho vài vị gần cung thánh. Đồng thời, theo các quyết định của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, mọi người khác tỏ cho nhau một dấu chỉ bình an.”
Số 154 gốc từ bản Latinh là: “Linh mục có thể chúc bình an cho các thừa tác viên, tuy nhiên, bao giờ cũng phải ở lại trong cung thánh, kẻo làm xáo trộn việc cử hành. Khi có lý do chính đáng, nếu muốn, linh mục cũng có thể chúc bình an cho một số ít tín hữu. Mọi người khác tùy theo cách thức Hội đồng Giám mục quyết định, tỏ cho nhau dấu chỉ bình an, hiệp thông bác ái. Trong khi chúc bình an, có thể nói: Bình an của Chúa hằng ở cùng …. Người kia đáp: Amen.” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)
Hiện tại, các trường hợp ngoại lệ trên, vốn là khá hợp lý, chỉ áp dụng tại Hoa Kỳ, vì hầu như không có Hội đồng Giám mục nào khác đã gửi bản dịch để Tòa Thánh chuẩn thuận.
Lý do mà Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) tập trung vào điểm này là để đưa lời chúc bình an vào bối cảnh thích hợp của nó, như một nghi thức ngắn gọn và tương đối không quan trọng, để chuẩn bị cho việc Rước lễ; trong thực tế, ít người nhận ra rằng nó là sự tùy chọn thực sự. Chính sự Rước lễ sắp tới, chứ không phải linh mục, cũng không phải tình cảm tốt đẹp mà chúng ta dành cho người lân cận, là lý do và nguồn gốc của sự bình an, mà chúng ta mong muốn cho người lân cận của chúng ta, và sự bình an mà chúng ta nhận được từ họ. Như Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) số 82 nói, trong Nghi thức chúc bình an: "Hội Thánh cầu xin ơn bình an và hiệp nhất cho chính mình và cho toàn thể gia đình nhân loại. Rồi các tín hữu bày tỏ cho nhau sự hiệp thông trong Hội Thánh và lòng yêu thương nhau, trước khi thông hiệp với bí tích Thánh Thể.” (Bản dịch Việt ngữ, như trên.)
Vì vậy, khi vị chủ lễ bước xuống lối đi để bắt tay, cử chỉ này, mặc dù có ý tốt, có xu hướng thu hút sự chú ý đến con người của ngài, như thể ngài, chứ không phải Chúa, là nguồn bình an mà chỉ có Chúa Kitô mới có thể ban cho. Đôi khi, các linh mục chúng ta có thể quên rằng trở thành "Giáo trưởng, Pontifex" có nghĩa là một cây cầu và cây cầu chỉ phục vụ mục đích của nó khi chúng ta đi qua nó, chứ không phải khi chúng ta chiêm ngưỡng nó từ xa.
Các cử chỉ của tín hữu, trong khi tôn trọng phong tục địa phương, họ nên tránh sự háo hức bề ngoài và vui vẻ quá mức, vì cũng theo Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) số 82: "Các Hội đồng Giám mục sẽ tùy theo tinh thần và phong tục của mỗi dân tộc mà ấn định cách thức chúc bình an. Tuy nhiên, để thuận tiện thì mỗi người chỉ nên chúc bình an cho những người gần nhất một cách đơn giản thôi. [Tại Việt Nam, để chúc bình an cho cộng đoàn, chủ tế dang hai tay, quay về phía cộng đoàn và nói: Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em. Cộng đoàn đáp lại: Và ở cùng cha, và không làm cử chỉ gì khác nữa. Sau câu kêu mời của chủ tế hoặc phó tế: Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau, thì: Chủ tế quay sang vị đồng tế hoặc phó tế, hoặc thừa tác viên đứng bên, cúi mình và nói: Bình an của Chúa ở cùng cha (hoặc thầy). Vị đồng tế hay thừa tác viên đứng kế bên cũng cúi mình và nói: Bình an của Chúa ở cùng cha (Thầy). Các vị đồng tế hay thừa tác viên khác đứng bên nhau cũng làm như vậy. Giáo dân hai bên lòng nhà thờ cũng quay vào nhau cúi mình để chúc bình an cho nhau mà không cần nói gì]” (Bản dịch Việt ngữ, như trên.)
Đồng thời khi nghi thức này được thực hiện tốt, nó có thể là rất hiệu quả về mặt tinh thần. Chẳng hạn, bác sĩ nổi tiếng người Mỹ Bernard Nathanson (1926-2011) đã viết về ấn tượng mạnh mẽ, được gây ra lúc chứng kiến cử chỉ chúc bình an trong Thánh lễ Công Giáo, khi ông đấu tranh để rời bỏ chủ nghĩa vô thần triệt để, và tìm thấy, trước tiên lòng tin vào Thiên Chúa, và sau đó, đón nhận đức tin Công Giáo năm 1996. Câu nói để đời của ông về đạo Công Giáo là: “Không tôn giáo nào đề cao và thực thi sự tha thứ nhiều cho bằng đạo Công Giáo.” (Zenit.org 28-10-2003)
Nguyễn Trọng Đa
https://www.ewtn.com/catholicism/library/can-priest-go-down-aisle-at-the-kiss-of-peace-4972
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét