Giải đáp phụng vụ: Lễ dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Vì năm nay (2020) lễ dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh ngày 2-2 rơi vào Chúa Nhật, đâu là các lựa chọn? Hai lựa chọn được đưa ra trong Sách lễ Rôma gây khó khăn cho ngày lễ trong các giáo xứ như xứ chúng con, nơi có đến tám Thánh lễ vào Chúa Nhật. Dường như có rất ít sự khác biệt giữa cuộc kiệu và rước long trọng đầu lễ, và thời gian là một sự cân nhắc nghiêm túc trong các giáo xứ lớn. Liệu có sự chọn lựa thứ ba ngắn hơn so với cuộc rước Chúa Nhật Lễ Lá không?. - H. G., Wilmington, California, Hoa Kỳ.
Đáp: Trong chữ đỏ cho Chúa Nhật Lễ Lá, Sách lễ nói:
“Vào ngày này, Hội Thánh nhắc lại việc Chúa Kitô vào thành Giêrusalem để thực hiện Mầu nhiệm Vượt qua của Ngài. Như vậy, việc tưởng niệm việc Chúa vào thành diễn ra trong tất cả các Thánh lễ, bằng cách rước kiệu lá hoặc cuộc rước nhập lễ long trọng trước Thánh lễ chính, hoặc cuộc rước đơn giản trước các Thánh lễ khác. Cuộc rước nhập lễ long trọng, nhưng không phải là cuộc rước kiệu lá, có thể được lặp lại trước các Thánh lễ khác, vốn thường được cử hành với nhóm đông người. Điều mong muốn là, nơi đâu không có cuộc rước kiệu hay cuộc rước nhập lễ long trọng, cần có một buổi cử hành Lời Chúa về chủ đề Chúa vào thành thánh, và về cuộc khổ nạn của Chúa, hoặc vào chiều thứ bảy hoặc ngày Chúa Nhật vào thời gian thuận tiện.”
Như vậy trong thực tế, không có lựa chọn thứ ba hoặc cuộc rước nhập lễ đơn giản cho lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh. Chữ đỏ nói:
“1. Vào một giờ thích hợp, một cuộc tụ họp diễn ra tại một nhà thờ nhỏ hơn, hoặc một nơi thích hợp khác ngoài nhà thờ mà đám rước sẽ đi. Các tín hữu cầm trong tay nến chưa thắp.
“2. Linh mục, mặc lễ phục trắng như trong thánh lễ, tiến đến gần, với các thừa tác viên. Thay vì mang áo lễ, linh mục có thể mặc áo choàng (cope), mà ngài sẽ cởi ra sau khi cuộc rước kết thúc.
“3. Trong khi nến đang được thắp sáng, hát một điệp ca hoặc một bài thánh ca thích hợp khác.
“4. Khi hát xong, linh mục, đối diện với mọi người, xướng Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Sau đó, linh mục chào mọi người theo cách thông thường, và tiếp theo, ngài nói vài lời dẫn nhập, khuyến khích các tín hữu cử hành nghi thức của ngày lễ này một cách chủ động và có ý thức. Ngài có thể sử dụng các lời sau đây hoặc lời tương tự...
“5. Sau khi nói xong, linh mục làm phép nến, đọc lời sau đây, đôi tay dang ra...
“Ngài rảy nước thánh lên nến, mà không nói gì và đặt hương vào bình hương cho cuộcrước.
“6. Sau đó, linh mục tiếp nhận, từ Phó tế hoặc một thừa tác viên, ngọn nến được chuẩn bị cho ngài, và cuộc rước bắt đầu, với lời loan báo của Phó tế (hoặc, nếu không có Phó tế, chính Linh mục đọc): Chúng ta hãy tiến đi bình an để gặp Chúa…
“7. Tất cả đều cầm nến thắp sáng. Khi đoàn rước tiến về phía trước, hát một hoặc các điệp xướng khác sau điệp xướng: Một ánh sáng cho sự mặc khải với bài ca an bình ra đi (Lc 2: 29-32), hoặc điệp xướng: này Sion, hãy tô điểm phòng cô dâu, hoặc một bài ca thích hợp khác…
"8. Khi đoàn rước tiến vào nhà thờ, Điệp ca nhập lễ được hát lên. Khi linh mục đã đến bàn thờ, ngài hôn bàn thờ và, nếu thích hợp, ngài sẽ xông hương cho bàn thờ. Sau đó, ngài đến ghế chủ tọa, nơi đó ngài cởi áo choàng ra, nếu ngài đã mang áo này trong đám rước, và mặc áo lễ vào. Sau khi hát kinh Vinh danh (Gloria in Excelsis), ngài đọc lời tổng nguyện như bình thường. Thánh lễ tiếp tục theo cách thông thường.
“Hình thức thứ hai: Cuộc rước nhập lễ long trọng
“9. Bất cứ khi nào một cuộc rước kiệu không thể diễn ra, các tín hữu tập trung trong nhà thờ, cầm nến trong tay. Linh mục, mặc lễ phục trắng như trong Thánh lễ, cùng với các thừa tác viên và một nhóm đại diện các tín hữu, đi đến một nơi thích hợp, trước cửa nhà thờ hoặc bên trong nhà thờ, nơi mà ít nhất là một phần lớn các tín hữu có thể thuận tiện tham gia vào nghi thức.
“10. Khi linh mục đến nơi được chỉ định để làm phép nến, nến được thắp lên trong khi điệp xướng: lạy Chúa xin hãy nhìn (số 3) hoặc một bài ca thích hợp khác được hát lên.
“11. Sau đó, sau lời chào và lời giới thiệu ngắn, linh mục làm phép nến, như các số 4-5 ở trên nói; và sau đó cuộc rước lên bàn thờ diễn ra, với các bài ca được hát (số 6-7). Đối với thánh lễ, hãy tuân giữ những gì nói ở số 8.”
Tại sao có sự khác biệt này? Mặc dù tôi không hiểu hết nhửng gì mà các người soạn Sách lễ suy nghĩ sâu sắc, tôi nghĩ rằng các chuyên viên có lẽ đã tính đến việc Chúa Nhật Lễ Lá cũng bao gồm việc đọc Bài Thương khó, và điều này chắc chắn sẽ dẫn đến các hạn chế về thời gian ở các giáo xứ lớn.
Cũng có sự xem xét chỉ có một cuộc rước, và giới hạn cuộc rước nhập lễ long trọng vào các Thánh lễ có đông tín hữu tham dự. Do đó, cuộc rước nhập lễ đơn giản sẽ là thường xuyên hơn.
Họ cũng có thể đã tính đến việc rằng trong khi Chúa Nhật Lễ Lá được lặp lại mỗi năm, hầu hết người Công Giáo chỉ cảm nghiệm nghi thức làm phép nến mỗi bảy năm một lần, khi ngày lễ trùng với Chúa Nhật. Họ có thể đã xem đây là một cơ hội mục vụ và thiêng liêng, hơn là một vấn đề hoạch định, và do đó không bao gồm một cuộc rước nhập lễ đơn giản, vốn trong thực tế sẽ loại bỏ khía cạnh nổi bật của lễ này, vốn là làm phép nến.
Đúng là cuộc rước nhập lễ long trọng trong ngày lễ dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh sẽ chỉ thêm một vài phút cho mỗi Thánh lễ. Đồng thời, các nghi thức và lời nguyện là ngắn hơn so với Chúa Nhật Lễ Lá, và phần còn lại của thánh lễ là như bình thường.
Tôi nghĩ rằng với kế hoạch cẩn thận, ngay cả một giáo xứ có tám Thánh lễ ngày Chúa Nhật cũng có thể tổ chức cuộc rước nhập lễ long long trọng. Thậm chí giáo xứ có thể tổ chức ít nhất một cuộc kiệu lớn.
Cuộc rước nhập lễ long trọng đặc biệt sẽ đòi hỏi một sự phân phối và thắp nến hiệu quả, khi linh mục tiến đến nơi làm phép nến. Việc này thường sẽ trùng với nơi tập trung quen thuộc của cuộc rước kiệu nhập lễ, và do đó sẽ không gây khó khăn lớn, cũng như không làm cho cuộc rước lên bàn thờ sẽ lâu hơn bình thường.
Bởi vì nghi thức làm phép nến đã diễn ra, các nghi thức đầu lễ và sám hối được bỏ qua, và Thánh lễ bắt đầu với kinh Vinh danh (Gloria).
Vị chủ tế nên chuẩn bị tốt bài giảng, nhưng ngắn hơn thường lệ. Tôi sẽ không nghĩ là khôn ngoan khi hy sinh các yếu tố quen thuộc của sự long trọng, được sử dụng vào mỗi Chúa Nhật khác, đối với việc ca hát của chủ tế, các tín hữu và ca đoàn.
Vì đây cũng là ngày dành riêng cầu nguyện cho đời sống thánh hiến, nên sẽ là một ý kiến hay, trừ khi có một sáng kiến song song ở cấp giáo phận, rằng các người sống đời thánh hiến trong giáo xứ nên được mời tham gia một cách đặc biệt, trong ít nhất một thánh lễ của Chúa Nhật này. (Zenit.org 21-1-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/presentation-of-the-lord/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét