Trang

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Đi sau Thập giá hòa giải

Đi sau Thập giá hòa giải


7
aleteia.org, Pierre Dohet, 8-8-2015
Ở lễ hội “Chào mừng vào Thiên đàng” (Welcome to paradise) tổ chức ở  Hautecombe, nước Pháp, các người trẻ cùng chia sẻ về hy vọng và hòa giải.
Đi sau Thập giá hòa giải
Lễ hội này là bằng chứng chúng ta có thể hướng về Chúa trong mọi dịp. Chỉ trong một buổi sáng, tôi học cầu nguyện trong khi vẽ, tôi hát ba bè “Kinh Lạy Cha” bằng tiếng swahili; tôi vừa chùi dọn bếp vừa ca ngợi không kể đến thì giờ hương nguyện, gặp gỡ. Ngay cả khi ráo riết tập thể thao, tập một cách máy móc không suy nghĩ gì nhưng rồi tôi cũng thư giãn được. Tôi tìm được niềm vui trong những việc nhỏ nhất nếu biết buông bỏ, gạt mọi lo âu, không để ý đến cái nhìn của người khác, không để ý đến thành công hay thất bại, vì tất cả đều tùy thuộc Cha trên trời. Từ đó tôi mới hiểu thế nào là tinh thần trẻ con mà Chúa Giêsu giảng dạy.
Thái độ này có được là nhờ Hòa giải, lúc mình nhìn lạ sự thật của đời sống, lúc mình xây dựng lại những gì đã phân chia. Nguồn gốc chính yếu của Hòa giải là ơn của sự sống trên Thập giá và trong sự Sống lại. Đi đàng thánh giá là một trong những giây phút trang trọng nhất của lễ hội, theo sau là buổi tối hòa giải. Đàng thánh giá gồm năm chặng rất đặc biệt. Nó thật phong phú, chỉ cần hòa mình theo, chỉ cần để lòng mình xúc động theo mà không cần phải phân biệt gì.
Các tổn thương được Chúa Giêsu gánh lấy
Cứ đến mỗi chặng, các chứng nhân nói lên các khổ đau của mình một cách chân tình, những gì mà bình thường chúng ta tìm cách che giấu. Trước hàng ngàn người, họ để lòng mình bùng ra dù họ đang ở trong giai đoạn tái xây dựng. Họ phó cho lòng tin tưởng, được đánh động bởi sự ngây thơ trong sáng và sáng suốt. Trước hết là bốn anh chị em cùng trong tiến trình giải hòa; người nghe cảm nhận tất cả nỗi đau của họ trong từng lời nói; từng giọt nước mắt. Chị cả đáng lý là đứa con trai, cô em út lớn nhanh và cao hơn, người thứ nhì như lãnh chúa và hung bạo trong cơn tuyệt vọng vì mất một người bạn, người thứ ba bị tác động vì các hung bạo này và sống cô lập, người thứ tư cảm thấy cách biệt vì tuổi tác và tìm chỗ thoát ở ngoài gia đình: các tổn thương giữa anh chị em thì dữ dội và chắc chắn bị nhiễm độc nếu Chúa Kitô không gánh lấy các khó khăn này với Ngài.
Cám ơn, xin lỗi, xin vui lòng
Tiếp theo là một cô gái trẻ bị bệnh, với lòng khiêm nhường cao cả, cô chịu đựng căn bệnh và tất cả mọi người đã đặt tay lên để cầu nguyện cho cô. Rồi một anh kể sự xâu xé giữa anh với Chúa và với chính mình khi người ông của anh qua đời, rồi việc phá thai của người anh vừa bắt đầu tái xây dựng. Khi họ muốn lập gia đình thì quan hệ của họ bị hủy, mặc cảm của “sai lầm lớn nhất đời mình đã phạm” vẫn còn cháy bỏng; phải cần Chúa Giêsu đưa anh vào trong tinh thần Hòa giải, để chấm dứt mọi chất độc.
Sau đó chúng tôi chia nhóm nam riêng, nữ riêng để chia sẻ riêng; ba cô gái trẻ 19-20 tuổi nói với chúng tôi ba chữ: cám ơn, xin lỗi, xin vui lòng. Vì đa số các tổn thương của chúng ta là do quan hệ giữa đàn ông/đàn bà, các cô cám ơn cho những lúc chúng ta biết mình đơn sơ, xin lỗi cho những lúc làm sai lầm và ước mong chúng ta luôn thẳng thắn chân thành.
Chứng từ cuối cùng là của hai cô bị chia rẽ vì chiến tranh, một cô người Ukraina và một cô người Nga, hai cô khó bước tới để gặp nhau dù họ ở trong cùng một khóa đào tạo của Cộng đoàn, cuối cùng họ hòa giải được và cùng cầu nguyện với các bạn cho hòa bình của nước họ. Những chứng từ này làm nổi bật cho sự Thương Khó. Chúng ta cảm nhận được tất cả đau khổ mà Chúa Kitô mang theo Ngài trên Thập giá để chúng ta đi được trên con đường từ bỏ, tin tưởng và thương cảm.
Canh thức hòa giải
Theo cách bày tỏ riêng của mình, mỗi người đặt nỗi đau đè nặng trong lòng của mình ra. Vì ai cũng cho phép tất cả nhưng lại không tha thứ gì còn Giáo hội thì đặt các giới hạn nhưng lại tha thứ tất cả. Bởi vì sự dữ hành động trong bóng tối nên bây giờ chúng ta đặt nó ra ánh sáng. Nhiều cách được đề nghị: có những bàn viết thư để viết thư nối lại một quan hệ, thư cho người thân đã qua đời, thư cho Chúa. Các linh mục ngồi tòa; các tu sĩ nam nữ trong cộng đoàn ngồi âm thầm nghe chúng tôi. Chúng tôi có thể lần chuỗi hay rảy nước thánh để tẩy sạch. Cuối cùng chúng tôi thắp nến và đặt dưới chân thánh giá, phản ảnh lễ vật chúng tôi là lòng hiệp thông với tất cả những người tham dự. Những cử chỉ đơn sơ chúng tôi chân thành trao cho nhau.
Sự dịu dàng của chiều tối ghi khắc trong lòng chúng tôi như tâm tình dịu dàng của Người Cha tìm lại con mình mà nước mắt buồn khổ được Chúa Kitô xóa tan để thay vào đó là nước mắt của hân hoan.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét