VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 24 TN B
Tin Mừng thánh Máccô 8,27-35
27 Đức
Giê-su và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê.
Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai? "28 Các
ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a,
kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó."29 Người lại hỏi các ông: "Còn
anh em, anh em bảo Thầy là ai? " Ông Phê-rô trả lời: "Thầy là Đấng
Ki-tô."30 Đức Giê-su liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.
31 Rồi
Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ
mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại.32
Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt
đầu trách Người.33 Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người
trách ông Phê-rô: "Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh
không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người."
34 Rồi Đức
Giê-su gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: "Ai
muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.35 Quả vậy, ai
muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và
vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.
27 Now Jesus and his disciples set out for the villages of
Caesarea Philippi. Along the way he asked his disciples, "Who do people
say that I am?"
28 They said in reply, "John the Baptist, others Elijah,
still others one of the prophets."
29 And he asked them, "But who do you say that I am?"
Peter said to him in reply, "You are the Messiah."
30 Then he warned them not to tell anyone about him.
31 He began to teach them that the Son of Man must suffer greatly
and be rejected by the elders, the chief priests, and the scribes, and be killed,
and rise after three days.
32 He spoke this openly. Then Peter took him aside and began to
rebuke him.
33 At this he turned around and, looking at his disciples,
rebuked Peter and said, "Get behind me, Satan. You are thinking not as God
does, but as human beings do."
34 He summoned the crowd with his disciples and said 8 to them,
"Whoever wishes to come after me must deny himself, take up his cross, and
follow me.
35 For whoever wishes to save his life will lose it, but whoever
loses his life for my sake and that of the gospel will save it.
I. HÌNH
TÔ MÀU
*Chủ đề của hình này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
* Em hãy viết câu Tin
Mừng thánh Máccô 8,31
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
II. TRẮC
NGHIỆM
01.
Dân chúng nói Đức Giêsu là ai? (Mc 7,28)
a. Một vị ngôn sứ
b. Ông Gioan Tẩy giả
c. Ông Êlia
d. Cả a, b và c đúng
02.
Ai đã tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô? (Mc 7,29)
a. Ông Gioan
b. ÔngTôma
c. Ông Phêrô
d. Ông Phaolo
03.
Đức Giêsu nói: Con Người sẽ chịu nhiều đau khổ và bị ai giết chết? (Mc 7,31)
a. Dân ngoại
b. Các kỳ mục
c. Thượng tế
d. Chỉ b và c đúng
04.
Khi biết được Thầy sẽ chịu nhiều đau khổ, sẽ bị giết chết, ai đã trách người?
(Mc 7,32)
a. Ông Gioan
b. ÔngTôma
c. Ông Phêrô
d. Ông Giuđa
05.
Đây là điều kiện để theo Đức Giêsu? (Mc 7,34)
a. Vác thập giá mình
b. Từ bỏ chính mình
c. Sống vui vẻ với mọi người
d. Chỉ a và b đúng
III. Ô
CHỮ
Những
gợi ý
01.
Đức Giêsu nói với các môn đệ: Con Người sẽ phải chịu nhiều điều gì? (Mc 7,31)
02.
Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị loại bỏ, bị giết chết và sau 3 ngày sẽ
thế nào? (Mc 7,31)
03.
Đức Giêsu dạy: Ai liều mất mạng sống vì tôi và vì điều gì thì sẽ cứu được mạng
sống ấy? (Mc 7,35)
04.
Chúng ta phải vác cái gì của mình mà theo Đức Giêsu? (Mc 7,34)
05.
Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là gì? (Mc 7,29)
06.
Ông Phêrô tuyên xưng ai là Đấng Kitô? (Mc 7,29)
07.
Dân chúng nói Đức Giêsu là một trong những người nào? (Mc 7,28)
08.
Ai đã tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô? (Mc 7,29)
Hàng dọc
: Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU THÁNH
KINH HỌC THUỘC LÒNG
"Ai
muốn theo tôi,
phải từ bỏ chính mình,
vác thập
giá mình mà theo”.
Tin Mừng thánh Máccô 8,34b
Lời giải đáp VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 24 TN B
Tin Mừng thánh Máccô 8,27-35
I. HÌNH
TÔ MÀU
*Chủ đề :
Đức
Giêsu loan báo cuộc thương khó của Ngài.
* Câu Tin
Mừng thánh Máccô 8,31
31 Rồi
Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ
mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại.
II. TRẮC
NGHIỆM
01.
d. Cả a, b và c đúng (Mc 7,28)
02.
c. Ông Phêrô (Mc 7,29)
03.
d. Chỉ b và c đúng (Mc 7,31)
04.
c. Ông Phêrô (Mc 7,32)
05.
d. Chỉ a và b đúng (Mc 7,34)
III. Ô
CHỮ
01.
Đau khổ (Mc 7,31)
02.
Sống lại (Mc 7,31)
03.
Tin mừng (Mc 7,35)
04.
Thập giá (Mc 7,34)
05.
Đấng Kitô (Mc 7,29)
06.
Đức Giêsu (Mc 7,29)
07.
Gioan Tẩy giả (Mc 7,28)
08.
Phêrô (Mc 7,29)
Hàng dọc
: ĐẤNG KITÔ
GB. NGUYỄN THÁI HÙNG
Tưởng lầm
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Trong đời sống có rất nhiều điều
hiểu lầm. Chẳng hạn xưa kia khi thấy mặt trời cứ sáng mọc tối lặn, người ta
tưởng rằng trái đất đứng yên và mặt trời di chuyển chung quanh trái đất. Nhưng
khoa học tiến bộ đã minh chứng mặt trời đứng yên, chính trái đất mới xoay chung
quanh mình và chung quanh mặt trời.
Trong đời sống đạo cũng đã có
những hiểu lầm như thế. Người ta cứ tưởng Đấng cứu thế sẽ uy nghi từ trên mây
trời hiện đến. Không ngờ Người lại do một thôn nữ dưới đất sinh. Người ta cứ
tưởng Đấng cứu thế phải ngự trong lâu đài sang trọng của vua chúa. Nhưng không
ngờ Người lại sinh ra trong chuồng bò lừa. Người ta cứ tưởng Đấng cứu thế phải
uy quyền lẫm liệt. Nhưng không ngờ Người lại quá hiền lành khiêm nhường. Người
ta cứ tưởng Đấng cứu thế phải đánh đông dẹp bắc, đập tan quân thù, đưa nước Do
Thái lên địa vị bá chủ. Nhưng không ngờ Người chịu thua hết mọi người, chịu
hành hạ, chịu sỉ nhục, chịu chết như một kẻ tội lỗi. Người ta cứ tưởng Đấng cứu
thế là một ông vua có kẻ hầu người hạ. Nhưng không ngờ chính Người lại quỳ
xuống hầu hạ, rửa chân cho các môn đệ.
Có quan niệm sai lầm về Thiên
Chúa, người ta cũng sai lầm về người môn đệ. Người ta cứ tưởng theo Chúa thì sẽ
được chức cao quyền trọng trong Nước Chúa. Nên bà Giêbêđê mới xin Chúa cho hai
người con là Gioan và Giacôbê được ngồi bên tả và bên hữu Chúa trong Nước Chúa.
Nhưng không ngờ Chúa không hứa cho chức quyền mà chỉ hứa cho uống chén Người sẽ
uống, nghĩa là phải chết. Người ta cứ tưởng người làm lớn trong Nước Chúa sẽ
được trọng vọng, được phục dịch. Nhưng không ngờ Chúa lại bảo: “Ai trong anh em
muốn làm lớn thì phải phục vụ anh em”. Người ta cứ tưởng theo Chúa thì Chúa sẽ
cho mọi sự may mắn ở đời, được thành công. Được giàu sang. Nhưng không ngờ Chúa
lại bảo: “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo”.
Hôm nay, sau khi nghe các môn đệ
báo cáo về dư luận quần chúng, Đức Giêsu thấy họ quá sai lầm về Người, về vai
trò Cứu thế của Người, về con đường cứu chuộc. Nên Người đã dậy rõ ràng cho các
môn đệ biết Đấng Cứu thế thực là Con Thiên Chúa. Nhưng con đường Người đi là
con đường thập giá. Người phải chịu đau khổ, chịu hành hạ, chịu sỉ nhục, và
phải chịu chết.
Người cũng cho các môn đệ biết ai
muốn theo Người cũng sẽ phải đi vào con đường của Người. Phải từ bỏ mình, vác
thập giá mình mà theo Người.
Phải chăng Thiên Chúa muốn hành
hạ con người, muốn con người tàn lụi chứ không muốn con người phát triển, muốn
con người phải chịu đau khổ chứ không muốn con người được hạnh phúc? Tại sao
trên trần gian, người ta thường hứa hẹn cho những người theo mình hạnh phúc
sung sướng mà Chúa thì làm ngược lại, chỉ hứa cho những người theo mình thánh
giá và đau khổ?
Thưa, chắc chắn Chúa muốn cho con
người được hạnh phúc. Chính vì muốn con người được hạnh phúc mà Chúa đã phải
xuống trần gian để cứu chuộc con người. Nhưng thứ hạnh phúc mà Chúa muốn ban
tặng cho con người không phải là thứ hạnh phúc giả tạo dễ dàng và mau qua. Chúa
muốn cho con người được hạnh phúc vĩnh cửu, hạnh phúc đích thật, hạnh phúc
không bao giờ tàn úa. Muốn được hạnh phúc đó, con người phải kinh qua những vất
vả, đau đớn. Đau đớn nhất là phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình. Những
vất vả đau đớn không phải là vì Chúa độc ác muốn hành hạ con người. Những đau
đớn từ bỏ mình không phải là vì Chúa muốn con người đi vào tàn lụi diệt vong.
Nhưng đó là qui luật, là điều kiện để được sự sống, được hạnh phúc đích thật.
Chính Đức Giêsu cũng phải đi qua
con đường thập giá khổ nhục mới đến hạnh phúc. Chính Người phải kinh qua cái
chết đau đớn mới tới ngày phục sinh vinh quang. Nên Chúa đã nói với các môn đệ:
“Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Tôi
và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”.
Thành ra, đau khổ Chúa hứa không
phải để hành hạ con người, nhưng là con đường dẫn con người đến hạnh phúc đích
thực. Thập giá và cái chết không phải để đưa con người vào tàn lụi, nhưng chính
là điều kiện để con người được tái sinh và triển nở trong đời sống mới, đời
sống vĩnh cửu với hạnh phúc không bao giờ tàn.
Những lời Chúa nói hôm nay, tuy
khó nghe và khó chấp nhận. Nhưng đó là sự thật và là con đường đưa ta đến hạnh
phúc và sự sống vĩnh cửu. Chúa đã không lừa mị ta, không hứa hẹn cho ta những
gì dễ dãi, chóng qua. Chúa chỉ cho ta đường ngay nẻo chính. Chúa mời gọi ta
phải dũng mạnh, can đảm và quyết liệt trong cuộc chạy đua dành lấy hạnh phúc
nước trời.
Lạy Chúa, xin cho con biết từ bỏ
mình, vác thập giá mình mà bước theo Chúa. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Đâu là những hiểu sai lầm về
Chúa?
2) Đâu là những hiểu sai lầm về
người môn đệ của Chúa?
3) Có phải Chúa muốn ta khổ sở
khi bảo ta phải từ bỏ mình không?
4) Tại sao Chúa phải chịu đau
khổ?
Thiên hạ
nói Thầy là ai?
Noel
Quesson
Năm 1904, Hàn lâm viện Hoàng gia Anh đã tổ chức một cuộc
triển lãm, và họa sĩ Cô-xê (Smith Kosse) đã trưng bày một bức ảnh tựa đề:
“Người bị khinh chê chối bỏ”. Họa sĩ vẽ Chúa Giêsu đứng trước nhà thờ chính tóa
Thánh Phaolô, trong một khu phố đông đúc ở trung tâm Luân đôn, nhưng không một
ai để ý tới Chúa. Một người đàn ông vừa đi vừa đọc báo, suýt đâm thẳng vào
Chúa. Một khoa học gia bận bịu với những ống nghiệm, không nhìn lên Chúa. Một
chức sắc trong hàng giáo phẩm hiên ngang ngẩng đầu tiến bước, nhưng không thấy
Đức Kitô. Có một nhà thần học đang hăng say thuyết minh về Đức Kitô mà không
nhìn về Người. Duy chỉ có một nữ tu nhìn về Chúa, nhưng vẫn tiếp tục đi con
đường của mình.
Ông Barclay (William Barclay), một học giả Kinh Thánh nổi
tiếng đã bình luận về bức họa: “Những hoàn cảnh này thường xảy ra trong cuộc
sống hôm nay. Nếu Đức Kitô tái xuất hiện, có lẽ cũng chả ai chú ý tới. Người ta
còn bận tâm về đủ thứ chuyện cao sâu hơn là việc lưu tâm tới Chúa hoặc theo dõi
Lời Chúa. Chuyện đó lạ đời, nhưng lại thực sự xảy ra ngay lần Chúa xuống trần
gian hai ngàn năm trước. Sau một thời gian Chúa xuất hiện rao giảng Tin Mừng
Cứu độ. Người đã làm bao phép lạ sôi nổi, gây chấn động trong dân chúng, rồi
Chúa hỏi các môn đệ xem người ta bảo Chúa là ai, thì mỗi người lại nói mỗi
khác. Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả Phục Sinh, người nói là Êli, người khác
bảo là một ngôn sứ… Tất cả nói
đúng nhưng chưa đủ. Chỉ có Phêrô mới có thể nói đúng và đầy đủ về Chúa: “Thầy
là Đấng Cứu Thế”.
Lời tuyên bố của Phêrô là câu trả lời Chúa Giêsu muốn có.
Nhưng Chúa cũng nói ngay đó là do Cha trên trời tỏ bày cho, chứ không phải nhờ
học hỏi hay nghiên cứu. Phêrô và các Tông đồ được ơn soi sáng, được dạy dỗ và
hướng dẫn để hiểu biết sự thật về Đức Kitô, vì các ông là môn đệ Chúa, sẽ tiếp
tục sự nghiệp Chúa nơi trần thế. Lời tuyên bố này rõ ràng là một ơn mạc khải,
vì chính Phêrô nói ra mà cũng không hiểu tường tận về lời mình nói. Ngay lúc đó
Chúa Giêsu đã nói cho các môn đệ về số phận của Người. Chúa nói sẽ chịu đau khổ
nhiều, bị bắt, bị hành hạ, bị giết chết, nhưng sau ba ngày sẽ sống lại. Nghe
vậy, các môn đệ khó chịu, các ông đã không để ý tới việc Chúa sẽ sống lại, và
cho là Chúa thất bại, thua kẻ thù. Vì thế, Phêrô kéo Chúa ra một chỗ và can
ngăn Chúa đừng nói vậy, đừng để chuyện đó xảy ra. Vì thế, Chúa Giêsu nổi giận
mắng ông: “Satan, hãy lui đi!”.
Chúa Cứu Thế sẽ cứu chuộc trần gian bằng thập giá. Đó là
điều quan trọng vì Chúa đòi buộc các môn đệ của Người cũng đi con đường này:
“Ai muốn theo Thầy hãy bỏ mình đi, vác thập giá mà theo. Vì ai muốn cứu mạng
mình thì sẽ mất. Còn ai sẵn sàng bỏ mạng sống vì Thầy và vì Tin Mừng thì sẽ cứu
được sự sống mình”.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con hiểu biết Chúa hơn để chúng
con biết vác thập giá đi theo Chúa và được vào hưởng vinh quang với Chúa.
Chú giải
của Noel Quesson
Các
nhà chú giải Tin Mừng theo Thánh Maccô đều đồng ý công nhận rằng, trong bài Tin
Mừng mà chúng ta sắp suy niệm là đỉnh cao của Tin Mừng ông. Cho tới đây, Maccô
mới viết trình thuật để minh chứng rằng mọi người vẫn còn thắc mắc về con người
đích thực của Đức Giêsu, vị ngôn sứ thuộc Nagiarét:
“Đây
là gì?” (Mc 1,27).
“Chúng
tôi chưa bao giờ thấy như vậy" (Mc 2,12).
“Ông
ấy mất trí rồi " (Mc 21).
“Thực
sự ông này là ai " (Mc 4,41).
“Tất
cả mọi người đều kinh ngạc" (Mc 5,20).
“Bởi
đâu ông ta được như thế” (Mc
6,2).
“Đó
là ma" (Mc 6,49).
“Ông
ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả" (Mc 7,37).
Vâng,
sự nhận biết Thiên Chúa trong Đức Giêsu, cũng như sự nhận biết toàn diện con
người phát triển dần dần từ trong tâm hồn con người tự do, những con người đã
cùng sống và quan sát người. Con đường Đức tin luôn tiệm tiến. Tôi có tiến lên
không?
Đức
Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc
đường, Người hỏi các môn đệ:
Đó
là làng Xêdarê Philípphê: Maccô xác định vị trí rõ ràng và chính xác. Tin Mừng
không phải được viết trên không. Vùng này, dưới chân núi Hécmôn, là một nơi
xanh tươi nước chảy trên những sườn đồi có tuyết: Nguồn của sông Giođan phát
xuất từ đó. Đức Giêsu đã dẫn dắt các bạn hữu đến giữa cảnh thiên nhiên, xa các
đám đông. Người biết Người muốn gì? Người sẽ trắc nghiệm đức tin của các môn
đệ.
Người ta nói Thầy là ai?
Đây là một cuộc thăm dò dư luận. Những tổ chức Sofrès và
Ifop đã dành thời giờ của họ để thăm dò xem ta nghĩ gì về những nhân vật chính
trị, về trường học, về một sản phẩm nào đó. Ngày nay, chúng ta có chấp nhận câu
hỏi trên đây của Đức Giêsu không?
Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có
kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.
Vậy
thì dư luận cũng khá nhất quán: Người ta cho rằng Đức Giêsu là một vĩ nhân, là
Gioan Tẩy giả đã sống lại thì cũng không phải là việc thường, là ngôn sứ Êlia,
kẻ phải đến liền trước Đấng Mêsia. Do đó Đức Giêsu được coi như là phát ngôn
viên của Thiên Chúa. Ngày nay, đa số người ta cũng vẫn coi Đức Giêsu như là một
nhân vật siêu phàm. Ngu dốt thì mới quả quyết ngược lại, hay xem thường Người.
Không một người hiểu biết nào đã học lịch sử mà lại có thể chối bỏ sự kiện Đức
Giêsu Nagiarét đã ghi dấu ấn của Người lên lich sử hành tinh chúng ta.
Người
lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
Ngày
nay, câu hỏi này vẫn còn đặt ra cho chúng ta: Người ta nói gì về Đức Giêsu
chung quanh chúng ta?
Không
nên trả lời bằng những câu sẵn có. Các bạn hãy nhìn xem những gì các bạn đã
sống trong tuần qua, nơi khu phố, trong công viên, trong những ngày nghỉ
"Giêsu? Tôi có bao giờ nghĩ nói về ông ấy".
Giêsu
ư? Ta đâu cần biết tới. Trong một khóa huấn
luyện thể thao mà người ta hoàn toàn không để ý đến một yếu tố luân lý sơ đẳng
nào, tôi đã tự hỏi xem có phải mình đã bất bình thường, khi không làm như những
người khác? Nhưng còn bạn, bạn nói gì về tôi? Trong nhóm người kinh doanh, giải
trí, làm việc, bạn có bị ‘người ta hạch hỏi về nội dung đức tin của mình
không?’ Có thể chúng ta không thích điều đó lắm, vì nó quá bó buộc.
Có thể chúng ta sống một cách nào đó mà không ai nảy ra ý
kiến đặt câu hỏi như trên. Điều này không đáng lo ngại sao? Đức tin của chúng
ta nơi Đức Giêsu không làm thay đổi gì cuộc sống chúng ta sao? Như Thánh
Giacôbê đã nghiêm khắc nhắc nhở chúng ta? (2,14-18).
Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Đấng Kitô”
Nói lên quan điểm của người khác chưa đủ. Mỗi người chúng
ta cần phải trả lời. Chúng ta nói lên lời "Tuyên xưng đức tin" nào?
Do đó, nhóm Mười Hai mà Thánh Phêrô đứng đầu, sẽ trả lời
vượt xa hơn những câu trả lời thông thường của quần chúng. Họ là một thiểu số
rất nhỏ. Không ai nghĩ ra một điều như thế, chỉ trừ nhóm này.
Tước vị "Christos" "Meshiah" trong
tiếng Hêbrơ có một nghĩa rất mạnh như biến cố bùng nổ tại Israel: Đó là Đấng
được Thiên Chúa xức dầu. Đó là Đấng được mọi người mong đợi để đến "hoàn
tất lịch sử". Đấng các Ngôn sứ đã báo trước, Đấng sẽ cho cuộc sống con
người có ý nghĩa.
Đức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về
Người
Bản kịch đã làm nhẹ bản văn Hy Lạp. Đúng ra phải dịch là:
‘Chúa đã la mắng họ để họ đừng nói điều đó với ai cả’. "Bí mật về Đấng
Mêsia" là một trong những đề tài của Maccô. Đức Giêsu đã luôn yêu cầu
người ta đừng công bố tước vị của Người (Mc 1,34; 1,44-45; 3,11; 5,43; 7,33-36;
8,26; 8,30).
Đó không phải là không công nhận tước vị Mêsia mà Thánh
Phêrô gán cho Người, nhưng chỉ là đề cao cảnh giác để người ta đừng tiết lộ
Người quá sớm. Thái độ chờ đợi Đấng Mêsia nơi người Do Thái đã quá hàm hồ. Lát
nữa chúng ta sẽ nhận ra điều này, khi nghe Phêrô nói. Thiên Chúa không giống
như chúng ta thường mong đợi. Thiên Chúa không tìm kiếm vinh hiển, quyền năng,
thành công theo nghĩa của loài người. Thiên Chúa ưa ẩn dật. Thiên Chúa thích
thinh lặng. Thiên Chúa lánh mình sau tạo vật của Người. Thánh Phaolô sẽ nói
rằng: "Người là mầu nhiệm được bao phủ trong im lặng” (Rm 16,25).
Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải
chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết
và sau ba ngày, sống lại
Đây là khúc ngoặt lớn của Tin Mừng Đức Giêsu đang rời xứ
Galilê, bắt đầu tiến lên Giêrusalem, và biết rõ mình sẽ bị giết chết tại đó.
Thập giá đã hiện ra trước Đấng Mêsia của Thiên Chúa.
Maccô sẽ kể lại cho ta ba lần Chúa loan báo rõ ràng cuộc
thương khó của Người (Mc 8,31; 9,31; 10,33). Đây là cớ vấp phạm cho con người.
Về mặt lịch sử, chắc chắn Đức Giêsu đã phân tích rất kỹ
những phản ứng bất lợi đối với lời rao giảng của Người: Người đã thấy trước sự
kết thúc số phận đời mình và Người đã ý thức tự mình đối chất với nhưng nhà
lãnh đạo Do Thái Người kể ra ở đây ba nhóm người làm nên Thượng Hội Đồng, là
cấp xét xử tôn giáo cao nhất bây giờ. Người bắt đầu nói với họ rằng cần phải
Người bắt đầu nói với họ, Người sẽ bị đau khổ, ruồng bỏ, trục xuất ra khỏi dân
tộc và phải chết dữ dằn. Mỗi lần Đức Giêsu loan báo với họ về biến cố đó. Người
đều khẳng định về sự Phục sinh của Người. Nhưng lạ thay, các tông đồ hình như
không bao giờ nghe được lời cuối này.
Chúng ta cũng vậy, chúng ta không bao giờ nghe Chúa nói
đến cùng. Do đó, chúng ta tiếp tục bị khựng lại trước sự dữ trên thế gian,
trước những thử thách riêng của ta: Như thể thế gian và những thử thách đó thắng
thế luôn mãi, như thể sự Phục sinh, sự sống đời đời không thể có bao giờ. Chúng
ta cần thú nhận điều đó.
Người nói rõ điều đó, không úp mở
Tiếc thay, một lần nữa bản dịch lại làm nhẹ bớt bản văn
Hy Lạp. Lẽ ra phải dịch như sau: "Một cách quả quyết, Đức Giêsu đã nói
Lời". Lạy Chúa, con cần biết như Maccô đã nói, Chúa đã phát biểu những lời
đó "một cách quả quyết" không chút sợ hãi, đầy can đảm. Con cần biết
rằng, Chúa là Lời Thiên Chúa qua kiểu nói mạnh mẽ này (Người đã nói lên lời
Chúa). Con đoán rằng, nhân cách của Chúa không chỉ là nhân cách của nhà hiền
triết, một bậc Thầy, một vĩ nhân, nhưng là sự "hiện diện" của Ngôi
Lời Thiên Chúa. "Từ khởi thủy đã có Ngôi Lời" (Ga 1,1) "Người
nói Lời cách quả quyết". Con Người phải bị giết và sống lại; chữ
"phải" này làm chúng ta chìm đắm trong "ý định đời đời và không
hiểu được" của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, Chúa thấy cái chết và sự Phục sinh của Chúa
hoàn toàn khác hẳn với biến cố ngẫu nhiên. Đó là chương trình mầu nhiệm của
Chúa Cha. Chúng ta cũng cần lưu ý, đây là kinh "Tin kính" đầu tiên,
từ chính môi miệng Đức Giêsu thốt lên.
Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách
Người. Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông
Phê-rô: "Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy!”
Do đó, lệnh truyền giữ bí mật không phải là vô ích.
Mặc dù vừa gán cho Thầy mình tước vị đẹp đẽ, nhưng Phêrô
đã không hiểu gì cả. Ông vẫn đợi một Đấng Mêsia vinh quang, chiến thắng theo
kiểu loài người, một Đấng Mêsia hoạt động chính trị, một nhà giải phóng trần
gian.
Còn chúng ta thì sao? Không phải chỉ đọc kinh "Tin
kính" thật đúng là đã đủ. Những từ đúng nhất cũng có thể hàm chứa sai lầm,
và những từ không đúng lắm cũng có thể diễn tả chân lý. Các bạn tin ở Đấng
Mêsia nào? Có phải Đấng Mêsia của Thánh Phêrô ngày đó không? Con người do trời
sai đến để tái lập cách kỳ diệu trật tụ dưới thế gian này? Con người mà chúng
ta có thể trút đổ vào tay người đó những trách nhiệm của chúng ta?
Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên
Chúa, mà là của loài người." Rồi Đức Giê-su gọi đám đông cùng với các môn
đệ lại. Người nói với họ rằng: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình,
vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn
ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy
Đức Giêsu kiên quyết loan báo thập giá cho Phêrô. Liền
sau đó, Người cũng loan báo điều đó "cho chúng ta", cho các môn đệ
của Người, sau khi đã hỏi: "Anh em nói Thầy là ai?" Người hỏi:
"Anh em nói anh em là người thế nào?". Anh em cho cuộc sống của mình
ý nghĩa nào? Sự sống được ban cho anh em để làm gì? Để giữ nó ư? Để cho nó ư?
Để yêu thương? Hay để làm gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét