VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH ALPHONSO MARIA LIGOURI
GIÁM MỤC, TIẾN SĨ
Tin Mừng thánh Mátthêu 5,13-16
Ngày 1 tháng 8
Tin Mừng
Muối cho
đời và ánh sáng cho trần gian (Mc 9:50; Lc 14:34-35)
13
"Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó
cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta
chà đạp thôi.
14
"Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài
nào che giấu được.15 Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng
đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà.16 Cũng vậy, ánh sáng của
anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp
anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.
13 "You are the salt of
the earth. But if salt loses its taste, with what can it be seasoned? It is no
longer good for anything but to be thrown out and trampled underfoot.
14 You are the light of the world. A city set on a mountain cannot
be hidden.
15 Nor do they light a lamp and then put it under a bushel basket;
it is set on a lampstand, where it gives light to all in the house.
16 Just so, your light must shine before others, that they may see
your good deeds and glorify your heavenly Father.
I. HÌNH
TÔ MÀU
* Chủ đề của hình này là gì?
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn hãy viết câu Tin Mừng thánh Mátthêu 5,14a
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM
a1. Đức Giêsu nói anh em là gì cho
đời? (Mt 5,13)
a. Men
b. Muối
c. Ánh
sáng
d. Sự an
ủi
a2. Nếu muối trở thành vô dụng, thì
làm gì? (Mt 5,13)
a. Làm
đường đi
b. Để
xây tường
c. Làm
phân bón cho cây
d. Quăng
ra ngoài cho người ta chà đạp
a3. Đức Giêsu nói anh em là ánh
sáng cho ai? (Mt 5,14)
a. Trần
gian
b. Con
người
c. Mọi
người
d. Những
người tin Chúa
a4. Người ta thắp đèn rồi đặt ở đâu
để đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà? (Mt 5,15)
a. Trên
đế
b. Sau
bức vách
c. Dưới
đáy thùng
d. Trong
phòng kín
a5. Khi nhìn thấy những việc tốt
đẹp của anh em làm, người ta tôn vinh ai? (Mt 5,16)
a. Cha
của anh em, Đấng ngự trên trời
b. Thiên
Chúa của anh em
c. Anh
em là người công chính
d. Đấng
giải thoát anh em
B.
b1. Trước khi đến với chúa, thánh Alphonsô Maria Liguori làm
nghề gì?
a. Bác sĩ
b. Luật sư
c. Giáo sư
d. Nhà nghiên cứu khoa học
b2.
Năm 1548 thánh Alphonsô Maria
Liguori xuất bản bộ sách được Đức Giáo hoàng Bênêdictô XIV phê chuẩn
và gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp. Đó là bộ sách gì?
a. Thần Học Luân Lý
b. Tổng Luận Thần Học
c. Bản Dịch Thánh Kinh
d. Bản ‘Tự thuật’
b3.
Thánh Alphonsô Maria Liguori là Đấng sáng lập Dòng nào?
a. Dòng Chúa Cứu Thế
d. Dòng Tên
c. Dòng Phan Sinh
d. Dòng Đa Minh
b4. Thánh Alphonsô Maria Liguori
được Đức Giáo hoàng Piô VII tôn phong Chân phước ngày 15 tháng 9 năm 1816 và
Đức Giáo hoàng nào tôn phong Hiển Thánh ngày 26 tháng 5 năm 1839?
a. Đức
Giáo Hoàng Grêgôriô XVI
b. Đức
Giáo Hoàng Lê ô XIII
c. Đức
Giáo Hoàng Pi ô X
d. Đức
Giáo Hoàng Gioan XX
b5. Ông được tuyên bố là quan thầy
các linh mục giải tội và các nhà luân lý bởi Đức Giáo Hoàng Piô XII vào ngày 26
tháng 4 năm 1950 tuyên bố Thánh Alphonsô Maria Liguori là quan thầy của ai?
a. Các
linh mục giải tội
b. Các
nhà luân lý
c. Các
nhà nghiên cứu Thánh Kinh
d. Chỉ
có a và b đúng.
III. Ô CHỮ
Những gợi ý
01. Ánh
sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc
tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự ở đâu ? (Mt 5,16)
02. Anh em là gì cho đời? (Mt 5,13)
03. Một thành xây trên núi thì không tài nào làm
sao? (Mt 5,14)
04. Đức Giêsu nói: “Anh em là ánh sáng cho ai?
(Mt 5,14)
05. Đức Giêsu nói anh me là gì cho trần gian? (Mt
5,14)
06. Anh em là muối cho ai? (Mt 5,13)
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
"Chính anh em là ánh sáng cho trần gian”
Tin Mừng thánh Mátthêu 5,14a
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH ALPHONSO MARIA LIGOURI
Ngày 1 tháng 8
I. HÌNH
TÔ MÀU
* Chủ đề củ:
Thánh
Alphonso Maria Ligouri
* Tin Mừng thánh Máccô 5,14a :
"Chính anh em là ánh sáng cho trần gian”
II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. b. Muối (Mt 5,13)
a2.
d. Quăng ra ngoài cho người ta chà đạp
(Mt 5,13)
a3. a. Trần gian (Mt 5,14)
a4. a. Trên đế (Mt 5,15)
a5. a. Cha của anh em, Đấng ngự trên trời
(Mt
5,16)
B.
b1. b.
Luật sư
b2.
a. Thần Học Luân Lý
b3.
a. Dòng Chúa Cứu Thế
b4. a. Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI
b5. d. Chỉ có a và b đúng.
III. Ô CHỮ
01. Muối
(Mt 5,13)
02. Trên trời
(Mt 5,16)
03. Che
giấu (Mt 5,14)
04. Trần
gian (Mt 5,14)
05. Ánh
sáng (Mt 5,14)
06. Đời (Mt 5,13)
Hàng dọc : Tiến Sĩ
NGUYỄN
THÁI HÙNG
Alfonso Maria de' Liguori
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Alphonsus Liguori)
Alphonsus Liguori
Alfonso Maria de' Liguori (tên Việt
phiên âm: An Phong hoặc Anphonsô, 1696-1787) là người sáng lập ra Dòng Chúa Cứu
Thế, giám mục Sant'Agata de' Goti, là một trong những nhà thần học luân lý lừng
danh nhất trong lịch sử Giáo hội Công giáo Rôma. Mối quan tâm đến phần cứu rỗi
các linh hồn thúc đẩy ông tham gia vào việc truyền bá đức tin tông đồ bằng ngòi
bút. Tổng số tác phẩm của ông lên đến 111 quyển, bao gồm các lĩnh vực luân lý,
tín lý và tu đức. Ông được Giáo hoàng Piô VII tôn phong Chân phước ngày 15
tháng 9 năm 1816 và Giáo hoàng Grêgôriô XVI tôn phong Hiển Thánh ngày 26 tháng
5 năm 1839. Năm 1871, ông được Giáo hoàng Piô IX tôn phong Tiến sĩ Hội thánh.
Thánh
Alphonsus Maria de Liguori được sinh ra ở Marianella, gần Naples ,
một phần của Vương quốc Naples .
Ông là con trai đầu trong số bẩy người con của một gia đình quý tộc Neapolitan.
Hai ngày sau khi sinh, ông được rửa tội tại nhà thờ Đức Mẹ Trinh Nữ với tên
Liguori Alphonsus Maria Antony John Cosmas Damian Michael Gaspard de
'Liguori.[1]. Alphonsus Liguori vào học trường luật khi mới 16 tuổi và trở
thành một luật sư rất nổi tiếng. Ông đã nghĩ đến việc rời khỏi nghề nghiệp.
Trong một lá thư viết cho 1 người bạn, ông viết: "Bạn của tôi, nghề nghiệp
của chúng tôi là quá nhiều những khó khăn và nguy hiểm, chúng ta sống một cuộc
đời không hạnh phúc và chạy đua với sự mạo hiểm. Chúng ta sẽ chết mà không hạnh
phúc. Đối với bản thân mình, tôi sẽ từ bỏ nghề này. Nó không phù hợp với tôi vì
tôi muốn bảo đảm sự cứu rỗi linh hồn cho mình"[2]. Ở tuổi 27, sau khi bị
thua trong một vụ xử quan trong- trường hợp đầu tiên trong suốt tám năm hành
nghề luật sư-ông đã quyết tâm rời khỏi nghề luật sư.
Năm 1723,
sau một thời gian tĩnh tâm suy ngẫm, ông đã quyết định từ bỏ sự nghiệp luật sư
của mình để gia nhập Cộng đoàn tông đồ Thánh Philip Neri với ý định trở thành
một linh mục. Cha ông kịch liệt phản đối điều này, nhưng 2 tháng sau đó ( với
sự cho phép của linh mục giải tội trong cộng đoàn), ông và cha mình đạt được 1
thỏa thuận: ông sẽ tiếp tục con đường tu trì của mình, nhưng không phải trong
một cộng đoàn mà ngay tại nhà[3]. Ông được thụ phong linh mục vào ngày 21 tháng
12 năm 1726, ở tuổi 30. Những năm đầu tiên của đời linh mục, ông sống cùng với
các thanh thiếu niên vô gia cư và bị gạt ra bên lề xã hội ở Naples . Ông thành lập một nhà nguyện buổi tối
được quản lý bởi chính những bạn trẻ. Những nhà nguyện này trở thành trung tâm
của lời cầu nguyện và lòng đạo đức, thuyết giảng, cộng đồng, hoạt động xã hội,
và giáo dục. Khi ông qua đời, đã có 72 nhà nguyện tương tự với hơn 10.000 người
tham gia hoạt động. Bài giảng của ông tỏ ra rất hiệu quả trong việc đưa những
người xa lạ trở về với đức tin.
Vào năm
1729, thánh Anphong rời bỏ gia đình của mình tới cư trú ở trường Đại học đông
phương Naples .
Nơi ông bắt đầu những bài truyền giáo của mình với những người nghèo và những
trẻ em bị bỏ rơi trên đường phố Naples .
Ngày 9 tháng 11 năm 1732, Thánh Anphong thành lập Dòng Chúa Cứu Thế tại thị
trấn Scala ( trong vương quốc Napoli ) được đặt dưới sự giám hộ của Giám mục
Tôma Phancôia (Tomaso Falcoia), và ông trở thành Bề Trên của Hội Dòng.[4]
”
Mục tiêu
của dòng này là để dạy dỗ và rao giảng lời chúa trong các khu ổ chuột của thành
phố và những vùng đất nghèo khó khác. Họ cũng đấu tranh chống lại tà thuyết
Jansenism (Thuyết Tiền Định). Tà thuyết này từ chối ý tự do và cho rằng bản
chất con người hư hỏng, Chúa Giêsu chỉ chết cho những người được tuyển chọn chứ
không chết cho hết mọi người. Nó ngăn cản không cho nhiều người Công giáo lãnh
nhận bí tích Thánh Thể. Thánh Anphong hiến toàn bộ cuộc đời cho hai sứ mệnh
này. Các tu sĩ dòng này, dưới sự hướng dẫn của Anphongsô, thực sự là những vị
thừa sai lưu động, họ đi đến ngay cả những làng quê hẻo lánh nhất nhằm khích lệ
sự hoán cải và bền đỗ trong đời sống Kitô hữu nhất là ngang qua việc cầu
nguyện. Khi đó nữ tu Maria Celeste Crostarosa nói với Anphong rằng Thiên Chúa
đã tiết lộ với cô rằng ông là người được Ngài chọn để trở nên 1 vị thánh. Một
cộng đoàn các nữ tu với cùng 1 phương thức hoạt động cũng được thánh lập bởi Nữ
tu Maria Celeste.
Dòng Chúa
Cứu Thế ngày càng phát triển nên Anphongsô lập thêm nhiều tu viện mới: Liberi
(1733), Pagani (1734), Ciorani (1735), Illiceto (1745), Caposele (1746).
Anphongsô
quỳ trước Mình Thánh Chúa trong một bức tranh kính ở nhà thờ thế kỷ XIX.
Anphongsô
đã được truyền chức Giám Mục của Sant'Agata dei Goti vào năm 1762. Ông đã cố
gắng từ chối việc bổ nhiệm viện cớ tuổi tác và sự yếu đuối của mình. Trong thời
gian này, ông đã viết các bài giảng, bài viết và sách khuyến khích lòng sùng
kính Thánh Thể và Đức Trinh Nữ Maria. Năm 1775, ông được miễn nhiệm công việc
và đến sống trong cộng đồng của Dòng Chúa Cứu Thế ở Pagani, Ý, nơi ông qua đời
vào ngày 01 Tháng Tám 1787.
Trước đó
ngày 14 thánh 4 năm 1780, Anphongsô triệu tập đại hội công nghị của Dòng. Toà
Thánh đã công nhận bản Hiến Pháp của Dòng, nhưng có những điều khoản không phù
hợp với những đòi hỏi của chính quyền Hoàng gia Naples, nên không được phép thi
hành trong nước này. Một số cố vấn của Anphongsô đã phỉnh gạt ngài bằng cách
sửa đổi lại bản Hiến Pháp cho phù hợp với ước muốn của chính quyền, và tự động
xin sự chấp thuận. Sự kiện ấy đã đưa đến việc Toà Thánh ra lệnh tách rời những
tu viện nằm trong nước Naples
ra khỏi Dòng và không công nhận. Anphongsô, vị sáng lập bị mất quyền điều khiển
và tất nhiên cũng bị coi là không phải thành phần chính thức của Dòng nữa.
Anphongsô rất đau khổ nhưng xin tuân phục.[5].
Ông được
phong chân phước vào ngày 15 Tháng 9 năm 1816 bởi Giáo Hoàng Piô VII và phong
thánh vào ngày 26 tháng 5 năm 1839 bởi Giáo Hoàng Gregory XVI; Phong Tiến sĩ
Hội Thánh vào ngày 23 tháng 3 năm 1871. Ông được tuyên bố là quan thầy các linh
mục giải tội và các nhà luân lý bởi Giáo Hoàng Piô XII vào ngày 26 tháng 4 năm
1950, người sau đó đã viết về ông trong thông điệp Haurietis Aquas.
Anphongsô
là người có năng khiếu về nghệ thuật, cha mẹ ông đã cho ông theo học những bậc
thầy về nghệ thuật. Ông vừa là một nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ và tác giả. Ông đã
cống hiến tất cả tài năng vào việc thực thi sứ mạng Kitô giáo và tổ chức cộng
đoàn. Tiểu sử của ông nói rằng, trong thời gian sau này, ông thích đến nhà hát
địa phương, vào thời điểm đó đã làm dấy lên những tin đồn xấu. Sau khi được thụ
phong, mỗi lần tham dự buổi biểu diễn độc tấu Anphongsô thường bỏ kính đeo mắt
của mình ra, ngồi ở hàng ghế cuối cùng và lắng nghe bản nhạc mà không chú ý đến
bất cứ điều gì khác.
Thánh
Anphongsô đã viết khoảng 111 tác phẩm về tâm linh và thần học. Với 21.500 ấn
bản được dịch sang 72 ngôn ngữ khác nhau đã cho thấy rằng qua dòng thời gian,
ông là một trong những tác giả Công giáo được đọc nhiều nhất. Trong số các tác
phẩm nổi tiếng nhất của ông: Đại phương thế cầu nguyện (The Great Means of
Prayer), Cách tỏ tình yêu với Chúa Kitô (The Practice of the Love of Jesus
Christ) và Viếng Thánh Thể (The Visits to the Most Holy Sacrament).
Trong các
tác phẩm, Anphongsô nhấn mạnh đến sức mạnh của lời cầu nguyện. Đó là sợi dây
kết nối với Chúa Kitô. Alphonsus thực sự là một trong những bậc thầy lớn của
đời sống nội tâm. Ông viết:
“Thiên
Chúa không từ chối ơn thánh của lời cầu nguyện với bất cứ ai; với ơn thánh đó
người ta được trợ giúp để vượt thắng mọi tà dâm và cơn cám dỗ. Tôi nói và tôi
lặp lại và tôi sẽ còn lặp đi lặp lại luôn, bao lâu tôi còn sống, rằng tất cả ơn
cứu độ của chúng ta là ở nơi việc cầu nguyện”. Từ đó nảy sinh phương châm nổi
tiếng của ngài: “Ai cầu nguyện thì được cứu rỗi.”
Ông là tác
giả của lời và nhạc của một trong những bản thánh ca Giáng Sinh nổi tiếng
Quanno Nascetti Ninno và được dịch ra tiếng Ý bởi Giáo hoàng Piô XI với tên “Tu
scendi dalle stelle” (Chúa xuống từ những vì sao).
Thánh Mẫu học
Trong lĩnh
vực Thánh Mẫu Học, Alphonsus Liguori viết các tác phẩm: Vinh quang Đức Maria,
Sùng kính Đức Mẹ, Cầu nguyện với Mẹ Thiên Chúa, Người bạn đời của Chúa Giêsu
Kitô và các tác phẩm khác. Tư tưởng về Thánh Mẫu Học của ông chủ yếu dựa trên
sự kế thừa của các Thánh Augustine và Thánh Ambrose. Với lòng sùng kính Mẹ
Maria, ông giải thích vai trò của Mẹ trong lịch sử cứu độ: Mẹ là Đấng tham dự
vào Ơn Cứu Chuộc, là Vị Trung Gian của ơn thánh, là Mẹ, là Trạng Sư và là Nữ
Hoàng. Hơn nữa, Thánh Anphongsô còn khẳng định rằng lòng sùng kính đối với Mẹ
Maria sẽ là một sự an ủi lớn cho chúng ta trong giờ chết.
Thần học luân lý
Đóng góp
lớn nhất cho Giáo Hội của Thánh Alphonsus trong lĩnh vực Thần học là cuốn: Thần
học luân lý. Sách này được phát hành thành 3 cuốn khổ lớn với 70.000 dẫn chứng
xuất xứ từ 800 tác giả. Để hoàn tất bản thảo của tác phẩm lúc mà mọi cái đều
phải chép tay, hai thầy Dòng đã chết vị bệnh lao, và chính ông lúc về già, đầu
bị rút xuống sát ngực không ngẩng lên được. Công trình là kết quả của những
kinh nghiệm mục vụ của thánh Anphongsô, những câu hỏi hàng ngày khi ông gặpvà
tiếp xúc với các tín hữu và tiếp xúc của ông với vấn đề hàng ngày của họ. Ông
phản đối tính nghiêm khắc quá mức của luật pháp. Dòng Chúa Cứu Thế thành lập
Học viện Alphonsian cho việc nghiên cứu nền thần học luân lý Công giáo theo
tinh thần của Thánh Anphongsô. Học viện đào tạo cử nhân và tiến sĩ thần học
luân lý. Nhiều người trong số các giáo sư là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế.
Thánh
Anphongsô, nhất là trong tác phẩm chính của ngài với tựa đề “Thần học Luân lý”,
đã đề nghị một tổng hợp quân bình và có sức thuyết phục giữa các đòi hỏi của lề
luật Thiên Chúa - được ghi khắc trong con tim chúng ta, được Đức Kitô mạc khải
cách trọn vẹn và được Giáo Hội giải thích cách uy tín - với các năng động của
lương tâm và sự tự do của con người; chính trong việc gắn bó với chân lý và sự
thiện mà con người có thể đạt được sự trưởng thành và kiện toàn chính mình.
”
—Huấn từ
của Giáo hoàng Benedictô XVI trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng Trường Thánh
Phêrô, Thứ Tư, 30-03-2011.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét