Ý niệm tội lỗi trong một thế giới phức tạp về luân lý(1)
Vũ Văn An
Đôi khi các sách thần học luân lý được viết như các thủ bản vi tính hay sách sửa xe: nếu bạn tuân theo mọi chỉ dẫn và không làm bất cứ “thao tác bất hợp lệ” nào thì chắc chắn bạn sẽ có cuộc sống hạnh phúc, tránh được mọi trục trặc nghiêm trọng hay tan vỡ dọc đường. Nói cách khác, các nhà thần học luân lý ít khi lưu tâm tới phía tối của cuộc sống luân lý, tức thế giới tội lỗi và thất bại.
Nói cho ngay, rất nhiều tác phẩm thần học đã nói tới thế giới này, nhưng vẫn chưa thể nào chọc thủng được bức màn mầu nhiệm của nó. Thứ mầu nhiệm vốn được Thánh Phaolô thú nhận khi ngài kêu lên: “Tôi không hiểu chính các hành động của mình. Vì tôi không làm điều mình muốn, mà lại làm chính điều mình không muốn” (Rm 7:15). Một tông đồ vĩ đại thuộc hàng đầu của Chúa Giêsu mà còn như thế, huống hồ những kẻ phàm phu tục tử như chúng ta.
Ấy thế nhưng, cũng vị thánh vĩ đại kia đã cho rằng bất kể tội lỗi hiện diện ở đâu và bất kể sức kềm kẹp của nó mạnh mẽ dường nào, ơn thánh của Thiên Chúa luôn dồi dào và mạnh mẽ hơn nó (Rm 5:20-21).
Và dù không thể bật mí mọi chi tiết của mầu nhiệm này, song không nền thần học luân lý nào, nếu muốn đề cập tới tính phức tạp của thế giới luân lý, mà lại không nói tới tội lỗi.
Cái nhìn thông sáng của Thánh Kinh về tội lỗi và thất bại luân lý
Thánh Kinh, cả Cựu và Tân Ước, đều minh nhiên nói tới tội lỗi và thất bại luân lý. Tuy nhiên, điều lưu ý đầu tiên là phải đọc Thánh Kinh trong ngữ cảnh của nó. Mặt khác, vì mạc khải dứt khoát của Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô, nên ta phải đặt sự biện phân về tội lỗi và cách đáp ứng của ta đối với nó trên các thái độ và đáp ứng của Chúa Giêsu.
Ta đã rõ: Chúa Giêsu không đến trần gian để kết án kẻ tội lỗi và trừng phạt tội lỗi họ, mà đúng hơn, để tha thứ và hoà giải họ: trước hết hòa giải với chính họ, rồi với nhau và với Thiên Chúa. Thành thử ta không thể đồng ý với những người cho rằng bệnh AIDS là cách Thiên Chúa trừng phạt những kẻ làm bậy vì những việc bậy họ làm. Dù luận lý học có thể đúng khi cho rằng ta đáng bị trừng phạt vì các việc bậy ta làm, nhưng đức tin bảo ta rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của yêu thương, chăm sóc, từ bi, thương xót, và hoà giải vô tận. Trả thù và trả đũa dường như không thích hợp với việc Thiên Chúa tự mạc khải một cách sâu sắc về chính Người trong Chúa Giêsu Kitô.
Nếu hỏi đâu là giáo huấn luân lý trung tâm của Thánh Kinh, chắc chắn bạn sẽ trả lời là mười giới răn. Điều này quả không sai, nhưng ta phải đọc mười giới răn trong ngữ cảnh của chúng. Ngữ cảnh này là: Mười giới răn được ban hành trên Núi Sinai không phải chủ yếu như cách để Thiên Chúa kìm hãm các quá trớn luân lý của Dân Do Thái mà là một ơn phúc của Giao Ước nói lên một viễn kiến dân Do Thái phải sống hòa hợp và công chính thế nào với cả Thiên Chúa lẫn chính họ. Thực thế, truyền thống Do Thái gọi ơn phúc này là Thập Điều (Decalogue) hay mười lời. Ta có thể gọi Thập Điều là Bộ Luật Thánh Thiện theo nghĩa đây là việc san định luật luân lý mà cũng là một hồng ân đặc biệt, một thứ bộ luật đặt cộng đồng Do Thái biệt lập đối với các dân tộc khác, vì Thiên Chúa đã mạc khải bộ luật thánh thiện này cho họ ở thời điểm lịch sử ấy, chứ không mạc khải cho các dân tộc khác.
Vậy Thiên Chúa đã xử sự với dân Do Thái ra sao khi họ vi phạm hay thất bại thi hành viễn kiến đã diễn tả trong Thập Điều? Đoạn văn sau đây, trích từ tiên tri Hôsê là đoạn văn hay nhất trả lời cho câu hỏi này.
“Khi Ít-ra-en còn là đứa trẻ, Ta đã yêu nó, từ Ai-cập Ta đã gọi con Ta về. Nhưng Ta càng gọi chúng, chúng càng bỏ đi; chúng dâng hy lễ cho các Ba-an, đốt hương kính ngẫu tượng. Ta đã tập đi cho Ép-ra-im, đã đỡ cánh tay nó, nhưng chúng không hiểu là Ta chữa lành chúng. Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo chúng. Ta xử với chúng như người nựng trẻ thơ, nâng lên áp vào má; Ta cúi xuống gần nó mà đút cho nó ăn.
Nó sẽ không trở về Ai-cập nữa, nhưng Át-sua sẽ lại làm vua nó, vì nó không chịu về với Ta. Gươm đao sẽ hoành hành trong các thành của nó, sẽ làm cỏ và ngốn sạch con cái nó, vì chúng có những ý đồ xấu xa. Dân Ta cứ miệt mài buông theo bội tín, chúng được kêu mời hãy vươn lên, mà chẳng một ai ngóc đầu dậy!
Hỡi Ép-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi Ít-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao đành! Làm sao Ta xử với ngươi như với Át-ma, để ngươi nên giống như Xơ-vô-gim được? Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi. Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận, sẽ không tiêu diệt Ép-ra-im nữa, vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh, và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ. Chúng sẽ bước theo ĐỨC CHÚA. Người sẽ rống lên như sư tử. Quả thật, Người sẽ rống lên, và từ phía tây, con cái sẽ vui mừng chạy tới. Chúng sẽ chạy tới lẹ như chim từ Ai-cập, như bồ câu từ đất Át-sua, và Ta sẽ cho chúng cư ngụ trong nhà của chúng, sấm ngôn của ĐỨC CHÚA” (Hs 11:1-11).
Trong đoạn văn trên, Thiên Chúa được mô tả như đang đấu tranh với việc để lòng từ bi thương xót thống trị trái tim Người, chứ không phải sự tức giận. Đã đành, có nhiều đoạn văn trong Cựu Ước mô tả Người như vị thần khó khăn, đòi hỏi, ưa trừng phạt. Nhưng nếu đọc toàn bộ Cựu Ước và lùi lại xem xét đức tin mà lịch sử đã trình bầy, ta thấy hình ảnh tổng quát quả là một Thiên Chúa yêu thương, tha thứ và nhiên hậu không dùng các tội lỗi và thất bại của ta chống lại ta. Đàng khác, trong Cựu Ước, tội lỗi thường được mô tả không như các thiếu sót bản thân hay vi phạm cá nhân cho bằng như việc nổi loạn tập thể của toàn bộ cộng đồng Do Thái chống lại giao ước đã thiết lập với Thiên Chúa. Đã đành tội lỗi có chiều kích bản thân của nó, nhưng nhấn mạnh thường được đặt lên trách nhiệm tập thể của toàn dân. Các tiên tri Cựu Ước như Hôsê thường kêu gọi dân trở về với viễn kiến công chính và hoà hợp của giao ước nguyên ủy qua diễn trình hồi tâm. Tội lỗi thường được mô tả như có các yếu tố quyền lực, một tình trạng của hiện hữu, thậm chí, ở một mức độ nào đó, còn như một mầu nhiệm.
Đáp ứng có tính nghi lễ hàng đầu của dân Do Thái trước thực tại tội lỗi là cử hành Yom Kippur, ngày Xá Tội hàng năm, với một cặp dê. Mọi tội lỗi của dân được đổ tượng trưng lên đầu một con dê bị bốc thăm, rồi họ đuổi con dê này vào hoang địa, mang theo nó, tội lỗi của dân. Tập tục này khiến đời sau gọi là “dê tế thần” (scapegoat). Còn con dê kia thì bị làm thịt và dâng lên Thiên Chúa làm của lễ hòa giải, và thế là toàn dân mừng vui vì được tái giảng hòa với Thiên Chúa.
Ngoài tội lỗi ra, Cựu Ước nhìn nhận nhiều thất bại, như các thảm kịch hay bất hạnh khiến một số người của cộng đồng mắc nợ. Do đó, cứ mỗi 50 năm, lại có một năm hồng ân (Jubilee) trong đó, mọi nợ nần được xóa bỏ và tình trạng hòa hợp và công chính ban đầu được tái lập cho toàn bộ cộng đồng giao ước.
Dù xét về lịch sử, Năm Hồng Ân này không được dân Do Thái đem ra thực hành cụ thể, tuy nhiên nó vẫn là một viễn kiến quan trọng cho thấy Thiên Chúa muốn dân của Người sống với nhau và Chúa Giêsu từng trích dẫn tiên tri Isaia 61:1-2 để trình bầy chủ đề này như cương lĩnh chính của thừa tác vụ công cộng của Người. “Thần Trí Chúa ở trên tôi, vì Người đã xức dầu để tôi mang tin vui cho người nghèo. Người đã sai tôi đi công bố việc phóng thích người bị giam cầm và phục hồi thị lực cho người mù, giải thoát người bị áp bức và công bố năm hồng ân của Chúa” (Lc 4:18-19). Năm hồng ân cũng cung cấp một phần nền tảng cho truyền thống Công Giáo mừng Năm Thánh, cử hành mỗi 25 năm, trong đó, các ân xá đặc biệt được ban cho các tín hữu tham dự. Các ân xá này và toàn bộ nền thần học ân sủng cho ta hay: Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ và Người chỉ những muốn ta chấp nhận ơn phúc nhưng không này của Người.
Há không có chỗ nào để tội lỗi và thất bại luân lý hiện hữu hay sao? Chắc chắn là có, chỗ ấy chính là UTOPIA (không tưởng), chữ Hy Lạp có nghĩa là “không chỗ nào cả”. Mọi địa điểm khác ở phía bên này của việc xuất hiện sự viên mãn của Nước Chúa, ta phải dành cho tính phức tạp, hàm hồ luân lý, tội lỗi, thất bại, và các thử thách liên tục cũng như cám dỗ. Thánh Kinh quả có cho ta một số tầm nhìn thông sáng, giúp ta hiểu ra rằng cám dỗ không hề tương đồng với tội lỗi và cũng có rất nhiều trình độ thất bại khác nhau khi ta không thành công trong việc đề kháng cám dỗ. Các bản dịch Thánh Kinh thường không lột tả hết ý nghĩa nguyên bản. Chữ Hy Lạp chỉ cám dỗ là peirasmos, cũng chỉ việc thử, kiểm chứng (test). Cám dỗ ai chắc phải khác với thử thách ai hay kiểm chứng ai. Nhưng thường chúng ta bỏ qua nghĩa thứ hai và chỉ chú trọng tới nghĩa thứ nhất. Trong Cựu Ước, các cá nhân và cộng đồng đều bị cám dỗ và thử thách (xem “việc thử thách” Ápraham hiến tế con trai ở St 22:1-19). Các cá nhân và cộng đồng cũng vừa cám dỗ vừa thử thách Thiên Chúa như dân Do Thái nhiều lần thực hiện trong cuộc lang thang 40 năm trong hoang địa của họ. Ngay các lãnh tụ do Thiên Chúa chọn lựa, như Gideon, cũng được phép thử thách Thiên Chúa để có thể chứng minh cho mình thấy Người quả hiện diện với họ (xem Tl 6:26-40).
Một khía cạnh có liên hệ tới ý niệm thử thách này là công nhận rằng đôi khi việc thử thách và sự thất bại của nó về phần chúng ta không hề nói lên tội lỗi chi cả. Đúng hơn, chúng chỉ cho thấy trong tư cách cá nhân hay cộng đồng, ta chưa đạt tới sự tròn trịa toàn diện (wholeness) vốn hàm chứa trong sự thánh thiện của Nước Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu cũng bị cám dỗ hay thử thách khi ma qủy cố gắng làm Người sao lãng việc vâng phục Thiên Chúa và tín thác Chúa Cha. Chỉ sau khi chiến thắng cuộc thử thách này, Chúa Giêsu mới khởi đầu thừa tác vụ công cộng của Người để phục vụ Nước Thiên Chúa.
Ta cần chú ý tới mẫu mực đáp ứng của Chúa Giêsu, một phản điển hình có tính sửa chữa điển hình thất bại của Israel trong hoang địa. Ta cũng cần nhớ rằng Chúa Giêsu đã đến thực rồi, nhưng dù Nước Thiên Chúa đã đến một phần rồi, nhưng sự viên mãn của nó sẽ không được thể hiện ở đời này, mà đúng hơn ở đời sau. Nên đời này chỉ có tính tạm bợ và như một địa bàn chuẩn bị cho ta bước vào sự viên mãnh của Nước Thiên Chúa. Việc bước vào này đòi ta phải có một cõi lòng thay đổi và lời công bố khởi đầu của Chúa Giêsu trong thừa tác vụ công cộng của Người là lời kêu gọi metanoia, nghĩa là hồi tâm, vì Nước Thiên Chúa đã gần kề (xem Mt 4:17; Mc 1:15).
Đôi khi chữ Hy Lạp metanoia được dịch là “thống hối” và dù lối dịch này nắm được một phần của diễn trình hồi tâm, nó chưa phải là bức tranh đầy đủ. Ta có khuynh hướng coi “thống hối” như là hối tiếc, ân hận hay thậm chí cả ước muốn có thể xóa bỏ điều đã làm bằng cách cho chạy lại cuốn video ở ngay chỗ trước khi chúng ta làm bậy, để rồi ghi lại phần ấy bằng cách thực hiện sự việc khác đi. Ta có bao giờ xóa được dĩ vãng kiểu này đâu, nên metanoia đích thực là kêu gọi ta tiến tới với một trái tim và một tinh thần mới. Cùng một công bố về metanoia này được ngỏ với ta, và như các môn đệ ban đầu, chúng ta cần đáp ứng bằng cách bước chân theo mẫu mực và giáo huấn của Chúa Giêsu giữa các thử thách và cám dỗ của ta. Công bố của Tin Mừng là một sứ điệp hy vọng chứ không phải kết án, do đó, ta phải ấm lòng lên khi hiểu ra rằng Chúa Giêsu không bước vào lịch sử để công bố sắc lệnh Phán Xét Cuối Cùng đầy khốc liệt sắp tới.
Đối diện với tội lỗi và thất bại luân lý, ta cần nhìn xem Chúa Giêsu xử lý ra sao với các thực tại này. Điều hữu ích là nhớ lại một số cuộc gặp gỡ khác nhau của Chúa Giêsu với tội lỗi, với người tội lỗi, và những người tự coi là công chính. Như Thánh Phaolô vốn nhắc nhở chúng ta trong phương diện này, không những ta “nên” mà còn phải biến thái độ của ta nên y hệt như thái độ của Chúa Kitô (xem Pl 2:5), và, do đó, một đoạn văn như đoạn văn dưới đây về cuộc gặp gỡ người đàn bà bị bắt quả tang đang ngoại tình trong Tin Mừng Gioan có thể nhắc ta nhớ Chúa Giêsu đã xử lý ra sao với cả người tội lỗi lẫn những người sẵn sàng kết án người khác vì một tội lỗi đặc thù mà chính họ có thể không vi phạm:
“Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: ‘Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?’ Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: ‘Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.’ Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói: ‘Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?’ Người đàn bà đáp: ‘Thưa ông, không có ai cả.’ Đức Giê-su nói: ‘Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!’" (Ga 8:3-11).
Ta tự nhận mình là ai trong số các nhân vật trên? Nói cho ngay không thiếu người Công Giáo muốn đứng về phe Biệt Phái để lên án tác phong người đàn bà. Phần Chúa Giêsu, Người không nói điều người đàn bà làm là điều không quan trọng, nhưng chủ điểm là ở câu nói này của Người: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”. Nếu ta lấy làm lòng những lời này, thì liệu chúng ta còn ngã lòng hay chăng khi cứ phạm đi phạm lại cùng những thứ tội, như lời kêu than của Thánh Phaolô?
Thánh Phaolô thường đóng một vai trò quan trọng trong các suy tư thần học của Giáo Hội về tội lỗi. Nhưng thư 1 của Thánh Gioan có một cung giọng hơi khác khi nói về tội. Tội được ngiêm chỉnh nói tới ở đây chỉ vì tác giả nhìn nhận rằng việc tha tội là sứ mệnh trung tâm của Chúa Giêsu. Một nhị phân rõ nét được phân biệt ở đây giữa việc ở trong tội và ở trong Chúa. Trong đường hướng này, tác giả gọi tội là “vô luật lệ” (lawlessness), còn những ai phạm tội được gọi là “con cái ma qủy” (1 Ga 3:4; 8). Trong ngữ cảnh này, có một câu làm chúng ta thoạt đầu mất hy vọng: “không ai ở trong Người (Chúa Giêsu) mà lại phạm tội; không ai phạm tội đã được thấy Người hay biết Người” (1Ga 3:5). Tuy nhiên cũng thư này nhấn mạnh với ta rằng Chúa Giêsu đến để cứu ta khỏi tội lỗi, và do đó, ta phải chấp nhận thánh ý cứu rỗi của Thiên Chúa, đã thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô, hay nói cách khác, ta được mời gọi trước nhất và trên hết để được giải thoát khỏi vòng nô lệ tội lỗi, chứ không phải giải thoát khỏi mọi bất toàn (xem 1Ga 1:8-2:6). Nghiêm túc đối với tội lỗi nghĩa là coi nó như Thiên Chúa vốn coi, một điều vừa có thật vừa khủng khiếp, nhưng cái vòng nô lệ của nó đối với nhân loại nói chung đã bị Chúa Giêsu bẻ gẫy rồi…
Như thế, Thánh Kinh đem lại một khởi điểm và cơ sở quan trọng cho nền thần học của ta về tội lỗi: đó là, mạc khải của Thiên Chúa về tình yêu, về tha thứ, về lời mời gọi hồi tâm và hòa giải của Người. Chính sứ điệp Thánh Kinh này đặt nền tảng cho việc biện phân luân lý của ta, chứ không phải thứ đạo đức học về thất bại, trả đũa, và trừng phạt. Nếu không, sẽ có nguy cơ ta chỉ nói về tội bằng những hạn từ cuối cùng sẽ làm méo mó ý nghĩa của nó trong bối cảnh cái hiểu của tin mừng Kitô Giáo về cứu rỗi. Nếu chỉ nói đến tội chủ yếu như “thất bại” hay “bất toàn” hoặc “thiếu chu toàn bản thân”, thì liều mình ta chỉ đã quay vào chính mình và ngoảnh mặt đi khỏi lòng thương xót, yêu thương, tha thứ và hòa giải vô tận của Thiên Chúa.
Thánh truyền đối với tội lỗi và thất bại luân lý
Dù truyền thống không luôn xử lý với tội lỗi như Thánh Kinh dạy trên đây, tuy nhiên nó duy trì được nhiều sợi chỉ xuyên suốt tích cực từng dệt nên tấm thảm tình yêu hòa giải của Thiên Chúa. Có lẽ phần quan trọng nhất của truyền thống này là việc lập ra và sau đó khai triển bí tích hòa giải.
Thoạt đầu, đây là một bí tích “không lặp lại”, giống như Phép Rửa, chỉ lãnh nhận một lần duy nhất trong đời người. Qui định là chỉ dành cho các tội nặng, với một việc đền tội công cộng lâu dài, đôi khi cả mấy năm. Trong thời gian đền tội này, hối nhân phải ngồi bên ngoài cộng đoàn cử hành Thánh Thể. Khi thời gian đền tội đã xong, toàn bộ cộng đoàn đưa hối nhân trở vào nhà thờ và họ cùng nhau cử hành Lễ Tạ Ơn, thực sự tạ ơn lòng thương xót của Thiên Chúa (“eucharist” trong tiếng Hy Lạp quả có nghĩa “Tạ Ơn’). Cả chữ “confessio” (xưng tội) cũng thế, thực ra, trước hết và trên hết nó có nghĩa ca ngợi Thiên Chúa vì lòng thương xót của Người và việc đưa hối nhân trở lại gặp gỡ Thiên Chúa qua ơn thánh. Chính ơn thánh này làm cho diễn trình hồi tâm thành khả hữu. Chỉ mãi sau này và một cách phụ thuộc, chữ “confessio” mới được dùng chủ yếu để chỉ việc thừa nhận các tội lỗi và sai sót của con người. Thành thử điều chủ yếu là phục hồi nghĩa xưa này. Vì trong bí tích hòa giải, quả tình chúng ta cử hành tình yêu thường hằng của Thiên Chúa được tuôn đổ qua việc tha thứ tội lỗi ta và ban ơn thánh giúp ta tiếp tục diễn trình hồi tâm và hoà giải.
Tới thời Trung Cổ, người ta chú trọng nhiều hơn tới các hành vi tội lỗi cá nhân, các hành vi mà hối nhân có nhiệm vụ phải kể ra theo mức độ trầm trọng và số lần vi phạm. Tội lỗi được coi như một tội ác hình sự chống lại luật lệ. Mà đã là tội ác hình sự thì người có tội là phạm nhân và giải pháp tất yếu là phải trừng trị họ và bắt họ phải đền trả một điều gì đó. Điều này dẫn tới cái hiểu bí tích hoà giải như một thứ hệ thống thuế quan (tariff), trong đó, vị linh mục đóng vai quan tòa, cân đo trách nhiệm tội lệ tương đối của hối nhân để ấn định một mức đền tội xứng đáng, như một hình thức thuế quan đối với tội ác phạm phải.
Tội cũng đã được phân chia thành hai phạm trù chính là tội trọng (làm chết mối tương quan với Thiên Chúa) và tội nhẹ (không giết chết mối tương quan với Thiên Chúa). Truyền thống còn cho rằng chỉ làm một hành vi nặng (grave action) mà thôi chưa nhất thiết tạo thành một tội trọng (xem Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, các số 1854-64). Bởi vì ngoài khía cạnh khách quan gọi là “việc nặng” (grave matter) ra, còn có hai khía cạnh chủ quan khác gọi là “hiểu biết đầy đủ” (full knowledge) và “thuận tình đầy đủ” (full consent) mới làm thành một tội trọng. Nói cách khác, chỉ phạm một tội trọng, khi không những ta phạm chính hành vi rất nặng, mà còn đồng thời hiểu rõ sự xấu xa của hành vi này. Đó chính là ý nghĩa của thuật ngữ “hiểu biết đầy đủ”. Tuy nhiên, đây không phải là việc trả lời đúng/sai cho câu hỏi liệu Giáo Hội có coi việc này hay việc nọ là có tội trọng hay không; sự hiểu biết ở đây là sự hiểu biết luân lý, chứ không phải hiều biết theo nghĩa học thuật. Nói cách khác, ta phải hiểu rõ tính xấu xa thực sự của hành vi. Cùng với sự hiểu biết đầy đủ, ta còn phải muốn thực hiện hành vi này nữa. Thuận tình đầy đủ ở đây cũng thế, không phải chỉ là không bị cưỡng bức từ bên ngoài, mà là ước muốn vi phạm hành vi thực sự xấu xa này. Chính vì hai tiêu chuẩn chủ quan nói ở đây nằm rất sâu trong trái tim ta, nên rất khó mà thấy. Cũng vì thế, mà nhiều người lầm cứ nghĩ rằng hễ phạm một hành vi nặng là phạm tội trọng rồi.
Cùng lúc ấy, khoa giải nghi học (casuistry) phát triển quanh việc xác định tội trạng (culpability) tương đối của một người đối với các hành vi tội lỗi phạm phải. Sự nặng nề tương đối của một hành vi tội lỗi, việc người này có tránh dịp hay cơn cám dỗ phạm tội hay không, dịp này gần hay xa, trình độ ý thức hay mức độ thuận tình, các yếu tố giảm khinh như mê mẩn hay tỉnh táo, v.v…, tất cả đều là thành phần của ngữ vựng nổi bật về tội lỗi trong thời kỳ này. Tất cả đã dẫn tới 3 nhấn mạnh tiêu cực sau đây, theo nhận định của John Mahoney (The Making of Moral Theology: A Study of the Roman Catholic Tradition, Oxford, Clarendon Press, 1987, tr.27): “bận tâm tới tội lỗi; tập trung vào cá nhân; và ám ảnh bởi luật lệ”.
Rất không may, một số nét trong truyền thống trên vẫn còn tới nay và cùng hiện diện song song với viễn kiến tích cực của Thánh Kinh về tội là tha thứ và hòa giải. Dù một số người vẫn muốn quay trở lại với viễn kiến trước Vatican II về tội, nhưng quả viễn kiến này có nhiều yếu điểm và bất nhất đối với sứ điệp tin mừng căn bản được Chúa Kitô giảng dậy và ủy thác cho Giáo Hội tiếp tục thi hành. Sự căng thẳng này khiến luôn đặt ra câu hỏi liệu viễn kiến Thánh Kinh như trình bầy trên đây có là qui phạm hướng dẫn qui phạm (norma normans) cho nền thần học luân lý của ta hay không.
Cái yếu của cái hiểu trên là đã quá bận tâm tới tội lỗi hiểu như các hành vi cá nhân. Nó sao lãng việc phát triển tính tình luân lý cho người ta và trọn bộ năng động tính của việc hồi tâm như một diễn trình cả đời liên tục quay mặt đi khỏi tội lỗi và đồng thời trở về với Thiên Chúa. Quan điểm trước Vatican II này cũng làm nghiêng cái hiểu của ta về bản chất chân thực của Thiên Chúa. Người thực sự không phải là một đốc công khó tính, nhưng là Người Cha đầy yêu thương và tha thứ chỉ ngong ngóng đứa con hang đàng trở về (xem Lc 15:11-32).
Còn một kỳ
Nói cho ngay, rất nhiều tác phẩm thần học đã nói tới thế giới này, nhưng vẫn chưa thể nào chọc thủng được bức màn mầu nhiệm của nó. Thứ mầu nhiệm vốn được Thánh Phaolô thú nhận khi ngài kêu lên: “Tôi không hiểu chính các hành động của mình. Vì tôi không làm điều mình muốn, mà lại làm chính điều mình không muốn” (Rm 7:15). Một tông đồ vĩ đại thuộc hàng đầu của Chúa Giêsu mà còn như thế, huống hồ những kẻ phàm phu tục tử như chúng ta.
Ấy thế nhưng, cũng vị thánh vĩ đại kia đã cho rằng bất kể tội lỗi hiện diện ở đâu và bất kể sức kềm kẹp của nó mạnh mẽ dường nào, ơn thánh của Thiên Chúa luôn dồi dào và mạnh mẽ hơn nó (Rm 5:20-21).
Và dù không thể bật mí mọi chi tiết của mầu nhiệm này, song không nền thần học luân lý nào, nếu muốn đề cập tới tính phức tạp của thế giới luân lý, mà lại không nói tới tội lỗi.
Cái nhìn thông sáng của Thánh Kinh về tội lỗi và thất bại luân lý
Thánh Kinh, cả Cựu và Tân Ước, đều minh nhiên nói tới tội lỗi và thất bại luân lý. Tuy nhiên, điều lưu ý đầu tiên là phải đọc Thánh Kinh trong ngữ cảnh của nó. Mặt khác, vì mạc khải dứt khoát của Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô, nên ta phải đặt sự biện phân về tội lỗi và cách đáp ứng của ta đối với nó trên các thái độ và đáp ứng của Chúa Giêsu.
Ta đã rõ: Chúa Giêsu không đến trần gian để kết án kẻ tội lỗi và trừng phạt tội lỗi họ, mà đúng hơn, để tha thứ và hoà giải họ: trước hết hòa giải với chính họ, rồi với nhau và với Thiên Chúa. Thành thử ta không thể đồng ý với những người cho rằng bệnh AIDS là cách Thiên Chúa trừng phạt những kẻ làm bậy vì những việc bậy họ làm. Dù luận lý học có thể đúng khi cho rằng ta đáng bị trừng phạt vì các việc bậy ta làm, nhưng đức tin bảo ta rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của yêu thương, chăm sóc, từ bi, thương xót, và hoà giải vô tận. Trả thù và trả đũa dường như không thích hợp với việc Thiên Chúa tự mạc khải một cách sâu sắc về chính Người trong Chúa Giêsu Kitô.
Nếu hỏi đâu là giáo huấn luân lý trung tâm của Thánh Kinh, chắc chắn bạn sẽ trả lời là mười giới răn. Điều này quả không sai, nhưng ta phải đọc mười giới răn trong ngữ cảnh của chúng. Ngữ cảnh này là: Mười giới răn được ban hành trên Núi Sinai không phải chủ yếu như cách để Thiên Chúa kìm hãm các quá trớn luân lý của Dân Do Thái mà là một ơn phúc của Giao Ước nói lên một viễn kiến dân Do Thái phải sống hòa hợp và công chính thế nào với cả Thiên Chúa lẫn chính họ. Thực thế, truyền thống Do Thái gọi ơn phúc này là Thập Điều (Decalogue) hay mười lời. Ta có thể gọi Thập Điều là Bộ Luật Thánh Thiện theo nghĩa đây là việc san định luật luân lý mà cũng là một hồng ân đặc biệt, một thứ bộ luật đặt cộng đồng Do Thái biệt lập đối với các dân tộc khác, vì Thiên Chúa đã mạc khải bộ luật thánh thiện này cho họ ở thời điểm lịch sử ấy, chứ không mạc khải cho các dân tộc khác.
Vậy Thiên Chúa đã xử sự với dân Do Thái ra sao khi họ vi phạm hay thất bại thi hành viễn kiến đã diễn tả trong Thập Điều? Đoạn văn sau đây, trích từ tiên tri Hôsê là đoạn văn hay nhất trả lời cho câu hỏi này.
“Khi Ít-ra-en còn là đứa trẻ, Ta đã yêu nó, từ Ai-cập Ta đã gọi con Ta về. Nhưng Ta càng gọi chúng, chúng càng bỏ đi; chúng dâng hy lễ cho các Ba-an, đốt hương kính ngẫu tượng. Ta đã tập đi cho Ép-ra-im, đã đỡ cánh tay nó, nhưng chúng không hiểu là Ta chữa lành chúng. Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo chúng. Ta xử với chúng như người nựng trẻ thơ, nâng lên áp vào má; Ta cúi xuống gần nó mà đút cho nó ăn.
Nó sẽ không trở về Ai-cập nữa, nhưng Át-sua sẽ lại làm vua nó, vì nó không chịu về với Ta. Gươm đao sẽ hoành hành trong các thành của nó, sẽ làm cỏ và ngốn sạch con cái nó, vì chúng có những ý đồ xấu xa. Dân Ta cứ miệt mài buông theo bội tín, chúng được kêu mời hãy vươn lên, mà chẳng một ai ngóc đầu dậy!
Hỡi Ép-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi Ít-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao đành! Làm sao Ta xử với ngươi như với Át-ma, để ngươi nên giống như Xơ-vô-gim được? Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi. Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận, sẽ không tiêu diệt Ép-ra-im nữa, vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh, và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ. Chúng sẽ bước theo ĐỨC CHÚA. Người sẽ rống lên như sư tử. Quả thật, Người sẽ rống lên, và từ phía tây, con cái sẽ vui mừng chạy tới. Chúng sẽ chạy tới lẹ như chim từ Ai-cập, như bồ câu từ đất Át-sua, và Ta sẽ cho chúng cư ngụ trong nhà của chúng, sấm ngôn của ĐỨC CHÚA” (Hs 11:1-11).
Trong đoạn văn trên, Thiên Chúa được mô tả như đang đấu tranh với việc để lòng từ bi thương xót thống trị trái tim Người, chứ không phải sự tức giận. Đã đành, có nhiều đoạn văn trong Cựu Ước mô tả Người như vị thần khó khăn, đòi hỏi, ưa trừng phạt. Nhưng nếu đọc toàn bộ Cựu Ước và lùi lại xem xét đức tin mà lịch sử đã trình bầy, ta thấy hình ảnh tổng quát quả là một Thiên Chúa yêu thương, tha thứ và nhiên hậu không dùng các tội lỗi và thất bại của ta chống lại ta. Đàng khác, trong Cựu Ước, tội lỗi thường được mô tả không như các thiếu sót bản thân hay vi phạm cá nhân cho bằng như việc nổi loạn tập thể của toàn bộ cộng đồng Do Thái chống lại giao ước đã thiết lập với Thiên Chúa. Đã đành tội lỗi có chiều kích bản thân của nó, nhưng nhấn mạnh thường được đặt lên trách nhiệm tập thể của toàn dân. Các tiên tri Cựu Ước như Hôsê thường kêu gọi dân trở về với viễn kiến công chính và hoà hợp của giao ước nguyên ủy qua diễn trình hồi tâm. Tội lỗi thường được mô tả như có các yếu tố quyền lực, một tình trạng của hiện hữu, thậm chí, ở một mức độ nào đó, còn như một mầu nhiệm.
Đáp ứng có tính nghi lễ hàng đầu của dân Do Thái trước thực tại tội lỗi là cử hành Yom Kippur, ngày Xá Tội hàng năm, với một cặp dê. Mọi tội lỗi của dân được đổ tượng trưng lên đầu một con dê bị bốc thăm, rồi họ đuổi con dê này vào hoang địa, mang theo nó, tội lỗi của dân. Tập tục này khiến đời sau gọi là “dê tế thần” (scapegoat). Còn con dê kia thì bị làm thịt và dâng lên Thiên Chúa làm của lễ hòa giải, và thế là toàn dân mừng vui vì được tái giảng hòa với Thiên Chúa.
Ngoài tội lỗi ra, Cựu Ước nhìn nhận nhiều thất bại, như các thảm kịch hay bất hạnh khiến một số người của cộng đồng mắc nợ. Do đó, cứ mỗi 50 năm, lại có một năm hồng ân (Jubilee) trong đó, mọi nợ nần được xóa bỏ và tình trạng hòa hợp và công chính ban đầu được tái lập cho toàn bộ cộng đồng giao ước.
Dù xét về lịch sử, Năm Hồng Ân này không được dân Do Thái đem ra thực hành cụ thể, tuy nhiên nó vẫn là một viễn kiến quan trọng cho thấy Thiên Chúa muốn dân của Người sống với nhau và Chúa Giêsu từng trích dẫn tiên tri Isaia 61:1-2 để trình bầy chủ đề này như cương lĩnh chính của thừa tác vụ công cộng của Người. “Thần Trí Chúa ở trên tôi, vì Người đã xức dầu để tôi mang tin vui cho người nghèo. Người đã sai tôi đi công bố việc phóng thích người bị giam cầm và phục hồi thị lực cho người mù, giải thoát người bị áp bức và công bố năm hồng ân của Chúa” (Lc 4:18-19). Năm hồng ân cũng cung cấp một phần nền tảng cho truyền thống Công Giáo mừng Năm Thánh, cử hành mỗi 25 năm, trong đó, các ân xá đặc biệt được ban cho các tín hữu tham dự. Các ân xá này và toàn bộ nền thần học ân sủng cho ta hay: Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ và Người chỉ những muốn ta chấp nhận ơn phúc nhưng không này của Người.
Há không có chỗ nào để tội lỗi và thất bại luân lý hiện hữu hay sao? Chắc chắn là có, chỗ ấy chính là UTOPIA (không tưởng), chữ Hy Lạp có nghĩa là “không chỗ nào cả”. Mọi địa điểm khác ở phía bên này của việc xuất hiện sự viên mãn của Nước Chúa, ta phải dành cho tính phức tạp, hàm hồ luân lý, tội lỗi, thất bại, và các thử thách liên tục cũng như cám dỗ. Thánh Kinh quả có cho ta một số tầm nhìn thông sáng, giúp ta hiểu ra rằng cám dỗ không hề tương đồng với tội lỗi và cũng có rất nhiều trình độ thất bại khác nhau khi ta không thành công trong việc đề kháng cám dỗ. Các bản dịch Thánh Kinh thường không lột tả hết ý nghĩa nguyên bản. Chữ Hy Lạp chỉ cám dỗ là peirasmos, cũng chỉ việc thử, kiểm chứng (test). Cám dỗ ai chắc phải khác với thử thách ai hay kiểm chứng ai. Nhưng thường chúng ta bỏ qua nghĩa thứ hai và chỉ chú trọng tới nghĩa thứ nhất. Trong Cựu Ước, các cá nhân và cộng đồng đều bị cám dỗ và thử thách (xem “việc thử thách” Ápraham hiến tế con trai ở St 22:1-19). Các cá nhân và cộng đồng cũng vừa cám dỗ vừa thử thách Thiên Chúa như dân Do Thái nhiều lần thực hiện trong cuộc lang thang 40 năm trong hoang địa của họ. Ngay các lãnh tụ do Thiên Chúa chọn lựa, như Gideon, cũng được phép thử thách Thiên Chúa để có thể chứng minh cho mình thấy Người quả hiện diện với họ (xem Tl 6:26-40).
Một khía cạnh có liên hệ tới ý niệm thử thách này là công nhận rằng đôi khi việc thử thách và sự thất bại của nó về phần chúng ta không hề nói lên tội lỗi chi cả. Đúng hơn, chúng chỉ cho thấy trong tư cách cá nhân hay cộng đồng, ta chưa đạt tới sự tròn trịa toàn diện (wholeness) vốn hàm chứa trong sự thánh thiện của Nước Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu cũng bị cám dỗ hay thử thách khi ma qủy cố gắng làm Người sao lãng việc vâng phục Thiên Chúa và tín thác Chúa Cha. Chỉ sau khi chiến thắng cuộc thử thách này, Chúa Giêsu mới khởi đầu thừa tác vụ công cộng của Người để phục vụ Nước Thiên Chúa.
Ta cần chú ý tới mẫu mực đáp ứng của Chúa Giêsu, một phản điển hình có tính sửa chữa điển hình thất bại của Israel trong hoang địa. Ta cũng cần nhớ rằng Chúa Giêsu đã đến thực rồi, nhưng dù Nước Thiên Chúa đã đến một phần rồi, nhưng sự viên mãn của nó sẽ không được thể hiện ở đời này, mà đúng hơn ở đời sau. Nên đời này chỉ có tính tạm bợ và như một địa bàn chuẩn bị cho ta bước vào sự viên mãnh của Nước Thiên Chúa. Việc bước vào này đòi ta phải có một cõi lòng thay đổi và lời công bố khởi đầu của Chúa Giêsu trong thừa tác vụ công cộng của Người là lời kêu gọi metanoia, nghĩa là hồi tâm, vì Nước Thiên Chúa đã gần kề (xem Mt 4:17; Mc 1:15).
Đôi khi chữ Hy Lạp metanoia được dịch là “thống hối” và dù lối dịch này nắm được một phần của diễn trình hồi tâm, nó chưa phải là bức tranh đầy đủ. Ta có khuynh hướng coi “thống hối” như là hối tiếc, ân hận hay thậm chí cả ước muốn có thể xóa bỏ điều đã làm bằng cách cho chạy lại cuốn video ở ngay chỗ trước khi chúng ta làm bậy, để rồi ghi lại phần ấy bằng cách thực hiện sự việc khác đi. Ta có bao giờ xóa được dĩ vãng kiểu này đâu, nên metanoia đích thực là kêu gọi ta tiến tới với một trái tim và một tinh thần mới. Cùng một công bố về metanoia này được ngỏ với ta, và như các môn đệ ban đầu, chúng ta cần đáp ứng bằng cách bước chân theo mẫu mực và giáo huấn của Chúa Giêsu giữa các thử thách và cám dỗ của ta. Công bố của Tin Mừng là một sứ điệp hy vọng chứ không phải kết án, do đó, ta phải ấm lòng lên khi hiểu ra rằng Chúa Giêsu không bước vào lịch sử để công bố sắc lệnh Phán Xét Cuối Cùng đầy khốc liệt sắp tới.
Đối diện với tội lỗi và thất bại luân lý, ta cần nhìn xem Chúa Giêsu xử lý ra sao với các thực tại này. Điều hữu ích là nhớ lại một số cuộc gặp gỡ khác nhau của Chúa Giêsu với tội lỗi, với người tội lỗi, và những người tự coi là công chính. Như Thánh Phaolô vốn nhắc nhở chúng ta trong phương diện này, không những ta “nên” mà còn phải biến thái độ của ta nên y hệt như thái độ của Chúa Kitô (xem Pl 2:5), và, do đó, một đoạn văn như đoạn văn dưới đây về cuộc gặp gỡ người đàn bà bị bắt quả tang đang ngoại tình trong Tin Mừng Gioan có thể nhắc ta nhớ Chúa Giêsu đã xử lý ra sao với cả người tội lỗi lẫn những người sẵn sàng kết án người khác vì một tội lỗi đặc thù mà chính họ có thể không vi phạm:
“Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: ‘Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?’ Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: ‘Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.’ Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói: ‘Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?’ Người đàn bà đáp: ‘Thưa ông, không có ai cả.’ Đức Giê-su nói: ‘Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!’" (Ga 8:3-11).
Ta tự nhận mình là ai trong số các nhân vật trên? Nói cho ngay không thiếu người Công Giáo muốn đứng về phe Biệt Phái để lên án tác phong người đàn bà. Phần Chúa Giêsu, Người không nói điều người đàn bà làm là điều không quan trọng, nhưng chủ điểm là ở câu nói này của Người: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”. Nếu ta lấy làm lòng những lời này, thì liệu chúng ta còn ngã lòng hay chăng khi cứ phạm đi phạm lại cùng những thứ tội, như lời kêu than của Thánh Phaolô?
Thánh Phaolô thường đóng một vai trò quan trọng trong các suy tư thần học của Giáo Hội về tội lỗi. Nhưng thư 1 của Thánh Gioan có một cung giọng hơi khác khi nói về tội. Tội được ngiêm chỉnh nói tới ở đây chỉ vì tác giả nhìn nhận rằng việc tha tội là sứ mệnh trung tâm của Chúa Giêsu. Một nhị phân rõ nét được phân biệt ở đây giữa việc ở trong tội và ở trong Chúa. Trong đường hướng này, tác giả gọi tội là “vô luật lệ” (lawlessness), còn những ai phạm tội được gọi là “con cái ma qủy” (1 Ga 3:4; 8). Trong ngữ cảnh này, có một câu làm chúng ta thoạt đầu mất hy vọng: “không ai ở trong Người (Chúa Giêsu) mà lại phạm tội; không ai phạm tội đã được thấy Người hay biết Người” (1Ga 3:5). Tuy nhiên cũng thư này nhấn mạnh với ta rằng Chúa Giêsu đến để cứu ta khỏi tội lỗi, và do đó, ta phải chấp nhận thánh ý cứu rỗi của Thiên Chúa, đã thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô, hay nói cách khác, ta được mời gọi trước nhất và trên hết để được giải thoát khỏi vòng nô lệ tội lỗi, chứ không phải giải thoát khỏi mọi bất toàn (xem 1Ga 1:8-2:6). Nghiêm túc đối với tội lỗi nghĩa là coi nó như Thiên Chúa vốn coi, một điều vừa có thật vừa khủng khiếp, nhưng cái vòng nô lệ của nó đối với nhân loại nói chung đã bị Chúa Giêsu bẻ gẫy rồi…
Như thế, Thánh Kinh đem lại một khởi điểm và cơ sở quan trọng cho nền thần học của ta về tội lỗi: đó là, mạc khải của Thiên Chúa về tình yêu, về tha thứ, về lời mời gọi hồi tâm và hòa giải của Người. Chính sứ điệp Thánh Kinh này đặt nền tảng cho việc biện phân luân lý của ta, chứ không phải thứ đạo đức học về thất bại, trả đũa, và trừng phạt. Nếu không, sẽ có nguy cơ ta chỉ nói về tội bằng những hạn từ cuối cùng sẽ làm méo mó ý nghĩa của nó trong bối cảnh cái hiểu của tin mừng Kitô Giáo về cứu rỗi. Nếu chỉ nói đến tội chủ yếu như “thất bại” hay “bất toàn” hoặc “thiếu chu toàn bản thân”, thì liều mình ta chỉ đã quay vào chính mình và ngoảnh mặt đi khỏi lòng thương xót, yêu thương, tha thứ và hòa giải vô tận của Thiên Chúa.
Thánh truyền đối với tội lỗi và thất bại luân lý
Dù truyền thống không luôn xử lý với tội lỗi như Thánh Kinh dạy trên đây, tuy nhiên nó duy trì được nhiều sợi chỉ xuyên suốt tích cực từng dệt nên tấm thảm tình yêu hòa giải của Thiên Chúa. Có lẽ phần quan trọng nhất của truyền thống này là việc lập ra và sau đó khai triển bí tích hòa giải.
Thoạt đầu, đây là một bí tích “không lặp lại”, giống như Phép Rửa, chỉ lãnh nhận một lần duy nhất trong đời người. Qui định là chỉ dành cho các tội nặng, với một việc đền tội công cộng lâu dài, đôi khi cả mấy năm. Trong thời gian đền tội này, hối nhân phải ngồi bên ngoài cộng đoàn cử hành Thánh Thể. Khi thời gian đền tội đã xong, toàn bộ cộng đoàn đưa hối nhân trở vào nhà thờ và họ cùng nhau cử hành Lễ Tạ Ơn, thực sự tạ ơn lòng thương xót của Thiên Chúa (“eucharist” trong tiếng Hy Lạp quả có nghĩa “Tạ Ơn’). Cả chữ “confessio” (xưng tội) cũng thế, thực ra, trước hết và trên hết nó có nghĩa ca ngợi Thiên Chúa vì lòng thương xót của Người và việc đưa hối nhân trở lại gặp gỡ Thiên Chúa qua ơn thánh. Chính ơn thánh này làm cho diễn trình hồi tâm thành khả hữu. Chỉ mãi sau này và một cách phụ thuộc, chữ “confessio” mới được dùng chủ yếu để chỉ việc thừa nhận các tội lỗi và sai sót của con người. Thành thử điều chủ yếu là phục hồi nghĩa xưa này. Vì trong bí tích hòa giải, quả tình chúng ta cử hành tình yêu thường hằng của Thiên Chúa được tuôn đổ qua việc tha thứ tội lỗi ta và ban ơn thánh giúp ta tiếp tục diễn trình hồi tâm và hoà giải.
Tới thời Trung Cổ, người ta chú trọng nhiều hơn tới các hành vi tội lỗi cá nhân, các hành vi mà hối nhân có nhiệm vụ phải kể ra theo mức độ trầm trọng và số lần vi phạm. Tội lỗi được coi như một tội ác hình sự chống lại luật lệ. Mà đã là tội ác hình sự thì người có tội là phạm nhân và giải pháp tất yếu là phải trừng trị họ và bắt họ phải đền trả một điều gì đó. Điều này dẫn tới cái hiểu bí tích hoà giải như một thứ hệ thống thuế quan (tariff), trong đó, vị linh mục đóng vai quan tòa, cân đo trách nhiệm tội lệ tương đối của hối nhân để ấn định một mức đền tội xứng đáng, như một hình thức thuế quan đối với tội ác phạm phải.
Tội cũng đã được phân chia thành hai phạm trù chính là tội trọng (làm chết mối tương quan với Thiên Chúa) và tội nhẹ (không giết chết mối tương quan với Thiên Chúa). Truyền thống còn cho rằng chỉ làm một hành vi nặng (grave action) mà thôi chưa nhất thiết tạo thành một tội trọng (xem Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, các số 1854-64). Bởi vì ngoài khía cạnh khách quan gọi là “việc nặng” (grave matter) ra, còn có hai khía cạnh chủ quan khác gọi là “hiểu biết đầy đủ” (full knowledge) và “thuận tình đầy đủ” (full consent) mới làm thành một tội trọng. Nói cách khác, chỉ phạm một tội trọng, khi không những ta phạm chính hành vi rất nặng, mà còn đồng thời hiểu rõ sự xấu xa của hành vi này. Đó chính là ý nghĩa của thuật ngữ “hiểu biết đầy đủ”. Tuy nhiên, đây không phải là việc trả lời đúng/sai cho câu hỏi liệu Giáo Hội có coi việc này hay việc nọ là có tội trọng hay không; sự hiểu biết ở đây là sự hiểu biết luân lý, chứ không phải hiều biết theo nghĩa học thuật. Nói cách khác, ta phải hiểu rõ tính xấu xa thực sự của hành vi. Cùng với sự hiểu biết đầy đủ, ta còn phải muốn thực hiện hành vi này nữa. Thuận tình đầy đủ ở đây cũng thế, không phải chỉ là không bị cưỡng bức từ bên ngoài, mà là ước muốn vi phạm hành vi thực sự xấu xa này. Chính vì hai tiêu chuẩn chủ quan nói ở đây nằm rất sâu trong trái tim ta, nên rất khó mà thấy. Cũng vì thế, mà nhiều người lầm cứ nghĩ rằng hễ phạm một hành vi nặng là phạm tội trọng rồi.
Cùng lúc ấy, khoa giải nghi học (casuistry) phát triển quanh việc xác định tội trạng (culpability) tương đối của một người đối với các hành vi tội lỗi phạm phải. Sự nặng nề tương đối của một hành vi tội lỗi, việc người này có tránh dịp hay cơn cám dỗ phạm tội hay không, dịp này gần hay xa, trình độ ý thức hay mức độ thuận tình, các yếu tố giảm khinh như mê mẩn hay tỉnh táo, v.v…, tất cả đều là thành phần của ngữ vựng nổi bật về tội lỗi trong thời kỳ này. Tất cả đã dẫn tới 3 nhấn mạnh tiêu cực sau đây, theo nhận định của John Mahoney (The Making of Moral Theology: A Study of the Roman Catholic Tradition, Oxford, Clarendon Press, 1987, tr.27): “bận tâm tới tội lỗi; tập trung vào cá nhân; và ám ảnh bởi luật lệ”.
Rất không may, một số nét trong truyền thống trên vẫn còn tới nay và cùng hiện diện song song với viễn kiến tích cực của Thánh Kinh về tội là tha thứ và hòa giải. Dù một số người vẫn muốn quay trở lại với viễn kiến trước Vatican II về tội, nhưng quả viễn kiến này có nhiều yếu điểm và bất nhất đối với sứ điệp tin mừng căn bản được Chúa Kitô giảng dậy và ủy thác cho Giáo Hội tiếp tục thi hành. Sự căng thẳng này khiến luôn đặt ra câu hỏi liệu viễn kiến Thánh Kinh như trình bầy trên đây có là qui phạm hướng dẫn qui phạm (norma normans) cho nền thần học luân lý của ta hay không.
Cái yếu của cái hiểu trên là đã quá bận tâm tới tội lỗi hiểu như các hành vi cá nhân. Nó sao lãng việc phát triển tính tình luân lý cho người ta và trọn bộ năng động tính của việc hồi tâm như một diễn trình cả đời liên tục quay mặt đi khỏi tội lỗi và đồng thời trở về với Thiên Chúa. Quan điểm trước Vatican II này cũng làm nghiêng cái hiểu của ta về bản chất chân thực của Thiên Chúa. Người thực sự không phải là một đốc công khó tính, nhưng là Người Cha đầy yêu thương và tha thứ chỉ ngong ngóng đứa con hang đàng trở về (xem Lc 15:11-32).
Còn một kỳ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét