Trang

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

THƯ CHUNG HẬU ĐẠI HỘI DÂN CHÚA 2010 (TRẮC NGHIỆM) PHẦN 3

THƯ CHUNG HẬU ĐẠI HỘI DÂN CHÚA 2010 (TRẮC NGHIỆM) PHẦN 3

THƯ CHUNG HẬU ĐẠI HỘI DÂN CHÚA 2010
(TRẮC NGHIỆM)  PHẦN 3



BAN GIÁO LÝ GP. BANMÊTHUỘT


CÙNG NHAU
BỒI ĐẮP NỀN VĂN MINH
TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ SỐNG

 

 


CHƯƠNG III

HIỆP THÔNG
TRONG GIA ĐÌNH CỦA THIÊN CHÚA

“Để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17, 21).

20.1 Cộng đoàn các môn đệ được Chúa Giêsu thiết lập tiên vàn là để làm gì?
a. Chia sẻ đời sống với Người.
b. Lắng nghe Người.
c. Để ở với Người.
d. Cả a, b và c đúng.


20.2 Trong ai chúng ta nên 1 với Đức Kitô và nhờ Người, nên 1 với Chúa Cha?
a. Giáo Hội.
b. Chúa Thánh Thần.
c. Các thánh tông đồ.
d. Thánh Phêrô.


20.3 Mầu nhiệm hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi là gì của sự hiệp thông trong Giáo Hội?
a. Mẫu mực.
b. Cùng đích.
c. Suối nguồn.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


20.4 Không kết hợp với Thiên Chúa thì không thể nói đến hiệp thông trong Giáo Hội được. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


20.5 Sự hiệp thông hữu hình trong cùng một giáo lý các tông đồ, cùng một cử hành bí tích và cùng một tổ chức phẩm trật, là gì?
a. Dấu chỉ của sự hiệp thông vô hình với Thiên Chúa.
b. Khí cụ của sự hiệp thông vô hình với Thiên Chúa.
c. Nguồn mạch của sự hiệp thông vô hình với Thiên Chúa.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.



21.1 Sự hiệp thông trong yêu thương giữa các tín hữu là gì?
a. Sự thánh thiện của Giáo Hội.
b. Hoa quả của Chúa Thánh Thần.
c. Đức ái nổi bật của các tín hữu.
d. Niềm tin của các tín hữu.


21.2 Sự hiệp thông trong yêu thương giữa các tín hữu là dấu chỉ hữu hình của sự hiệp thông với Thiên Chúa. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


21.3 “Ở đâu có tình yêu thương, ở đó có Thiên Chúa” được trích từ đâu?
a. Thánh thi Ubi caritas.
b. Bài ca "An Bình Ra Đi" (Nunc dimittis)
c. Bài ca "Ngợi Khen" (Magnificat)


21.4 Đức tin công giáo và tông truyền đòi hỏi Giáo Hội tại Việt Nam làm gì?
a. Hiệp thông với Giáo Hội phổ quát.
b. Hợp nhất với Đức Giáo Hoàng.
c. Hòa hợp với dân tộc.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


21.5 Đức Giáo Hoàng là đầu mối của đức ái, là nguyên lý và nền tảng hữu hình, trường tồn của sự hợp nhất trong Giáo Hội. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.



22.1 Với các Giáo Hội chị em, Giáo Hội tại Việt Nam phải làm gì?
a. Đẩy mạnh sự đoàn kết.
b. Củng cố và phát huy sự hiệp thông.
c. Trao đổi nhân sự.
d. Giúp đỡ khi gặp thiên tai hoạn nạn.


22.2 Sự liên đới với các Giáo Hội tại Châu Á thể hiện điều gì?
a. Sự hợp nhất mà Chúa Giêsu đã tha thiết cầu nguyện.
b. Sự yêu thương bác ái với mọi người
c. Thực hiện giáo huấn của Chúa.
d. Sự quan tâm đến mọi người.


22.3 “Xin cho họ nên một” được trích từ Tin mừng nào?
a. Tin mừng thánh Mátthêu
b. Tin mừng thánh Máccô
c. Tin mừng thánh Luca
d. Tin mừng thánh Gioan


22.4 Sự liên đới với các Giáo Hội tại Châu Á làm phong phú kinh nghiệm sống và cách trình bày đức tin nhờ những điều gì?
a. Trao đổi tu đức.
b. Trao đổi mục vụ.
c. Trao đổi suy tư thần học.
d. Trao đổi nhân sự.
e. Chỉ a, b và c đúng.
f. Cả a, b, c và d đúng.


22.5 Giáo Hội tại Việt Nam cần tiếp tục làm gì?
a. Vun trồng tình hiệp thông liên đới.
b. Tìm cách ảnh hưởng ra Giáo Hội phổ quát.
c. Cầu nguyện cho sự hiệp nhất.
d. Đẩy mạnh tình bác ái xã hội tại Châu á.



23.1 Sự hiệp thông đích thực và sâu xa trong Giáo Hội cần được thể hiện nơi đâu?
a. Nơi từng giáo phận.
b. Nơi từng gia đình.
c. Nơi từng nhóm sắc tộc.
d. Nơi từng quốc gia.


23.2 Qua sự hợp nhất yêu thương giữa mọi thành phần Dân Chúa như 1 gia đình, các cộng đoàn là gì?
a. Chứng nhân của Đức Kitô
b. Dấu chỉ và là trường dạy hiệp thông.
c. Dấu chỉ sự hợp nhất
d. Dấu chỉ sự duy nhất trong gia đình.


23.3 Mối tương quan giữa giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân được đặt nền trên điều gì?
a. Tinh thần đồng trách nhiệm.
b. Phẩm giá bình đẳng của mọi tín hữu.
c. Sự hiểu biết giữa mọi thành phần.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


23.4 Đại Hội Dân Chúa mong muốn Giáo Hội tại Việt Nam điều gì?
a. Củng cố sự hiệp thông và tham gia trong đời sống Giáo Hội ở mọi cấp bậc.
b. Tạo điều kiện để mọi thành phần Dân Chúa tích cực tham gia vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội.
c. Phát triển cơ sở bác ái xã hội.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


23.5 Đây là mối quan tâm hàng đầu của Giáo Hội tại Việt Nam trong những năm sắp tới?
a. Xây dựng một Giáo Hội hiệp thông và tham gia.
b. Xây dựng nền tảng giáo lý đức tin cho mọi người.
c. Phát triển công bằng bác ái giữa mọi sắc tộc.
d. Xây dựng chương trình giáo lý Kinh Thánh cho giới trẻ.



24.1 Xây dựng Giáo Hội hiệp thông và tham gia làm giảm vai trò lãnh đạo của các vị mục tử và Hàng Giáo Phẩm. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


24.2 Lòng yêu mến và kính trọng của tín hữu Việt Nam đối với các mục tử phát xuất từ đâu?
a. Tình cảm gia đình.
b. Cảm thức đức tin.
c. Lòng quý trọng các mục tử.
d. Các mục tử là những người đại diện của Chúa.


24.3 Các tín hữu gắn bó và hiệp thông với giám mục giáo phận trong tinh thần gì?
a. Phó thác.
b. Yêu mến.
c. Vâng phục.
d. Kính trọng.


24.4 Trước những trào lưu tư tưởng hiện đại có nguy cơ làm cho đời sống đức tin và luân lý của các tín hữu bị dao động, Dân Chúa tại Việt Nam mong mỏi điều gì?
a. Sự tự do ngôn luận.
b. Sự hòa đồng trong giáo hội.
c. Được hướng dẫn cụ thể và kịp thời.
d. Được cùng nhau làm việc trong tinh thần trách nhiệm.


24.5 Các giám mục là ai?
a. Người bảo vệ đức tin.
b. Người bảo vệ phong hóa.
c. Thầy dạy.
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.



25.1 Sự hiệp thông của Giáo Hội còn được biểu lộ qua điều gì?
a. Kính trọng.
b. Chia sẻ trách nhiệm.
c. Yêu mến.
d. vâng phục.


25.2 Đối với các linh mục, các giám mục nên quan tâm điều gì?
a. Lắng nghe.
b. Nâng đỡ.
c. Đồng hành.
d. Cả a, b và c đúng.


25.3 Trong tinh thần hiệp thông của Giáo Hội, giữa các giáo phận cần điều gì?
a. Tin tưởng lẫn nhau.
b. Chia sẻ nhưng khó khăn.
c. Cần khích lệ và cổ võ sự liên đới tương trợ về mặt nhân lực cũng như tài lực.
d. Nâng đỡ và chia sẻ trách nhiệm.


25.4 Sự hiệp thông của Giáo Hội được biểu lộ qua sự chia sẻ trách nhiệm của hàng giáo sĩ với các giám mục của mình như:
a. Chu toàn các phận sự được trao.
b. Hòa nhập vào đường hướng mục vụ chung của giáo phận và Giáo Hội.
c. Phát triển những sáng kiến cá nhân.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


25.5 Sự hiệp thông của Giáo Hội được biểu lộ qua sự chia sẻ trách nhiệm của hàng giáo sĩ với giám mục của mình. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.



26.1 Các tu sĩ là ai?
a. Những người không lập gia đình.
b. Những người tuân giữ những lời khuyên của Tin Mừng.
c. Những người tận hiến đời mình để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân.
d. Những người quyết tâm theo Chúa Kitô.


26.2 Đối với Giáo Hội Việt Nam, các tu sĩ có vai trò gì?
a. Chứng tá Tin Mừng.
b. Quan trọng và đóng góp tích cực.
c. Duy trì sinh hoạt giữa các cộng đoàn giáo xứ.
d. Giúp đỡ người nghèo.


26.3 Các tu sĩ, những anh chị em phục vụ tha nhân, nhất là những người nghèo và bị bỏ rơi bằng …
a. 1 con tim nồng cháy.
b. 1 tình yêu vô vị lợi.
c. Sự dấn thân không mệt mỏi.
d. Sự vâng phục.


26.4 Trong hoàn cảnh hiện nay, để phát huy tình hiệp thông và tham gia trong Giáo Hội, các tu sĩ cần phải làm gì?
a. Hòa nhập những hoạt động tông đồ của mình vào chương trình mục vụ chung của giáo phận.
b. Phát triển chương trình giáo dục giới trẻ.
c. Tham gia nhũng hoạt động bác ái xã hội.
d. Giúp đỡ mọi người thăng tiến trong đời sống tri thức.


26.5 Sự hợp tác hài hòa giữa giáo phận, giáo xứ và dòng tu, cần được khuyến khích, nhằm đáp ứng điều gì?
a. Sự phát triển của xã hội.
b. Những nhu cầu đa dạng của Dân Chúa và xã hội.
c. Sự di dân của người trẻ.
d. Những thăng tiến xã hội của con người.



27.1 Công Đồng nào đã mở đường cho sự tham gia đa dạng của giáo dân vào đời sống Giáo Hội?
a. Công đồng Trentô.
b. Công đồng Êphêxô.
c. Công đồng Vaticanô I.

d. Công đồng Vaticanô II.

27.2 Đây là những việc người giáo dân tại Việt Nam đã và đang đóng góp cho đời sống và sứ vụ của Giáo Hội.
a. Mang Tin Mừng của Chúa đến những vùng xa xôi hẻo lánh.
b. Góp những lời cầu nguyện và bao hy sinh âm thầm xây dựng sự hưng thịnh và sinh động của cộng đoàn Dân Chúa.
c. Chia sẻ công sức tiền của.
d. Cả a, b và c đúng.


27.3 Công đồng Vaticanô II đã mở đường cho sự tham gia đa dạng của giáo dân vào đời sống Giáo Hội, ngay cả trong việc đào tạo linh mục. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


27.4 Ngày nay Giáo Hội cần quan tâm đến việc phát triển phẩm chất của giáo dân bằng cách nào?
a. Tổ chức các khóa huấn luyện về thần học.
b. Tổ chức các khóa huấn luyện về Kinh Thánh.
c. Tổ chức các khóa huấn luyện về xã hội.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


27.5 Giáo Hội cần canh tân những đường hướng và quy chế tổ chức giáo phận và giáo xứ, để giáo dân có cơ hội làm gì?
a. Thực thi lòng yêu thương với mọi người.
b. Biểu lộ lòng trung thành với Giáo Hội.
c. Thực thi những quyền chính đáng và trách nhiệm của mình trong Giáo Hội.
d. Bày tỏ sự vâng phục với Giáo Hội.



28.1 Trong đời sống Giáo Hội Tại Việt Nam, ai đã và đang góp phần tuy âm thần nhưng rất quan trọng trong việc xây dựng Dân Chúa?
a. Gia trưởng.
b. Giáo lý viên.
c. Nữ giới.
d. Giới trẻ.


28.2 Trong đời sống Giáo Hội tại Việt Nam, nữ giới góp phần rất quan trọng trong việc xây dựng Dân Chúa. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


28.3 “Không còn nam hay nữ, nhưng tất cả chỉ là 1 trong Chúa Kitô”. Đây là giáo huấn của ai?
a. Thánh Phêrô.
b. Thánh Phaolô
c. Thánh Gioan.
d. Thánh Augúttinô.


28.4 “Không còn nam hay nữ, nhưng tất cả chỉ là 1 trong Chúa Kitô”, được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
a. Thư Rôma.
b. Thư Côlôxê.
c. Thư Galát
d. Thư 1 Timôthêô.


28.5 Hôm nay, với nữ giới, Giáo Hội cần phải làm gì?
a. Đề cao vai trò của phụ nữ.
b. Tạo điều kiện giúp họ thăng tiến.
c. Giúp họ tích cực tham gia các sinh hoạt của giáo xứ, giáo phận.
d. Chỉ a và b đúng.
c. Cả a, b và c đúng.



29.1 Ai là người luôn ưu ái những người trẻ?
a. Chúa Giêsu.
b. Mẹ Maria.
c. Thánh Giuse.
d. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.


29.2 Theo gương Chúa Giêsu, Giáo Hội hoàn vũ đang nỗ lực mời gọi người trẻ làm gì?
a. Phát triển kiến thức về Kinh Thánh.
b. Dấn thân vào công tác xã hội.
c. Cộng tác và tham gia vào đời sống cộng đồng Dân Chúa.
d. Thực hành những giáo huấn của Chúa.



29.3 Với những người trẻ, Giáo Hội tại Việt Nam nên làm gì?
a. Nghiên cứu và mạnh dạn tổ chức những cử hành phụng tự thích hợp.
b. Khuyến khích giới trẻ sống đức tin cách sinh động và trưởng thành,
c. Khuyến khích giới trẻ tham gia vào các hội đoàn.
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


29.4 Để người trẻ cộng tác và tham gia vào đời sống cộng đồng Dân Chúa, công việc mục vụ này cần được chuẩn bị chu đáo bằng những việc gì?
a. Giáo dục đức tin cho thiếu nhi.
b. Giáo dục nhân bản cho thiếu nhi.
c. Giáo dục những kỹ năng giáo tiếp cho thiếu nhi.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


29.5 Nhờ đời sống thiêng liêng vững mạnh, giới trẻ Công Giáo sẽ làm gì?
a. Góp phần tích cực và bền vững vào việc lành mạnh hóa xã hội.
b. Dấn thân truyền giáo tại những nơi xa xôi.
c. Giúp đỡ những bạn cùng trang lứa thăng tiến trong đời sống xã hội.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.



30.1 Lịch sử cứu độ đạt đến cùng đích khi Thiên Chúa thâu họp tất cả trong ai?
a. Giáo hội.
b. Đức Kitô.
c. Chúa Thánh Thần.
d. Ba ngôi.


30.2 Giáo Hội lữ hành là gì của sự hiệp thông cánh chung?
a. Cùng đích.
b. Hoa quả đầu mùa.
c. Dấu chỉ.
d. Khí cụ.


30.3 Đâu là 1 lời chứng hùng hồn cho Tin Mừng hiệp thông?
a. Khi mọi thành phần trong gia đình Giáo Hội sống hợp nhất trong đức tin và hiệp thông trong đức ái.
b. Khi mọi thành phần trong gia đình Giáo Hội cùng tuyên xưng 1 đức tin.
c. Khi mọi thành phần trong gia đình Giáo Hội nỗ lực chia sẻ những khó khăn.
d. Khi mọi thành phần trong gia đình Giáo Hội cùng nhau vượt qua những khác biệt để hướng về Đức Kitô.


30.4 Trong tác động của ai, mọi thành phần Dân Chúa cộng tác với nhau để xây dựng Giáo Hội như “dấu chỉ và khí cụ của sự hợp nhất giữa Thiên Chúa với con người cũng như giữa con người với nhau”?
a. Đức Kitô.
b. Chúa Thánh Thần.
c. Giáo Hội.
d. Các Đức Giáo Hoàng.


30.5 Lịch sử gì đạt đến cùng đích khi Thiên Chúa thâu họp tất cả trong Đức Kitô?
a. Tiến hóa.
b. Xã hội.
c. Khoa học.
d. Cứu độ.



Sống dưới con mắt Chúa

Nguyễn Hồng Giáo

SỐNG THEO LỜI CHÚA DẠY

Bởi tin, Abraham được kêu gọi đã vâng lời ra đi đến xứ ông sẽ nhận làm cơ nghiệp, và ông ra đi mà không biết mình đi đâu. (Do thái 11,8)

Chắc hẳn việc Abraham rời bỏ quê cha đất tổ ở Canđê ra đi, không khác gì những cuộc di dân của các bộ lạc du mục khác, rời bỏ miền đất khô cằn này. Tuy thế, chỉ với Abraham, đã trở thành kiểu mẫu cho tất cả mọi cuộc sống tôn giáo. Với Abraham, đã khởi đầu cuộc mạo hiểm tinh thần của nhân loại trở về với Thiên Chúa. Vì thế chúng ta gọi Abraham là Tổ phụ của những người tin, người sinh thành ra những gì bằng lòng để cho cuộc sống mình chi phối bởi các giá trị siêu việt.

Abraham lên đường mà không biết mình đi đâu. Ông đã nghe tiếng gọi từ một khía cạnh đời sống cao xa hơn, những khía cạnh đời sống mà ông đã có kinh nghiệm cho tới lúc bấy giờ. Cái vô biên thôi thúc ông có thể là thô bạo, trí khôn ông chất phác quê mùa, đời sống luân lý của ông bất toàn – điều đó không quan trọng. Quan trọng là : ông đã hiểu rằng cần phải mau mắn “đi ra khỏi chính mình”.

Đó là kiểu mẫu của một đời sống được chi phối bởi niềm hy vông. Thánh Irênê diễn tả cơ cấu của đời sống ấy một cách đơn sơ như sau : “Abrtaham đa học cho biết làm theo lời Chúa dạy”.

Abraham kiên trì trong đêm tối của đợi chờ. Đối với ông, biến cố quyết định còn nằm “phía trước”. Thư gửi tín hữu Do-thái với về ông rằng : “Ông ngóng đợi cái thành trì có nền móng mà chính Thiên Chúa là Người vẽ mẫu và xây cất” (Do thái 11, 9-10)

* Ladislaz Boros


Lạy Chúa, Là Thiên Chúa chúng con thờ, như Abraham mà Chúa đã gọi xưa, chúng con tin rằng Chúa hoàn lài sự sống cho những người đã chết. Chúng con tin rằng Chúa đã cho Thánh Tử Giêsu phục sinh để cứu chuộc chúng con.

Chúng con thờ lạy Chúa vì Chúa đã yêu thương thế gian đến độ ấy. Chúng con nài xin Chúa : chớ gì dù tương lai hay tội lỗi hay sự chết, không gì chia lìa chúng con khỏi Đức Kitô là Đấng hằng trị với Chúa bây giờ và muôn đời.

* H. Oosterbois
 


Nguồn : tinmung.net


LỜI GIẢI ĐÁP

CHƯƠNG III

HIỆP THÔNG
TRONG GIA ĐÌNH CỦA THIÊN CHÚA


“Để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17, 21).
20.1 d. Cả a, b và c đúng.
20.2 b. Chúa Thánh Thần.
20.3 e. Cả a, b và c đúng.
20.4 a. Đúng.
20.5 d. Chỉ a và b đúng.


21.1 b. Hoa quả của Chúa Thánh Thần.
21.2 a. Đúng.
21.3 a. Thánh thi Ubi caritas.
21.4 d. Chỉ a và b đúng.
21.5 a. Đúng.


22.1 b. Củng cố và phát huy sự hiệp thông.
22.2 a. Sự hợp nhất mà Chúa Giêsu đã tha thiết cầu nguyện.
22.3 d. Tin mừng thánh Gioan (Ga 17,21)
22.4 e. Chỉ a, b và c đúng.
22.5 a. Vun trồng tình hiệp thông liên đới.


23.1 a. Nơi từng giáo phận.
23.2 b. Dấu chỉ và là trường dạy hiệp thông.
23.3 d. Chỉ a và b đúng.
23.4 d. Chỉ a và b đúng.
23.5 a. Xây dựng một Giáo Hội hiệp thông và tham gia.


24.1 b. Sai.
24.2 b. Cảm thức đức tin.
24.3 c. Vâng phục.
24.4 c. Được hướng dẫn cụ thể và kịp thời.
24.5 e. Cả a, b và c đúng.


25.1 b. Chia sẻ trách nhiệm.
25.2 d. Cả a, b và c đúng.
25.3 c. Cần khích lệ và cổ võ sự liên đới tương trợ về mặt nhân lực cũng như tài lực.
25.4 d. Chỉ a và b đúng.
25.5 a. Đúng.


26.1 c. Những người tận hiến đời mình để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân.
26.2 b. Quan trọng và đóng góp tích cực.
26.3 b. 1 tình yêu vô vị lợi.
26.4 a. Hòa nhập những hoạt động tông đồ của mình vào chương trình mục vụ chung của giáo phận.
26.5 b. Những nhu cầu đa dạng của Dân Chúa và xã hội.


27.1 d. Công đồng Vaticanô II.
27.2 d. Cả a, b và c đúng.
27.3 a. Đúng.
27.4 d. Chỉ a và b đúng.
27.5 c. Thực thi những quyền chính đáng và trách nhiệm của mình trong Giáo Hội.


28.1 c. Nữ giới.
28.2 a. Đúng.
28.3 b. Thánh Phaolô (Gl 3,28).
28.4 c. Thư Galát (Gl 3,28).
28.5 c. Cả a, b và c đúng.


29.1 a. Chúa Giêsu.
29.2 c. Cộng tác và tham gia vào đời sống cộng đồng Dân Chúa.
29.3 e. Cả a, b và c đúng.
29.4 d. Chỉ a và b đúng.
29.5 d. Chỉ a và b đúng.


30.1 b. Đức Kitô.
30.2 b. Hoa quả đầu mùa.
30.3 a. Khi mọi thành phần trong gia đình Giáo Hội sống hợp nhất trong đức tin và hiệp thông trong đức ái.
30.4 b. Chúa Thánh Thần.
30.5 d. Cứu độ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét