Vài nét lịch sử về các Vị Giáo Hoàng từ chức
Trước thông tin Đức Thánh Cha tuyên bố từ chức vào sáng Thứ Hai 11/2/2013 vì vì lý do tuổi tác và sức khỏe - và linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa thánh, cho biết quyết định của Đức Bênêdictô XVI sẽ có hiệu lực lúc 20 giờ ngày 28/02, - có thể gây hoang mang cho một số người, nên bài viết này giúp đưa ra một cái nhìn sơ lược về lịch sử giáo hoàng từ chức. Bài viết này còn như lời kêu gọi cầu nguyện và hi sinh nhiều hơn cho giáo hội.
Thông báo bằng tiếng latinh được đài Vaticana dịch sang tiếng Ý và nhiều ngôn ngữ khác, nguyên văn như sau: ‘‘Sau khi nhiều lần tự vấn lương tâm trước Thiên Chúa, tôi tin chắc rằng sức lực và tuổi tác không còn cho phép tôi hành sử đúng đắn nhiệm vụ. Trong thế giới ngày nay thường phải chịu nhiều đổi thay, sức mạnh thể lực và trí tuệ là yếu tố cần thiết để lèo lái con thuyền của thánh Phêrô, loan truyền Phúc âm. Trong nhiều tháng qua, sức lực mòn mỏi khiến tôi phải nhìn nhận không còn đủ sức cáng đáng sứ mệnh đã được giao phó. Tôi thành thực xin lỗi (tất cả) về những thiếu sót của tôi.’’ (Vietcatholic.net)
Giáo Luật và việc từ chức
Theo bộ giáo luật năm 1983, Quyển II: Dân Chúa, Phần II: Cơ Cấu Phẩm Trật Của Giáo Hội, Tiết 1: Quyền Tối Cao Của Giáo Hội, trong chương I: Ðức Thánh Cha Và Tập Ðoàn Giám Mục, mục I bàn về Đức Thánh Cha, Ðiều 332 # 2 viết “Nếu xảy ra trường hợp Ðức Thánh Cha từ chức, thì để được hữu hiệu, sự từ chức phải được tự do và được bày tỏ cách hợp thức nhưng không cần được ai chấp nhận.”
Như thế, để sự từ chức của Đức Thánh Cha có hiệu lực cần hai yếu tố; đó là “tự do” và “bày tỏ cách hợp thức”. Tuy nhiên, bộ giáo luật không chỉ định cá nhân hay đoàn thể nào mà qua đó Đức Thánh Cha phải bày tỏ việc từ chức cách hợp thức.
Lịch sử giáo hoàng từ chức.
Có thể nói việc Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI từ chức gây nên một cú sốc đối với không chỉ người Công giáo hay Kitô giáo mà còn cả với toàn thể thế giới. Đây là vị giáo hoàng đầu tiên trong vòng 600 năm qua từ chức. Nhưng ngài không phải là vị giáo hoàng đầu tiên từ chức trong lịch sử giáo hội.
Vị giáo hoàng, không kể đức giáo hoàng Biển Đức, cuối cùng từ chức chính là đức giáo hoàng Giêgôriô XII lên ngôi giáo hoàng năm 1406 đến 1415, việc từ chức của ngài giúp chấm dứt cuộc ly giáo Tây phương. Vị giáo hoàng từ chức nổi tiếng là thánh thiện chính là Thánh giáo hoàng Celestine V. Vốn là thầy dòng Biển Đức với bản tính đơn sơ và khiêm tốn, ngài lên ngôi giáo hoàng trong vòng năm tháng, đã quỳ gối trước hồng y đoàn xin từ chức.
Đức Pontian (230-235)
Giáo Luật và việc từ chức
Theo bộ giáo luật năm 1983, Quyển II: Dân Chúa, Phần II: Cơ Cấu Phẩm Trật Của Giáo Hội, Tiết 1: Quyền Tối Cao Của Giáo Hội, trong chương I: Ðức Thánh Cha Và Tập Ðoàn Giám Mục, mục I bàn về Đức Thánh Cha, Ðiều 332 # 2 viết “Nếu xảy ra trường hợp Ðức Thánh Cha từ chức, thì để được hữu hiệu, sự từ chức phải được tự do và được bày tỏ cách hợp thức nhưng không cần được ai chấp nhận.”
Như thế, để sự từ chức của Đức Thánh Cha có hiệu lực cần hai yếu tố; đó là “tự do” và “bày tỏ cách hợp thức”. Tuy nhiên, bộ giáo luật không chỉ định cá nhân hay đoàn thể nào mà qua đó Đức Thánh Cha phải bày tỏ việc từ chức cách hợp thức.
Lịch sử giáo hoàng từ chức.
Có thể nói việc Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI từ chức gây nên một cú sốc đối với không chỉ người Công giáo hay Kitô giáo mà còn cả với toàn thể thế giới. Đây là vị giáo hoàng đầu tiên trong vòng 600 năm qua từ chức. Nhưng ngài không phải là vị giáo hoàng đầu tiên từ chức trong lịch sử giáo hội.
Vị giáo hoàng, không kể đức giáo hoàng Biển Đức, cuối cùng từ chức chính là đức giáo hoàng Giêgôriô XII lên ngôi giáo hoàng năm 1406 đến 1415, việc từ chức của ngài giúp chấm dứt cuộc ly giáo Tây phương. Vị giáo hoàng từ chức nổi tiếng là thánh thiện chính là Thánh giáo hoàng Celestine V. Vốn là thầy dòng Biển Đức với bản tính đơn sơ và khiêm tốn, ngài lên ngôi giáo hoàng trong vòng năm tháng, đã quỳ gối trước hồng y đoàn xin từ chức.
Đức Pontian (230-235)
Trong lịch sử giáo hội, vị giáo hoàng đầu tiên từ chức là thánh giáo hoàng Pontianô lên ngôi giáo hoàng từ 230-235. Ngài lên ngôi giáo hoàng giữa lúc giáo hội đang gặp nạn phân tán bởi ảnh hưởng của Hippôlytô đồng thời hứng chịu cơn bách hại đạo dữ hội. Ngài tư chức khi bị lưu đầy qua Sardinia. Tại đây, ngài hoà giải với linh mục Hippôlytô và cả hai đều được phúc tử đạo.
Đức Celestine V (1294)
Sau khi Ðức Giáo Hoàng Nicôla IV từ trần, Giáo Hội không có người kế vị trong hai năm và ba tháng, và vì nghe tiếng thánh thiện của ngài, hồng y đoàn đã chọn ngài làm giáo hoàng, lúc ấy đã tám mươi bốn tuổi vào tháng 7 năm 1294. Ngài là vị giáo hoàng thứ 192 của giáo hội công giáo. Ngài đã từ chức giáo hoàng tại Caltelmovo ở gần Napôli ngày 24 tháng 12 năm 1294 khi nhận ra mình chỉ là dụng cụ trong tay các lãnh chúa. Ngài quỳ gối xin lỗi Hồng Y Đoàn vì đã không thể chu toàn nhiệm vụ giáo hoàng. Hậu quả của việc từ chức là ngài bị giam trong thành Fumone và qua đời năm 1296. Ngài được Ðức Clementê V phong thánh tạiAvignon ngày 03 tháng 5 năm 1313.
Đức Gregory XII (1406 - 1417)
Ngài kế vị Đức Innocent VII lên ngôi giáo hoàng ngày 30/11/1406. Ngài là vị giáo hoàng từ chức vì lợi ích giáo hội trong thời Đại ly giáo Tây phương. Vào thời gian này có hai giáo hoàng đều tuyên bố mình là giáo hoàng được bầu lên hợp pháp. Ngài đồng ý tuân theo quyết định Công đồng Constance với một điều kiện: ngài được chính thức triệu tập công đồng. Ngài từ chức và công đồng chọn Đức Martin V lên kế vị.
Đức Biển Đức XVI (2005 - 2013)
Đức Bênêdictô là đấng kế vị thánh Phêrô thứ 265 đại diện Chúa Kitô. Ngài là vị giáo hoàng người Đức đầu tiên kể từ thế kỷ XI. Ngày 19/04/2005, ngài lên ngôi giáo hoàng và sẽ mừng sinh nhật 86 tuổi vào ngày 16/04/2013 sắp tới. Ngài sẽ về hưu lúc 20 giờ ngày 28/02 vì lý do sức khỏe và tuổi tác.
Chức vụ giáo hoàng có lẽ là một trong những chức vụ làm tổn hao tâm trí con người nhiều nhất. Theo nhà báo John l. Allen của tờ National Catholic Reporter, trong tác phẩm viết về Đức Biển Đức XVI và việc bầu cử giáo hoàng, với số tín hữu Công giáo gần 1,1 tỉ người trên toàn thế giới, do một bộ phận hành chính khoảng 2700 người trông coi và thượng đỉnh là chức vụ Giáo hoàng, một con số đầy kinh ngạc và hệ quả là tàn phá sức và trí con người kinh khủng thế nào. Peter Drucker, một chuyên gia về quản lý tính toán nếu áp dụng cùng một tỉ lệ cho Hoa Kỳ thì chính quyền Hoa Kỳ chỉ cần 500 người trong chính phủ liên bang mà thôi. Điều đó cho thấy giáo hội là một trong những cơ chế vận hành đòi hỏi sự cộng tác của từng thành viên: từ việc cầu nguyện, hy sinh cho đến đóng góp cho giáo hội.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần, đấng luôn thánh hóa giáo hội, luôn làm cho giáo hội tràn đầy sinh lực để giáo hội trở nên chứng nhân cho Đức Kitô giữa trần gian.
Trầm Tư2/11/2013 – vietcatholic.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét