Thiên Chúa chiến thắng con rồng đỏ: Thông điệp cho ai yêu chuộng hòa bình
Phụng vụ của ngày đại lễ Đức Maria hồn xác lên trời giới thiệu với chúng ta hai hình ảnh nổi bật nhưng đối lập nhau, được Sách Khải Huyền mô tả, đó là hình ảnh “con rồng đỏ” và “người phụ nữ”. Hai hình ảnh này nói với chúng ta điều gì? Chúng ta hãy khám phá ý nghĩa của chúng trong dịp đặc biệt này.
1. Hình ảnh con rồng đỏ
Trước hết là hình ảnh con rồng đỏ khổng lồ. Đối với văn hóa Việt Nam, rồng là một trong bốn linh vật cao quý bậc nhất: long, ly, quy, phượng. Rồng là biểu tượng của sức mạnh, của sự giàu sang phú quý đến từ thần linh. Vì thế, người Việt tự coi mình là “con rồng, cháu tiên”.
Nhưng đối với Kinh Thánh, rồng là một quái vật, là sức mạnh của ma quỷ. Sách Khải Huyền mô tả sự xuất hiện của nó với một sức mạnh hết sức man rợ và đáng kinh sợ (cf. Kh 11,12.1-6a).
Ở đây, thánh Gioan ám chỉ đến quyền lực độc tài thuộc các hoàng đế La Mã, từ Nêrô bạo chúa (37-68) đến Đômitianô (81-96) trong những thế kỷ đầu. Đó là những thế lực chống lại Kitô giáo và bách hại đạo.
Theo một giải thích mở rộng, “con rồng đỏ” cũng là biểu tượng của các thể chế độc độc tài vô thần, phi nhân bản và duy quyền lực trong các thế hệ loài người. Chẳng hạn như chế độc tài Đức quốc xã, chế độ độc tài cộng sản Stalin ở Nga, ở Trung Quốc, và Việt Nam vv...
Hình ảnh người phụ nữ đối diện với con rồng đỏ này là hình ảnh của Giáo Hội khi phải đối diện với những thế lực đó. Các thể chế độc tài có trong tay tất cả mọi quyền lực, khí giới và sức mạnh quân sự. Trong khi đó Giáo Hội không có súng đạn, vũ khí, và xem ra không có khả năng để sống sót, sống đạo, lại càng không có khả năng để chiến thắng.
Tuy nhiên, tác giả sách Khải Huyền cho biết số phận cuối cùng của con rồng đỏ này là thất bại và bị tiêu vong. Giáo Hội Chúa chiến thắng và tồn tại, không bằng sức mạnh quân sự và thù hận, nhưng là bằng tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, bằng đức tin và sự hiệp thông với nhau. Điều mà Chúa tiên báo được ứng nghiệm trong lịch sử: “Phêrô, con là đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa hỏa ngục, tức quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi (Mt 16, 18).
Quả thế, đế quốc La Mã “đã trở thành nôi của Kitô giáo”. Bức tường Berlin đã sụp đổ. Nước Nga đã “trở lại”. Nói như nhà văn Henryk Sienkiewicz trong cuốn tiểu thuyết lừng danh Quo vadis: Các hoàng đế La Mã lần lượt ngã xuống và bị quên lãng, còn Giáo Hội của Phêrô thì đứng lên và tồn tại mãi với thời gian. Chúng ta hy vọng điều này sẽ xảy ra ở Việt Nam và Trung Quốc trong một tương lai.
2. Hình ảnh người phụ nữ
Hình ảnh thứ hai lôi kéo sự chú ý của chúng ta đó là hình ảnh của “một người phụ nữ đẹp lộng lẫy, mình mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 11,19a). Theo các nhà chú giải Kinh Thánh, hình ảnh này trực tiếp ám chỉ về Đức Maria:
- Mẹ mặc áo mặt trời, có nghĩa là Mẹ mặc ân sủng, sự sống và vinh quang của Thiên Chúa. Cả cuộc đời Mẹ hoàn toàn sống cho Thiên Chúa, thi hành ý Chúa, nay Mẹ được Thiên Chúa siêu thăng. Mẹ viên mãn được đầy ơn phúc!
“Đầu đội triều thiên 12 ngôi sao” có nghĩa là Mẹ được bao quanh bởi mười hai chi tộc Israel mới là Giáo Hội hoàn vũ, bởi tất cả Dân Thiên Chúa, và với sự hiệp thông của các thần thánh trên trời dưới đất tung hộ Mẹ, tôn kính Mẹ.
Và “chân đạp mặt trăng”, trăng thuộc về đêm tối, biểu tượng của sự chết và sự diệt vong, diễn tả Mẹ đã chiến thắng sự chết, sự diệt vong do tội lỗi nhờ hoa quả cứu độ của Chúa Kitô mang lại.
Như thế, Mẹ lên trời có nghĩa là Mẹ chiến thắng, Mẹ được Thiên Chúa vinh thăng. Đó là chân lý đức tin, được Giáo Hội định tín bởi Đức Giáo Hoàng Piô XII vào 1/11/1950. Đó là phần thưởng của lòng thương xót Chúa đã dành cho Mẹ sau khi Mẹ đã xuất sắc hoàn tất sứ mạng của mình tại dương thế. Như Mẹ đã xác tín trong bài Tin Mừng: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Vì danh Người là thánh. Đời nọ tới đời kia Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”.
3. Niềm cậy trông vững vàng
Hôm nay cùng với các tín hữu đồng đạo, con cái giáo phận Vinh khắp nơi trong và ngoài nước đông đảo quy tụ nhau để mừng lễ quan thầy Giáo phận. Kể từ ngày Đức Cha Pinaeu Trị (15/81892) dâng Giáo phận Vinh cho Đức Maria và chọn Đức Mẹ linh hồn và xác lên Trời làm Đấng bổn mạng, lễ Mẹ lên trời trở thành ngày truyền thống của giáo phận, ngày hạnh ngộ của những người con xứ Nghệ vốn được biết đến như những con người chân chất, cần mẫn nhưng rất mực trung kiên phụng sự Thiên Chúa, hết lòng yêu mến Giáo Hội và kiên cường bảo vệ niềm tin.
Về bên Mẹ, chúng ta chia vui sẻ buồn, tạ ơn Thiên Chúa và phó dâng cho Mẹ mọi ưu tư phiền muộn, để cầu xin một cuộc sống an lành, hạnh phúc.
Trong một hoàn cảnh đất nước Việt Nam hiện nay đang phải đối diện với những nguy cơ về sự “đô hộ kiểu mới” của người Phương Bắc, nên “rừng đã hết và biển thì đang chết, núi đồi, sông ngòi đang bị tàn phá một cách vô tội vạ; đặc biệt là thảm họa môi trường do nhà máy Formosa gây ra đã làm cho biết bao người dân phải điêu đứng, chết dần chết mòn! Nhờ lời cầu bầu đắc lực của Mẹ, chúng ta hãy cầu nguyện cho đất nước Việt Nam được quốc thái dân an, cho người dân được sống trong cảnh thái bình và tự do, cho môi trường được gìn giữ, bảo vệ và an toàn.
Mừng lễ Mẹ lên trời mang lại cho chúng ta niềm an ủi và hy vọng chắc chắn về ơn cứu độ của Thiên Chúa sẽ ban cho mỗi người trong cuộc sống mai sau như đã ban cho Mẹ. Đồng thời Thiên Chúa cũng mời gọi chúng ta sống tốt cuộc sống hiện tại như Mẹ đã sống để xứng đáng đón nhận phần thưởng đó. Noi gương Đức Maria, anh chị em hãy sống tốt đời sống một kitô hữu trong mọi hoàn cảnh sống của mình.
Lạy Mẹ Maria là Nữ Vương ban sự bình an, xin Mẹ cầu bầu cho chúng con khi này và trong giờ lâm tử - Amen.
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
15.8.2016
1. Hình ảnh con rồng đỏ
Trước hết là hình ảnh con rồng đỏ khổng lồ. Đối với văn hóa Việt Nam, rồng là một trong bốn linh vật cao quý bậc nhất: long, ly, quy, phượng. Rồng là biểu tượng của sức mạnh, của sự giàu sang phú quý đến từ thần linh. Vì thế, người Việt tự coi mình là “con rồng, cháu tiên”.
Nhưng đối với Kinh Thánh, rồng là một quái vật, là sức mạnh của ma quỷ. Sách Khải Huyền mô tả sự xuất hiện của nó với một sức mạnh hết sức man rợ và đáng kinh sợ (cf. Kh 11,12.1-6a).
Ở đây, thánh Gioan ám chỉ đến quyền lực độc tài thuộc các hoàng đế La Mã, từ Nêrô bạo chúa (37-68) đến Đômitianô (81-96) trong những thế kỷ đầu. Đó là những thế lực chống lại Kitô giáo và bách hại đạo.
Theo một giải thích mở rộng, “con rồng đỏ” cũng là biểu tượng của các thể chế độc độc tài vô thần, phi nhân bản và duy quyền lực trong các thế hệ loài người. Chẳng hạn như chế độc tài Đức quốc xã, chế độ độc tài cộng sản Stalin ở Nga, ở Trung Quốc, và Việt Nam vv...
Hình ảnh người phụ nữ đối diện với con rồng đỏ này là hình ảnh của Giáo Hội khi phải đối diện với những thế lực đó. Các thể chế độc tài có trong tay tất cả mọi quyền lực, khí giới và sức mạnh quân sự. Trong khi đó Giáo Hội không có súng đạn, vũ khí, và xem ra không có khả năng để sống sót, sống đạo, lại càng không có khả năng để chiến thắng.
Tuy nhiên, tác giả sách Khải Huyền cho biết số phận cuối cùng của con rồng đỏ này là thất bại và bị tiêu vong. Giáo Hội Chúa chiến thắng và tồn tại, không bằng sức mạnh quân sự và thù hận, nhưng là bằng tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, bằng đức tin và sự hiệp thông với nhau. Điều mà Chúa tiên báo được ứng nghiệm trong lịch sử: “Phêrô, con là đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa hỏa ngục, tức quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi (Mt 16, 18).
Quả thế, đế quốc La Mã “đã trở thành nôi của Kitô giáo”. Bức tường Berlin đã sụp đổ. Nước Nga đã “trở lại”. Nói như nhà văn Henryk Sienkiewicz trong cuốn tiểu thuyết lừng danh Quo vadis: Các hoàng đế La Mã lần lượt ngã xuống và bị quên lãng, còn Giáo Hội của Phêrô thì đứng lên và tồn tại mãi với thời gian. Chúng ta hy vọng điều này sẽ xảy ra ở Việt Nam và Trung Quốc trong một tương lai.
2. Hình ảnh người phụ nữ
Hình ảnh thứ hai lôi kéo sự chú ý của chúng ta đó là hình ảnh của “một người phụ nữ đẹp lộng lẫy, mình mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 11,19a). Theo các nhà chú giải Kinh Thánh, hình ảnh này trực tiếp ám chỉ về Đức Maria:
- Mẹ mặc áo mặt trời, có nghĩa là Mẹ mặc ân sủng, sự sống và vinh quang của Thiên Chúa. Cả cuộc đời Mẹ hoàn toàn sống cho Thiên Chúa, thi hành ý Chúa, nay Mẹ được Thiên Chúa siêu thăng. Mẹ viên mãn được đầy ơn phúc!
“Đầu đội triều thiên 12 ngôi sao” có nghĩa là Mẹ được bao quanh bởi mười hai chi tộc Israel mới là Giáo Hội hoàn vũ, bởi tất cả Dân Thiên Chúa, và với sự hiệp thông của các thần thánh trên trời dưới đất tung hộ Mẹ, tôn kính Mẹ.
Và “chân đạp mặt trăng”, trăng thuộc về đêm tối, biểu tượng của sự chết và sự diệt vong, diễn tả Mẹ đã chiến thắng sự chết, sự diệt vong do tội lỗi nhờ hoa quả cứu độ của Chúa Kitô mang lại.
Như thế, Mẹ lên trời có nghĩa là Mẹ chiến thắng, Mẹ được Thiên Chúa vinh thăng. Đó là chân lý đức tin, được Giáo Hội định tín bởi Đức Giáo Hoàng Piô XII vào 1/11/1950. Đó là phần thưởng của lòng thương xót Chúa đã dành cho Mẹ sau khi Mẹ đã xuất sắc hoàn tất sứ mạng của mình tại dương thế. Như Mẹ đã xác tín trong bài Tin Mừng: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Vì danh Người là thánh. Đời nọ tới đời kia Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”.
3. Niềm cậy trông vững vàng
Hôm nay cùng với các tín hữu đồng đạo, con cái giáo phận Vinh khắp nơi trong và ngoài nước đông đảo quy tụ nhau để mừng lễ quan thầy Giáo phận. Kể từ ngày Đức Cha Pinaeu Trị (15/81892) dâng Giáo phận Vinh cho Đức Maria và chọn Đức Mẹ linh hồn và xác lên Trời làm Đấng bổn mạng, lễ Mẹ lên trời trở thành ngày truyền thống của giáo phận, ngày hạnh ngộ của những người con xứ Nghệ vốn được biết đến như những con người chân chất, cần mẫn nhưng rất mực trung kiên phụng sự Thiên Chúa, hết lòng yêu mến Giáo Hội và kiên cường bảo vệ niềm tin.
Về bên Mẹ, chúng ta chia vui sẻ buồn, tạ ơn Thiên Chúa và phó dâng cho Mẹ mọi ưu tư phiền muộn, để cầu xin một cuộc sống an lành, hạnh phúc.
Trong một hoàn cảnh đất nước Việt Nam hiện nay đang phải đối diện với những nguy cơ về sự “đô hộ kiểu mới” của người Phương Bắc, nên “rừng đã hết và biển thì đang chết, núi đồi, sông ngòi đang bị tàn phá một cách vô tội vạ; đặc biệt là thảm họa môi trường do nhà máy Formosa gây ra đã làm cho biết bao người dân phải điêu đứng, chết dần chết mòn! Nhờ lời cầu bầu đắc lực của Mẹ, chúng ta hãy cầu nguyện cho đất nước Việt Nam được quốc thái dân an, cho người dân được sống trong cảnh thái bình và tự do, cho môi trường được gìn giữ, bảo vệ và an toàn.
Mừng lễ Mẹ lên trời mang lại cho chúng ta niềm an ủi và hy vọng chắc chắn về ơn cứu độ của Thiên Chúa sẽ ban cho mỗi người trong cuộc sống mai sau như đã ban cho Mẹ. Đồng thời Thiên Chúa cũng mời gọi chúng ta sống tốt cuộc sống hiện tại như Mẹ đã sống để xứng đáng đón nhận phần thưởng đó. Noi gương Đức Maria, anh chị em hãy sống tốt đời sống một kitô hữu trong mọi hoàn cảnh sống của mình.
Lạy Mẹ Maria là Nữ Vương ban sự bình an, xin Mẹ cầu bầu cho chúng con khi này và trong giờ lâm tử - Amen.
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
15.8.2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét