Tông Huấn Gaudete Et Exultate của ĐTC Phan Xicô : Chương Hai
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
TÔNG HUẤN GAUDETE ET EXSULTATE
CỦA Đức Thánh Cha PHANXICÔ
VỀ ƠN GỌI NÊN THÁNH
TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
CHƯƠNG 2 : HAI KẺ THÙ XẢO QUYỆT CỦA SỰ THÁNH THIỆN
35. Tôi muốn đề cập đến hai hình thức thánh thiện giả dối có thể dẫn chúng ta đi lạc đường: thuyết ngộ đạo và thuyết Pêlagiô [dựa vào sức riêng của mình]. Chúng là hai lạc giáo từ thời Kitô giáo sơ khai, nhưng vẫn tiếp tục gây tai hại cho chúng ta. Trong thời đại của chúng ta cũng vậy, nhiều Kitô hữu, có lẽ không ý thức điều ấy, có thể bị dụ dỗ bởi những ý tưởng lừa đảo này; chúng phản ánh một chủ thuyết nội tại đặt con người làm trung tâm được trá hình như chân lý của Công Giáo [33]. Chúng ta hãy nhìn đến hai hình thức an toàn theo học thuyết hoặc kỷ luật này, là những học thuyết làm nảy sinh “một chủ nghĩa ưu tú độc tài chỉ biết nghĩ đến cái đúng của mình, bởi đó thay vì rao giảng Tin Mừng, người ta phân tích và xếp loại những người khác, và thay vì tạo điều kiện để tiếp cận với ân sủng, người ta dốc hết tâm lực ra để kiểm soát. Trong cả hai trường hợp, người ta không thực sự quan tâm đến Chúa Giêsu Kitô hoặc tha nhân” [34].
THUYẾT NGỘ ĐẠO HIỆN ĐẠI
36. Thuyết Ngộ Đạo giả thiết "một đức tin thuần túy chủ quan, chỉ quan tâm đến một kinh nghiệm cụ thể nào đó hoặc một loạt các ý tưởng và một ít kiến thức có ý để an ủi và soi sáng, nhưng vẫn giam kín một người trong những tư tưởng hay cảm xúc riêng của họ" [35].
Một trí năng không có Thiên Chúa và xác thịt
37. Cảm tạ Thiên Chúa, trong suốt lịch sử Hội Thánh luôn luôn có sự rõ ràng rằng sự hoàn hảo của một người không được đo lường bằng tin tức hay kiến thức mà người ấy có được, nhưng bằng chiều sâu của đức ái của người ấy. “Những người theo phái Ngộ Đạo” không hiểu điều này, bởi vì họ đánh giá người khác dựa vào khả năng hiểu được sự phức tạp của một học thuyết nào đó của họ. Họ nghĩ đến trí năng như tách rời khỏi xác thịt, và như thế trở nên không có khả năng chạm đến xác thịt đau khổ của Đức Kitô nơi tha nân, bị nhốt chặt như thể chúng nằm trong một tự điển bách khoa của các tư tưởng trừu tượng. Chung cuộc, khi tách rời mầu nhiệm ra khỏi cơ thể, họ thích “một Thiên Chúa không có Đức Kitô, một Đức Kitô không có Hội Thánh, và một Hội Thánh không có dân của mình”. [36].
38. Chắc chắn đây là một sự giả dối hời hợt: có nhiều chuyển động ở bề mặt, nhưng tâm trí không bị ảnh hưởng hay rung động sâu xa. Tuy nhiên, thuyết ngộ đạo thực hiện một sự thu hút gian trá đối với một số người, vì cách tiếp cận ngộ đạo thì nghiêm khắc và được coi là trong sáng, cùng có vẻ như có một sự hài hòa hoặc trật tự nào đó bao gồm tất cả mọi sự.
39. Ở đây chúng ta phải cẩn thận. Tôi không đề cập đến một chủ nghĩa duy lý thù nghịch với đức tin Kitô giáo. Nó có thể hiện diện trong Hội Thánh, cả trong các giáo dân ở các giáo xứ và giảng viên triết học và thần học ở các trung tâm đào tạo. Những người Ngộ đạo nghĩ rằng các giải thích của họ có thể làm cho toàn bộ đức tin và Tin Mừng hoàn toàn dễ hiểu. Họ tuyệt đối hóa các thuyết của họ và buộc những người khác phải chấp nhận cách suy nghĩ của họ. Một cách sử dụng lý trí lành mạnh và khiêm tốn để suy tư về giáo huấn thần học và luân lý của Tin Mừng là một điều. Còn một cách khác là hạ giáo huấn của Chúa Giêsu xuống thành một lý luận lạnh lùng và khắc nghiệt nhằm tìm cách thống trị mọi sự [37].
Một học thuyết không có mầu nhiệm
40. Thuyết Ngộ Đạo là một trong những hệ phái tư tưởng nham hiểm nhất, bởi vì, trong khi đề cao kiến thức hoặc kinh nghiệm cụ thể một cách quá mức, nó coi cái nhìn của mình về thực tại là hoàn hảo. Do đó, có thể vì không hề ý thức được điều ấy, hệ tư tưởng này thậm chí dựa vào sự trợ giúp của chính mình và trở nên càng thiển cận hơn. Nó có thể trở nên viển vông hơn nữa khi tàng hình như một linh đạo tách rời những gì là cụ thể. Với thuyết ngộ đạo “theo bản chất của nó tìm cách thuần hóa mầu nhiệm” [38], dù là mầu nhiệm của Thiên Chúa và ân sủng của Ngài, hay bí ẩn của cuộc đời những người khác.
41. Khi một người nào đó có giải pháp cho mọi vấn đề, đó là một dấu chỉ cho thấy họ không đi đúng đường. Họ có thể là các ngôn sứ giả, những kẻ sử dụng tôn giáo vì mục đích riêng của họ, để quảng bá các lý thuyết riêng của họ về tâm lý hoặc trí năng. Thiên Chúa vô cùng siêu việt trên chúng ta; Ngài đầy bất ngờ. Chúng ta không phải là người quyết định mình sẽ gặp Ngài khi nào và thế nào; thời gian và địa điểm chính xác của cuộc gặp gỡ ấy không phụ thuộc vào chúng ta. Người nào muốn mọi sự đều rõ ràng và chắc chắn là dám mạo muội kiểm soát sự siêu việt của Thiên Chúa.
42. Chúng ta cũng không có quyền nói là nơi nào không có Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa hiện diện cách mầu nhiệm trong cuộc sống của mỗi người, theo một cách mà chính Ngài chọn lựa, và chúng ta không thể loại trừ điều này bằng những điều mình cho là chắc chắn. Ngay cả khi đời sống của một người có vẻ hoàn toàn tan nát, ngay cả khi chúng ta thấy đời sống ấy bị các tật xấu hoặc nghiện ngập tàn phá, thì Thiên Chúa vẫn hiện diện ở đó. Nếu chúng ta để cho mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn thay vì các định kiến của chính mình, thì chúng ta có thể và phải cố gắng tìm kiếm Chúa trong mọi đời sống con người. Đây là một phần của mầu nhiệm mà một não trạng ngộ đạo không thể nào chấp nhận được, vì nằm ngoài sự kiểm soát của nó.
Các giới hạn của lý trí
43. Thật không dễ hiểu được chân lý mà chúng ta đã nhận được từ Chúa. Và thậm chí còn khó hơn nữa để diễn tả nó. Vì vậy, chúng ta không thể cho rằng cách hiểu chân lý này của mình cho phép chúng ta thực thi việc giám sát chặt chẽ cuộc sống của những người khác. Ở đây, tôi xin lưu ý rằng trong Hội Thánh có sự đồng tồn cách hợp pháp của những cách khác nhau để giải thích nhiều khía cạnh của học thuyết và đời sống Kitô hữu; trong sự đa dạng của chúng, chúng “giúp diễn đạt rõ ràng hơn về sự phong phú của Lời Chúa”. Đúng là “đối với những người mơ ước một học thuyết toàn khối được tất cả mọi người bảo vệ và không nhường một chỗ nào cho sự hơi khác biệt, điều này có vẻ như không đáng được mong ước và dẫn đến mập mờ” [39]. Thật vậy, một số dòng tư tưởng của chủ nghĩa ngộ đạo đã chế nhạo sự đơn giản cụ thể của Tin Mừng và cố gắng thay thế Thiên Chúa Ba Ngôi và Nhập Thể bằng một Nhất Thể tối cao, trong đó sự đa dạng phong phú của lịch sử của chúng ta bị biến mất.
44. Trên thực tế, học thuyết, hay đúng hơn, sự hiểu biết và sự diễn tả của chúng ta về nó, “không phải là một hệ thống khép kín, không có khả năng năng động để đặt câu hỏi, nghi ngờ và thắc mắc... Các câu hỏi của dân của chúng ta, sự đau khổ của họ, các nỗ lực của họ, các ước mơ của họ, các thử thách của họ và các lo âu của họ, tất cả đều có giá trị giải thích mà chúng ta không thể bỏ qua nếu chúng ta muốn theo đuổi nguyên tắc nhập thể một cách nghiêm chỉnh. Thắc mắc của họ giúp chúng ta suy nghĩ, các câu hỏi của họ chất vấn chúng ta”. [40]
45. Một sự nhầm lẫn nguy hiểm có thể phát sinh. Chúng ta có thể nghĩ rằng bởi vì mình biết một điều gì đó, hoặc có thể giải thích nó một cách nào đó, nên mình đã là những vị thánh, hoàn hảo và tốt hơn “đa số người thiếu hiểu biết”. Thánh Gioan Phaolô II đã cảnh báo về cám dỗ của những người có học thức cao trong Hội Thánh “cảm thấy một cách nào đó ở trên các thành phần tín hữu khác” [41]. Thực ra, điều chúng ta nghĩ rằng mình biết phải luôn luôn thúc đẩy chúng ta đáp lại tình yêu của Thiên Chúa một cách trọn vẹn hơn. Quả thật, “anh chị em học như thế là để sống: thần học và sự thánh thiện không thể tách rời nhau được” [42].
46. Khi Thánh Phanxicô thành Assisi thấy một số môn đệ của ngài tham gia việc giảng dạy, thì ngài muốn tránh chước cám dỗ về thuyết ngộ đạo. Ngài đã viết cho Thánh Antôn thành Padua: “Cha vui mừng khi con dạy thần học thánh cho các anh em, với điều kiện là ... con đừng dập tắt tinh thần cầu nguyện và sùng kính trong khi nghiên cứu loại này” [43]. Thánh Phanxicô đã nhận ra cám dỗ để biến kinh nghiệm Kitô giáo thành một tập các bài thực tập về trí tuệ là điều tách chúng ta khỏi sự tươi mát của Tin Mừng. Mặt khác, Thánh Bonaventura đã chỉ ra rằng sự khôn ngoan Kitô giáo chân chính không bao giờ có thể được tách ra khỏi lòng thương xót đối với người lân cận của chúng ta: “Sự khôn ngoan vĩ đại nhất có thể là chia sẻ một cách hiệu quả những gì chúng ta cho đí ... Thậm chí như lòng thương xót là bạn đồng hành của sự khôn ngoan thế nào, thì tính hà tiện là kẻ thù của nó như thế” [44]. Có những hoạt động, được kết hợp để chiêm niệm, không ngăn cản việc chiêm niệm, mà lại tạo thuận lợi cho nó, chẳng hạn như những việc làm thương xót và việc sùng kính” [45].
THUYẾT PALAGIÔ HIỆN ĐẠI
47. Thuyết Ngộ Đạo đã nhường chỗ cho một dị giáo khác, cũng hiện diện trong thời đại chúng ta. Theo thời gian, nhiều người nhận ra rằng không phải kiến thức làm cho chúng ta trở nên tốt hơn hoặc làm cho chúng ta nên thánh, mà là cách chúng ta sống. Nhưng điều này đã tinh vi dẫn trở lại sai lầm cũ của những người theo thuyết ngộ đạo, là thuyết chỉ đơn thuần được biến đổi chứ không bị loại trừ.
48. Cùng một sức mạnh mà những người theo ngộ đạo đã gán cho kiến thức, thì những người khác giờ đây bắt đầu gán cho ý chí của con người, với nỗ lực cá nhân. Đây là trường hợp những người theo thuyết Pelagiô và người theo thuyết bán-Palagiô. Giờ đây không phải là trí thông minh thay thế cho mầu nhiệm và ân sủng, mà ý chí của con người. Người ta đã quên rằng mọi sự “không tùy thuộc vào ý muốn hay nỗ lực của con người, nhưng vào Thiên Chúa, Đấng tỏ lòng thương xót” (Rom 9:16) và “Ngài đã yêu thương chúng ta trước” (x. 1 Ga 4:19).
Một ý chí thiếu khiêm tốn
49. Những người đầu hàng não trạng Pelagiô hoặc bán-Pelagiô này, mặc dù vẫn nhiệt thành nói về ân sủng của Thiên Chúa, nhưng họ “chung cuộc chỉ tin cậy vào sức riêng của họ và cảm thấy mình tốt hơn người khác bởi vì họ tuân giữ một số quy luật nào đó hoặc vẫn tuyệt đối trung thành với một kiểu Công Giáo đặc thù” [46]. Khi một số người trong họ nói với những người yếu đuối rằng tất cả mọi sự có thể được hoàn thành với ân sủng của Thiên Chúa, tận đáy lòng họ có chiều hướng đưa ra ý tưởng rằng mọi sự đều có thể làm được theo ý chí của con người, như thể nó là một điều gì thanh sạch, hoàn hảo, toàn năng, mà trong đó ân sủng được thêm vào. Họ không nhận ra rằng “không phải ai cũng có thể làm được mọi sự” [47], và rằng trong cuộc đời này, sự yếu đuối của con người không được chữa lành cách hoàn toàn và một lần cho xong bằng ân sủng [48]. Trong mọi trường hợp, như thánh Augustinô dạy, Thiên Chúa truyền cho anh chị em làm những gì anh chị em có thể và cầu xin cho những gì anh chị em không thể làm được [49], và thực sự cầu nguyện với Ngài cách khiêm tốn: “Xin ban cho con những gì Ngài truyền dạy, và truyền dạy con những gì Ngài muốn” [ 50].
50. Cuối cùng, việc thiếu một nhìn nhận chân thành và trong cầu nguyện những giới hạn của chúng ta, ngăn cản ân sủng làm việc hiệu quả hơn trong chúng ta, vì không còn chỗ để cho sự tốt lành tiềm tàng, là một phần của một cuộc hành trình chân thành và chính đáng của việc tăng trưởng, có thể xảy ra. [51] Ân sủng, chính vì xây trên tính tự nhiên, không làm cho chúng ta thành siêu nhân ngay tức thì. Kiểu suy nghĩ ấy cho thấy quá nhiều tin cậy vào khả năng của mình. Bên dưới sự chính thống của chúng ta, các thái độ của chúng ta có thể không tương ứng với lời nói của mình về nhu cầu ân sủng, và trong những hoàn cảnh cụ thể chúng ta có thể sẽ không mấy đặt niềm tin vào nó. Trừ khi chúng ta có thể nhìn nhận hoàn cảnh cụ thể và giới hạn của mình, chúng ta sẽ không thể thấy được những bước thật sự và có thể mà Chúa đòi hỏi chúng ta trong mọi lúc, một khi chúng ta được hồng ân của Người thu hút và ban khả năng. Ân sủng hành động trong lịch sử; thông thường thì ân sủng nắm lấy chúng ta và biến đổi chúng ta cách từ từ [52]. Nếu chúng ta từ chối thực tại lịch sử và tiệm tiến này, chúng ta có thể thực sự từ chối và ngăn chặn ân sủng, ngay cả khi chúng ta ca tụng nó bằng lời nói của mình.
51. Khi Thiên Chúa nói với ông Abraham, Ngài bảo ông: “Ta là Thiên Chúa Toàn Năng, hãy đi trước mặt Ta, và hãy nên trọn lành” (St 17: 1). Để được nên trọn lành, như Ngài muốn cho chúng ta, chúng ta cần phải sống khiêm tốn trong sự hiện diện của Ngài, được che phủ trong vinh quang của Ngài; chúng ta cần bước đi cùng với Ngài, trong khi nhận ra tình yêu không ngừng của Ngài trong cuộc đời mình. Chúng ta cần phải không còn sợ hãi trước sự hiện diện ấy, là sự hiện diện chỉ có thể có vì ích lợi của chúng ta. Thiên Chúa là Người Cha đã ban cho chúng ta sự sống và yêu thương chúng ta rất nhiều. Một khi chúng ta chấp nhận Ngài, và chấm dứt tìm cách sống đời mình mà không có Ngài, thì nỗi thống khổ của cô đơn sẽ biến mất (x. TV 139:23-24). Bằng cách này, chúng ta sẽ biết được ý muốn vui lòng và hoàn hảo của Chúa (x. Rom 12:1-2) và để cho Người nhào nặn chúng ta như một thợ gốm (x. Is 29:16). Chúng ta thường nói rằng Thiên Chúa ngự trong chúng ta, nhưng tốt hơn là nói rằng chúng ta ở trong Ngài, để Ngài có thể giúp chúng ta sống trong ánh sáng và tình yêu của Ngài. Ngài là đền thờ của chúng ta; chúng ta cầu xin được ở trong nhà Chúa mọi ngày của đời mình (x. TV 27: 4). “Vì một ngày trong khuôn viên Đền Thánh của Chúa còn hơn một ngàn ngày ở những nơi khác” (TV 84:10). Trong Ngài là sự thánh thiện của chúng ta.
Một giáo huấn của Hội Thánh thường bị coi nhẹ
52. Hội Thánh đã nhiều lần dạy rằng chúng ta được nên công chính không nhờ các việc làm hay nỗ lực riêng của mình, nhưng nhờ ân sủng của Chúa, Đấng luôn luôn chủ động. Các Giáo Phụ của Hội Thánh, ngay cả trước Thánh Augustinô, đã bày tỏ rõ ràng niềm tin cơ bản này. Thánh Gioan Kim Khẩu nói rằng Thiên Chúa đổ vào chúng ta chính nguồn mạch của tất cả mọi hồng ân của Ngài thậm chí trước khi chúng ta bước vào trận chiến [53]. Thánh Basiliô Cả nhận xét rằng các tín hữu chỉ được vinh quang nơi một mình Thiên Chúa, vì “họ nhận ra rằng họ thiếu sự công chính đích thực và chỉ được công chính hoá nhờ đức tin vào Đức Kitô” [54].
53. Công Đồng Orange II đã dạy với thẩm quyền chắc chắn rằng không có gì thuộc về nhân loại có thể đòi hỏi, xứng đáng hoặc mua được món quà ân sủng của Thiên Chúa, và rằng tất cả sự hợp tác với ân sủng cũng là một ân huệ đi trước ân sủng ấy: “Ngay cả ước muốn được thanh tẩy cũng xảy ra trong chúng ta nhờ việc đổ đầy và tác động của Chúa Thánh Thần” [55]. Sau đó, Công Đồng Trentô, trong khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự hợp tác của chúng ta trong việc phát triển tâm linh, đã khẳng định lại giáo huấn tín lý ấy: “Chúng ta được nói là được công chính hoá một cách nhưng không vì không có gì đi trước sự công chính hoá xứng đáng với ơn công chính hoá, cho dù là đức tin hay việc làm; vì ‘nếu nhờ ân sủng, thì không còn dựa vào việc làm; nếu không thì ân sủng sẽ không còn là ân sủng nữa’ (Rom 11: 6)” [56].
54. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo cũng nhắc nhở chúng ta rằng món quà ân sủng “vượt trên sức mạnh của trí tuệ và ý chí của con người” [57] và “Với Thiên Chúa, con người tuyệt đối không có quyền hay công trạng gì. Giữa Thiên Chúa và chúng ta có một sự bất bình đẳng khôn lường” [58]. Tình bằng hữu của Ngài vô hạn vượt trên chúng ta; chúng ta không thể mua tình bằng hữu này bằng các việc làm của mình, nó chỉ có thể là một món quà phát sinh từ sáng kiến yêu thương của Ngài. Điều này mời gọi chúng ta sống trong niềm tri ân vui mừng vì món quà hoàn toàn không xứng đáng này, vì “sau khi một người có được ân sủng, thì ân sủng đã sở hữu không thể đến nhờ công trạng” [59]. Các Thánh tránh việc tin cây vào việc làm của mình: “Vào buổi tối của cuộc đời này, con sẽ ra trước mặt Ngài tay trắng, vì lạy Chúa, con không xin Chúa đếm các công việc của con. Tất cả sự công chính của chúng con đều có vết nhơ trong mắt Chúa” [60].
55. Đây là một trong những xác tín lớn mà Hội Thánh đã kiên quyết giữ vững. Nó được diễn tả rõ ràng trong Lời Chúa mà không ai có thể thắc mắc gì được. Giống như giới luật yêu thương tối cao, chân lý này phải ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta, vì nó chảy ra từ trung tâm của Tin Mừng và đòi buộc chúng ta không những chỉ chấp nhận nó về mặt trí tuệ mà còn biến nó thành một nguồn mạch của niềm vui hay lây. Nhưng chúng ta không thể mừng hồng ân nhưng không này của tình bằng hữu của Chúa, trừ khi chúng ta nhận ra rằng cuộc đời trần thế của mình và khả năng tự nhiên của mình cũng là hồng ân của Ngài. Chúng ta cần “nhìn nhận một cách hân hoan rằng sự sống của chúng ta chủ yếu là một hồng ân, và ý thức rằng tự do của chúng ta là một ân huệ. Điều này không dễ dàng ngày nay, trong một thế giới nghĩ rằng nó có thể giữ lại cho chính mình một điều gì đó, là thành quả của sự sáng tạo hoặc tự do của nó” [61].
56. Chỉ có thể dựa vào hồng ân của Thiên Chúa, được tự do và khiêm tốn đón nhận, mà chúng ta có thể cộng tác bằng các nỗ lực của mình trong việc từ từ biến đổi mình [62]. Trước hết, chúng ta phải thuộc về Thiên Chúa, bằng cách hiến dâng chính mình cho Ngài, là Đấng đã ở đó trước, và trao phó cho Ngài khả năng của mình, các nỗ lực của mình, cuộc chiến đấu chống lại sự dữ và sáng kiến của mình, để hồng ân nhưng không của Ngài có thể lớn lên và phát triển trong chúng ta: “Vì vậy, thưa anh em, tôi van nài anh em, vì lòng thương xót của Thiên Chúa, hãy hiến dâng thân xác anh em như một của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” (Rom 12: 1). Về vấn đề ấy, Hội Thánh luôn luôn dạy rằng chỉ có đức ái mới sự làm cho việc lớn lên trong đời sống ân sủng xảy ra, vì “nếu tôi không có đức ái, tôi chỉ là không” (1 Cor 13:2).
Thuyết Palagiô mới
57. Tuy nhiên, một số Kitô hữu nhất quyết đi theo một con đường khác, là con đường công chính hoá bằng các nỗ lực riêng của họ, việc tôn thờ ý chí nhân loại và khả năng riêng của họ. Kết quả là một sự tự mãn quy về mình và tự coi mình là ưu tú, làm mất tình yêu thật. Điều này được diễn tả bằng nhiều cách suy nghĩ và hành động có vẻ rời rạc khác nhau: việc bám chặt vào luật lệ, việc quá bận tâm với các lợi thế xã hội và chính trị, một mối quan tâm quá thận trọng với phụng vụ, tín lý và uy tín của Hội Thánh, một sự huênh hoang về khả năng quản lý các vấn đề thực tiễn, và một quan tâm quá mức về các chương trình tự giúp mình và thành tựu cá nhân. Một số Kitô hữu dành thời giờ và sức lực của họ cho những điều này thay vì để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn họ theo con đường tình yêu, hơn là say mê truyền đạt vẻ đẹp và niềm vui của Tin Mừng và tìm những người bị lạc trong đám đông vô số người đang khao khát Đức Kitô [63].
58. Rất thông thường, đi ngược với những thúc đẩy của Thần Khí, đời sống của Hội Thánh có thể trở thành một tác phẩm trong viện bảo tàng hoặc vật sở hữu của một số ít người ưu tuyển. Điều này có thể xảy ra khi một số nhóm Kitô hữu quá coi trọng một số luật lệ, thói quen hoặc cách hành động nào đó. Như thế Tin Mừng có khuynh hướng bị giảm thiểu và thu hẹp lại, bị tước mất tính đơn giản, sức quyến rũ và hương vị của nó. Đây có thể là một hình thức tinh tế của thuyết Pêlagiô, vì nó có vẻ bắt đời sống ân sủng lệ thuộc vào một số cấu trúc nhân loại. Nó có thể ảnh hưởng đến các nhóm, các phong trào và các cộng đồng, và nó giải thích tại sao họ thường hay bắt đầu với một cuộc sống mãnh liệt trong Thần Khí, mà kết cục là bị hóa thạch ... hoặc hư hoại.
59. Một khi chúng ta tin rằng mọi sự đều tùy thuộc vào nỗ lực của con người như được chuyển đi bằng những luật lệ và cấu trúc của Hội Thánh, chúng ta vô tình phức tạp hoá Tin Mừng và trở thành nô lệ cho một kế hoạch chi tiết, chỉ để vài lỗ hổng cho tác động của ân sủng. Thánh Tôma Aquinô nhắc nhở chúng ta rằng các giới luật được Hội Thánh thêm vào Tin Mừng phải được áp dụng một cách vừa phải “nếu không thỉ cách cư xử của các tín hữu trở nên nặng nề”, khi đó tôn giáo của chúng ta sẽ trở thành một hình thức nô lệ [64].
Tóm tắt Lề Luật
60. Để tránh điều này, tốt nhất là chúng ta hãy tự nhắc nhở mình rằng có một nấc thang nhân đức là điều mời gọi chúng ta tìm kiếm điều gì là thiết yếu. Tính ưu việt thuộc về các nhân đức đối thần, là các nhân đức có Thiên Chúa là đối tượng và động lực của chúng. Ở trung tâm là đức ái. Thánh Phaolô nói rằng điều thật sự đáng kể là “đức tin hoạt động qua đức ái” (Gal 5:6). Chúng ta được mời gọi cố gắng hết sức để bảo tồn đức ái: “Ai yêu thương tha nhân đã chu toàn lề luật ... vì yêu thương là làm tròn lề luật” (Rom 13:8-10). “Vì toàn thể lề luật được tóm lược trong một điều răn duy nhất: ‘các con hãy yêu tha nhân như chính mình’” (Gal 5:14).
61. Nói cách khác, giữa một đám giới luật và mệnh lệnh, Chúa Giêsu đã dọn sạch một con đường để nhìn thấy hai khuôn mặt, là khuôn mặt của Chúa Cha và của anh chị em chúng ta. Người không cho chúng ta thêm hai công thức hoặc hai giới luật nữa. Người cho chúng ta hai khuôn mặt, hoặc tốt hơn nữa, một khuôn mặt duy nhất: khuôn mặt của Thiên Chúa được phản chiếu trong rất nhiều khuôn mặt khác. Vì trong mỗi anh chị em của chúng ta, đặc biệt là những người bé nhỏ nhất, những người dễ bị tổn thương nhất, những người không có khả năng tự vệ và những người túng thiếu, người ta tìm thấy chính hình ảnh của Thiên Chúa. Thật vậy, với những mảnh vụn của nhân loại mỏng manh này, Chúa sẽ hình thành tác phẩm nghệ thuật cuối cùng của Người. Vì “có điều gì kéo dài, điều gì có giá trị trong cuộc sống, điều gì phong phú mà không biến mất? Chắc chắn hai điều này: Chúa và người lân cận của chúng ta. Hai sự phong phú này không biến mất!” [65].
62. Nguyện xin Chúa giải thoát Hội Thánh khỏi những hình thức ngộ đạo và Pelagiô mới này, là những điều đang đè nặng và ngăn chặn sự tiến bộ của Hội Thánh trên con đường nên thánh! Những lầm lạc này có nhiều hình thức khác nhau, theo tính tình và cá tính của mỗi người. Vì vậy, tôi khuyến khích mọi người hãy suy nghĩ và phân biệt trước mặt Thiên Chúa xem chúng có thể hiện diện trong cuộc sống của mình hay không.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
(còn tiếp)
-------------------
[33] X. THÁNH BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Thư Placuit Deo về Một Số Khía Cạnh của Cứu Độ Kitô giáo (22 tháng 2, 2018), 4, trong L’Osservatore Romano, 2 tháng 3, 2018, tt. 4-5: “Cả chủ nghĩa cá nhân tân-Pelagiô và tân-Ngộ Đạo coi rẻ thân xác làm mất vẻ đẹp của tuyên xưng đức tin vào Đức Kitô, Đấng Cứu Độ Phổ Quát Duy Nhất”. Tài liệu này cung cấp các nền tảng tín lý cho việc hiểu biết về ơn cứu độ Kitô giáo trong tương quan với các khuynh hướng tân-ngộ-đạo và tân-Pelagiô.
[34] Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 Tháng 11, 2013), 94: AAS 105 (2013), 1060.
[35] Ibid.: AAS 105 (2013), 1059.
[36] Bài giảng trong Thánh Lễ ờ Casa Santa Marta, 11 tháng 11, 2016: L’Osservatore Romano, 12 tháng 11, 2016, p. 8.
[37] Như Thánh Bonaventura dạy, “chúng ta phải đình chỉ tất cả hoạt động của trí khôn, và chúng ta phải biến đổi cao điểm của những tình cảm của mình, hướng chúng về một mình Thiên Chúa … Vì thiên nhiên không đạt được điều gì và nỗ lực cá nhân chỉ được rất ít, cần phải coi việc điều nghiên là ít quan trọng và việc xức dầu là quan trọng hơn nhiều, nói năng là ít và niềm vui nội tâm là nhiều, lời nói hay chữ viết là ít nhưng tất cả cho hồng ân của Thiên Chúa, nghĩa là Chúa Thành Thần, phải coi các thụ tạo là ít hay không quan trọng, nhưng tất cả cho Đấng Tạo Hoá, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”: BONAVENTURA, Itinerarium Mentis in Deum, VII, 4-5.
[38] X. Thư gửi Viện Trường Giáo Hoàng Đại Học Công Giáo Á Căn Đình nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Phân Khoa Thần Học (ngày 3 tháng, 2015): L’Osservatore Romano, 9-10 tháng 3, 2015, p. 6.
[39] Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 Tháng 11, 2013), 40: AAS 105 (2013), 1037.
[40] Video Sứ điệp truyền hình gửi các Tham Dự Viên Đại Hội Thần Học Quốc Tê được tổ chức tại Giáo Hoàng Đại Học Công Giáo Á Căn Đình (1-3 Tháng 9, 2015): AAS 107 (2015), 980.
[41] Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Vita Consecrata (25 Tháng 3, 1996), 38: AAS 88 (1996), 412.
[42] Thư gửi Viện Trường Giáo Hoàng Đại Học Công Giáo Á Căn Đình nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Phân Khoa Thần Học (3 Tháng 3, 2015): L’Osservatore Romano, 9-10 Tháng 3, 2015, p. 6.
[43] Thư gửi Huynh Đệ Anthony, 2: FF 251.
[44] De septem donis, 9, 15.
[45] In IV Sent. 37, 1, 3, ad 6.
[46] Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 Tháng 11, 2013), 94: AAS 105 (2013), 1059.
[47] X. Bonaventura, De sex alis Seraphim, 3, 8: “Non omnes omnia possunt”. Câu này được hiểu theo Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 1735.
[48] X. TÔMA AQUINÔ, Summa Theologiae II-II, q. 109, a. 9, ad 1: “Nhưng ở đây ân sủng theo một mức độ nào đó thì chưa hoàn hảo, cũng như nó không hoàn toàn chữa lành con người, như chúng tôi đã nói”.
[49] X. De natura et gratia, 43, 50: PL 44, 271.
[50] Confessiones, X, 29, 40: PL 32, 796.
[51] X. Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 Tháng 11, 2013), 44: AAS 105 (2013), 1038.
[52] Trong sự hiểu biết về đức tin Kitô giáo, ân sủng đi trước, đi cùng và đi theo tất cả mọi hành động của chúng ta. (X. CÔNG ĐỒNG TRENTÔ, Khoá VI, Sắc Lệnh về Ơn Công Chính Hoá, ch. 5: DH 1525).
[53] X. In Ep. ad Romanos, 9, 11: PG 60, 470.
[54] Homilia de Humilitate: PG 31, 530.
[55] Canon 4: DH 374.
[56] Session VI, Sắc Lệnh về Ơn Công Chính Hoá, ch. 8: DH 1532.
[57] Số. 1998.
[58] Ibid., 2007.
[59] Tôma Aquinô, Summa Theologiae, I-II, q. 114, a. 5.
[60] Têrêxa Hài Đồng Giêsu, “Kinh Dâng Tình Yêu Thương Xót” (Prayers, 6).
[61] Lucio Gera, Sobre el misterio del pobre, in P. GRELOT-L. GERA-A. DUMAS, El Pobre, Buenos Aires, 1962, 103.
[62] Tóm lại, đây là học thuyết về “công trạng” đi theo việc công chính hoá: nó liên quan đến sự cộng tác của người được công chính hoá để lớn lên trong đời sống ân sủng (X. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 2010). Nhưng sự công tác này không bao giờ biến chính sự công chính hoá hay tình bằng hữu với Thiên Chúa thành mục tiêu của công trạng của con người.
[63] X. Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 Tháng 11, 2013), 95: AAS 105 (2013), 1060.
[64] Summa Theologiae I-II, q. 107, art. 4.
[65] PHANXICÔ, Bài giàng trong Thánh Lễ mừng Năm Thánh của Những Người Bị Xã Hội Khai Trừ (13 Tháng 11, 2016): L’Osservatore Romano, 14-15 Tháng 11, 2016, p. 8.
CỦA Đức Thánh Cha PHANXICÔ
VỀ ƠN GỌI NÊN THÁNH
TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
CHƯƠNG 2 : HAI KẺ THÙ XẢO QUYỆT CỦA SỰ THÁNH THIỆN
35. Tôi muốn đề cập đến hai hình thức thánh thiện giả dối có thể dẫn chúng ta đi lạc đường: thuyết ngộ đạo và thuyết Pêlagiô [dựa vào sức riêng của mình]. Chúng là hai lạc giáo từ thời Kitô giáo sơ khai, nhưng vẫn tiếp tục gây tai hại cho chúng ta. Trong thời đại của chúng ta cũng vậy, nhiều Kitô hữu, có lẽ không ý thức điều ấy, có thể bị dụ dỗ bởi những ý tưởng lừa đảo này; chúng phản ánh một chủ thuyết nội tại đặt con người làm trung tâm được trá hình như chân lý của Công Giáo [33]. Chúng ta hãy nhìn đến hai hình thức an toàn theo học thuyết hoặc kỷ luật này, là những học thuyết làm nảy sinh “một chủ nghĩa ưu tú độc tài chỉ biết nghĩ đến cái đúng của mình, bởi đó thay vì rao giảng Tin Mừng, người ta phân tích và xếp loại những người khác, và thay vì tạo điều kiện để tiếp cận với ân sủng, người ta dốc hết tâm lực ra để kiểm soát. Trong cả hai trường hợp, người ta không thực sự quan tâm đến Chúa Giêsu Kitô hoặc tha nhân” [34].
THUYẾT NGỘ ĐẠO HIỆN ĐẠI
36. Thuyết Ngộ Đạo giả thiết "một đức tin thuần túy chủ quan, chỉ quan tâm đến một kinh nghiệm cụ thể nào đó hoặc một loạt các ý tưởng và một ít kiến thức có ý để an ủi và soi sáng, nhưng vẫn giam kín một người trong những tư tưởng hay cảm xúc riêng của họ" [35].
Một trí năng không có Thiên Chúa và xác thịt
37. Cảm tạ Thiên Chúa, trong suốt lịch sử Hội Thánh luôn luôn có sự rõ ràng rằng sự hoàn hảo của một người không được đo lường bằng tin tức hay kiến thức mà người ấy có được, nhưng bằng chiều sâu của đức ái của người ấy. “Những người theo phái Ngộ Đạo” không hiểu điều này, bởi vì họ đánh giá người khác dựa vào khả năng hiểu được sự phức tạp của một học thuyết nào đó của họ. Họ nghĩ đến trí năng như tách rời khỏi xác thịt, và như thế trở nên không có khả năng chạm đến xác thịt đau khổ của Đức Kitô nơi tha nân, bị nhốt chặt như thể chúng nằm trong một tự điển bách khoa của các tư tưởng trừu tượng. Chung cuộc, khi tách rời mầu nhiệm ra khỏi cơ thể, họ thích “một Thiên Chúa không có Đức Kitô, một Đức Kitô không có Hội Thánh, và một Hội Thánh không có dân của mình”. [36].
38. Chắc chắn đây là một sự giả dối hời hợt: có nhiều chuyển động ở bề mặt, nhưng tâm trí không bị ảnh hưởng hay rung động sâu xa. Tuy nhiên, thuyết ngộ đạo thực hiện một sự thu hút gian trá đối với một số người, vì cách tiếp cận ngộ đạo thì nghiêm khắc và được coi là trong sáng, cùng có vẻ như có một sự hài hòa hoặc trật tự nào đó bao gồm tất cả mọi sự.
39. Ở đây chúng ta phải cẩn thận. Tôi không đề cập đến một chủ nghĩa duy lý thù nghịch với đức tin Kitô giáo. Nó có thể hiện diện trong Hội Thánh, cả trong các giáo dân ở các giáo xứ và giảng viên triết học và thần học ở các trung tâm đào tạo. Những người Ngộ đạo nghĩ rằng các giải thích của họ có thể làm cho toàn bộ đức tin và Tin Mừng hoàn toàn dễ hiểu. Họ tuyệt đối hóa các thuyết của họ và buộc những người khác phải chấp nhận cách suy nghĩ của họ. Một cách sử dụng lý trí lành mạnh và khiêm tốn để suy tư về giáo huấn thần học và luân lý của Tin Mừng là một điều. Còn một cách khác là hạ giáo huấn của Chúa Giêsu xuống thành một lý luận lạnh lùng và khắc nghiệt nhằm tìm cách thống trị mọi sự [37].
Một học thuyết không có mầu nhiệm
40. Thuyết Ngộ Đạo là một trong những hệ phái tư tưởng nham hiểm nhất, bởi vì, trong khi đề cao kiến thức hoặc kinh nghiệm cụ thể một cách quá mức, nó coi cái nhìn của mình về thực tại là hoàn hảo. Do đó, có thể vì không hề ý thức được điều ấy, hệ tư tưởng này thậm chí dựa vào sự trợ giúp của chính mình và trở nên càng thiển cận hơn. Nó có thể trở nên viển vông hơn nữa khi tàng hình như một linh đạo tách rời những gì là cụ thể. Với thuyết ngộ đạo “theo bản chất của nó tìm cách thuần hóa mầu nhiệm” [38], dù là mầu nhiệm của Thiên Chúa và ân sủng của Ngài, hay bí ẩn của cuộc đời những người khác.
41. Khi một người nào đó có giải pháp cho mọi vấn đề, đó là một dấu chỉ cho thấy họ không đi đúng đường. Họ có thể là các ngôn sứ giả, những kẻ sử dụng tôn giáo vì mục đích riêng của họ, để quảng bá các lý thuyết riêng của họ về tâm lý hoặc trí năng. Thiên Chúa vô cùng siêu việt trên chúng ta; Ngài đầy bất ngờ. Chúng ta không phải là người quyết định mình sẽ gặp Ngài khi nào và thế nào; thời gian và địa điểm chính xác của cuộc gặp gỡ ấy không phụ thuộc vào chúng ta. Người nào muốn mọi sự đều rõ ràng và chắc chắn là dám mạo muội kiểm soát sự siêu việt của Thiên Chúa.
42. Chúng ta cũng không có quyền nói là nơi nào không có Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa hiện diện cách mầu nhiệm trong cuộc sống của mỗi người, theo một cách mà chính Ngài chọn lựa, và chúng ta không thể loại trừ điều này bằng những điều mình cho là chắc chắn. Ngay cả khi đời sống của một người có vẻ hoàn toàn tan nát, ngay cả khi chúng ta thấy đời sống ấy bị các tật xấu hoặc nghiện ngập tàn phá, thì Thiên Chúa vẫn hiện diện ở đó. Nếu chúng ta để cho mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn thay vì các định kiến của chính mình, thì chúng ta có thể và phải cố gắng tìm kiếm Chúa trong mọi đời sống con người. Đây là một phần của mầu nhiệm mà một não trạng ngộ đạo không thể nào chấp nhận được, vì nằm ngoài sự kiểm soát của nó.
Các giới hạn của lý trí
43. Thật không dễ hiểu được chân lý mà chúng ta đã nhận được từ Chúa. Và thậm chí còn khó hơn nữa để diễn tả nó. Vì vậy, chúng ta không thể cho rằng cách hiểu chân lý này của mình cho phép chúng ta thực thi việc giám sát chặt chẽ cuộc sống của những người khác. Ở đây, tôi xin lưu ý rằng trong Hội Thánh có sự đồng tồn cách hợp pháp của những cách khác nhau để giải thích nhiều khía cạnh của học thuyết và đời sống Kitô hữu; trong sự đa dạng của chúng, chúng “giúp diễn đạt rõ ràng hơn về sự phong phú của Lời Chúa”. Đúng là “đối với những người mơ ước một học thuyết toàn khối được tất cả mọi người bảo vệ và không nhường một chỗ nào cho sự hơi khác biệt, điều này có vẻ như không đáng được mong ước và dẫn đến mập mờ” [39]. Thật vậy, một số dòng tư tưởng của chủ nghĩa ngộ đạo đã chế nhạo sự đơn giản cụ thể của Tin Mừng và cố gắng thay thế Thiên Chúa Ba Ngôi và Nhập Thể bằng một Nhất Thể tối cao, trong đó sự đa dạng phong phú của lịch sử của chúng ta bị biến mất.
44. Trên thực tế, học thuyết, hay đúng hơn, sự hiểu biết và sự diễn tả của chúng ta về nó, “không phải là một hệ thống khép kín, không có khả năng năng động để đặt câu hỏi, nghi ngờ và thắc mắc... Các câu hỏi của dân của chúng ta, sự đau khổ của họ, các nỗ lực của họ, các ước mơ của họ, các thử thách của họ và các lo âu của họ, tất cả đều có giá trị giải thích mà chúng ta không thể bỏ qua nếu chúng ta muốn theo đuổi nguyên tắc nhập thể một cách nghiêm chỉnh. Thắc mắc của họ giúp chúng ta suy nghĩ, các câu hỏi của họ chất vấn chúng ta”. [40]
45. Một sự nhầm lẫn nguy hiểm có thể phát sinh. Chúng ta có thể nghĩ rằng bởi vì mình biết một điều gì đó, hoặc có thể giải thích nó một cách nào đó, nên mình đã là những vị thánh, hoàn hảo và tốt hơn “đa số người thiếu hiểu biết”. Thánh Gioan Phaolô II đã cảnh báo về cám dỗ của những người có học thức cao trong Hội Thánh “cảm thấy một cách nào đó ở trên các thành phần tín hữu khác” [41]. Thực ra, điều chúng ta nghĩ rằng mình biết phải luôn luôn thúc đẩy chúng ta đáp lại tình yêu của Thiên Chúa một cách trọn vẹn hơn. Quả thật, “anh chị em học như thế là để sống: thần học và sự thánh thiện không thể tách rời nhau được” [42].
46. Khi Thánh Phanxicô thành Assisi thấy một số môn đệ của ngài tham gia việc giảng dạy, thì ngài muốn tránh chước cám dỗ về thuyết ngộ đạo. Ngài đã viết cho Thánh Antôn thành Padua: “Cha vui mừng khi con dạy thần học thánh cho các anh em, với điều kiện là ... con đừng dập tắt tinh thần cầu nguyện và sùng kính trong khi nghiên cứu loại này” [43]. Thánh Phanxicô đã nhận ra cám dỗ để biến kinh nghiệm Kitô giáo thành một tập các bài thực tập về trí tuệ là điều tách chúng ta khỏi sự tươi mát của Tin Mừng. Mặt khác, Thánh Bonaventura đã chỉ ra rằng sự khôn ngoan Kitô giáo chân chính không bao giờ có thể được tách ra khỏi lòng thương xót đối với người lân cận của chúng ta: “Sự khôn ngoan vĩ đại nhất có thể là chia sẻ một cách hiệu quả những gì chúng ta cho đí ... Thậm chí như lòng thương xót là bạn đồng hành của sự khôn ngoan thế nào, thì tính hà tiện là kẻ thù của nó như thế” [44]. Có những hoạt động, được kết hợp để chiêm niệm, không ngăn cản việc chiêm niệm, mà lại tạo thuận lợi cho nó, chẳng hạn như những việc làm thương xót và việc sùng kính” [45].
THUYẾT PALAGIÔ HIỆN ĐẠI
47. Thuyết Ngộ Đạo đã nhường chỗ cho một dị giáo khác, cũng hiện diện trong thời đại chúng ta. Theo thời gian, nhiều người nhận ra rằng không phải kiến thức làm cho chúng ta trở nên tốt hơn hoặc làm cho chúng ta nên thánh, mà là cách chúng ta sống. Nhưng điều này đã tinh vi dẫn trở lại sai lầm cũ của những người theo thuyết ngộ đạo, là thuyết chỉ đơn thuần được biến đổi chứ không bị loại trừ.
48. Cùng một sức mạnh mà những người theo ngộ đạo đã gán cho kiến thức, thì những người khác giờ đây bắt đầu gán cho ý chí của con người, với nỗ lực cá nhân. Đây là trường hợp những người theo thuyết Pelagiô và người theo thuyết bán-Palagiô. Giờ đây không phải là trí thông minh thay thế cho mầu nhiệm và ân sủng, mà ý chí của con người. Người ta đã quên rằng mọi sự “không tùy thuộc vào ý muốn hay nỗ lực của con người, nhưng vào Thiên Chúa, Đấng tỏ lòng thương xót” (Rom 9:16) và “Ngài đã yêu thương chúng ta trước” (x. 1 Ga 4:19).
Một ý chí thiếu khiêm tốn
49. Những người đầu hàng não trạng Pelagiô hoặc bán-Pelagiô này, mặc dù vẫn nhiệt thành nói về ân sủng của Thiên Chúa, nhưng họ “chung cuộc chỉ tin cậy vào sức riêng của họ và cảm thấy mình tốt hơn người khác bởi vì họ tuân giữ một số quy luật nào đó hoặc vẫn tuyệt đối trung thành với một kiểu Công Giáo đặc thù” [46]. Khi một số người trong họ nói với những người yếu đuối rằng tất cả mọi sự có thể được hoàn thành với ân sủng của Thiên Chúa, tận đáy lòng họ có chiều hướng đưa ra ý tưởng rằng mọi sự đều có thể làm được theo ý chí của con người, như thể nó là một điều gì thanh sạch, hoàn hảo, toàn năng, mà trong đó ân sủng được thêm vào. Họ không nhận ra rằng “không phải ai cũng có thể làm được mọi sự” [47], và rằng trong cuộc đời này, sự yếu đuối của con người không được chữa lành cách hoàn toàn và một lần cho xong bằng ân sủng [48]. Trong mọi trường hợp, như thánh Augustinô dạy, Thiên Chúa truyền cho anh chị em làm những gì anh chị em có thể và cầu xin cho những gì anh chị em không thể làm được [49], và thực sự cầu nguyện với Ngài cách khiêm tốn: “Xin ban cho con những gì Ngài truyền dạy, và truyền dạy con những gì Ngài muốn” [ 50].
50. Cuối cùng, việc thiếu một nhìn nhận chân thành và trong cầu nguyện những giới hạn của chúng ta, ngăn cản ân sủng làm việc hiệu quả hơn trong chúng ta, vì không còn chỗ để cho sự tốt lành tiềm tàng, là một phần của một cuộc hành trình chân thành và chính đáng của việc tăng trưởng, có thể xảy ra. [51] Ân sủng, chính vì xây trên tính tự nhiên, không làm cho chúng ta thành siêu nhân ngay tức thì. Kiểu suy nghĩ ấy cho thấy quá nhiều tin cậy vào khả năng của mình. Bên dưới sự chính thống của chúng ta, các thái độ của chúng ta có thể không tương ứng với lời nói của mình về nhu cầu ân sủng, và trong những hoàn cảnh cụ thể chúng ta có thể sẽ không mấy đặt niềm tin vào nó. Trừ khi chúng ta có thể nhìn nhận hoàn cảnh cụ thể và giới hạn của mình, chúng ta sẽ không thể thấy được những bước thật sự và có thể mà Chúa đòi hỏi chúng ta trong mọi lúc, một khi chúng ta được hồng ân của Người thu hút và ban khả năng. Ân sủng hành động trong lịch sử; thông thường thì ân sủng nắm lấy chúng ta và biến đổi chúng ta cách từ từ [52]. Nếu chúng ta từ chối thực tại lịch sử và tiệm tiến này, chúng ta có thể thực sự từ chối và ngăn chặn ân sủng, ngay cả khi chúng ta ca tụng nó bằng lời nói của mình.
51. Khi Thiên Chúa nói với ông Abraham, Ngài bảo ông: “Ta là Thiên Chúa Toàn Năng, hãy đi trước mặt Ta, và hãy nên trọn lành” (St 17: 1). Để được nên trọn lành, như Ngài muốn cho chúng ta, chúng ta cần phải sống khiêm tốn trong sự hiện diện của Ngài, được che phủ trong vinh quang của Ngài; chúng ta cần bước đi cùng với Ngài, trong khi nhận ra tình yêu không ngừng của Ngài trong cuộc đời mình. Chúng ta cần phải không còn sợ hãi trước sự hiện diện ấy, là sự hiện diện chỉ có thể có vì ích lợi của chúng ta. Thiên Chúa là Người Cha đã ban cho chúng ta sự sống và yêu thương chúng ta rất nhiều. Một khi chúng ta chấp nhận Ngài, và chấm dứt tìm cách sống đời mình mà không có Ngài, thì nỗi thống khổ của cô đơn sẽ biến mất (x. TV 139:23-24). Bằng cách này, chúng ta sẽ biết được ý muốn vui lòng và hoàn hảo của Chúa (x. Rom 12:1-2) và để cho Người nhào nặn chúng ta như một thợ gốm (x. Is 29:16). Chúng ta thường nói rằng Thiên Chúa ngự trong chúng ta, nhưng tốt hơn là nói rằng chúng ta ở trong Ngài, để Ngài có thể giúp chúng ta sống trong ánh sáng và tình yêu của Ngài. Ngài là đền thờ của chúng ta; chúng ta cầu xin được ở trong nhà Chúa mọi ngày của đời mình (x. TV 27: 4). “Vì một ngày trong khuôn viên Đền Thánh của Chúa còn hơn một ngàn ngày ở những nơi khác” (TV 84:10). Trong Ngài là sự thánh thiện của chúng ta.
Một giáo huấn của Hội Thánh thường bị coi nhẹ
52. Hội Thánh đã nhiều lần dạy rằng chúng ta được nên công chính không nhờ các việc làm hay nỗ lực riêng của mình, nhưng nhờ ân sủng của Chúa, Đấng luôn luôn chủ động. Các Giáo Phụ của Hội Thánh, ngay cả trước Thánh Augustinô, đã bày tỏ rõ ràng niềm tin cơ bản này. Thánh Gioan Kim Khẩu nói rằng Thiên Chúa đổ vào chúng ta chính nguồn mạch của tất cả mọi hồng ân của Ngài thậm chí trước khi chúng ta bước vào trận chiến [53]. Thánh Basiliô Cả nhận xét rằng các tín hữu chỉ được vinh quang nơi một mình Thiên Chúa, vì “họ nhận ra rằng họ thiếu sự công chính đích thực và chỉ được công chính hoá nhờ đức tin vào Đức Kitô” [54].
53. Công Đồng Orange II đã dạy với thẩm quyền chắc chắn rằng không có gì thuộc về nhân loại có thể đòi hỏi, xứng đáng hoặc mua được món quà ân sủng của Thiên Chúa, và rằng tất cả sự hợp tác với ân sủng cũng là một ân huệ đi trước ân sủng ấy: “Ngay cả ước muốn được thanh tẩy cũng xảy ra trong chúng ta nhờ việc đổ đầy và tác động của Chúa Thánh Thần” [55]. Sau đó, Công Đồng Trentô, trong khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự hợp tác của chúng ta trong việc phát triển tâm linh, đã khẳng định lại giáo huấn tín lý ấy: “Chúng ta được nói là được công chính hoá một cách nhưng không vì không có gì đi trước sự công chính hoá xứng đáng với ơn công chính hoá, cho dù là đức tin hay việc làm; vì ‘nếu nhờ ân sủng, thì không còn dựa vào việc làm; nếu không thì ân sủng sẽ không còn là ân sủng nữa’ (Rom 11: 6)” [56].
54. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo cũng nhắc nhở chúng ta rằng món quà ân sủng “vượt trên sức mạnh của trí tuệ và ý chí của con người” [57] và “Với Thiên Chúa, con người tuyệt đối không có quyền hay công trạng gì. Giữa Thiên Chúa và chúng ta có một sự bất bình đẳng khôn lường” [58]. Tình bằng hữu của Ngài vô hạn vượt trên chúng ta; chúng ta không thể mua tình bằng hữu này bằng các việc làm của mình, nó chỉ có thể là một món quà phát sinh từ sáng kiến yêu thương của Ngài. Điều này mời gọi chúng ta sống trong niềm tri ân vui mừng vì món quà hoàn toàn không xứng đáng này, vì “sau khi một người có được ân sủng, thì ân sủng đã sở hữu không thể đến nhờ công trạng” [59]. Các Thánh tránh việc tin cây vào việc làm của mình: “Vào buổi tối của cuộc đời này, con sẽ ra trước mặt Ngài tay trắng, vì lạy Chúa, con không xin Chúa đếm các công việc của con. Tất cả sự công chính của chúng con đều có vết nhơ trong mắt Chúa” [60].
55. Đây là một trong những xác tín lớn mà Hội Thánh đã kiên quyết giữ vững. Nó được diễn tả rõ ràng trong Lời Chúa mà không ai có thể thắc mắc gì được. Giống như giới luật yêu thương tối cao, chân lý này phải ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta, vì nó chảy ra từ trung tâm của Tin Mừng và đòi buộc chúng ta không những chỉ chấp nhận nó về mặt trí tuệ mà còn biến nó thành một nguồn mạch của niềm vui hay lây. Nhưng chúng ta không thể mừng hồng ân nhưng không này của tình bằng hữu của Chúa, trừ khi chúng ta nhận ra rằng cuộc đời trần thế của mình và khả năng tự nhiên của mình cũng là hồng ân của Ngài. Chúng ta cần “nhìn nhận một cách hân hoan rằng sự sống của chúng ta chủ yếu là một hồng ân, và ý thức rằng tự do của chúng ta là một ân huệ. Điều này không dễ dàng ngày nay, trong một thế giới nghĩ rằng nó có thể giữ lại cho chính mình một điều gì đó, là thành quả của sự sáng tạo hoặc tự do của nó” [61].
56. Chỉ có thể dựa vào hồng ân của Thiên Chúa, được tự do và khiêm tốn đón nhận, mà chúng ta có thể cộng tác bằng các nỗ lực của mình trong việc từ từ biến đổi mình [62]. Trước hết, chúng ta phải thuộc về Thiên Chúa, bằng cách hiến dâng chính mình cho Ngài, là Đấng đã ở đó trước, và trao phó cho Ngài khả năng của mình, các nỗ lực của mình, cuộc chiến đấu chống lại sự dữ và sáng kiến của mình, để hồng ân nhưng không của Ngài có thể lớn lên và phát triển trong chúng ta: “Vì vậy, thưa anh em, tôi van nài anh em, vì lòng thương xót của Thiên Chúa, hãy hiến dâng thân xác anh em như một của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” (Rom 12: 1). Về vấn đề ấy, Hội Thánh luôn luôn dạy rằng chỉ có đức ái mới sự làm cho việc lớn lên trong đời sống ân sủng xảy ra, vì “nếu tôi không có đức ái, tôi chỉ là không” (1 Cor 13:2).
Thuyết Palagiô mới
57. Tuy nhiên, một số Kitô hữu nhất quyết đi theo một con đường khác, là con đường công chính hoá bằng các nỗ lực riêng của họ, việc tôn thờ ý chí nhân loại và khả năng riêng của họ. Kết quả là một sự tự mãn quy về mình và tự coi mình là ưu tú, làm mất tình yêu thật. Điều này được diễn tả bằng nhiều cách suy nghĩ và hành động có vẻ rời rạc khác nhau: việc bám chặt vào luật lệ, việc quá bận tâm với các lợi thế xã hội và chính trị, một mối quan tâm quá thận trọng với phụng vụ, tín lý và uy tín của Hội Thánh, một sự huênh hoang về khả năng quản lý các vấn đề thực tiễn, và một quan tâm quá mức về các chương trình tự giúp mình và thành tựu cá nhân. Một số Kitô hữu dành thời giờ và sức lực của họ cho những điều này thay vì để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn họ theo con đường tình yêu, hơn là say mê truyền đạt vẻ đẹp và niềm vui của Tin Mừng và tìm những người bị lạc trong đám đông vô số người đang khao khát Đức Kitô [63].
58. Rất thông thường, đi ngược với những thúc đẩy của Thần Khí, đời sống của Hội Thánh có thể trở thành một tác phẩm trong viện bảo tàng hoặc vật sở hữu của một số ít người ưu tuyển. Điều này có thể xảy ra khi một số nhóm Kitô hữu quá coi trọng một số luật lệ, thói quen hoặc cách hành động nào đó. Như thế Tin Mừng có khuynh hướng bị giảm thiểu và thu hẹp lại, bị tước mất tính đơn giản, sức quyến rũ và hương vị của nó. Đây có thể là một hình thức tinh tế của thuyết Pêlagiô, vì nó có vẻ bắt đời sống ân sủng lệ thuộc vào một số cấu trúc nhân loại. Nó có thể ảnh hưởng đến các nhóm, các phong trào và các cộng đồng, và nó giải thích tại sao họ thường hay bắt đầu với một cuộc sống mãnh liệt trong Thần Khí, mà kết cục là bị hóa thạch ... hoặc hư hoại.
59. Một khi chúng ta tin rằng mọi sự đều tùy thuộc vào nỗ lực của con người như được chuyển đi bằng những luật lệ và cấu trúc của Hội Thánh, chúng ta vô tình phức tạp hoá Tin Mừng và trở thành nô lệ cho một kế hoạch chi tiết, chỉ để vài lỗ hổng cho tác động của ân sủng. Thánh Tôma Aquinô nhắc nhở chúng ta rằng các giới luật được Hội Thánh thêm vào Tin Mừng phải được áp dụng một cách vừa phải “nếu không thỉ cách cư xử của các tín hữu trở nên nặng nề”, khi đó tôn giáo của chúng ta sẽ trở thành một hình thức nô lệ [64].
Tóm tắt Lề Luật
60. Để tránh điều này, tốt nhất là chúng ta hãy tự nhắc nhở mình rằng có một nấc thang nhân đức là điều mời gọi chúng ta tìm kiếm điều gì là thiết yếu. Tính ưu việt thuộc về các nhân đức đối thần, là các nhân đức có Thiên Chúa là đối tượng và động lực của chúng. Ở trung tâm là đức ái. Thánh Phaolô nói rằng điều thật sự đáng kể là “đức tin hoạt động qua đức ái” (Gal 5:6). Chúng ta được mời gọi cố gắng hết sức để bảo tồn đức ái: “Ai yêu thương tha nhân đã chu toàn lề luật ... vì yêu thương là làm tròn lề luật” (Rom 13:8-10). “Vì toàn thể lề luật được tóm lược trong một điều răn duy nhất: ‘các con hãy yêu tha nhân như chính mình’” (Gal 5:14).
61. Nói cách khác, giữa một đám giới luật và mệnh lệnh, Chúa Giêsu đã dọn sạch một con đường để nhìn thấy hai khuôn mặt, là khuôn mặt của Chúa Cha và của anh chị em chúng ta. Người không cho chúng ta thêm hai công thức hoặc hai giới luật nữa. Người cho chúng ta hai khuôn mặt, hoặc tốt hơn nữa, một khuôn mặt duy nhất: khuôn mặt của Thiên Chúa được phản chiếu trong rất nhiều khuôn mặt khác. Vì trong mỗi anh chị em của chúng ta, đặc biệt là những người bé nhỏ nhất, những người dễ bị tổn thương nhất, những người không có khả năng tự vệ và những người túng thiếu, người ta tìm thấy chính hình ảnh của Thiên Chúa. Thật vậy, với những mảnh vụn của nhân loại mỏng manh này, Chúa sẽ hình thành tác phẩm nghệ thuật cuối cùng của Người. Vì “có điều gì kéo dài, điều gì có giá trị trong cuộc sống, điều gì phong phú mà không biến mất? Chắc chắn hai điều này: Chúa và người lân cận của chúng ta. Hai sự phong phú này không biến mất!” [65].
62. Nguyện xin Chúa giải thoát Hội Thánh khỏi những hình thức ngộ đạo và Pelagiô mới này, là những điều đang đè nặng và ngăn chặn sự tiến bộ của Hội Thánh trên con đường nên thánh! Những lầm lạc này có nhiều hình thức khác nhau, theo tính tình và cá tính của mỗi người. Vì vậy, tôi khuyến khích mọi người hãy suy nghĩ và phân biệt trước mặt Thiên Chúa xem chúng có thể hiện diện trong cuộc sống của mình hay không.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
(còn tiếp)
-------------------
[33] X. THÁNH BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Thư Placuit Deo về Một Số Khía Cạnh của Cứu Độ Kitô giáo (22 tháng 2, 2018), 4, trong L’Osservatore Romano, 2 tháng 3, 2018, tt. 4-5: “Cả chủ nghĩa cá nhân tân-Pelagiô và tân-Ngộ Đạo coi rẻ thân xác làm mất vẻ đẹp của tuyên xưng đức tin vào Đức Kitô, Đấng Cứu Độ Phổ Quát Duy Nhất”. Tài liệu này cung cấp các nền tảng tín lý cho việc hiểu biết về ơn cứu độ Kitô giáo trong tương quan với các khuynh hướng tân-ngộ-đạo và tân-Pelagiô.
[34] Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 Tháng 11, 2013), 94: AAS 105 (2013), 1060.
[35] Ibid.: AAS 105 (2013), 1059.
[36] Bài giảng trong Thánh Lễ ờ Casa Santa Marta, 11 tháng 11, 2016: L’Osservatore Romano, 12 tháng 11, 2016, p. 8.
[37] Như Thánh Bonaventura dạy, “chúng ta phải đình chỉ tất cả hoạt động của trí khôn, và chúng ta phải biến đổi cao điểm của những tình cảm của mình, hướng chúng về một mình Thiên Chúa … Vì thiên nhiên không đạt được điều gì và nỗ lực cá nhân chỉ được rất ít, cần phải coi việc điều nghiên là ít quan trọng và việc xức dầu là quan trọng hơn nhiều, nói năng là ít và niềm vui nội tâm là nhiều, lời nói hay chữ viết là ít nhưng tất cả cho hồng ân của Thiên Chúa, nghĩa là Chúa Thành Thần, phải coi các thụ tạo là ít hay không quan trọng, nhưng tất cả cho Đấng Tạo Hoá, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”: BONAVENTURA, Itinerarium Mentis in Deum, VII, 4-5.
[38] X. Thư gửi Viện Trường Giáo Hoàng Đại Học Công Giáo Á Căn Đình nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Phân Khoa Thần Học (ngày 3 tháng, 2015): L’Osservatore Romano, 9-10 tháng 3, 2015, p. 6.
[39] Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 Tháng 11, 2013), 40: AAS 105 (2013), 1037.
[40] Video Sứ điệp truyền hình gửi các Tham Dự Viên Đại Hội Thần Học Quốc Tê được tổ chức tại Giáo Hoàng Đại Học Công Giáo Á Căn Đình (1-3 Tháng 9, 2015): AAS 107 (2015), 980.
[41] Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Vita Consecrata (25 Tháng 3, 1996), 38: AAS 88 (1996), 412.
[42] Thư gửi Viện Trường Giáo Hoàng Đại Học Công Giáo Á Căn Đình nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Phân Khoa Thần Học (3 Tháng 3, 2015): L’Osservatore Romano, 9-10 Tháng 3, 2015, p. 6.
[43] Thư gửi Huynh Đệ Anthony, 2: FF 251.
[44] De septem donis, 9, 15.
[45] In IV Sent. 37, 1, 3, ad 6.
[46] Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 Tháng 11, 2013), 94: AAS 105 (2013), 1059.
[47] X. Bonaventura, De sex alis Seraphim, 3, 8: “Non omnes omnia possunt”. Câu này được hiểu theo Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 1735.
[48] X. TÔMA AQUINÔ, Summa Theologiae II-II, q. 109, a. 9, ad 1: “Nhưng ở đây ân sủng theo một mức độ nào đó thì chưa hoàn hảo, cũng như nó không hoàn toàn chữa lành con người, như chúng tôi đã nói”.
[49] X. De natura et gratia, 43, 50: PL 44, 271.
[50] Confessiones, X, 29, 40: PL 32, 796.
[51] X. Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 Tháng 11, 2013), 44: AAS 105 (2013), 1038.
[52] Trong sự hiểu biết về đức tin Kitô giáo, ân sủng đi trước, đi cùng và đi theo tất cả mọi hành động của chúng ta. (X. CÔNG ĐỒNG TRENTÔ, Khoá VI, Sắc Lệnh về Ơn Công Chính Hoá, ch. 5: DH 1525).
[53] X. In Ep. ad Romanos, 9, 11: PG 60, 470.
[54] Homilia de Humilitate: PG 31, 530.
[55] Canon 4: DH 374.
[56] Session VI, Sắc Lệnh về Ơn Công Chính Hoá, ch. 8: DH 1532.
[57] Số. 1998.
[58] Ibid., 2007.
[59] Tôma Aquinô, Summa Theologiae, I-II, q. 114, a. 5.
[60] Têrêxa Hài Đồng Giêsu, “Kinh Dâng Tình Yêu Thương Xót” (Prayers, 6).
[61] Lucio Gera, Sobre el misterio del pobre, in P. GRELOT-L. GERA-A. DUMAS, El Pobre, Buenos Aires, 1962, 103.
[62] Tóm lại, đây là học thuyết về “công trạng” đi theo việc công chính hoá: nó liên quan đến sự cộng tác của người được công chính hoá để lớn lên trong đời sống ân sủng (X. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 2010). Nhưng sự công tác này không bao giờ biến chính sự công chính hoá hay tình bằng hữu với Thiên Chúa thành mục tiêu của công trạng của con người.
[63] X. Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 Tháng 11, 2013), 95: AAS 105 (2013), 1060.
[64] Summa Theologiae I-II, q. 107, art. 4.
[65] PHANXICÔ, Bài giàng trong Thánh Lễ mừng Năm Thánh của Những Người Bị Xã Hội Khai Trừ (13 Tháng 11, 2016): L’Osservatore Romano, 14-15 Tháng 11, 2016, p. 8.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét