Trang

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

VUI HỌC THÁNH KINH : Ô CHỮ PHỤ NỮ 01

 


 

VUI HỌC THÁNH KINH : Ô CHỮ PHỤ NỮ 01




“Tội của chị rất nhiều,
nhưng đã được tha,
bằng cứ là chị đã yêu mến nhiều”
Lc 7,47

NHỮNG GỢI Ý
Ô CHỮ PHỤ NỮ 1

01. Nữ tiên tri đang ở trong Đền thờ, khi ông Giuse và bà Maria mang trẻ Giêsu đến để dâng lên TC cùng với lễ vật.

02. Nữ trợ tá của Hội Thánh Kenkhơrê được thánh Phaolô giơí thiệu và mong mọi người hãy tiếp đón chị trong Chúa cách xứng đáng, như dân thánh phải đối xử với nhau.

03. Vợ Ông Dacaria và là mẹ thánh Gioan Tẩy giả.

04. Vợ của vua Ácrippa

05. Trong thư gửi tín hữu Philipphê, khi biết hai bà đã có sự xích mích với nhau, thánh Phaolô đã viết : “Xin hai bà hãy hoà hợp với nhau trong Chúa”. Hai bà ấy là bà Xintikhê và…

06. Tại thành Philipphê, người phụ nữ tòng giáo van nài xin thánh Phaolô lưu lại nhà bà.

07. Tại Giaphô, có một bà đầy công đức đã lâm bệnh và đã chết. Bà được Thánh Phêrô làm cho sống lại.

08. Vợ ông Aquila, chủ nhà thánh Phaolô ở trọ tại thành Côrinthô.

09. Người phụ nữ đã gặp Chúa Giêsu phục sinh và muốn ôm lấy chân Ngài.

10. Vợ của ông Khuda viên quản lý của Hêrôđê. Bà từng tháp tùng truyền giáo với Chúa Giêsu và là mạnh
thường quân của đoàn truyền giáo.

11. Vợ ông Phêlích, tổng trấn Giuđêa.

12. Người đã xúi giục cô gái xin đầu thánh Gioan tẩy giả.

13. Chị của ông Ladarô, người đã chết và được Chúa Giêsu làm cho sống lại.

Hàng dọc : Chử đề của ô chữ này là gì

NGUYỄN THÁI HÙNG


Tháng hoa và kinh mân côi
Xuân Thái


Đức Maria đã được mọi giáo dân yêu mến cách đặc biệt. Giáo Hội cũng dành riêng tháng Năm để dâng kính mẹ cách riêng. Tháng 5 còn được gọi là Tháng Hoa. Những bó hoa vật chất, những bó hoa tinh thần và thiêng liêng lúc nào cũng có; nhưng trong tháng 5, những bó hoa ấy được dâng lên Mẹ kính cẩn và thân tình hơn lúc nào. Tháng 5 chính là tháng đỉnh cao của lòng yêu mến Đức Maria.

Yêu kính Mẹ cũng là vâng lời và noi gương Mẹ. Để tâm sự và có thể gặp được mẹ, Đức Maria đã khuyên mọi người hãy siêng năng cầu nguyện với Mẹ bằng Kinh Mân côi.

Đức Maria có thiếu khiêm nhường?
và có ích lợi gì khi đọc kinh Mân côi?

Truyền thống trong Giáo Hội kể rằng, kinh Mân côi đã được chính Mẹ Maria truyền dạy cho Thánh Đaminh. Và nhất là, trong phép lạ lẫy lừng cả thể khi hiện ra tại Fatima (Bồ đào nha), Đức mẹ cũng khuyên các Kitô hữu năng lần chuỗi Mân côi.

Chủ yếu trong việc truyền kinh Mân côi cho loài người là Mẹ muốn con người nên thánh thiện, hoàn hảo và nhờ đó, cá nhân được hạnh phúc và xã hội được bình an trật tự. Trong thực tế, không có một mẫu gương nào trên đời đáng cho mọi người suy ngẫm và bắt chước để nên thánh thiện cho bằng Đức Giêsu và Mẹ. Nên vì ích lợi của con người, Mẹ đã không ngần ngại đưa mình ra làm gương để con cái bắt chước.
Điều này hoàn toàn tự nhiên và phù hợp.

Thật vậy, trong gia đình, người mẹ lấy chính mình ra làm gương cụ thể để cho con cái bắt chước, điều này rất tự nhiên không có gì là quá đáng hoặc kiêu căng như nhiều kẻ chống báng vẫn thường hay nói. Ngược lại, đây còn là một phương pháp sư phạm rất hiệu quả và khôn ngoan. Vì đối với những đứa con, chẳng có ai gần gũi, thân tình và gắn bó hơn chính người mẹ của mình.

Chẳng có mẫu gương nào cụ thể và dễ bắt chước cho bằng gương của mẹ. Nếu ngại đưa mình ra làm gương và lại đưa ra một gương nào khác xa lạ hơn cho con cái, thiết tưởng làm như thế thật là thiếu thận trọng, cũng chính là thiếu khiêm nhường vậy.

Cốt tuỷ của khiêm nhường là tinh thần tự huỷ, không đặt nặng cái tôi, chứ không phải những hành vi tự hạ bên ngoài. Tự hạ bên ngoài mà vẫn còn quan trọng hoá cái tôi thì đâu có phải là khiêm nhường. Chính khi tự lấy mình làm gương mẫu vì lợi ích con cái mình, Mẹ Maria càng chứng tỏ Mẹ không đặt nặng cái tôi của mình.

Do đó, chắc chắn Mẹ Maria không vì muốn người ta ca tụng tung hô mà khuyên họ tôn sùng trái tim mình và năng đọc kinh Mân côi. Và càng chắc chắn hơn rằng, không phải hễ ai ca tụng Mẹ, năng đọc kinh Mân côi như một kiểu lấy lòng hay nịnh hót, thì Mẹ sẽ đặc biệt ưu ái người ấy hơn người khác.

Nếu Mẹ Maria khi còn sống tại thế đã khiêm nhường hết mực, thì khi lên trời và là Nữ vương Thiên đàng, chắc chắn mẹ cũng vẫn khiêm nhường như vậy, thậm chí, còn khiêm nhường hoàn hảo hơn nữa vì đang được sống với cả triều đình Nước Trời là khuôn mẫu của hiền lành và khiêm nhường, như lời Chúa đã dạy khi sinh tiền.

Vì thế, ta không thể xét đoán theo tâm lý ham được khen ngợi của con người để nghĩ về Mẹ Maria. Mặt khác, như mẹ và con có liên hệ máu thịt và hữu cơ thế nào, thì Mẹ Maria chính là tiếng vọng của người con là Giêsu như thế.

Do đó, nếu có ca ngợi Mẹ Maria thì cũng chính là tôn vinh Chúa Giêsu vậy. Và như thế, làm sao nói được Đức Maria là thiếu khiêm tốn khi truyền dạy mọi người ca tụng Mẹ qua kinh Mân côi!

Suy niệm về tràng chuỗi Mân côi:

Trước đây, Mân côi là một bộ kinh cầu nguyện với Đức Mẹ gồm 150 kinh Kính mừng.

Gồm 5 sự Vui, 5 sự Thương, 5 sự Mừng. Sau này, Giáo Hội thêm 5 sự Sáng. Tất cả gồm 200 kinh Kính mừng.

Vừa đọc vừa suy ngẫm về 20 biến cố quan trọng xảy ra trong đời Đức Giêsu và Mẹ Maria. 20 biến cố này là cốt yếu trong Tin Mừng, nên nhiều người nói chuỗi Môi khôi là một cuốn Thánh Kinh tóm gọn. Vì thế, đọc kinh Mân côi hoặc lần chuỗi là một hình thức đặc biệt để suy ngẫm Tin Mừng theo kiểu miệng đọc tâm suy.

Miệng thì đọc kinh Kính mừng Mẹ Maria, tâm thì suy niệm về những biến cố của Tin Mừng, chủ yếu là những biến cố về Đức Giêsu. Như thế, đọc kinh Mân côi không chỉ là cầu nguyện với Mẹ Maria, mà còn là suy ngẫm về Chúa Giêsu và cầu nguyện với ngài.

Trong kinh Mân côi, ta thấy có sự liên kết hết sức chặt chẽ giữa Đức Giêsu và Mẹ Maria. Hai mươi biến cố của kinh Mân côi đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới Mẹ Maria.

Chẳng hạn như 5 sự Thương, có vẻ như chỉ là biến cố về Đức Giêsu, nhưng trên thực tế, như Thánh Kinh thuật lại, Mẹ Maria luôn luôn theo dõi hoặc có mặt âm thầm. Những biến cố ấy ảnh hưởng rất sâu đậm đối với cuộc đời Mẹ, và một cách nào đó, cũng là những biến cố quan trọng trong cuộc đời của Mẹ.

Những đau khổ của Đức Giêsu đều trở thành đau khổ của Mẹ, vì thấy người yêu dấu của mình bị đau khổ, và vì không ai yêu con bằng mẹ như Mẹ Maria yêu Chúa Giêsu. Trong những đau khổ ấy, Mẹ cũng đau khổ không kém gì Đức Giêsu, chỉ khác ở chỗ, người khổ đau trên thực tế, còn người đau khổ trong tâm hồn.

Ích lợi tự nhiên và siêu nhiên từ kinh Mân côi:

Theo các nhà tu đức và cũng là kinh nghiệm của những người yêu mến và thường cầu nguyện bằng kinh Mân côi thì, không phải đọc cho đủ các lần kinh Kính mừng cho bằng việc chiêm ngắm các biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Giêsu và Mẹ Maria để noi gương và bắt chước.

Nếu mỗi ngày ta đều đọc kinh Mân côi, thì nhờ năng chiêm ngắm các biến cố trong cuộc đời các Ngài, ngày qua ngày, ta sẽ giống các Ngài trong tư tưởng, lời nói và việc làm.

Theo các nhà tâm lý, tự kỷ ám thị là một phương pháp tự giáo dục vừa đơn giản, dễ dàng lại rất hiệu quả. Khoan nói tới ơn ích siêu nhiên, chỉ nói tới khía cạnh tâm lý tự nhiên, thì kinh Mân côi chính là một cách tự kỷ ám thị rất tuyệt vời, có khả năng biến đổi con người ngay từ bên trong, một cách tiệm tiến từ từ, nhưng vô cùng hữu hiệu. Điều quan trọng là có một khuôn mẫu tốt đẹp để tưởng tượng và nghĩ tới thường xuyên.

Người chăm chỉ và siêng năng đọc kinh Mân côi là cách hành xử khuôn mẫu của Đức Giêsu và Mẹ Maria, chắc chắn sẽ được biến đổi nên giống khuôn mẫu một cách vô thức, không cần phải nhiều cố gắng.

Nhưng kinh Mân côi không chỉ là một phương pháp tự kỷ ám thị theo tự nhiên, nó còn là phương tiện bảo đảm để kéo ơn Chúa xuống. Vì chính Đức Mẹ đã hứa và đã thực hiện, ban ơn dồi dào cho những ai năng đọc kinh này.

Như thế, kinh Mân côi vừa là phương pháp tâm lý tự nhiên, vừa là một phương thế siêu nhiên do chính Đức Mẹ giới thiệu để nên thánh. Do đó, kinh Mân côi thực sự là một cách cầu nguyện thật tuyệt vời mà mỗi người cần biết sử dụng để nên thánh và kéo ơn Chúa xuống cho mình, gia đình và cả cộng đoàn cùng Giáo Hội của mình.
Tuy nhiên, vì thân xác thì nặng nề và tinh thần lại hay thay đổi, nên nhiều lúc con cũng biếng lười và bê trễ, Maria Mẹ ơi! xin luôn nhắc nhở và giúp con thức tỉnh, để cầu nguyện bằng kinh Mân côi luôn là một phần đời sống của con.
Nguồn : tinmung.net

 

LỜI GIẢI ĐÁP

VUI HỌC THÁNH KINH : Ô CHỮ PHỤ NỮ 01

01. Bà Anna (Lc 2,22-24)
02. Chị Phêbe (Rm 16,1)
03. Bà Êlisabét (Lc 1,39…)
04. Bà Bécnike (Cv 25,13-27)
05. Bà Êvôđia (Pl 4,2)
06. Bà Lyđia (Cv 16,14-15)
07. Bà Tabitha (Cv 9,32-38)
08. Bà Pơrítkila (Cv 18,1-19)
09. Bà Maria Mácdala (Ga 20,1-8)
10. Bà Gioanna (Lc 8,3)
11. Bà Đơruxila (Cv 21,1-27)
12. Bà Hêrôđia (Mt 14,2-12)
13. Bà Mácta (Ga 11,1-14)

 


Hàng dọc : NHÂN VẬT TÂN ƯỚC.

NGUYỄN THÁI HÙNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét