Các chủ đề lớn của THĐ về gia đình theo Tài Liệu Làm Việc
Trái với ấn tượng thông thường, Thượng Hội Đồng về Gia Đình sắp tới không nhằm chỉ giải quyết việc rước lễ cho những người ly dị và tái hôn chưa được hay không được tuyên bố vô hiệu cuộc hôn nhân đầu. Trái lại, Giáo Hội sẵn sàng đề cập tới mọi khía cạnh có liên hệ tới gia đình hiện nay.
Đức Cha Bruno Forte, Thư Ký Đặc Biệt của THĐ cho rằng Tài Liệu Làm Việc, vừa được phát hành, có đặc điểm theo sát “thực tại trong mọi sắc thái và phức tạp của nó và do đó, tôi có thể nói: nó là một văn kiện chính xác và trung thực, không nhắm mắt trước bất cứ nan đề nào, dù nó gây bối rối hay không làm ta thoải mái đến đâu”.
Văn kiện còn chứng tỏ một điểm nổi bật nữa: bất kể họ ra sao, những người cần được Giáo Hội giúp đỡ đều được đáp ứng với một lòng xót thương bao dung. Lòng xót thương này được Đức HY Lorenzo Baldisseri nhấn mạnh. Ngài nói: “Điều cần thiết là một thừa tác vụ có khả năng cung hiến lòng xót thương mà Thiên Chúa vốn dành cho mọi người một cách vô lượng. Do đó, đây là việc ‘đề xuất, chứ không áp đặt; đồng hành, chứ không thúc ép; mời gọi chứ không loại bỏ; quan tâm chứ không bao giờ làm thất vọng”.
Mà dù cho có nhằm vào lớp người ly dị và tái hôn đi chăng nữa, thì tập chú cũng không hẳn chỉ là vấn đề cho phép họ rước lễ. Đọc kỹ Tài Liệu Làm Việc, người ta thấy tập chú này khá bao quát và có tính thực tiễn, nhằm xoa dịu nỗi đau của những cặp vợ chồng này, mà riêng tại Hoa Kỳ, hiện chiếm tới hơn 10% tổng số các cặp hôn nhân Công Giáo (4.5 triệu cặp trong tổng số gần 30 triệu cặp, theo tài liệu của Mark Gray thuộc ĐH Georgetown).
Vả lại, dường như hạn từ “gia đình bất thường” (irregular families) được Tài Liệu Làm Việc hiểu theo nghĩa rộng hơn: không những chỉ các gia đình vừa kể trên mà còn bao hàm nhiều hình thức gia đình khác như các gia đình Công Giáo “thường vắng mặt” từ lâu trong các sinh hoạt của Giáo Hội, chẳng hạn, thậm chí cả những vụ sống chung và các cặp đồng tính. Các hình thức này được trình bày chi tiết tại Chương Ba, Phần Hai tựa là Các Hoàn Cảnh Mục Vụ Khó Khăn (các số 80-120): sống chung, phối hợp thực tế (de facto), những người ly thân, ly dị, và ly dị rồi tái hôn, con cái những người độc thân, các bà mẹ niên thiếu, các hoàn cảnh bất hợp lệ theo Giáo Luật, các cuộc phối hợp của những người đồng giới tính.
Việc dưỡng dục con cái trong các hoàn cảnh “bất thường”
Chương Hai, Phần Ba, của Tài Liệu có chủ đề “Giáo Hội và Gia Đình đương đầu với Thách Đố Dưỡng Dục” nói tới việc giáo dục đức tin cho con cái các trường hợp “bất thường” kể trên (các số 132-157).
Về nguyên tắc, Tài Liệu nhắc lại rằng việc dưỡng dục con cái, gồm việc dẫn đưa các em vào mọi khía cạnh của đời sống, là trách nhiệm hàng đầu của các cha mẹ. Trong trách nhiệm này, quan trọng nhất là việc chuyển giao đức tin, như lời Thánh Augustinô từng nói: “Cha mẹ được mời gọi không phải chỉ để đem con vào đời mà còn đem chúng tới Thiên Chúa nữa, để nhờ Phép Rửa, chúng được tái sinh làm con Thiên Chúa và lãnh nhận ơn phúc đức tin” (Đức Phanxicô, Lumen Fidei, số 43).
Cha mẹ dưỡng dục đức tin cho con cái nhờ nhiều phương thế: thánh hóa bản thân, cầu nguyện trong gia đình, lắng nghe Lời Chúa, làm việc bác ái. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiệm vụ giáo dục đức tin này gặp nhiều trở ngại. Tài liệu trước nhất kể ra các thay đổi trong tương quan giữa các thế hệ trong gia đình với nhau. Trong quá khứ, các liên hệ này là căn bản của đời sống đức tin, được chia sẻ và chuyển giao như một gia bảo truyền từ thế hệ này qua thế hệ nọ. Ngày nay, thừa hưởng các tranh chấp mạnh mẽ giữa các thế hệ trong các thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước, các cha mẹ tỏ ra ngần ngại không áp dụng bất cứ áp lực nào lên con cái trong việc thực hành đạo. Họ tránh bất cứ hình thức tranh chấp nào, thay vì tìm cách đương đầu với nó. Ngoài ra, khi vấn đề tôn giáo được nêu ra, phần lớn các cha mẹ cảm thấy bất an, thay vì chuyển giao đức tin, đành giữ im lặng và nhường việc ấy cho các định chế tôn giáo.
Các giám mục Trung Đông nhấn mạnh thêm một khó khăn nữa của các gia đình đó là thân phận thiểu số Kitô Giáo của họ. Còn các giám mục Đông Âu cũ thì nhấn mạnh tới hậu quả của trải nghiệm Cộng Sản: các thế hệ già, vì sống dưới chế độ độc tài, chỉ nhận được rất ít những điều căn bản về Đạo; các thế hệ trẻ, tuy thoát khỏi chế độ độc tài, nhưng lại rơi vào chủ nghĩa duy tục, khiến việc chuyển giao đức tin gặp thật nhiều khó khăn.
Dĩ nhiên, khó khăn nhất vẫn là các gia đình vốn được xếp vào loại “bất thường”. Tài Liệu cho rằng tại các vùng tiếp tục tuyên xưng đức tin Công Giáo, con số trẻ em sinh trong các gia đình “bình thường” càng ngày càng giảm, và con số trẻ em sinh trong các gia đình “bất thường” càng ngày càng tăng. Tài Liệu nhận diện 3 yếu tố trong loại gia đình này có ảnh hưởng đối với việc dưỡng dục con cái. Thứ nhất, các cuộc phối hợp giữa những người cùng giới tính, phần lớn diễn ra tại các nước “tự do và cấp tiến hơn”. Thứ hai, là sự hiện hữu và tăng nhanh các gia hộ có cha hay mẹ mà thôi, tức cha hay mẹ đơn chiếc, nhất là các gia hộ chỉ có mẹ đơn chiếc, phải sống trong cảnh nghèo, buộc phải trao con cho các thành phần khác trong đại gia đình. Hình thức này hiện diện khắp nơi, nhưng có tính thách thức mục vụ hơn cả phải kể đến Châu Mỹ La Tinh và Á Châu. Thứ ba, là hiện tượng “trẻ hè phố” bị cha mẹ gặp khó khăn bỏ rơi, tự mình tranh sống; và các trẻ em mồ côi vì cha mẹ qua đời do bạo lực phải sống với ông bà. Hiện tượng này có tầm quan trọng đối với nam bán cầu.
Những hoàn cảnh phức tạp trên sản sinh ra thật nhiều loại thái độ khi các cha mẹ tiếp xúc với Giáo Hội: nhiều người đến với Giáo Hội với lòng kính trọng và tin tưởng; nhiều người đến với thái độ tiêu cực, xấu hổ vì lối sống của mình, do dự không dám tới vì sợ bị từ khước hay làm ngơ; có người tin Giáo Hội hiểu họ và tiếp nhận họ dù họ có nhiều thất bại, khó khăn; có người nhìn Giáo Hội như một định chế pha mình vào cuộc sống người ta…
Tài liệu cho rằng phần lớn các gia đình này dù yêu cầu Giáo Hội ban các bí tích như Rửa Tội và Rước Lễ Lần Đầu cho con cái mình, nhưng không dành cho việc giáo dục đức tin và việc tham dự vào sinh hoạt giáo xứ một tầm quan trọng thích đáng và giá trị thực sự của chúng. Dù biết giáo lý là điều kiện để lãnh nhận các bí tích này, các cha mẹ vừa kể không quan tâm bao nhiêu tới các chương trình chuẩn bị do cộng đồng Kitô Giáo đề xuất. Họ thường nại lý do không có thì giờ hay bận làm ăn để khỏi lưu tâm tới chúng. Sở dĩ họ xin cho con được chịu các bí tích là vì thói quen và phong tục phải làm thế. Nhiều người coi đây là dịp để tổ chức tiệc tùng, khoản đãi, vui chơi xã hội, chứ không hẳn vì xác tín.
Tài Liệu cũng nhắc tới sự kiện tại nhiều nơi, cha mẹ xin cho con được rửa tội vì lý do dị đoan, để được giúp đỡ về tài chánh hay để con được học trường Công Giáo.
Bất cứ vì lý do gì, Tài Liệu vẫn nhấn mạnh một cách sáng suốt rằng: “khi cha mẹ, thường là sau một thời kỳ xa vắng Giáo Hội, yêu cầu cộng đoàn Giáo Hội chuẩn bị cho con em họ lãnh nhận bí tích, thì phương thức được đề nghị nhiều nhất trong các câu trả lời là sẵn sàng tiếp tiếp nhận họ mà không hề phân biệt. Tiếp nhận họ với một thái độ kính trọng căn bản, một tâm tình thân hữu và một sự sẵn sàng lắng nghe các nhu cầu nhân bản và thiêng liêng của họ sẽ tạo ra một bầu khí thích đáng và hữu ích cho việc thông truyền sứ điệp Tin Mừng” (số 146).
Tài Liệu cho hay, triết lý của chính sách trên có hai: thứ nhất, “con cái, khi tiếp nhận đức tin, có thể thông truyền đức tin cho cha mẹ vốn đã không thực hành đạo từ lâu” (số 137) và “phải sử dụng các lời nói và các lối phát biểu có thể tạo ra cảm thức thuộc về chứ không loại bỏ, những lời nói và cách phát biểu có thể chuyên chở nhiều hơn sự ấm áp, tình yêu thương và sự trợ giúp của Giáo Hội, chứ không sản sinh ra, nhất là nơi trẻ em và người trẻ, ý tưởng bị khước từ hay kỳ thị chống lại cha mẹ chúng”. Vả lại, “bất thường” có ý nói về hoàn cảnh chứ không nói về người (số 138).
Chăm sóc mục vụ cho các “cặp đồng tính”
Một trong các chủ đề khác có tính phức tạp hơn cũng sẽ được THĐ sắp tới nghiên cứu là việc chăm sóc mục vụ cho những cặp đồng tính luyến ái hiện chung sống với nhau “như vợ chồng”. Thực vậy, Tài Liệu Làm Việc dành một tiết cho chủ đề “Các Cuộc Kết Hợp Đồng Giới Tính” (các số 110-120), trong đó, THĐ sẽ lưu ý một số xem sét mục vụ, như việc luật dân sự thừa nhận các cuộc kết hợp đồng tính, các thách đố do ý thức hệ phái tính nêu ra, và việc chăm sóc mục vụ cho con em những cặp đồng tính.
a. Thừa nhận dân sự
Tài liệu nhắc lại giáo huấn của Giáo Hội rằng dù “tuyệt đối không có bất cứ cơ sở nào để coi các cuộc kết hợp đồng tính tương tự cách nào đó ngay cả xa xôi nhất với kế hoạch Thiên Chúa dành cho hôn nhân và gia đình”, tuy nhiên, “ta phải chấp nhận những người đàn ông và đàn bà có khuynh hướng đồng tính luyến ái với lòng kính trọng, cảm thương và mẫn cảm. Mọi dấu hiệu kỳ thị bất công đối với họ phải được tránh” (Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Các Xem Sét liên quan tới Các Đề Nghị Nhìn Nhận về Pháp Lý các Cuộc Phối Hợp Giữa Những Người Đồng Tính, số 4).
Các câu trả lời của các Giáo Hội địa phương cho thấy việc thừa nhận dân sự này khác nhau khá nhiều tùy theo ngữ cảnh văn hóa-xã hội, tôn giáo và chính trị. Về vấn đề này, các hội đồng giám mục phân biệt 3 ngữ cảnh. Thứ nhất, “khi các biện pháp có tính đàn áp và trừng trị được đưa ra như một phản ứng chống lại hiện tượng đồng tính luyến ái trong mọi khía cạnh của nó, đặc biệt khi luật dân sự ngăn cấm việc biểu lộ đồng tính luyến ái nơi công cộng. Trong ngữ cảnh này, Giáo Hội đưa ra nhiều hình thức chăm sóc thiêng liêng khác nhau đối với người đồng tính độc thân muốn được Giáo Hội trợ giúp”.
Ngữ cảnh thứ hai là tại các nơi trong đó “tác phong đồng tính không bị trừng trị, nhưng được khoan dung nếu không ai thấy hoặc không công khai. Trong ngữ cảnh này, luật lệ về các cuộc phối hợp dân sự giữa những người đồng giới tính thường không có”. Tuy nhiên, trong các giới chính trị, có khuynh hướng chấp nhận các luật lệ cho phép việc đăng ký các cuộc phối hợp thường được gọi là ‘hôn nhân’ giữa những người cùng gới tính. Họ ủng hộ giải pháp này vì lý do chống kỳ thị.
Ngữ cảnh thứ ba, là “ngữ cảnh trong đó nhà nước đã ban hành các luật lệ thừa nhận các cuộc phối hợp dân sự hay còn gọi là ‘các cuộc hôn phối’ giữa những người đồng tính” thậm chí nhiều nước còn định nghĩa lại hôn nhân nữa, trong đó, cặp phối hợp được nhìn theo hạn từ luật pháp, nhằm nói tới ‘quyền bình đẳng’ và ‘bất kỳ thị’ chứ không nghĩ tới các vấn đề nhân học sâu xa hay tính trung tâm của hạnh phúc con người, nhất là hạnh phúc của con cái các cuộc phối hợp này. Tại các nước nhìn nhận các cuộc phối hợp này, các cặp đồng tính thường được phép nhận con nuôi.
b. Lượng định
Mọi Hội Đồng Giám Mục đều lên tiếng chống đối việc định nghĩa lại hôn nhân (không coi nó như sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà), để đưa vào các luật lệ cho phép việc phối hợp giữa hai người cùng phái tính. Tuy nhiên, các ngài tỏ ý mong muốn có được một quân bình giữa giáo huấn của Giáo Hội về gia đình và thái độ kính trọng, không phê phán đối với những người sống trong các cuộc phối hợp này. Các ngài cho rằng cả hai phản ứng cực đoan, nghĩa là thỏa hiệp và không thỏa hiệp, đều không khai triển được một chương trình mục vụ hữu hiệu vừa nhất quán với Huấn Quyền vừa cảm thương đối với những người liên hệ.
Theo các ngài, việc cổ vũ ý thức hệ phái tính càng làm cho việc đi tìm một thái độ quân bình nói trên ra phức tạp. Tại nhiều nơi, ý thức hệ này đang gây ảnh hưởng cả ở trình độ tiểu học nhằm tuyên truyền một não trạng nhằm loại bỏ việc kỳ thị đồng tính, mà thực tế thì phá hoại căn tính tính dục.
Các giám mục nhận xét rằng: nói chung, tại các nước nhìn nhận cuộc phối hợp đồng tính, tín hữu bày tỏ sự ủng hộ thái độ tôn trọng và không phê phán đối với những người phối hợp này cũng như việc đưa ra một hình thức thừa tác nhằm chấp nhận họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa tín hữu dành cho các cuộc hôn nhân dị tính và các cuộc phối hợp đồng tính cùng một địa vị pháp lý như nhau. Một số câu trả lời tỏ ý quan ngại rằng việc Giáo Hội chấp nhận các người phối hợp kiểu này có thể bị giải thích như là nhìn nhận chính cuộc phối hợp của họ.
c. Một số hướng dẫn mục vụ
Các câu trả lời cho rằng để có thể tổ chức được một thừa tác vụ cho những người sống trong các cuộc phối hợp đồng tính, cần phải phân biệt những người nhất quyết sống cuộc phối hợp này cách kín đáo để không gây gương mù cho người khác và những người có tác phong nhằm cổ vũ và tranh đấu cho loại phối hợp này. Nhiều hội đồng giám mục nhấn mạnh rằng vì hiện tượng đồng tính này tương đối mới có đây, nên hiện vẫn chưa có chương trình mục vụ nào cho họ. Có hội đồng tỏ ra quan ngại đối với thách đố: một đàng chấp nhận những người này theo tinh thần cảm thương nhưng đàng khác phải duy trì giáo huấn luân lý của Giáo Hội. Nhiều câu trả lời khuyến cáo không nên dùng các chữ như “gay” (hành động đồng tính nam), “lesbian” (hành động đồng tính nữ) hay “homosexual” (đồng tính nói chung) để xác định căn tính tính dục của người ta.
Không thiếu câu trả lời khuyến cáo nên có cuộc đối thoại giữa thần học và các khoa học nhân văn nhằm khai triển một cái nhìn nhiều mặt về hiện tượng đồng tính. Nhiều câu trả lời khác đề nghị nên có sự hợp tác với các cơ quan chuyên biệt như Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Các Khoa Học Xã Hội và Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống để xem sét tường tận các khía cạnh nhân học và thần học của tính duc con người và dị biệt tính dục giữa người đàn ông và người đàn bà nhằm giải quyết vấn đề ý thức hệ phái tính.
Tuy nhiên, các câu trả lời cho rằng thách đố lớn lao là khai triển ra một thừa tác vụ có thể duy trì được thế quân bình thích đáng giữa việc chấp nhận người đồng tính theo tinh thần cảm thương và dần dần dẫn họ tới sự trưởng thành nhân bản và Kitô Giáo chân thực. Tuy nhiên, phần đông cho rằng cho đến nay, trong Giáo Hội, vẫn chưa có sự đồng thuận về phương cách tiếp nhận những người phối hợp đồng tính. Bước đầu tiên, do đó, là từ từ thu thập tín liệu và tìm ra các tiêu chuẩn biện phân không những cho các thừa tác viên và các nhân viên mục vụ mà cho cả các nhóm và phong trào nữa.
Song song, phải có chương trình giáo dục giới tính tại gia đình và các định chế giáo dục, nhất là tại các nước mà chính phủ đã đưa ra các chương trình giáo dục loại này ở các trường học với quan điểm một chiều và ý thức hệ phái tính, để thanh thiếu niên nắm vững ý niệm trưởng thành Kitô Giáo và trưởng thành xúc cảm, giúp họ đương đầu được với hiện tượng tính dục.
Về con cái do các cặp đồng tính này nhận làm con nuôi, phần lớn các câu trả lời đều minh nhiên chống lại việc cho phép này vì nó không đem lại cho đứa trẻ ích lợi toàn diện: em có quyền có một người mẹ và một người cha. Tuy nhiên, khi những người này yêu cầu cho đứa con nuôi được rửa tội, thì hầu như mọi câu trả lời đều nhấn mạnh rằng đứa nhỏ phải được tiếp nhận với cùng một quan tâm, âu yếm vốn dành cho các trẻ em khác. Nếu có bằng chứng cụ thể cho thấy những người kết hợp đồng tính thiếu khả năng dạy dỗ đứa con nuôi này về đức tin, thì những trợ giúp thích đáng nào từng dành cho các cặp vợ chồng khác cũng phải dành cho các cặp đồng tính này, như các người khác trong gia đình hay những người trong các môi trường xã hội chung quanh phải giúp một tay vào việc dạy dỗ đức tin cho em. Còn các linh mục thì cần phải thận trọng trông coi giai đoạn chuẩn bị cho đứa trẻ chịu rửa tội, đặc biệt lưu tâm tới việc chọn cha mẹ đỡ đầu cho em.
Các hoàn cảnh mục vụ khó khăn
Như trên đã nói, Tài Liệu không bỏ qua nan đề nào thuộc lãnh vực gia đình, hoặc gần hoặc xa, hoặc theo cái hiểu của Giáo Hội hoặc theo cái hiểu của thế tục. Tài Liệu nhận định rằng “Giáo Hội được mời gọi trở nên nhà Cha, nơi cửa luôn rộng mở… có chỗ cho mọi người với mọi nan đề của họ” (Gaudium Evangelii, số 47). Tất cả những nan đề này được xem sét ở Chương Ba, Phần Hai, tựa là “Các Hoàn Cảnh Mục Vụ Khó Khăn”.
Mục đích là giúp mọi người “tiếp tục cuộc hành trình của họ với toàn thể cộng đồng Giáo Hội”. Để đạt mục đích này, tài liệu nhấn mạnh tới ý nghĩa đích thực của lòng Chúa thương xót: Lòng thương xót này không nhằm che đậy những cái xấu xa bản thân mà là “triệt để dẫn đường tới hòa giải là điều sẽ đem lại niềm tín thác và thanh thản mới nhờ việc canh tân nội tâm đích thực”. Thành thử, việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình không tự giới hạn vào quan điểm luật pháp mà thôi, trái lại có sứ mệnh nhắc nhớ ơn gọi yêu thương vĩ đại mà ai trong chúng ta cũng được mời gọi và giúp người ta sống trọn phẩm giá của ơn gọi này (số 80).
Như trên đã nói, Tài Liệu khai triển các hoàn cảnh khó khăn sau đây:
Sống chung (các số 81-82). Trái với cái hiểu thông thường vốn coi hình thức này có tính thí nghiệm, sống thử, nghĩa là tạm bợ, càng ngày hình thức này càng trở thành có tính vĩnh viễn, nhất là tại Âu Châu và Hoa Kỳ. Các cuộc phối hợp trên thực tế (de facto) được bàn tới tại các số 83-85: hiện có nhiều nước nhìn nhận hình thức phối hợp này, dù không hoàn toàn ngang hàng với hôn nhân. Tuy nhiên, nhiều cặp không muốn đăng ký với nhà nước. Tài liệu nhấn mạnh: xã hội ngày nay không coi hình thức này như một vấn đề nữa.
Những người ly thân, ly dị được đề cập tại số 86. Tài Liệu ghi nhận vắn tắt: số người này rất đông tại Âu Châu và Hoa Kỳ, và ít hơn nhiều tại Phi Châu và tại Á Châu; hơn nữa hiện tượng sống chung làm vấn đề ly dị kém quan trọng đi. Và, ở số 87, Tài Liệu kêu gọi sự đặc biệt lưu tâm tới những người ly thân và ly dị “vẫn trung thành với lời hứa khi kết hôn” vì họ là “những người nghèo mới”. Các bà mẹ đơn lẻ được nói tới ở số 88 với nhận định: không những phải trợ giúp mà còn phải trân trọng họ vì đã đủ yêu thương và can đảm cưu mang con và giờ đây gánh vác việc dưỡng dục chúng.
Trong các số từ 89-96, những người ly dị và tái hôn được đặc biệt lưu ý và được xếp vào nhóm “hoàn cảnh bất thường về giáo luật” (canonically irregular situations). Trước khi nói tới nỗi đau của những người này vì không được lãnh nhận các bí tích, Tài Liệu nhấn mạnh tới nỗi đau tan vỡ hôn nhân và sự khó khăn trong việc hợp thức hóa hoàn cảnh của họ.
Một số đông những người này muốn được Giáo Hội giúp đỡ để làm dịu nỗi đau của họ. Tài Liệu cho rằng phần đông không nhận ra mối liên hệ nội tại giữa hôn nhân và các bí tích Thánh Thể và Thống Hối. Thành thử họ không hiểu tại sao Giáo Hội lại không cho phép họ rước lễ. Nhưng tài liệu lưu ý điều này: nhiều người mới chỉ ly dị, nhưng chưa tái hôn, không dám rước lễ vì hiểu lầm là bị cấm, thực sự không có trở ngại rước lễ nào đối với những người này (số 91).
Trở lại những người ly dị và tái hôn, Tài Liệu nhận định rằng nhiều người trong số họ, khi không được lãnh nhận các bí tích, cảm thấy thất vọng, như thấy mình bị đẩy ra bên lề. Họ thắc mắc tại sao các tội khác được tha mà tội của họ thì không. Nhiều người khác lấy làm lạ tại sao các tu sĩ và linh mục được phép chuẩn để có thể kết hôn, trong khi họ lại không được miễn chuẩn để rước lễ. Về khía cạnh này, một đàng Tài Liệu nhấn mạnh tới nhu cầu giáo dục để tín hữu nắm được giáo lý về hôn nhân, đàng khác phải cố gắng hết sức trợ giúp các người ly dị và tái hôn hiểu rằng họ “không bị phân ly khỏi Giáo Hội, vì là người đã chịu phép rửa, họ được quyền và phải tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội” (Familiaris Consortio, số 84), và nhất là điều này: “Hơn nữa, Giáo Hội cần tự trang bị cho mình các phương thế mục vụ có thể đem lại khả thể thi hành lòng thương xót, lòng khoan dung và sự ân giải của mình một cách rộng rãi hơn đối với các vụ phối hợp mới” (số 92). Bạn đọc nên lưu ý kiểu nói ở đây “Các vụ phối hợp mới” dù không phải đích thị là hôn nhân!
Tài Liệu, liền sau đó tức số 93, đề cập tới một số phản ứng đối với lệnh cấm này: Tại Âu Châu, nhiều giáo sĩ tự ý giải quyết khó khăn bằng cách chiều theo yêu cầu được lãnh các bí tích của người liên hệ. Phần tín hữu, thì không ít người xa lìa Giáo Hội và gia nhập các hệ phái Kitô Giáo khác. Và dĩ nhiên, rất đông người muốn được công khai nhận trở lại với Giáo Hội. Tài Liệu cho rằng “vấn đề không phải là không được rước lễ mà là Giáo Hội công khai không cho phép họ rước lễ”.
Tài Liệu nói thêm ở số 94 rằng nhiều người muốn có thể tiếp tục sống trong tình thế hiện nay “cậy nhờ vào lòng thương xót của Chúa qua Giáo Hội” nhưng không thiếu những người chấp nhận sống tiết dục như số 84 của Familiaris Consortio từng dạy. Nhiều người đề nghị Giáo Hội mô phỏng tập tục của các Giáo Hội Đông Phương, cho phép cuộc hôn nhân thứ hai hay thứ ba với đặc tính “thống hối”. Về khía cạnh này, các nước có đông người Chính Thống thì cho hay theo kinh nghiệm của họ, tập tục này không làm giảm con số ly dị (số 95). Một số câu trả lời yêu cầu Giáo Hội minh xác: việc cấm này dựa vào tín lý hay chỉ là vấn đề kỷ luật.
Sau cùng là đề nghị đơn giản hóa thủ tục vô hiệu hóa hôn nhân (annulments) (số 96). Có người cho việc đơn giản hóa này không hữu hiệu. Thậm chí có người còn cho rằng việc đơn giản hóa này có nguy hiểm, vì có thể phát sinh ra lầm lẫn và bất công; gây ấn tượng cho rằng tính bất khả tiêu của hôn nhân không còn được tôn trọng, khiến nhiều người nghĩ tuyên bố vô hiệu chỉ là hình thức ly dị của Công Giáo. Thay vào đó, nên tăng gia con số những người có khả năng phụ trách các vụ án hôn nhân, gia tăng con số các tòa án, ban nhiều quyền hơn cho các tòa địa phương. Có người nhận xét rằng nhiều người không dám yêu cầu được tuyên bố vô hiệu vì cho đây là điều thiếu trung thực, lại có những người không biết rằng cuộc hôn nhân của mình có thể có những yếu tố khiến nó vô hiệu, chưa kể còn có những người không muốn xin tuyên bố án này, vì sợ phải mở lại vết thương quá khứ, cho bản thân hay cho người phối ngẫu hiện có của mình (số 99).
Về chính đề nghị đơn giản hóa thủ tục, còn có những yêu cầu như sử dụng giáo dân nhiều hơn làm thẩm phán, giảm nhẹ lệ phí tài chánh. Và đặc biệt, phải có “một phương thức có tính mục vụ nhiều hơn tại các tòa án Giáo Hội, biết chú ý nhiều hơn tới nhu cầu thiêng liêng của những người liên hệ”. Có những người nêu câu hỏi: liệu có nên chỉ giải quyết vấn đề này bằng diễn trình luật pháp mà thôi hay không, hay có thể giải quyết nó theo ngả hành chánh. Lại có người đề nghị dựa vào lương tâm của một người để thẩm định tính vô hiệu của dây hôn phối. Nói chung, các câu trả lời đều kêu gọi việc huấn luyện tốt hơn cho các nhân viên mục vụ trong lãnh vực này (số 101). Một khía cạnh khác cũng đã được nêu ra: có những người hiểu lầm rằng tuyên bố vô hiệu sẽ làm con cái họ trở thành “con bất hợp pháp” (số 102).
Đối với tất cả các trường hợp bất thường kể trên, Tài Liệu nhấn mạnh rằng Giáo Hội không nên “mang thái độ của một thẩm phán kết án (xem Bài Giảng Lễ của Đức Phanxicô ngày 28 tháng Hai, 2014) mà nên mang thái độ của một bà mẹ luôn tiếp nhận con cái mình và băng bó vết thương của chúng cho mau lành (xem Gaudium Evangelii, 139-141). Với một lòng nhân từ lớn lao, Giáo Hội được mời gọi tìm ra các hình thức 'đồng hành' có thể nâng đỡ con cái mình trên con đường hòa giải. Với lòng kiên nhẫn và sự hiểu biết, Giáo Hội phải giải thích cho những người này rằng việc họ không được cử hành các bí tích không có nghĩa họ bị loại ra khỏi đời sống Kitô hữu và khỏi mối liên hệ với Thiên Chúa” (số 103).
Muốn được như thế, nhiều người đề nghị dành nhiều cơ hội để những người này tham dự vào đời sống Giáo Hội qua các nhóm cầu nguyện, các chức năng phụng vụ và các hoạt động bác ái. Họ cũng đề nghị các sáng kiến muc vụ như ban phép lành cá nhân cho những ai không được rước lễ hay khuyến khích con cái những người này tham gia sinh hoạt của giáo xứ. Cũng có đề nghị cho rằng phải có các lời cầu nguyện cho những người này trong lời nguyện giáo dân của Thánh Lễ Chúa Nhật (số 104).
Một đặc điểm khá thấu đáo của THĐ lần này là việc lưu ý tới sự kiện: cả những người Công Giáo không mấy ngoan đạo yêu cầu được kết hôn với người không Công Giáo trong nhà thờ, dù chỉ là vì nghi thức kết hôn này hấp dẫn họ hoặc vì truyền thống gia đình muốn vậy, thì Giáo Hội cũng nên có một phương thức mục vụ rõ rệt. Tài Liệu cho rằng “đây cũng là cơ hội thuận tiện để phúc âm hóa và khuyến cáo rằng linh mục chánh xứ và các nhân viên mục vụ nên tiếp đón họ một cách nồng ấm và tỏ ra sẵn sàng giúp đỡ họ” (số 105).
Tất nhiên là phải chuẩn bị cho họ về tôn giáo. Nhưng việc chuẩn bị này không chỉ giới hạn vào các bài giáo lý mà còn là dịp để làm quen, để chuyện trò. Tài Liệu cũng khuyên các linh mục không nên thất vọng khi thấy quá ít người kết hôn tiếp tục liên lạc với giáo xứ sau khi cử hành hôn lễ (số 106). Tuy nhiên, cũng có một số câu trả lời lưu ý tới các chương trình theo dõi (follow-up) hậu kết hôn mục đích để trợ giúp các cặp này (số 108).
Dù gì, Tài Liệu cũng nhấn mạnh nguyên tắc đã được Đức HY TTK Baldisseri nhắc tới trên đây: đề xuất, chứ không áp đặt; hướng dẫn chứ không thúc ép; mời goi chứ không xua đuổi, gợi suy nghĩ chứ không bao giờ gây thất vọng (số 109).
Người ta có thể đặt tin tưởng ở THĐ năm 2014 và 2015 trong việc đưa ra một đường hướng mục vụ toàn diện đối với mọi nan đề của gia đình ngày nay, nhất là khía cạnh không mấy vui là ly dị và tái hôn.
Đức Cha Bruno Forte, Thư Ký Đặc Biệt của THĐ cho rằng Tài Liệu Làm Việc, vừa được phát hành, có đặc điểm theo sát “thực tại trong mọi sắc thái và phức tạp của nó và do đó, tôi có thể nói: nó là một văn kiện chính xác và trung thực, không nhắm mắt trước bất cứ nan đề nào, dù nó gây bối rối hay không làm ta thoải mái đến đâu”.
Văn kiện còn chứng tỏ một điểm nổi bật nữa: bất kể họ ra sao, những người cần được Giáo Hội giúp đỡ đều được đáp ứng với một lòng xót thương bao dung. Lòng xót thương này được Đức HY Lorenzo Baldisseri nhấn mạnh. Ngài nói: “Điều cần thiết là một thừa tác vụ có khả năng cung hiến lòng xót thương mà Thiên Chúa vốn dành cho mọi người một cách vô lượng. Do đó, đây là việc ‘đề xuất, chứ không áp đặt; đồng hành, chứ không thúc ép; mời gọi chứ không loại bỏ; quan tâm chứ không bao giờ làm thất vọng”.
Mà dù cho có nhằm vào lớp người ly dị và tái hôn đi chăng nữa, thì tập chú cũng không hẳn chỉ là vấn đề cho phép họ rước lễ. Đọc kỹ Tài Liệu Làm Việc, người ta thấy tập chú này khá bao quát và có tính thực tiễn, nhằm xoa dịu nỗi đau của những cặp vợ chồng này, mà riêng tại Hoa Kỳ, hiện chiếm tới hơn 10% tổng số các cặp hôn nhân Công Giáo (4.5 triệu cặp trong tổng số gần 30 triệu cặp, theo tài liệu của Mark Gray thuộc ĐH Georgetown).
Vả lại, dường như hạn từ “gia đình bất thường” (irregular families) được Tài Liệu Làm Việc hiểu theo nghĩa rộng hơn: không những chỉ các gia đình vừa kể trên mà còn bao hàm nhiều hình thức gia đình khác như các gia đình Công Giáo “thường vắng mặt” từ lâu trong các sinh hoạt của Giáo Hội, chẳng hạn, thậm chí cả những vụ sống chung và các cặp đồng tính. Các hình thức này được trình bày chi tiết tại Chương Ba, Phần Hai tựa là Các Hoàn Cảnh Mục Vụ Khó Khăn (các số 80-120): sống chung, phối hợp thực tế (de facto), những người ly thân, ly dị, và ly dị rồi tái hôn, con cái những người độc thân, các bà mẹ niên thiếu, các hoàn cảnh bất hợp lệ theo Giáo Luật, các cuộc phối hợp của những người đồng giới tính.
Việc dưỡng dục con cái trong các hoàn cảnh “bất thường”
Chương Hai, Phần Ba, của Tài Liệu có chủ đề “Giáo Hội và Gia Đình đương đầu với Thách Đố Dưỡng Dục” nói tới việc giáo dục đức tin cho con cái các trường hợp “bất thường” kể trên (các số 132-157).
Về nguyên tắc, Tài Liệu nhắc lại rằng việc dưỡng dục con cái, gồm việc dẫn đưa các em vào mọi khía cạnh của đời sống, là trách nhiệm hàng đầu của các cha mẹ. Trong trách nhiệm này, quan trọng nhất là việc chuyển giao đức tin, như lời Thánh Augustinô từng nói: “Cha mẹ được mời gọi không phải chỉ để đem con vào đời mà còn đem chúng tới Thiên Chúa nữa, để nhờ Phép Rửa, chúng được tái sinh làm con Thiên Chúa và lãnh nhận ơn phúc đức tin” (Đức Phanxicô, Lumen Fidei, số 43).
Cha mẹ dưỡng dục đức tin cho con cái nhờ nhiều phương thế: thánh hóa bản thân, cầu nguyện trong gia đình, lắng nghe Lời Chúa, làm việc bác ái. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiệm vụ giáo dục đức tin này gặp nhiều trở ngại. Tài liệu trước nhất kể ra các thay đổi trong tương quan giữa các thế hệ trong gia đình với nhau. Trong quá khứ, các liên hệ này là căn bản của đời sống đức tin, được chia sẻ và chuyển giao như một gia bảo truyền từ thế hệ này qua thế hệ nọ. Ngày nay, thừa hưởng các tranh chấp mạnh mẽ giữa các thế hệ trong các thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước, các cha mẹ tỏ ra ngần ngại không áp dụng bất cứ áp lực nào lên con cái trong việc thực hành đạo. Họ tránh bất cứ hình thức tranh chấp nào, thay vì tìm cách đương đầu với nó. Ngoài ra, khi vấn đề tôn giáo được nêu ra, phần lớn các cha mẹ cảm thấy bất an, thay vì chuyển giao đức tin, đành giữ im lặng và nhường việc ấy cho các định chế tôn giáo.
Các giám mục Trung Đông nhấn mạnh thêm một khó khăn nữa của các gia đình đó là thân phận thiểu số Kitô Giáo của họ. Còn các giám mục Đông Âu cũ thì nhấn mạnh tới hậu quả của trải nghiệm Cộng Sản: các thế hệ già, vì sống dưới chế độ độc tài, chỉ nhận được rất ít những điều căn bản về Đạo; các thế hệ trẻ, tuy thoát khỏi chế độ độc tài, nhưng lại rơi vào chủ nghĩa duy tục, khiến việc chuyển giao đức tin gặp thật nhiều khó khăn.
Dĩ nhiên, khó khăn nhất vẫn là các gia đình vốn được xếp vào loại “bất thường”. Tài Liệu cho rằng tại các vùng tiếp tục tuyên xưng đức tin Công Giáo, con số trẻ em sinh trong các gia đình “bình thường” càng ngày càng giảm, và con số trẻ em sinh trong các gia đình “bất thường” càng ngày càng tăng. Tài Liệu nhận diện 3 yếu tố trong loại gia đình này có ảnh hưởng đối với việc dưỡng dục con cái. Thứ nhất, các cuộc phối hợp giữa những người cùng giới tính, phần lớn diễn ra tại các nước “tự do và cấp tiến hơn”. Thứ hai, là sự hiện hữu và tăng nhanh các gia hộ có cha hay mẹ mà thôi, tức cha hay mẹ đơn chiếc, nhất là các gia hộ chỉ có mẹ đơn chiếc, phải sống trong cảnh nghèo, buộc phải trao con cho các thành phần khác trong đại gia đình. Hình thức này hiện diện khắp nơi, nhưng có tính thách thức mục vụ hơn cả phải kể đến Châu Mỹ La Tinh và Á Châu. Thứ ba, là hiện tượng “trẻ hè phố” bị cha mẹ gặp khó khăn bỏ rơi, tự mình tranh sống; và các trẻ em mồ côi vì cha mẹ qua đời do bạo lực phải sống với ông bà. Hiện tượng này có tầm quan trọng đối với nam bán cầu.
Những hoàn cảnh phức tạp trên sản sinh ra thật nhiều loại thái độ khi các cha mẹ tiếp xúc với Giáo Hội: nhiều người đến với Giáo Hội với lòng kính trọng và tin tưởng; nhiều người đến với thái độ tiêu cực, xấu hổ vì lối sống của mình, do dự không dám tới vì sợ bị từ khước hay làm ngơ; có người tin Giáo Hội hiểu họ và tiếp nhận họ dù họ có nhiều thất bại, khó khăn; có người nhìn Giáo Hội như một định chế pha mình vào cuộc sống người ta…
Tài liệu cho rằng phần lớn các gia đình này dù yêu cầu Giáo Hội ban các bí tích như Rửa Tội và Rước Lễ Lần Đầu cho con cái mình, nhưng không dành cho việc giáo dục đức tin và việc tham dự vào sinh hoạt giáo xứ một tầm quan trọng thích đáng và giá trị thực sự của chúng. Dù biết giáo lý là điều kiện để lãnh nhận các bí tích này, các cha mẹ vừa kể không quan tâm bao nhiêu tới các chương trình chuẩn bị do cộng đồng Kitô Giáo đề xuất. Họ thường nại lý do không có thì giờ hay bận làm ăn để khỏi lưu tâm tới chúng. Sở dĩ họ xin cho con được chịu các bí tích là vì thói quen và phong tục phải làm thế. Nhiều người coi đây là dịp để tổ chức tiệc tùng, khoản đãi, vui chơi xã hội, chứ không hẳn vì xác tín.
Tài Liệu cũng nhắc tới sự kiện tại nhiều nơi, cha mẹ xin cho con được rửa tội vì lý do dị đoan, để được giúp đỡ về tài chánh hay để con được học trường Công Giáo.
Bất cứ vì lý do gì, Tài Liệu vẫn nhấn mạnh một cách sáng suốt rằng: “khi cha mẹ, thường là sau một thời kỳ xa vắng Giáo Hội, yêu cầu cộng đoàn Giáo Hội chuẩn bị cho con em họ lãnh nhận bí tích, thì phương thức được đề nghị nhiều nhất trong các câu trả lời là sẵn sàng tiếp tiếp nhận họ mà không hề phân biệt. Tiếp nhận họ với một thái độ kính trọng căn bản, một tâm tình thân hữu và một sự sẵn sàng lắng nghe các nhu cầu nhân bản và thiêng liêng của họ sẽ tạo ra một bầu khí thích đáng và hữu ích cho việc thông truyền sứ điệp Tin Mừng” (số 146).
Tài Liệu cho hay, triết lý của chính sách trên có hai: thứ nhất, “con cái, khi tiếp nhận đức tin, có thể thông truyền đức tin cho cha mẹ vốn đã không thực hành đạo từ lâu” (số 137) và “phải sử dụng các lời nói và các lối phát biểu có thể tạo ra cảm thức thuộc về chứ không loại bỏ, những lời nói và cách phát biểu có thể chuyên chở nhiều hơn sự ấm áp, tình yêu thương và sự trợ giúp của Giáo Hội, chứ không sản sinh ra, nhất là nơi trẻ em và người trẻ, ý tưởng bị khước từ hay kỳ thị chống lại cha mẹ chúng”. Vả lại, “bất thường” có ý nói về hoàn cảnh chứ không nói về người (số 138).
Chăm sóc mục vụ cho các “cặp đồng tính”
Một trong các chủ đề khác có tính phức tạp hơn cũng sẽ được THĐ sắp tới nghiên cứu là việc chăm sóc mục vụ cho những cặp đồng tính luyến ái hiện chung sống với nhau “như vợ chồng”. Thực vậy, Tài Liệu Làm Việc dành một tiết cho chủ đề “Các Cuộc Kết Hợp Đồng Giới Tính” (các số 110-120), trong đó, THĐ sẽ lưu ý một số xem sét mục vụ, như việc luật dân sự thừa nhận các cuộc kết hợp đồng tính, các thách đố do ý thức hệ phái tính nêu ra, và việc chăm sóc mục vụ cho con em những cặp đồng tính.
a. Thừa nhận dân sự
Tài liệu nhắc lại giáo huấn của Giáo Hội rằng dù “tuyệt đối không có bất cứ cơ sở nào để coi các cuộc kết hợp đồng tính tương tự cách nào đó ngay cả xa xôi nhất với kế hoạch Thiên Chúa dành cho hôn nhân và gia đình”, tuy nhiên, “ta phải chấp nhận những người đàn ông và đàn bà có khuynh hướng đồng tính luyến ái với lòng kính trọng, cảm thương và mẫn cảm. Mọi dấu hiệu kỳ thị bất công đối với họ phải được tránh” (Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Các Xem Sét liên quan tới Các Đề Nghị Nhìn Nhận về Pháp Lý các Cuộc Phối Hợp Giữa Những Người Đồng Tính, số 4).
Các câu trả lời của các Giáo Hội địa phương cho thấy việc thừa nhận dân sự này khác nhau khá nhiều tùy theo ngữ cảnh văn hóa-xã hội, tôn giáo và chính trị. Về vấn đề này, các hội đồng giám mục phân biệt 3 ngữ cảnh. Thứ nhất, “khi các biện pháp có tính đàn áp và trừng trị được đưa ra như một phản ứng chống lại hiện tượng đồng tính luyến ái trong mọi khía cạnh của nó, đặc biệt khi luật dân sự ngăn cấm việc biểu lộ đồng tính luyến ái nơi công cộng. Trong ngữ cảnh này, Giáo Hội đưa ra nhiều hình thức chăm sóc thiêng liêng khác nhau đối với người đồng tính độc thân muốn được Giáo Hội trợ giúp”.
Ngữ cảnh thứ hai là tại các nơi trong đó “tác phong đồng tính không bị trừng trị, nhưng được khoan dung nếu không ai thấy hoặc không công khai. Trong ngữ cảnh này, luật lệ về các cuộc phối hợp dân sự giữa những người đồng giới tính thường không có”. Tuy nhiên, trong các giới chính trị, có khuynh hướng chấp nhận các luật lệ cho phép việc đăng ký các cuộc phối hợp thường được gọi là ‘hôn nhân’ giữa những người cùng gới tính. Họ ủng hộ giải pháp này vì lý do chống kỳ thị.
Ngữ cảnh thứ ba, là “ngữ cảnh trong đó nhà nước đã ban hành các luật lệ thừa nhận các cuộc phối hợp dân sự hay còn gọi là ‘các cuộc hôn phối’ giữa những người đồng tính” thậm chí nhiều nước còn định nghĩa lại hôn nhân nữa, trong đó, cặp phối hợp được nhìn theo hạn từ luật pháp, nhằm nói tới ‘quyền bình đẳng’ và ‘bất kỳ thị’ chứ không nghĩ tới các vấn đề nhân học sâu xa hay tính trung tâm của hạnh phúc con người, nhất là hạnh phúc của con cái các cuộc phối hợp này. Tại các nước nhìn nhận các cuộc phối hợp này, các cặp đồng tính thường được phép nhận con nuôi.
b. Lượng định
Mọi Hội Đồng Giám Mục đều lên tiếng chống đối việc định nghĩa lại hôn nhân (không coi nó như sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà), để đưa vào các luật lệ cho phép việc phối hợp giữa hai người cùng phái tính. Tuy nhiên, các ngài tỏ ý mong muốn có được một quân bình giữa giáo huấn của Giáo Hội về gia đình và thái độ kính trọng, không phê phán đối với những người sống trong các cuộc phối hợp này. Các ngài cho rằng cả hai phản ứng cực đoan, nghĩa là thỏa hiệp và không thỏa hiệp, đều không khai triển được một chương trình mục vụ hữu hiệu vừa nhất quán với Huấn Quyền vừa cảm thương đối với những người liên hệ.
Theo các ngài, việc cổ vũ ý thức hệ phái tính càng làm cho việc đi tìm một thái độ quân bình nói trên ra phức tạp. Tại nhiều nơi, ý thức hệ này đang gây ảnh hưởng cả ở trình độ tiểu học nhằm tuyên truyền một não trạng nhằm loại bỏ việc kỳ thị đồng tính, mà thực tế thì phá hoại căn tính tính dục.
Các giám mục nhận xét rằng: nói chung, tại các nước nhìn nhận cuộc phối hợp đồng tính, tín hữu bày tỏ sự ủng hộ thái độ tôn trọng và không phê phán đối với những người phối hợp này cũng như việc đưa ra một hình thức thừa tác nhằm chấp nhận họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa tín hữu dành cho các cuộc hôn nhân dị tính và các cuộc phối hợp đồng tính cùng một địa vị pháp lý như nhau. Một số câu trả lời tỏ ý quan ngại rằng việc Giáo Hội chấp nhận các người phối hợp kiểu này có thể bị giải thích như là nhìn nhận chính cuộc phối hợp của họ.
c. Một số hướng dẫn mục vụ
Các câu trả lời cho rằng để có thể tổ chức được một thừa tác vụ cho những người sống trong các cuộc phối hợp đồng tính, cần phải phân biệt những người nhất quyết sống cuộc phối hợp này cách kín đáo để không gây gương mù cho người khác và những người có tác phong nhằm cổ vũ và tranh đấu cho loại phối hợp này. Nhiều hội đồng giám mục nhấn mạnh rằng vì hiện tượng đồng tính này tương đối mới có đây, nên hiện vẫn chưa có chương trình mục vụ nào cho họ. Có hội đồng tỏ ra quan ngại đối với thách đố: một đàng chấp nhận những người này theo tinh thần cảm thương nhưng đàng khác phải duy trì giáo huấn luân lý của Giáo Hội. Nhiều câu trả lời khuyến cáo không nên dùng các chữ như “gay” (hành động đồng tính nam), “lesbian” (hành động đồng tính nữ) hay “homosexual” (đồng tính nói chung) để xác định căn tính tính dục của người ta.
Không thiếu câu trả lời khuyến cáo nên có cuộc đối thoại giữa thần học và các khoa học nhân văn nhằm khai triển một cái nhìn nhiều mặt về hiện tượng đồng tính. Nhiều câu trả lời khác đề nghị nên có sự hợp tác với các cơ quan chuyên biệt như Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Các Khoa Học Xã Hội và Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống để xem sét tường tận các khía cạnh nhân học và thần học của tính duc con người và dị biệt tính dục giữa người đàn ông và người đàn bà nhằm giải quyết vấn đề ý thức hệ phái tính.
Tuy nhiên, các câu trả lời cho rằng thách đố lớn lao là khai triển ra một thừa tác vụ có thể duy trì được thế quân bình thích đáng giữa việc chấp nhận người đồng tính theo tinh thần cảm thương và dần dần dẫn họ tới sự trưởng thành nhân bản và Kitô Giáo chân thực. Tuy nhiên, phần đông cho rằng cho đến nay, trong Giáo Hội, vẫn chưa có sự đồng thuận về phương cách tiếp nhận những người phối hợp đồng tính. Bước đầu tiên, do đó, là từ từ thu thập tín liệu và tìm ra các tiêu chuẩn biện phân không những cho các thừa tác viên và các nhân viên mục vụ mà cho cả các nhóm và phong trào nữa.
Song song, phải có chương trình giáo dục giới tính tại gia đình và các định chế giáo dục, nhất là tại các nước mà chính phủ đã đưa ra các chương trình giáo dục loại này ở các trường học với quan điểm một chiều và ý thức hệ phái tính, để thanh thiếu niên nắm vững ý niệm trưởng thành Kitô Giáo và trưởng thành xúc cảm, giúp họ đương đầu được với hiện tượng tính dục.
Về con cái do các cặp đồng tính này nhận làm con nuôi, phần lớn các câu trả lời đều minh nhiên chống lại việc cho phép này vì nó không đem lại cho đứa trẻ ích lợi toàn diện: em có quyền có một người mẹ và một người cha. Tuy nhiên, khi những người này yêu cầu cho đứa con nuôi được rửa tội, thì hầu như mọi câu trả lời đều nhấn mạnh rằng đứa nhỏ phải được tiếp nhận với cùng một quan tâm, âu yếm vốn dành cho các trẻ em khác. Nếu có bằng chứng cụ thể cho thấy những người kết hợp đồng tính thiếu khả năng dạy dỗ đứa con nuôi này về đức tin, thì những trợ giúp thích đáng nào từng dành cho các cặp vợ chồng khác cũng phải dành cho các cặp đồng tính này, như các người khác trong gia đình hay những người trong các môi trường xã hội chung quanh phải giúp một tay vào việc dạy dỗ đức tin cho em. Còn các linh mục thì cần phải thận trọng trông coi giai đoạn chuẩn bị cho đứa trẻ chịu rửa tội, đặc biệt lưu tâm tới việc chọn cha mẹ đỡ đầu cho em.
Các hoàn cảnh mục vụ khó khăn
Như trên đã nói, Tài Liệu không bỏ qua nan đề nào thuộc lãnh vực gia đình, hoặc gần hoặc xa, hoặc theo cái hiểu của Giáo Hội hoặc theo cái hiểu của thế tục. Tài Liệu nhận định rằng “Giáo Hội được mời gọi trở nên nhà Cha, nơi cửa luôn rộng mở… có chỗ cho mọi người với mọi nan đề của họ” (Gaudium Evangelii, số 47). Tất cả những nan đề này được xem sét ở Chương Ba, Phần Hai, tựa là “Các Hoàn Cảnh Mục Vụ Khó Khăn”.
Mục đích là giúp mọi người “tiếp tục cuộc hành trình của họ với toàn thể cộng đồng Giáo Hội”. Để đạt mục đích này, tài liệu nhấn mạnh tới ý nghĩa đích thực của lòng Chúa thương xót: Lòng thương xót này không nhằm che đậy những cái xấu xa bản thân mà là “triệt để dẫn đường tới hòa giải là điều sẽ đem lại niềm tín thác và thanh thản mới nhờ việc canh tân nội tâm đích thực”. Thành thử, việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình không tự giới hạn vào quan điểm luật pháp mà thôi, trái lại có sứ mệnh nhắc nhớ ơn gọi yêu thương vĩ đại mà ai trong chúng ta cũng được mời gọi và giúp người ta sống trọn phẩm giá của ơn gọi này (số 80).
Như trên đã nói, Tài Liệu khai triển các hoàn cảnh khó khăn sau đây:
Sống chung (các số 81-82). Trái với cái hiểu thông thường vốn coi hình thức này có tính thí nghiệm, sống thử, nghĩa là tạm bợ, càng ngày hình thức này càng trở thành có tính vĩnh viễn, nhất là tại Âu Châu và Hoa Kỳ. Các cuộc phối hợp trên thực tế (de facto) được bàn tới tại các số 83-85: hiện có nhiều nước nhìn nhận hình thức phối hợp này, dù không hoàn toàn ngang hàng với hôn nhân. Tuy nhiên, nhiều cặp không muốn đăng ký với nhà nước. Tài liệu nhấn mạnh: xã hội ngày nay không coi hình thức này như một vấn đề nữa.
Những người ly thân, ly dị được đề cập tại số 86. Tài Liệu ghi nhận vắn tắt: số người này rất đông tại Âu Châu và Hoa Kỳ, và ít hơn nhiều tại Phi Châu và tại Á Châu; hơn nữa hiện tượng sống chung làm vấn đề ly dị kém quan trọng đi. Và, ở số 87, Tài Liệu kêu gọi sự đặc biệt lưu tâm tới những người ly thân và ly dị “vẫn trung thành với lời hứa khi kết hôn” vì họ là “những người nghèo mới”. Các bà mẹ đơn lẻ được nói tới ở số 88 với nhận định: không những phải trợ giúp mà còn phải trân trọng họ vì đã đủ yêu thương và can đảm cưu mang con và giờ đây gánh vác việc dưỡng dục chúng.
Trong các số từ 89-96, những người ly dị và tái hôn được đặc biệt lưu ý và được xếp vào nhóm “hoàn cảnh bất thường về giáo luật” (canonically irregular situations). Trước khi nói tới nỗi đau của những người này vì không được lãnh nhận các bí tích, Tài Liệu nhấn mạnh tới nỗi đau tan vỡ hôn nhân và sự khó khăn trong việc hợp thức hóa hoàn cảnh của họ.
Một số đông những người này muốn được Giáo Hội giúp đỡ để làm dịu nỗi đau của họ. Tài Liệu cho rằng phần đông không nhận ra mối liên hệ nội tại giữa hôn nhân và các bí tích Thánh Thể và Thống Hối. Thành thử họ không hiểu tại sao Giáo Hội lại không cho phép họ rước lễ. Nhưng tài liệu lưu ý điều này: nhiều người mới chỉ ly dị, nhưng chưa tái hôn, không dám rước lễ vì hiểu lầm là bị cấm, thực sự không có trở ngại rước lễ nào đối với những người này (số 91).
Trở lại những người ly dị và tái hôn, Tài Liệu nhận định rằng nhiều người trong số họ, khi không được lãnh nhận các bí tích, cảm thấy thất vọng, như thấy mình bị đẩy ra bên lề. Họ thắc mắc tại sao các tội khác được tha mà tội của họ thì không. Nhiều người khác lấy làm lạ tại sao các tu sĩ và linh mục được phép chuẩn để có thể kết hôn, trong khi họ lại không được miễn chuẩn để rước lễ. Về khía cạnh này, một đàng Tài Liệu nhấn mạnh tới nhu cầu giáo dục để tín hữu nắm được giáo lý về hôn nhân, đàng khác phải cố gắng hết sức trợ giúp các người ly dị và tái hôn hiểu rằng họ “không bị phân ly khỏi Giáo Hội, vì là người đã chịu phép rửa, họ được quyền và phải tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội” (Familiaris Consortio, số 84), và nhất là điều này: “Hơn nữa, Giáo Hội cần tự trang bị cho mình các phương thế mục vụ có thể đem lại khả thể thi hành lòng thương xót, lòng khoan dung và sự ân giải của mình một cách rộng rãi hơn đối với các vụ phối hợp mới” (số 92). Bạn đọc nên lưu ý kiểu nói ở đây “Các vụ phối hợp mới” dù không phải đích thị là hôn nhân!
Tài Liệu, liền sau đó tức số 93, đề cập tới một số phản ứng đối với lệnh cấm này: Tại Âu Châu, nhiều giáo sĩ tự ý giải quyết khó khăn bằng cách chiều theo yêu cầu được lãnh các bí tích của người liên hệ. Phần tín hữu, thì không ít người xa lìa Giáo Hội và gia nhập các hệ phái Kitô Giáo khác. Và dĩ nhiên, rất đông người muốn được công khai nhận trở lại với Giáo Hội. Tài Liệu cho rằng “vấn đề không phải là không được rước lễ mà là Giáo Hội công khai không cho phép họ rước lễ”.
Tài Liệu nói thêm ở số 94 rằng nhiều người muốn có thể tiếp tục sống trong tình thế hiện nay “cậy nhờ vào lòng thương xót của Chúa qua Giáo Hội” nhưng không thiếu những người chấp nhận sống tiết dục như số 84 của Familiaris Consortio từng dạy. Nhiều người đề nghị Giáo Hội mô phỏng tập tục của các Giáo Hội Đông Phương, cho phép cuộc hôn nhân thứ hai hay thứ ba với đặc tính “thống hối”. Về khía cạnh này, các nước có đông người Chính Thống thì cho hay theo kinh nghiệm của họ, tập tục này không làm giảm con số ly dị (số 95). Một số câu trả lời yêu cầu Giáo Hội minh xác: việc cấm này dựa vào tín lý hay chỉ là vấn đề kỷ luật.
Sau cùng là đề nghị đơn giản hóa thủ tục vô hiệu hóa hôn nhân (annulments) (số 96). Có người cho việc đơn giản hóa này không hữu hiệu. Thậm chí có người còn cho rằng việc đơn giản hóa này có nguy hiểm, vì có thể phát sinh ra lầm lẫn và bất công; gây ấn tượng cho rằng tính bất khả tiêu của hôn nhân không còn được tôn trọng, khiến nhiều người nghĩ tuyên bố vô hiệu chỉ là hình thức ly dị của Công Giáo. Thay vào đó, nên tăng gia con số những người có khả năng phụ trách các vụ án hôn nhân, gia tăng con số các tòa án, ban nhiều quyền hơn cho các tòa địa phương. Có người nhận xét rằng nhiều người không dám yêu cầu được tuyên bố vô hiệu vì cho đây là điều thiếu trung thực, lại có những người không biết rằng cuộc hôn nhân của mình có thể có những yếu tố khiến nó vô hiệu, chưa kể còn có những người không muốn xin tuyên bố án này, vì sợ phải mở lại vết thương quá khứ, cho bản thân hay cho người phối ngẫu hiện có của mình (số 99).
Về chính đề nghị đơn giản hóa thủ tục, còn có những yêu cầu như sử dụng giáo dân nhiều hơn làm thẩm phán, giảm nhẹ lệ phí tài chánh. Và đặc biệt, phải có “một phương thức có tính mục vụ nhiều hơn tại các tòa án Giáo Hội, biết chú ý nhiều hơn tới nhu cầu thiêng liêng của những người liên hệ”. Có những người nêu câu hỏi: liệu có nên chỉ giải quyết vấn đề này bằng diễn trình luật pháp mà thôi hay không, hay có thể giải quyết nó theo ngả hành chánh. Lại có người đề nghị dựa vào lương tâm của một người để thẩm định tính vô hiệu của dây hôn phối. Nói chung, các câu trả lời đều kêu gọi việc huấn luyện tốt hơn cho các nhân viên mục vụ trong lãnh vực này (số 101). Một khía cạnh khác cũng đã được nêu ra: có những người hiểu lầm rằng tuyên bố vô hiệu sẽ làm con cái họ trở thành “con bất hợp pháp” (số 102).
Đối với tất cả các trường hợp bất thường kể trên, Tài Liệu nhấn mạnh rằng Giáo Hội không nên “mang thái độ của một thẩm phán kết án (xem Bài Giảng Lễ của Đức Phanxicô ngày 28 tháng Hai, 2014) mà nên mang thái độ của một bà mẹ luôn tiếp nhận con cái mình và băng bó vết thương của chúng cho mau lành (xem Gaudium Evangelii, 139-141). Với một lòng nhân từ lớn lao, Giáo Hội được mời gọi tìm ra các hình thức 'đồng hành' có thể nâng đỡ con cái mình trên con đường hòa giải. Với lòng kiên nhẫn và sự hiểu biết, Giáo Hội phải giải thích cho những người này rằng việc họ không được cử hành các bí tích không có nghĩa họ bị loại ra khỏi đời sống Kitô hữu và khỏi mối liên hệ với Thiên Chúa” (số 103).
Muốn được như thế, nhiều người đề nghị dành nhiều cơ hội để những người này tham dự vào đời sống Giáo Hội qua các nhóm cầu nguyện, các chức năng phụng vụ và các hoạt động bác ái. Họ cũng đề nghị các sáng kiến muc vụ như ban phép lành cá nhân cho những ai không được rước lễ hay khuyến khích con cái những người này tham gia sinh hoạt của giáo xứ. Cũng có đề nghị cho rằng phải có các lời cầu nguyện cho những người này trong lời nguyện giáo dân của Thánh Lễ Chúa Nhật (số 104).
Một đặc điểm khá thấu đáo của THĐ lần này là việc lưu ý tới sự kiện: cả những người Công Giáo không mấy ngoan đạo yêu cầu được kết hôn với người không Công Giáo trong nhà thờ, dù chỉ là vì nghi thức kết hôn này hấp dẫn họ hoặc vì truyền thống gia đình muốn vậy, thì Giáo Hội cũng nên có một phương thức mục vụ rõ rệt. Tài Liệu cho rằng “đây cũng là cơ hội thuận tiện để phúc âm hóa và khuyến cáo rằng linh mục chánh xứ và các nhân viên mục vụ nên tiếp đón họ một cách nồng ấm và tỏ ra sẵn sàng giúp đỡ họ” (số 105).
Tất nhiên là phải chuẩn bị cho họ về tôn giáo. Nhưng việc chuẩn bị này không chỉ giới hạn vào các bài giáo lý mà còn là dịp để làm quen, để chuyện trò. Tài Liệu cũng khuyên các linh mục không nên thất vọng khi thấy quá ít người kết hôn tiếp tục liên lạc với giáo xứ sau khi cử hành hôn lễ (số 106). Tuy nhiên, cũng có một số câu trả lời lưu ý tới các chương trình theo dõi (follow-up) hậu kết hôn mục đích để trợ giúp các cặp này (số 108).
Dù gì, Tài Liệu cũng nhấn mạnh nguyên tắc đã được Đức HY TTK Baldisseri nhắc tới trên đây: đề xuất, chứ không áp đặt; hướng dẫn chứ không thúc ép; mời goi chứ không xua đuổi, gợi suy nghĩ chứ không bao giờ gây thất vọng (số 109).
Người ta có thể đặt tin tưởng ở THĐ năm 2014 và 2015 trong việc đưa ra một đường hướng mục vụ toàn diện đối với mọi nan đề của gia đình ngày nay, nhất là khía cạnh không mấy vui là ly dị và tái hôn.
Vũ Văn An6/29/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét