Không thực sự và thực sự đến với Đức Giê-su, thấy Người, và tin vào Người trong Tin Mừng Gio-an
Trong Tin Mừng Gio-an, những trường hợp “đến”, “thấy” và “tin” không đích thực, giúp độc giả hiểu rõ thế nào là thực sự “đến với” Đức Giê-su, “thấy” Người và “tin” vào Người.
Nội dung
I. Dẫn nhập
II. Không thực sự “đến với”, “thấy” và “tin” Đức Giê-su
1. Không thực sự đến với Đức Giê-su
2. Không thực sự thấy và tin vào Đức Giê-su
III. Thực sự “đến với”, “thấy” và “tin” Đức Giê-su
1. Thực sự đến với Đức Giê-su
2. Thực sự “thấy” và “tin”
IV. Thực sự tin vào Đức Giê-su dù không thấy Người
V. Kết luận
I. Dẫn nhập
Bài viết này đã đăng ngày 19/08/2012 trên blog: Từ ngữ Gio-an (http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/) với tựa đề “Tin Mừng Gioan: Không thực sự và thực sự đến với Đức Giê-su, thấy Người, và tin vào Người.” Nhân dịp viết bài này bằng tiếng Pháp, bài viết đã được cập nhật, chỉnh sửa với tựa đề tiếng Việt: “Không thực sự và thực sự đến với Đức Giê-su, thấy Người, và tin vào Người trong Tin Mừng Gio-an”, Tiếng Pháp: “Ne pas réellement et véritablement venir à Jésus, le voir et croire en lui dans l’Évangile de Jean” và tiếng Anh: “Unreal and Veritable Coming to Jesus, Seeing Him and Believing in Him in the Gospel of John.”
Trong Tin Mừng Gio-an, người thuật chuyện thường dùng các động từ “đến với”, “thấy” và “tin vào” Đức Giê-su. Quan sát lối hành văn này giúp cho những ai muốn thiết lập tương quan đích thực với Đức Giê-su có thể đạt được kết quả mong đợi. Những động từ Hy Lạp liên quan đến đề tài trên là “erkhomai” (đến), “pisteuô” (tin) và bốn động từ: “horaô”, “theôreô”, “theaomai” và “blepô”, bốn động từ này đều có nghĩa là “thấy” vì không có sự khác biệt lớn về ngữ nghĩa xét theo mạch văn.
Có hai cách hiểu ngược nhau về các đề tài “đến với Đức Giê-su”, “thấy Người” và “tin vào Người” trong Tin Mừng Gio-an. Người ta có thể đến với Đức Giê-su về thể lý, nhưng không “thực sự đến với” Đức Giê-su như người thuật chuyện mong muốn. Tương tự như thế, khán thính giả trong Tin Mừng Gio-an có thể “thấy” Đức Giê-su về thể lý, ngay cả họ đã tin vào Người, nhưng họ đã không thực sự thấy Đức Giê-su và không thực sự tin vào Người. Có thể xác định những cách thức “đến”, “thấy” và “tin” trái ngược nhau này bằng các tính từ: “không thực sự” (irréel, unreal) hay “thực sự” (véritable, veritable). Người ta có thể (1) “không thực sự” hay “thực sự” đến với Đức Giê-su; (2) “không thực sự” hay “thực sự” thấy Người và (3) “không thực sự” hay “thực sự” tin vào Người.
Làm thế nào độc giả có thể phân biệt “thật” hay “không thật” trong tiến trình “đến với”, “thấy” và “tin vào” Đức Giê-su? Bài viết này tập trung quan sát một số đoạn văn trong Tin Mừng Gio-an để hiểu lời mời gọi của Đức Giê-su, liên quan đến ba động từ “đến”, “thấy” và “tin”. Đề tài sẽ được phân tích với ba mục lớn: (I) Không thực sự đến với Đức Giê-su, thấy Người và tin vào Người. (II) Thực sự đến với Đức Giê-su, thấy Người và tin vào Người. (III) Thực sự tin vào Đức Giê-su dù không thấy Người. Các trích dẫn Tin Mừng Gio-an lấy trongBản văn Gio-an, TIN MỪNG và BA THƯ, Hy Lạp – Việt. Tiếng Hy Lạp Tin Mừng Gio-an lấy trong NESTLE-ALAND, Novum Testamentum Graece, (27th Revised Edition), Stuttgart, Deutsche Bibelgesellschaft, 1996.
II. Không thực sự “đến với”, “thấy” và “tin” Đức Giê-su
Bài viết “Bánh hằng ngày và bánh hằng sống (6,22-40)” đã trình bày đề tài “hiểu lầm” của đám đông về dấu lạ bánh hoá nhiều và hiểu lầm về chính Đức Giê-su trong Ga 6. Chúng ta cũng tìm thấy trong Ga 6 hiện tượng “thực sự” hay “không thực sự” trong hành động “đến với”, “thấy” và “tin“ vào Đức Giê-su. Bài viết này sẽ dùng Ga 6 và một số đoạn văn khác trong Tin Mừng Gio-an để phân tích.
1. Không thực sự “đến với” Đức Giê-su
Sau khi Đức Giê-su thực hiện dấu lạ bánh hoá nhiều (6,5-13), người thuật chuyện kể ở 6,14: “Khi thấy dấu lạ Người [Đức Giê-su] làm, người ta [đám đông] nói: ‘Ông này thực sự là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian’” (6,14). Lời kể của người thuật chuyện cho thấy rằng: Dường như đám đông đã nhận ra Đức Giê-su là ai sau khi “thấy dấu lạ Đức Giê-su làm.” Nhưng trong câu tiếp theo (6,15), độc giả biết là đám đông đã hiểu không đúng ý nghĩa dấu lạ và họ cũng không biết Đức Giê-su thực sự là ai. Người thuật chuyện nói về sự hiểu biết của Đức Giê-su và ý định của đám đông ở 6,15: “Đức Giê-su biết họ sắp đến và bắt lấy Người để tôn làm vua. Một lần nữa, Người đi lên núi một mình.”
Trong câu “Một lần nữa, Người đi lên núi một mình” (6,15b) có động từ Hy Lạp “anakhôreô” (đi), động từ này được hiểu theo nghĩa “lánh đi” (se retirer, retire), “rút lui” (rentrer, withdraw), bởi vì dân chúng muốn bắt Người và tôn Người làm vua. Đức Giê-su không chấp nhận điều đó, nên Người rời khỏi đó và đi lên núi một mình. Tính từ “một mình” (seul, alone), gợi đến sự “cô đơn” (solitude, loneliness) của Đức Giê-su vì dân chúng đã không hiểu Người. Đồng thời, hình ảnh Đức Giê-su “đi lên núi (oros)” cho phép hiểu theo nghĩa tích cực vì trong Kinh Thánh, “núi” biểu tượng nơi Thiên Chúa hiện diện. Vì thế, Đức Giê-su đi lên núi một mình diễn tả tương quan mật thiết Người với Chúa Cha. Rudolf Schnackenburg viết: “Sự ‘đơn độc’ của Đức Giê-su trong Tin Mừng Gio-an cũng diễn tả sự thân mật riêng tư với Cha của Người (cf. 8,16.29; 16,32).” (Rudolf SCHNACKENBURG, The Gospel According to St. John, vol. II: Commentary on Chapter 5–12, New York, The Crossroad Publishing Company, (1971), 1987, p. 20). Lời kể ở 6,15 trên đây cho thấy cách thức đám đông tìm đến với Đức Giê-su là không đúng, bằng chứng là Đức Giê-su đã từ chối ý định của họ. Thay vì đến với họ, Đức Giê-su đã lánh khỏi họ bằng cách đi lên núi một mình. Như thế, đám đông đến với Đức Giê-su nhưng họ đã hiểu lầm vai trò và sứ vụ của Đức Giê-su. Nói cách khác, họ đã không thực sự đến với Người theo nghĩa thần học của động từ này.
Ở 5,39-40, Đức Giê-su nói với những người Do Thái: “39 Các ông nghiên cứu Kinh Thánh, vì chính các ông nghĩ rằng trong đó có sự sống đời đời. Chính Kinh Thánh là những lời chứng về Tôi. 40 Các ông không muốn đến với Tôi để có sự sống.” Nhóm nhân vật “những người Do Thái” trong Tin Mừng Gio-an đã lầm khi tìm sự sống đời đời trong Kinh Thánh mà lại “không đến với Đức Giê-su” để đón nhận sự sống đời đời từ nơi Người. Trong lời của Đức Giê-su: “Các ông không muốn đến với Tôi để có sự sống” (5:40), cụm từ “đến với Đức Giê-su” có nghĩa là “đón nhận Người”, “tin vào Người”. Như thế, động từ “đến” trong câu trên có nghĩa thần học.
Tương tự như đám đông ở Ga 6, những người Do Thái tìm Đức Giê-su và đến với Người ở Ga 5, nhưng mục đích của họ không phải là “đón nhận” và “tin vào” Người. Ngược lại, họ đến với Đức Giê-su để chất vấn và kết tội Người (5,16-18), vì thế họ chưa thực sự đến với Đức Giê-su theo nghĩa thần học của động từ này.
2. Không thực sự “thấy” và “tin” vào Đức Giê-su
Những phân tích trên đây cho thấy đám đông ở Ga 6 đã thấy dấu lạ bánh hoá nhiều (6,14), nhưng đây không phải là thấy thực sự. Đức Giê-su xác định điều này khi Người nói với đám đông ở 6,36: “Các ông đã thấy (heôrakate) [Tôi] mà các ông không tin.” Theo thần học Tin Mừng Gio-an, nếu như “thấy Đức Giê-su” không dẫn đến lựa chọn “tin vào Người” thì đó không phải là thấy thực sự.
Trong đoạn văn 2,23-25, người thuật chuyện tóm kết hoạt động của Đức Giê-su khi Người ở Giê-ru-sa-lem vào dịp lễ Vượt Qua. Có sự nối kết giữa “thấy các dấu lạ” với “tin vào Đức Giê-su” trong câu 2,23 vì Người thuật chuyện kể ở 2,23-25: “23 Trong lúc Người [Đức Giê-su] ở Giê-ru-sa-lem vào dịp lễ Vượt Qua, nhiều kẻ đã tin vào danh của Người khi thấy các dấu lạ mà Người đã làm. 24 Nhưng Đức Giê-su, chính Người không tin họ, vì Người biết tất cả, 25 và Người không cần có ai làm chứng về con người, vì chính Người biết có gì nơi con người.” Người thuật chuyện dùng 2 lần động từ “tin” (pisteuô) ở 2,23-24 với sự tương phản mạnh mẽ. Động từ “tin” (pisteuô) xuất hiện lần thứ nhất ở 2,23, cho biết “nhiều kẻ đã tin vào danh của Người (polloi episteusan eis ton onoma autou)”. Động từ “tin” (pisteuô) xuất hiện lần thứ hai ở 2,24 tương phản với lần thứ nhất: “Nhưng Đức Giê-su, chính Người không tin họ (autos de Iêsuos ouk episteuen auton autois)”. Như thế lòng tin của nhiều người trong trường hợp này chưa phải là “tin thực sự”.
Trước phần tóm kết của người thuật chuyện ở 2,23-24, các môn đệ đã tin vào Đức Giê-su sau khi thấy Đức Giê-su thực hiện dấu lạ đầu tiên ở Ca-na (2,1-10). Sau khi kể dấu lạ nước lã hoá thành rượu ngon, người thuật chuyện kết luận: “Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na, miền Ga-li-lê, Người đã tỏ vinh quang của Người, và các môn đệ của Người đã tin vào Người” (2,11). Đây là trường hợp lòng tin đích thực nhờ thấy dấu lạ. Còn ở 2,23 nhiều người cũng tin nhờ thấy dấu lạ nhưng lòng tin ấy chưa thoả đáng, vì cần phải được nuôi dưỡng và phát triển để đạt tới lòng tin đích thực.
Ở 8,31, lòng tin của những người Do Thái hoàn toàn không phải là lòng tin đích thực. Thật vậy, trong đoạn văn 8,21-30, Đức Giê-su tranh luận với “những người Do Thái” (8,22) về sứ vụ của Người và về tương quan giữa Người với Chúa Cha. Ở 8,27, người thuật chuyện cho biết: “Họ [những người Do Thái] không biết là Người [Đức Giê-su] nói với họ về Cha” (8,27). Trong hai câu tiếp theo (8,28-29), Đức Giê-su tiếp tục mặc khải về sứ vụ của Người và về Chúa Cha. Cuối cùng người thuật chuyện kết đoạn văn cách lạ lùng ở 8,30: “Khi Người [Đức Giê-su] nói những điều ấy, nhiều người đã tin vào Người.” Trong đoạn văn tiếp theo (8,31-59), người thuật chuyện nối kết với đề tài tin vào Đức Giê-su (8,20) khi mở đầu đoạn văn mới ở 8,31-32: “31 Vậy, Đức Giê-su nói với những người Do Thái đã tin Người: ‘Nếu các ông ở lại trong lời của Tôi các ông thực sự là môn đệ của Tôi, 32 các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông.’” Tiếp nối lời này là phần tranh luận ngày càng gay gắt giữa Đức Giê-su và những người Do Thái cho đến hết ch. 8 (8,59). Câu hỏi đặt ra là lòng tin của những người Do Thái ở 8,31 có phải là lòng tin thực sự vào Đức Giê-su hay không?
Điều đáng lưu ý là cách dùng động từ “tin” trong tiếng Hy Lạp. Ở 8,30 là “pisteuô + eis (tin vào) + đại từ ở đối cách (accusative)”; trong khi ở 8,31 là kiểu nói “pisteuô” (tin) + đại từ ở tặng cách (dative). Thông thường lối diễn tả “pisteuô + eis + đối cách” diễn tả lòng tin đích thực. Tuy nhiên, không nên áp dụng nghĩa này cách máy móc, chẳng hạn ở 2,23 cũng xuất hiện cách dùng “pisteuô + eis + đối cách” nhưng phân tích trên đây cho thấy đó chưa phải là lòng tin đích thực. Cách dùng khác của động từ “tin”: “pisteuô + en + tặng cách” hay “pisteuô + tặng cách” thường diễn tả lòng tin còn khiếm khuyết, chưa trọn vẹn. Tuy nhiên, cần quan sát bối cảnh văn chương cụ thể của từng đoạn văn để xác định nghĩa của động từ “pisteuô” (tin).
Bối cảnh văn chương của hai đoạn văn 8:21-30 và 8:31-59 cho phép kết luận rằng: Lòng tin của những người Do Thái ở 8,31 không phải là lòng tin đích thực vào Đức Giê-su. Họ đã không thực sự tin, bởi vì họ không đón nhận lời giáo huấn của Đức Giê-su, họ đã phản ứng chống lại Người càng lúc càng dữ dội. Sự kết án qua lại trong cuộc tranh luận giữa Đức Giê-su và những người Do Thái rất nặng nề. Đức Giê-su nói với những người Do Thái ở 8,44a: “Các ông thuộc về quỷ là cha các ông, và các ông muốn làm những ước muốn của cha các ông.” Đáp lại, những người Do Thái kết tội Đức Giê-su rằng: “Ông là người Sa-ma-ri và là người bị quỷ ám” (8,48). Trầm trọng hơn, những người Do Thái đang tìm cách giết Đức Giê-su (8,37.40) và cuối đoạn văn họ đã ném đá Người (8,59). Trình thuật mở đầu bằng lòng tin của những người Do Thái (8,31) nhưng kết thúc như sau: “Họ liền lượm đá để ném Người. Nhưng Đức Giê-su ẩn mình và đi ra khỏi Đền Thờ” (8,59).
Thái độ không đón nhận và thù nghịch với Đức Giê-su trong đoạn văn 8,31-59 không thể dung hoà với lòng tin đích thực vào Người. Ngay từ đầu đoạn văn 8,31-59 Đức Giê-su mời gọi những người Do Thái ở 8,31b-32: “31b Nếu các ông ở lại trong lời của Tôi các ông thực sự là môn đệ của Tôi, 32 các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông.” Nhưng họ đã không “thực sự là môn đệ của Đức Giê-su” vì họ đã không “ở lại trong lời của Người”, nghĩa là họ đã không lắng nghe và đón nhận giáo huấn của Đức Giê-su. Nói cách khác, lòng tin của những người Do Thái ở 8,31 không phải là lòng tin đích thực.
III. Thực sự “đến với”, “thấy” và “tin” Đức Giê-su
Đề tài này được phân tích qua hai mục sau: (1) Thực sự đến với Đức Giê-su và (2) Thực sự “thấy” và “tin”.
1. Thực sự đến với Đức Giê-su
Trong bài viết: “Bánh hằng ngày và bánh hằng sống (6,22-40)”, chúng tôi đã trình bày sự song song giữa hai đoạn văn 6,25-34 và 4,9-15 về đề tài “hiểu lầm của thính giả”. Sau lời xin của đám đông ở 6,34: “Thưa Ngài, hãy cho chúng tôi bánh ấy luôn mãi”, Đức Giê-su mặc khải Người là “bánh sự sống” (6,35). Ý tưởng “thực sự đến với Đức Giê-su” và “thực sự tin vào Người” trong câu 6,35, song song và nối kết hiển nhiên với 7,37-38. Đức Giê-su nói với đám đông ở 6,35: “Chính Tôi là bánh sự sống, người đến với Tôi, không hề đói, và người tin vào Tôi, sẽ chẳng khát bao giờ.” Còn ở 7,37-38, người thuật chuyện cho biết vào ngày cuối cùng là ngày long trọng nhất của dịp lễ Lều, Đức Giê-su đứng lên và lớn tiếng nói ở 7,37b-38: “37b Nếu ai khát hãy đến với Tôi và hãy uống. 38 Người tin vào Tôi, như Kinh Thánh đã nói: ‘Từ lòng người ấy sẽ tuôn chảy những dòng nước sự sống.’”
Ở 6,35, bất cứ ai đến với Đức Giê-su thì không hề đói, và bất cứ ai tin vào Đức Giê-su sẽ chẳng khát bao giờ. Đức Giê-su mời gọi mọi người “đến với” và “tin vào” Người để không bao giờ phải đói và khát nữa. Đây là “đến thực sự” và “tin thực sự” vào Đức Giê-su, bởi vì cách thức “đến” và “tin” này đem lại sự sống đích thực, sự sống đời đời. Trong lời mặc khải của Đức Giê-su ở 6,35, hai ý tưởng “không hề đói” và “chẳng khát bao giờ” song song và tương ứng với “đến với Đức Giê-su” và “tin vào Người”. Cách hành văn này xác định nghĩa và sự liên kết giữa hai động từ “đến” và “tin”: Thực sự “đến với Đức Giê-su” bao hàm hành động “tin vào Người” và ngược lại. (Xem phân tích về “Bánh làm thoả mãn mọi đói khát của con người” trong bài viết “Bánh hằng ngày và bánh hằng sống”).
Sự năng động và liên kết chặt chẽ giữa “đến với” và “tin vào Đức Giê-su” xuất hiện trở lại ở 7,37b-38. Qua hình ảnh “khát nước” và “uống nước”, Đức Giê-su mời gọi mọi người “đến với” và “tin vào Người”. Lời mời gọi này mô tả tiến trình “thực sự đến với Người” và “thực sự tin vào Người”, bởi vì bất cứ ai uống nước sự sống Đức Giê-su ban tặng sẽ làm cho lòng người ấy “tuôn chảy những dòng nước sự sống” (7,38). Có hai cách ngắt câu ở 7,37b-38 dẫn đến sự khác nhau quan trọng về ý nghĩa câu văn.
(1) Về cách ngắt câu thứ nhất, bản văn Hy Lạp NESTLE-ALAND, Novum Testamentum Graece, 27th Édition, chọn cách ngắt câu như sau: “Nếu ai khát hãy đến với Tôi và hãy uống. Người tin vào Tôi, như Kinh Thánh đã nói: ‘Từ lòng người ấy sẽ tuôn chảy những dòng nước sự sống’” (7,37b-38). Dấu chấm đặt cuối câu: “Nếu ai khát hãy đến với Tôi và hãy uống”, tách rời câu này với câu tiếp theo: “Người tin vào Tôi...”. Trong trường hợp này, lời Kinh Thánh: “Từ lòng người ấy sẽ tuôn chảy những dòng nước sự sống” (7,38) nói về “Người tin vào Đức Giê-su”. “Từ lòng người ấy” trong lời Kinh Thánh là “từ lòng người tin vào Đức Giê-su”. Như thế, lời Kinh Thánh áp dụng cho người tin. Cách ngắt câu này phù hợp với lời giải thích của người thuật chuyện ở 7,39: “Điều đó, Người [Đức Giê-su] nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. Tuy nhiên, Thần Khí chưa có, vì Đức Giê-su chưa được tôn vinh.” “Tôn vinh” ở đây gợi đến biến cố Thương Khó – Phục Sinh của Đức Giê-su. Cách hiểu này nối kết với ý tưởng Đức Giê-su nói với người phụ nữ Sa-ma-ri ở 4,13-14: “13 Bất kỳ ai uống nước này sẽ lại khát. 14 Nhưng ai uống nước mà chính Tôi sẽ ban cho kẻ ấy, đời đời sẽ không khát. Nhưng nước mà Tôi sẽ ban cho người ấy sẽ trở nên nơi người ấy một mạch nước vọt lên sự sống đời đời.”
(2) Cách ngắt câu thứ hai ở 7,37b-38: “Nếu ai khát hãy đến với Tôi [Đức Giê-su], và hãy uống người tin vào Tôi, như Kinh Thánh đã nói: ‘Từ lòng Người sẽ tuôn chảy những dòng nước sự sống’”. Cách ngắt câu này không có dấu chấm sau câu “Nếu ai khát hãy đến với Tôi và hãy uống” nên cụm từ “người tin vào Tôi” (7,38a) được nối kết với phần trước nó (7,37b) làm thành câu văn: “Nếu ai khát hãy đến với Tôi, và hãy uống người tin vào Tôi” (7,37b-38a). Trong trường hợp này, cụm từ “từ lòng người ấy” trong lời Kinh Thánh được hiểu là “từ lòng Đức Giê-su”. Như thế, lời Kinh Thánh áp dụng cho Đức Giê-su. Cách hiểu này có thể nối kết với biến cố, nước và máu tuôn trào từ cạnh sườn Đức Giê-su trên thập giá. Người thuật chuyện kể ở 19,34: “Nhưng một trong những người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn của Người [Đức Giê-su], và ngay tức thì, máu và nước chảy ra.”
Raymond E. Brown và một số tác giả chọn cách chấm câu thứ hai: “Ai khát hãy đến với Tôi và hãy uống người tin vào Tôi” (xem giải thích của tác giả trong Raymond E. BROWN, The Gospel According to John, I–XII, vol. I, (Anchor Bible 29), New York (NY), Doubleday, 1966,p. 320-322). Chúng tôi chọn theo cách ngắt câu bản văn Hy Lạp trong Novum Testamentum Graece, 1996. Cùng với nhiều tác giả khác, chúng tôi cho rằng cách ngắt câu thứ nhất: “Ai khát hãy đến với Tôi và hãy uống. Người tin vào Tôi...” phù hợp hơn với mạch văn. Ý tưởng này đã được nói đến ở 4,14. Hơn nữa xét về văn phạm Hy Lạp, câu trích Kinh Thánh ở 7,38b: “Từ lòng người sẽ tuôn chảy những dòng nước sự sống” liên kết tự nhiên hơn với “người tin vào Đức Giê-su” (7,38a), được nói đến ngay trước đó. Tuy nhiên, dù với cách ngắt câu nào đi nữa, cũng có sự liên kết hiển nhiên giữa “đến với Đức Giê-su” và “tin vào Người”. Tương tự như ở 6,35, trong đoạn văn 7,37b-38, “thực sự đến với Đức Giê-su” không thể tách rời khỏi lựa chọn “tin vào Người” và ngược lại. Tin Mừng Gio-an còn diễn tả tiến trình này qua nối kết giữa hai động từ “thấy” và “tin”: “thực sự thấy Đức Giê-su” và “thực sự tin vào Người”.
2. Thực sự “thấy” và “tin”
Đức Giê-su diễn tả ý tưởng “thấy thực sự” ở 6,40 khi Người nói với đám đông: “Thật vậy, đây là ý muốn của Cha Tôi: Tất cả những ai thấy Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời, và chính Tôi sẽ làm cho người ấy sống lại [trong] ngày sau hết” (6,40). Trong lời mặc khải này, “thấy Con” (theôreô ton huios) có nghĩa là thấy Đức Giê-su bởi vì chính Người là “Con Một Thiên Chúa là Đấng hằng ở nơi cung lòng Cha” (1,18b). “Thấy” ở 6,40 là “thấy thực sự” vì được nối kết với hành động “tin vào Đức Giê-su” và dẫn đến kết quả là “có sự sống đời đời”.
Người thuật chuyện mời gọi độc giả “thực sự thấy” dấu lạ bánh hóa nhiều (6,1-13), “thực sự thấy” như các môn đệ đã thấy dấu lạ nước lã hoá thành rượu ngon ở 2,1-11. Qua dấu lạ này, Đức Giê-su bày tỏ vinh quang của Người và các môn đệ đã nhận ra và đã tin vào Người. Người thuật chuyện cho biết điều đó ở 2,11: “Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na, miền Ga-li-lê, Người đã tỏ vinh quang của Người, và các môn đệ của Người đã tin vào Người.” Ở 6,40, Đức Giê-su mời gọi mọi người “thấy” Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa” và tin vào Người. Lời mời gọi “thấy” và “tin” này được thực hiện vào cuối sách Tin Mừng Gio-an trong trình thuật Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su yêu mến đứng trước ngôi mộ trống (20,1-10).
Vào ngày thứ nhất trong tuần, Si-môn Phê-rô và người môn đệ khác, người Đức Giê-su thương mến đi ra mộ Đức Giê-su (20,1-7), họ không thấy Đức Giê-su trong mộ mà chỉ “6b thấy những băng vải còn để đó, 7 và khăn che đầu của Người không để với những băng vải, nhưng cuốn lại để riêng ra một nơi” (20,6b-7). Người thuật chuyện cho độc giả biết thái độ của người môn đệ Đức Giê-su thương mến ở 20,8: “Ông ấy đã thấy và đã tin.” Như thế, môn đệ này là người đầu tiên đã tin vào Đức Giê-su Phục Sinh trước khi Người hiện ra với các môn đệ vào tối ngày hôm đó (20,19-23). Cách thức “thấy” và “tin” của người môn đệ này được đề cao trong trình thuật, đó là “thấy thực sự” và “tin thực sự”. Điều đáng chú ý là người môn đệ này “đã thấy” và “đã tin” trong khi “không thấy Đức Giê-su”, ông chỉ thấy ngôi mộ trống, thấy khăn che đầu và những băng vải. Ý tưởng “không thấy Đức Giê-su mà tin” sẽ trở thành lời chúc phúc ở cuối sách Tin Mừng (20,29b). Xem phân tích “Ba cấp độ tin vào Đức Giê-su” trong bài viết: “Tin (pisteuô) trong Tin Mừng Gio-an.”
IV. Thực sự tin vào Đức Giê-su dù không thấy Người
Đoạn văn Đức Giê-su hiện ra với Tô-ma ở 20,26-29 cho thấy sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn: (1) Giai đoạn tin vào Đức Giê-su nhờ thấy Người. (2) Giai đoạn tin vào Đức Giê-su mà không thấy Đức Giê-su thể lý. Khi Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ ở 20,19-23, “các môn đệ vui mừng thấy Chúa” (20,20b), “nhưng Tô-ma, một người trong Nhóm Mười Hai, gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến” (20,24). Tô-ma nói với các môn đệ khác rằng: “Nếu tôi không thấy tay Người với những dấu đinh, và đặt ngón tay của tôi vào những dấu đinh, và đặt tay của tôi vào cạnh sườn Người, tôi không tin” (20,25b). Yêu cầu của Tô-ma là chính đáng, bởi vì các môn đệ khác đã thấy Đức Giê-su và đã tin Đức Giê-su đã sống lại, Tô-ma cũng cần thấy Đức Giê-su để tin.
Mong muốn của Tô-ma được thực hiện, vì tám ngày sau, Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ và nói với Tô-ma ở 20,27: “Đưa ngón tay của anh vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay của anh ra và đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng trở thành người không tin, nhưng là người tin.” Đối với các môn đệ đã đi theo Đức Giê-su trong sứ vụ trần thế của Người, lòng tin của họ dựa trên “thấy Đức Giê-su”, “thấy các dấu lạ” Người làm và “lắng nghe giáo huấn” của Người. Nhưng đối với những người tin sau khi Đức Giê-su về với Cha của Người, nghĩa là các môn đệ từ thế hệ thứ hai trở đi, họ không còn tin vào Đức Giê-su theo cách thức “thấy” tận mắt và “nghe” trực tiếp từ nơi Người như các môn đệ đã từng sống với Đức Giê-su.
Lời Tô-ma tuyên xưng với Đức Giê-su Phục Sinh: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (20,28) đã bày tỏ lòng tin đích thực của ông vào Đức Giê-su. Đồng thời, đây cũng là lời tuyên xưng lòng tin của tất cả các môn đệ mọi thời mọi nơi. Lời tuyên xưng lòng tin long trọng này vào cuối sách Tin Mừng Gio-an (20,28) nối kết với lời tuyên xưng niềm tin của tác giả đầu sách Tin Mừng về căn tính của Đức Giê-su là Lời (Logos) ở 1,1: “Lời (Logos) có lúc khởi đầu, và Lời (Logos) ở với Thiên Chúa, và Lời (Logos) là Thiên Chúa.” “Lời đã trở thành người phàm” (1,14a) và Lời ấy là “Con Một Thiên Chúa là Đấng hằng ở nơi cung lòng Cha, chính Đấng ấy đã kể cho chúng ta” (1,18b). Thật vậy, trong toàn bộ sứ vụ công khai, Đức Giê-su đã kể về Chúa Cha và mặc khải về tình yêu Chúa Cha dành cho nhân loại (3,16). Đến cuối Tin Mừng, môn đệ Tô-ma, gương mẫu của các môn đệ và của độc giả, đã nhận ra căn tính đích thực của Đức Giê-su: Người là Chúa của ông và là Thiên Chúa của ông (20,28). Lời khẳng định của tác giả sách Tin Mừng ở 1,1 song song với lời tuyên xưng của Tô-ma ở 20,28 làm thành “lời mở” và “lời kết” mạnh mẽ về thần học của sách Tin Mừng.
Lời Đức Giê-su nói với Tô-ma ở 20,29: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin? Phúc cho những người không thấy mà là những người tin” là lời chúc phúc cho tất cả những ai không thấy Đức Giê-su thể lý mà tin vào Người. Sau khi Đức Giê-su đi về với Cha của Người và Đấng Pa-rác-lê – Thần Khí sự thật – được ban xuống cho các môn đệ (16,7), một giai đoạn mới, một cách thức tin mới đã khai sinh: Tin vào Đức Giê-su dù không thấy Người. Kể từ thế hệ thứ hai, các môn đệ tin vào Đức Giê-su là nhờ lời rao giảng về Đức Giê-su của Hội Thánh. Đức Giê-su đã cầu nguyện cho họ khi Người ngỏ lời với Cha của Người ở 17,20: “Con không chỉ can thiệp cho những người này [các môn đệ thuộc thế hệ thứ nhất], nhưng còn cho những người tin vào Con nhờ lời của họ [các môn đệ kể từ thế hệ thứ hai trở về sau]” (17,20). Với lời chúc phúc của Đức Giê-su ở 20,29b: “Phúc cho những người không thấy mà là những người tin”, người tin qua mọi thời đại nhận ra rằng chính mình đón nhận lời chúc phúc từ chính Đức Giê-su Phục Sinh và họ là những môn đệ đích thực của Người.
Kiểu nói “không thấy mà tin” được hiểu theo nghĩa không thấy Đức Giê-su về mặt thể lý. Còn trên bình diện tâm linh, Đức Giê-su vẫn luôn luôn hiện diện với các môn đệ của Người. Đức Giê-su đã hứa với họ ở 14,20: “Trong ngày đó, anh em sẽ biết rằng: Thầy trong Cha Thầy, anh em trong Thầy và Thầy trong anh em.” Thật ra, sự hiện diện thể lý của Đức Giê-su bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Trong khi sự hiện diện tâm linh cho phép Đức Giê-su ở với các môn đệ khắp mọi nơi, ở mọi thời đại. Sự hiện diện này được thực hiện từ hai phía: “Đức Giê-su ở trong người tin” và “người tin ở trong Đức Giê-su”. Đây là mối tương quan và hiệp thông sâu xa, hàm ẩn sự dấn thân của hai bên. Mối tương quan này giống tương quan giữa Đức Giê-su và Cha của Người. Thật vậy, Đức Giê-su mặc khải cho các môn đệ ở 14,11a: “Anh em hãy tin Thầy: Thầy trong Cha và Cha trong Thầy.” Sự hiện diện trong nhau và hiệp thông với nhau giữa Đức Giê-su và các môn đệ là niềm vui khôn tả và là nguồn khích lệ lớn lao cho người tin trong cuộc sống trần thế.
V. Kết luận
Những phân tích trên đây về “không thực sự” và “thực sự” đến với Đức Giê-su, thấy Người và tin vào Người, cho thấy cách vận dụng độc đáo của Tin Mừng Gio-an về các động từ: “đến”, “thấy” và “tin”, cũng như sự liên kết giữa các động từ này. Chúng có thể mang nghĩa tích cực (thực sự) hay tiêu cực (không thực sự). Trong trường hợp “không thực sự đến với, thấy và tin”, mạch văn luôn hàm ẩn sự hiểu lầm của khán thính giả về những gì Đức Giê-su đã làm (để thấy) hay về những điều Đức Giê-su đã nói (để nghe). Cách thức “đến với”, “thấy” và “tin vào Đức Giê-su” này không dẫn đến tương quan đích thực với Đức Giê-su. Nên có thể nói là đã không thực sự có hành động “đến với Đức Giê-su”, “thấy Người” và “tin vào Người”. Một số đoạn văn trong Tin Mừng Gio-an cho thấy tiến trình này. Chẳng hạn trong Ga 6, đám đông đã thấy dấu lạ Đức Giê-su làm (6,14), nhưng đó là cách thấy sai lạc, không dẫn đến niềm tin. Đức Giê-su nói với họ ở 6,36: “Các ông đã thấy [Tôi] mà các ông không tin.” Hành động “tin vào Đức Giê-su” vì “thấy các dấu lạ Người đã làm” ở 2,23b cũng chưa phải là lòng tin đích thực, vì “Đức Giê-su không tin họ” (2,24a). Trầm trọng hơn, lòng tin của những người Do Thái ở 8,31 là hoàn toàn không phù hợp, vì họ đến với Đức Giê-su để kết án và tìm cách giết Người.
Trong Tin Mừng Gio-an, những trường hợp “đến”, “thấy” và “tin” không đích thực như trên, giúp độc giả hiểu rõ thế nào là thực sự “đến với” Đức Giê-su, “thấy” Người và “tin” vào Người. Đức Giê-su mời gọi mọi người đến với và tin vào Người qua lời tuyên bố ở 6,35: “Chính Tôi là bánh sự sống, người đến với Tôi, không hề đói, và người tin vào Tôi, sẽ chẳng khát bao giờ.” Ở 6,40, Đức Giê-su mong muốn mọi người đạt đến hành động “thấy” và “tin” đích thực qua lời hứa: “Tất cả những ai thấy Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời, và chính Tôi sẽ làm cho người ấy sống lại [trong] ngày sau hết” (6,40). Trong Ga 4,những người Sa-ma-ri đã thực sự “đến với” Đức Giê-su (4,40a), vì cách thức họ đến với Đức Giê-su đã mang lại kết quả tốt đẹp: “Tin vào Người” (4,41). Người thuật chuyện cho biết những người Sa-ma-ri đã đến với Đức Giê-su và mời Người ở lại với họ. Đức Giê-su đã ở lại với họ hai ngày (4,40b) và kết quả: “Nhiều người hơn nữa đã tin, nhờ lời của Người” (4,41). Như thế, “thực sự đến với Đức Giê-su” làm nẩy sinh lòng tin đích thực và tạo ra tương quan thực sự với Đức Giê-su.
Tin Mừng Gio-an đề cao cách thức “thấy” và “tin” của người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Đứng trước ngôi mộ trống, người môn đệ này “đã thấy và đã tin” (20,8b). Ông là người đầu tiên tin dù không thấy Đức Giê-su. Đây cũng là lòng tin đích thực của các môn đệ qua mọi thời đại. Họ là những người không thấy Đức Giê-su thể lý mà vẫn tin vào Người. Họ tin vào Đức Giê-su nhờ lời rao giảng của Hội Thánh. Chính Đức Giê-su đã chúc phúc cho những ai có lòng tin như thế. Lời Đức Giê-su nói với Tô-ma và cũng là lời Người nói với độc giả mọi nơi mọi thời: “Phúc cho những người không thấy mà là những người tin” (20,29b). Chúng ta là những người tin vào Đức Giê-su mà không thấy Người về mặt thể lý. Tuy vậy, trên bình diện tâm linh, Đức Giê-su vẫn luôn luôn hiện diện sâu xa nơi từng môn đệ. Lời hứa của Đức Giê-su dành cho các môn đệ thuộc thế hệ thứ nhất, cũng là lời Người hứa cho người tin qua mọi thời đại: “Anh em trong Thầy và Thầy trong anh em” (14,20b)./.
Bài viết này đã đăng ngày 19/08/2012 trên blog: Từ ngữ Gio-an (http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/) với tựa đề “Tin Mừng Gioan: Không thực sự và thực sự đến với Đức Giê-su, thấy Người, và tin vào Người.” Nhân dịp viết bài này bằng tiếng Pháp, bài viết đã được cập nhật, chỉnh sửa với tựa đề tiếng Việt: “Không thực sự và thực sự đến với Đức Giê-su, thấy Người, và tin vào Người trong Tin Mừng Gio-an”, Tiếng Pháp: “Ne pas réellement et véritablement venir à Jésus, le voir et croire en lui dans l’Évangile de Jean” và tiếng Anh: “Unreal and Veritable Coming to Jesus, Seeing Him and Believing in Him in the Gospel of John.”
Trong Tin Mừng Gio-an, người thuật chuyện thường dùng các động từ “đến với”, “thấy” và “tin vào” Đức Giê-su. Quan sát lối hành văn này giúp cho những ai muốn thiết lập tương quan đích thực với Đức Giê-su có thể đạt được kết quả mong đợi. Những động từ Hy Lạp liên quan đến đề tài trên là “erkhomai” (đến), “pisteuô” (tin) và bốn động từ: “horaô”, “theôreô”, “theaomai” và “blepô”, bốn động từ này đều có nghĩa là “thấy” vì không có sự khác biệt lớn về ngữ nghĩa xét theo mạch văn.
Có hai cách hiểu ngược nhau về các đề tài “đến với Đức Giê-su”, “thấy Người” và “tin vào Người” trong Tin Mừng Gio-an. Người ta có thể đến với Đức Giê-su về thể lý, nhưng không “thực sự đến với” Đức Giê-su như người thuật chuyện mong muốn. Tương tự như thế, khán thính giả trong Tin Mừng Gio-an có thể “thấy” Đức Giê-su về thể lý, ngay cả họ đã tin vào Người, nhưng họ đã không thực sự thấy Đức Giê-su và không thực sự tin vào Người. Có thể xác định những cách thức “đến”, “thấy” và “tin” trái ngược nhau này bằng các tính từ: “không thực sự” (irréel, unreal) hay “thực sự” (véritable, veritable). Người ta có thể (1) “không thực sự” hay “thực sự” đến với Đức Giê-su; (2) “không thực sự” hay “thực sự” thấy Người và (3) “không thực sự” hay “thực sự” tin vào Người.
Làm thế nào độc giả có thể phân biệt “thật” hay “không thật” trong tiến trình “đến với”, “thấy” và “tin vào” Đức Giê-su? Bài viết này tập trung quan sát một số đoạn văn trong Tin Mừng Gio-an để hiểu lời mời gọi của Đức Giê-su, liên quan đến ba động từ “đến”, “thấy” và “tin”. Đề tài sẽ được phân tích với ba mục lớn: (I) Không thực sự đến với Đức Giê-su, thấy Người và tin vào Người. (II) Thực sự đến với Đức Giê-su, thấy Người và tin vào Người. (III) Thực sự tin vào Đức Giê-su dù không thấy Người. Các trích dẫn Tin Mừng Gio-an lấy trongBản văn Gio-an, TIN MỪNG và BA THƯ, Hy Lạp – Việt. Tiếng Hy Lạp Tin Mừng Gio-an lấy trong NESTLE-ALAND, Novum Testamentum Graece, (27th Revised Edition), Stuttgart, Deutsche Bibelgesellschaft, 1996.
II. Không thực sự “đến với”, “thấy” và “tin” Đức Giê-su
Bài viết “Bánh hằng ngày và bánh hằng sống (6,22-40)” đã trình bày đề tài “hiểu lầm” của đám đông về dấu lạ bánh hoá nhiều và hiểu lầm về chính Đức Giê-su trong Ga 6. Chúng ta cũng tìm thấy trong Ga 6 hiện tượng “thực sự” hay “không thực sự” trong hành động “đến với”, “thấy” và “tin“ vào Đức Giê-su. Bài viết này sẽ dùng Ga 6 và một số đoạn văn khác trong Tin Mừng Gio-an để phân tích.
1. Không thực sự “đến với” Đức Giê-su
Sau khi Đức Giê-su thực hiện dấu lạ bánh hoá nhiều (6,5-13), người thuật chuyện kể ở 6,14: “Khi thấy dấu lạ Người [Đức Giê-su] làm, người ta [đám đông] nói: ‘Ông này thực sự là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian’” (6,14). Lời kể của người thuật chuyện cho thấy rằng: Dường như đám đông đã nhận ra Đức Giê-su là ai sau khi “thấy dấu lạ Đức Giê-su làm.” Nhưng trong câu tiếp theo (6,15), độc giả biết là đám đông đã hiểu không đúng ý nghĩa dấu lạ và họ cũng không biết Đức Giê-su thực sự là ai. Người thuật chuyện nói về sự hiểu biết của Đức Giê-su và ý định của đám đông ở 6,15: “Đức Giê-su biết họ sắp đến và bắt lấy Người để tôn làm vua. Một lần nữa, Người đi lên núi một mình.”
Trong câu “Một lần nữa, Người đi lên núi một mình” (6,15b) có động từ Hy Lạp “anakhôreô” (đi), động từ này được hiểu theo nghĩa “lánh đi” (se retirer, retire), “rút lui” (rentrer, withdraw), bởi vì dân chúng muốn bắt Người và tôn Người làm vua. Đức Giê-su không chấp nhận điều đó, nên Người rời khỏi đó và đi lên núi một mình. Tính từ “một mình” (seul, alone), gợi đến sự “cô đơn” (solitude, loneliness) của Đức Giê-su vì dân chúng đã không hiểu Người. Đồng thời, hình ảnh Đức Giê-su “đi lên núi (oros)” cho phép hiểu theo nghĩa tích cực vì trong Kinh Thánh, “núi” biểu tượng nơi Thiên Chúa hiện diện. Vì thế, Đức Giê-su đi lên núi một mình diễn tả tương quan mật thiết Người với Chúa Cha. Rudolf Schnackenburg viết: “Sự ‘đơn độc’ của Đức Giê-su trong Tin Mừng Gio-an cũng diễn tả sự thân mật riêng tư với Cha của Người (cf. 8,16.29; 16,32).” (Rudolf SCHNACKENBURG, The Gospel According to St. John, vol. II: Commentary on Chapter 5–12, New York, The Crossroad Publishing Company, (1971), 1987, p. 20). Lời kể ở 6,15 trên đây cho thấy cách thức đám đông tìm đến với Đức Giê-su là không đúng, bằng chứng là Đức Giê-su đã từ chối ý định của họ. Thay vì đến với họ, Đức Giê-su đã lánh khỏi họ bằng cách đi lên núi một mình. Như thế, đám đông đến với Đức Giê-su nhưng họ đã hiểu lầm vai trò và sứ vụ của Đức Giê-su. Nói cách khác, họ đã không thực sự đến với Người theo nghĩa thần học của động từ này.
Ở 5,39-40, Đức Giê-su nói với những người Do Thái: “39 Các ông nghiên cứu Kinh Thánh, vì chính các ông nghĩ rằng trong đó có sự sống đời đời. Chính Kinh Thánh là những lời chứng về Tôi. 40 Các ông không muốn đến với Tôi để có sự sống.” Nhóm nhân vật “những người Do Thái” trong Tin Mừng Gio-an đã lầm khi tìm sự sống đời đời trong Kinh Thánh mà lại “không đến với Đức Giê-su” để đón nhận sự sống đời đời từ nơi Người. Trong lời của Đức Giê-su: “Các ông không muốn đến với Tôi để có sự sống” (5:40), cụm từ “đến với Đức Giê-su” có nghĩa là “đón nhận Người”, “tin vào Người”. Như thế, động từ “đến” trong câu trên có nghĩa thần học.
Tương tự như đám đông ở Ga 6, những người Do Thái tìm Đức Giê-su và đến với Người ở Ga 5, nhưng mục đích của họ không phải là “đón nhận” và “tin vào” Người. Ngược lại, họ đến với Đức Giê-su để chất vấn và kết tội Người (5,16-18), vì thế họ chưa thực sự đến với Đức Giê-su theo nghĩa thần học của động từ này.
2. Không thực sự “thấy” và “tin” vào Đức Giê-su
Những phân tích trên đây cho thấy đám đông ở Ga 6 đã thấy dấu lạ bánh hoá nhiều (6,14), nhưng đây không phải là thấy thực sự. Đức Giê-su xác định điều này khi Người nói với đám đông ở 6,36: “Các ông đã thấy (heôrakate) [Tôi] mà các ông không tin.” Theo thần học Tin Mừng Gio-an, nếu như “thấy Đức Giê-su” không dẫn đến lựa chọn “tin vào Người” thì đó không phải là thấy thực sự.
Trong đoạn văn 2,23-25, người thuật chuyện tóm kết hoạt động của Đức Giê-su khi Người ở Giê-ru-sa-lem vào dịp lễ Vượt Qua. Có sự nối kết giữa “thấy các dấu lạ” với “tin vào Đức Giê-su” trong câu 2,23 vì Người thuật chuyện kể ở 2,23-25: “23 Trong lúc Người [Đức Giê-su] ở Giê-ru-sa-lem vào dịp lễ Vượt Qua, nhiều kẻ đã tin vào danh của Người khi thấy các dấu lạ mà Người đã làm. 24 Nhưng Đức Giê-su, chính Người không tin họ, vì Người biết tất cả, 25 và Người không cần có ai làm chứng về con người, vì chính Người biết có gì nơi con người.” Người thuật chuyện dùng 2 lần động từ “tin” (pisteuô) ở 2,23-24 với sự tương phản mạnh mẽ. Động từ “tin” (pisteuô) xuất hiện lần thứ nhất ở 2,23, cho biết “nhiều kẻ đã tin vào danh của Người (polloi episteusan eis ton onoma autou)”. Động từ “tin” (pisteuô) xuất hiện lần thứ hai ở 2,24 tương phản với lần thứ nhất: “Nhưng Đức Giê-su, chính Người không tin họ (autos de Iêsuos ouk episteuen auton autois)”. Như thế lòng tin của nhiều người trong trường hợp này chưa phải là “tin thực sự”.
Trước phần tóm kết của người thuật chuyện ở 2,23-24, các môn đệ đã tin vào Đức Giê-su sau khi thấy Đức Giê-su thực hiện dấu lạ đầu tiên ở Ca-na (2,1-10). Sau khi kể dấu lạ nước lã hoá thành rượu ngon, người thuật chuyện kết luận: “Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na, miền Ga-li-lê, Người đã tỏ vinh quang của Người, và các môn đệ của Người đã tin vào Người” (2,11). Đây là trường hợp lòng tin đích thực nhờ thấy dấu lạ. Còn ở 2,23 nhiều người cũng tin nhờ thấy dấu lạ nhưng lòng tin ấy chưa thoả đáng, vì cần phải được nuôi dưỡng và phát triển để đạt tới lòng tin đích thực.
Ở 8,31, lòng tin của những người Do Thái hoàn toàn không phải là lòng tin đích thực. Thật vậy, trong đoạn văn 8,21-30, Đức Giê-su tranh luận với “những người Do Thái” (8,22) về sứ vụ của Người và về tương quan giữa Người với Chúa Cha. Ở 8,27, người thuật chuyện cho biết: “Họ [những người Do Thái] không biết là Người [Đức Giê-su] nói với họ về Cha” (8,27). Trong hai câu tiếp theo (8,28-29), Đức Giê-su tiếp tục mặc khải về sứ vụ của Người và về Chúa Cha. Cuối cùng người thuật chuyện kết đoạn văn cách lạ lùng ở 8,30: “Khi Người [Đức Giê-su] nói những điều ấy, nhiều người đã tin vào Người.” Trong đoạn văn tiếp theo (8,31-59), người thuật chuyện nối kết với đề tài tin vào Đức Giê-su (8,20) khi mở đầu đoạn văn mới ở 8,31-32: “31 Vậy, Đức Giê-su nói với những người Do Thái đã tin Người: ‘Nếu các ông ở lại trong lời của Tôi các ông thực sự là môn đệ của Tôi, 32 các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông.’” Tiếp nối lời này là phần tranh luận ngày càng gay gắt giữa Đức Giê-su và những người Do Thái cho đến hết ch. 8 (8,59). Câu hỏi đặt ra là lòng tin của những người Do Thái ở 8,31 có phải là lòng tin thực sự vào Đức Giê-su hay không?
Điều đáng lưu ý là cách dùng động từ “tin” trong tiếng Hy Lạp. Ở 8,30 là “pisteuô + eis (tin vào) + đại từ ở đối cách (accusative)”; trong khi ở 8,31 là kiểu nói “pisteuô” (tin) + đại từ ở tặng cách (dative). Thông thường lối diễn tả “pisteuô + eis + đối cách” diễn tả lòng tin đích thực. Tuy nhiên, không nên áp dụng nghĩa này cách máy móc, chẳng hạn ở 2,23 cũng xuất hiện cách dùng “pisteuô + eis + đối cách” nhưng phân tích trên đây cho thấy đó chưa phải là lòng tin đích thực. Cách dùng khác của động từ “tin”: “pisteuô + en + tặng cách” hay “pisteuô + tặng cách” thường diễn tả lòng tin còn khiếm khuyết, chưa trọn vẹn. Tuy nhiên, cần quan sát bối cảnh văn chương cụ thể của từng đoạn văn để xác định nghĩa của động từ “pisteuô” (tin).
Bối cảnh văn chương của hai đoạn văn 8:21-30 và 8:31-59 cho phép kết luận rằng: Lòng tin của những người Do Thái ở 8,31 không phải là lòng tin đích thực vào Đức Giê-su. Họ đã không thực sự tin, bởi vì họ không đón nhận lời giáo huấn của Đức Giê-su, họ đã phản ứng chống lại Người càng lúc càng dữ dội. Sự kết án qua lại trong cuộc tranh luận giữa Đức Giê-su và những người Do Thái rất nặng nề. Đức Giê-su nói với những người Do Thái ở 8,44a: “Các ông thuộc về quỷ là cha các ông, và các ông muốn làm những ước muốn của cha các ông.” Đáp lại, những người Do Thái kết tội Đức Giê-su rằng: “Ông là người Sa-ma-ri và là người bị quỷ ám” (8,48). Trầm trọng hơn, những người Do Thái đang tìm cách giết Đức Giê-su (8,37.40) và cuối đoạn văn họ đã ném đá Người (8,59). Trình thuật mở đầu bằng lòng tin của những người Do Thái (8,31) nhưng kết thúc như sau: “Họ liền lượm đá để ném Người. Nhưng Đức Giê-su ẩn mình và đi ra khỏi Đền Thờ” (8,59).
Thái độ không đón nhận và thù nghịch với Đức Giê-su trong đoạn văn 8,31-59 không thể dung hoà với lòng tin đích thực vào Người. Ngay từ đầu đoạn văn 8,31-59 Đức Giê-su mời gọi những người Do Thái ở 8,31b-32: “31b Nếu các ông ở lại trong lời của Tôi các ông thực sự là môn đệ của Tôi, 32 các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông.” Nhưng họ đã không “thực sự là môn đệ của Đức Giê-su” vì họ đã không “ở lại trong lời của Người”, nghĩa là họ đã không lắng nghe và đón nhận giáo huấn của Đức Giê-su. Nói cách khác, lòng tin của những người Do Thái ở 8,31 không phải là lòng tin đích thực.
III. Thực sự “đến với”, “thấy” và “tin” Đức Giê-su
Đề tài này được phân tích qua hai mục sau: (1) Thực sự đến với Đức Giê-su và (2) Thực sự “thấy” và “tin”.
1. Thực sự đến với Đức Giê-su
Trong bài viết: “Bánh hằng ngày và bánh hằng sống (6,22-40)”, chúng tôi đã trình bày sự song song giữa hai đoạn văn 6,25-34 và 4,9-15 về đề tài “hiểu lầm của thính giả”. Sau lời xin của đám đông ở 6,34: “Thưa Ngài, hãy cho chúng tôi bánh ấy luôn mãi”, Đức Giê-su mặc khải Người là “bánh sự sống” (6,35). Ý tưởng “thực sự đến với Đức Giê-su” và “thực sự tin vào Người” trong câu 6,35, song song và nối kết hiển nhiên với 7,37-38. Đức Giê-su nói với đám đông ở 6,35: “Chính Tôi là bánh sự sống, người đến với Tôi, không hề đói, và người tin vào Tôi, sẽ chẳng khát bao giờ.” Còn ở 7,37-38, người thuật chuyện cho biết vào ngày cuối cùng là ngày long trọng nhất của dịp lễ Lều, Đức Giê-su đứng lên và lớn tiếng nói ở 7,37b-38: “37b Nếu ai khát hãy đến với Tôi và hãy uống. 38 Người tin vào Tôi, như Kinh Thánh đã nói: ‘Từ lòng người ấy sẽ tuôn chảy những dòng nước sự sống.’”
Ở 6,35, bất cứ ai đến với Đức Giê-su thì không hề đói, và bất cứ ai tin vào Đức Giê-su sẽ chẳng khát bao giờ. Đức Giê-su mời gọi mọi người “đến với” và “tin vào” Người để không bao giờ phải đói và khát nữa. Đây là “đến thực sự” và “tin thực sự” vào Đức Giê-su, bởi vì cách thức “đến” và “tin” này đem lại sự sống đích thực, sự sống đời đời. Trong lời mặc khải của Đức Giê-su ở 6,35, hai ý tưởng “không hề đói” và “chẳng khát bao giờ” song song và tương ứng với “đến với Đức Giê-su” và “tin vào Người”. Cách hành văn này xác định nghĩa và sự liên kết giữa hai động từ “đến” và “tin”: Thực sự “đến với Đức Giê-su” bao hàm hành động “tin vào Người” và ngược lại. (Xem phân tích về “Bánh làm thoả mãn mọi đói khát của con người” trong bài viết “Bánh hằng ngày và bánh hằng sống”).
Sự năng động và liên kết chặt chẽ giữa “đến với” và “tin vào Đức Giê-su” xuất hiện trở lại ở 7,37b-38. Qua hình ảnh “khát nước” và “uống nước”, Đức Giê-su mời gọi mọi người “đến với” và “tin vào Người”. Lời mời gọi này mô tả tiến trình “thực sự đến với Người” và “thực sự tin vào Người”, bởi vì bất cứ ai uống nước sự sống Đức Giê-su ban tặng sẽ làm cho lòng người ấy “tuôn chảy những dòng nước sự sống” (7,38). Có hai cách ngắt câu ở 7,37b-38 dẫn đến sự khác nhau quan trọng về ý nghĩa câu văn.
(1) Về cách ngắt câu thứ nhất, bản văn Hy Lạp NESTLE-ALAND, Novum Testamentum Graece, 27th Édition, chọn cách ngắt câu như sau: “Nếu ai khát hãy đến với Tôi và hãy uống. Người tin vào Tôi, như Kinh Thánh đã nói: ‘Từ lòng người ấy sẽ tuôn chảy những dòng nước sự sống’” (7,37b-38). Dấu chấm đặt cuối câu: “Nếu ai khát hãy đến với Tôi và hãy uống”, tách rời câu này với câu tiếp theo: “Người tin vào Tôi...”. Trong trường hợp này, lời Kinh Thánh: “Từ lòng người ấy sẽ tuôn chảy những dòng nước sự sống” (7,38) nói về “Người tin vào Đức Giê-su”. “Từ lòng người ấy” trong lời Kinh Thánh là “từ lòng người tin vào Đức Giê-su”. Như thế, lời Kinh Thánh áp dụng cho người tin. Cách ngắt câu này phù hợp với lời giải thích của người thuật chuyện ở 7,39: “Điều đó, Người [Đức Giê-su] nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. Tuy nhiên, Thần Khí chưa có, vì Đức Giê-su chưa được tôn vinh.” “Tôn vinh” ở đây gợi đến biến cố Thương Khó – Phục Sinh của Đức Giê-su. Cách hiểu này nối kết với ý tưởng Đức Giê-su nói với người phụ nữ Sa-ma-ri ở 4,13-14: “13 Bất kỳ ai uống nước này sẽ lại khát. 14 Nhưng ai uống nước mà chính Tôi sẽ ban cho kẻ ấy, đời đời sẽ không khát. Nhưng nước mà Tôi sẽ ban cho người ấy sẽ trở nên nơi người ấy một mạch nước vọt lên sự sống đời đời.”
(2) Cách ngắt câu thứ hai ở 7,37b-38: “Nếu ai khát hãy đến với Tôi [Đức Giê-su], và hãy uống người tin vào Tôi, như Kinh Thánh đã nói: ‘Từ lòng Người sẽ tuôn chảy những dòng nước sự sống’”. Cách ngắt câu này không có dấu chấm sau câu “Nếu ai khát hãy đến với Tôi và hãy uống” nên cụm từ “người tin vào Tôi” (7,38a) được nối kết với phần trước nó (7,37b) làm thành câu văn: “Nếu ai khát hãy đến với Tôi, và hãy uống người tin vào Tôi” (7,37b-38a). Trong trường hợp này, cụm từ “từ lòng người ấy” trong lời Kinh Thánh được hiểu là “từ lòng Đức Giê-su”. Như thế, lời Kinh Thánh áp dụng cho Đức Giê-su. Cách hiểu này có thể nối kết với biến cố, nước và máu tuôn trào từ cạnh sườn Đức Giê-su trên thập giá. Người thuật chuyện kể ở 19,34: “Nhưng một trong những người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn của Người [Đức Giê-su], và ngay tức thì, máu và nước chảy ra.”
Raymond E. Brown và một số tác giả chọn cách chấm câu thứ hai: “Ai khát hãy đến với Tôi và hãy uống người tin vào Tôi” (xem giải thích của tác giả trong Raymond E. BROWN, The Gospel According to John, I–XII, vol. I, (Anchor Bible 29), New York (NY), Doubleday, 1966,p. 320-322). Chúng tôi chọn theo cách ngắt câu bản văn Hy Lạp trong Novum Testamentum Graece, 1996. Cùng với nhiều tác giả khác, chúng tôi cho rằng cách ngắt câu thứ nhất: “Ai khát hãy đến với Tôi và hãy uống. Người tin vào Tôi...” phù hợp hơn với mạch văn. Ý tưởng này đã được nói đến ở 4,14. Hơn nữa xét về văn phạm Hy Lạp, câu trích Kinh Thánh ở 7,38b: “Từ lòng người sẽ tuôn chảy những dòng nước sự sống” liên kết tự nhiên hơn với “người tin vào Đức Giê-su” (7,38a), được nói đến ngay trước đó. Tuy nhiên, dù với cách ngắt câu nào đi nữa, cũng có sự liên kết hiển nhiên giữa “đến với Đức Giê-su” và “tin vào Người”. Tương tự như ở 6,35, trong đoạn văn 7,37b-38, “thực sự đến với Đức Giê-su” không thể tách rời khỏi lựa chọn “tin vào Người” và ngược lại. Tin Mừng Gio-an còn diễn tả tiến trình này qua nối kết giữa hai động từ “thấy” và “tin”: “thực sự thấy Đức Giê-su” và “thực sự tin vào Người”.
2. Thực sự “thấy” và “tin”
Đức Giê-su diễn tả ý tưởng “thấy thực sự” ở 6,40 khi Người nói với đám đông: “Thật vậy, đây là ý muốn của Cha Tôi: Tất cả những ai thấy Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời, và chính Tôi sẽ làm cho người ấy sống lại [trong] ngày sau hết” (6,40). Trong lời mặc khải này, “thấy Con” (theôreô ton huios) có nghĩa là thấy Đức Giê-su bởi vì chính Người là “Con Một Thiên Chúa là Đấng hằng ở nơi cung lòng Cha” (1,18b). “Thấy” ở 6,40 là “thấy thực sự” vì được nối kết với hành động “tin vào Đức Giê-su” và dẫn đến kết quả là “có sự sống đời đời”.
Người thuật chuyện mời gọi độc giả “thực sự thấy” dấu lạ bánh hóa nhiều (6,1-13), “thực sự thấy” như các môn đệ đã thấy dấu lạ nước lã hoá thành rượu ngon ở 2,1-11. Qua dấu lạ này, Đức Giê-su bày tỏ vinh quang của Người và các môn đệ đã nhận ra và đã tin vào Người. Người thuật chuyện cho biết điều đó ở 2,11: “Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na, miền Ga-li-lê, Người đã tỏ vinh quang của Người, và các môn đệ của Người đã tin vào Người.” Ở 6,40, Đức Giê-su mời gọi mọi người “thấy” Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa” và tin vào Người. Lời mời gọi “thấy” và “tin” này được thực hiện vào cuối sách Tin Mừng Gio-an trong trình thuật Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su yêu mến đứng trước ngôi mộ trống (20,1-10).
Vào ngày thứ nhất trong tuần, Si-môn Phê-rô và người môn đệ khác, người Đức Giê-su thương mến đi ra mộ Đức Giê-su (20,1-7), họ không thấy Đức Giê-su trong mộ mà chỉ “6b thấy những băng vải còn để đó, 7 và khăn che đầu của Người không để với những băng vải, nhưng cuốn lại để riêng ra một nơi” (20,6b-7). Người thuật chuyện cho độc giả biết thái độ của người môn đệ Đức Giê-su thương mến ở 20,8: “Ông ấy đã thấy và đã tin.” Như thế, môn đệ này là người đầu tiên đã tin vào Đức Giê-su Phục Sinh trước khi Người hiện ra với các môn đệ vào tối ngày hôm đó (20,19-23). Cách thức “thấy” và “tin” của người môn đệ này được đề cao trong trình thuật, đó là “thấy thực sự” và “tin thực sự”. Điều đáng chú ý là người môn đệ này “đã thấy” và “đã tin” trong khi “không thấy Đức Giê-su”, ông chỉ thấy ngôi mộ trống, thấy khăn che đầu và những băng vải. Ý tưởng “không thấy Đức Giê-su mà tin” sẽ trở thành lời chúc phúc ở cuối sách Tin Mừng (20,29b). Xem phân tích “Ba cấp độ tin vào Đức Giê-su” trong bài viết: “Tin (pisteuô) trong Tin Mừng Gio-an.”
IV. Thực sự tin vào Đức Giê-su dù không thấy Người
Đoạn văn Đức Giê-su hiện ra với Tô-ma ở 20,26-29 cho thấy sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn: (1) Giai đoạn tin vào Đức Giê-su nhờ thấy Người. (2) Giai đoạn tin vào Đức Giê-su mà không thấy Đức Giê-su thể lý. Khi Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ ở 20,19-23, “các môn đệ vui mừng thấy Chúa” (20,20b), “nhưng Tô-ma, một người trong Nhóm Mười Hai, gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến” (20,24). Tô-ma nói với các môn đệ khác rằng: “Nếu tôi không thấy tay Người với những dấu đinh, và đặt ngón tay của tôi vào những dấu đinh, và đặt tay của tôi vào cạnh sườn Người, tôi không tin” (20,25b). Yêu cầu của Tô-ma là chính đáng, bởi vì các môn đệ khác đã thấy Đức Giê-su và đã tin Đức Giê-su đã sống lại, Tô-ma cũng cần thấy Đức Giê-su để tin.
Mong muốn của Tô-ma được thực hiện, vì tám ngày sau, Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ và nói với Tô-ma ở 20,27: “Đưa ngón tay của anh vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay của anh ra và đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng trở thành người không tin, nhưng là người tin.” Đối với các môn đệ đã đi theo Đức Giê-su trong sứ vụ trần thế của Người, lòng tin của họ dựa trên “thấy Đức Giê-su”, “thấy các dấu lạ” Người làm và “lắng nghe giáo huấn” của Người. Nhưng đối với những người tin sau khi Đức Giê-su về với Cha của Người, nghĩa là các môn đệ từ thế hệ thứ hai trở đi, họ không còn tin vào Đức Giê-su theo cách thức “thấy” tận mắt và “nghe” trực tiếp từ nơi Người như các môn đệ đã từng sống với Đức Giê-su.
Lời Tô-ma tuyên xưng với Đức Giê-su Phục Sinh: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (20,28) đã bày tỏ lòng tin đích thực của ông vào Đức Giê-su. Đồng thời, đây cũng là lời tuyên xưng lòng tin của tất cả các môn đệ mọi thời mọi nơi. Lời tuyên xưng lòng tin long trọng này vào cuối sách Tin Mừng Gio-an (20,28) nối kết với lời tuyên xưng niềm tin của tác giả đầu sách Tin Mừng về căn tính của Đức Giê-su là Lời (Logos) ở 1,1: “Lời (Logos) có lúc khởi đầu, và Lời (Logos) ở với Thiên Chúa, và Lời (Logos) là Thiên Chúa.” “Lời đã trở thành người phàm” (1,14a) và Lời ấy là “Con Một Thiên Chúa là Đấng hằng ở nơi cung lòng Cha, chính Đấng ấy đã kể cho chúng ta” (1,18b). Thật vậy, trong toàn bộ sứ vụ công khai, Đức Giê-su đã kể về Chúa Cha và mặc khải về tình yêu Chúa Cha dành cho nhân loại (3,16). Đến cuối Tin Mừng, môn đệ Tô-ma, gương mẫu của các môn đệ và của độc giả, đã nhận ra căn tính đích thực của Đức Giê-su: Người là Chúa của ông và là Thiên Chúa của ông (20,28). Lời khẳng định của tác giả sách Tin Mừng ở 1,1 song song với lời tuyên xưng của Tô-ma ở 20,28 làm thành “lời mở” và “lời kết” mạnh mẽ về thần học của sách Tin Mừng.
Lời Đức Giê-su nói với Tô-ma ở 20,29: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin? Phúc cho những người không thấy mà là những người tin” là lời chúc phúc cho tất cả những ai không thấy Đức Giê-su thể lý mà tin vào Người. Sau khi Đức Giê-su đi về với Cha của Người và Đấng Pa-rác-lê – Thần Khí sự thật – được ban xuống cho các môn đệ (16,7), một giai đoạn mới, một cách thức tin mới đã khai sinh: Tin vào Đức Giê-su dù không thấy Người. Kể từ thế hệ thứ hai, các môn đệ tin vào Đức Giê-su là nhờ lời rao giảng về Đức Giê-su của Hội Thánh. Đức Giê-su đã cầu nguyện cho họ khi Người ngỏ lời với Cha của Người ở 17,20: “Con không chỉ can thiệp cho những người này [các môn đệ thuộc thế hệ thứ nhất], nhưng còn cho những người tin vào Con nhờ lời của họ [các môn đệ kể từ thế hệ thứ hai trở về sau]” (17,20). Với lời chúc phúc của Đức Giê-su ở 20,29b: “Phúc cho những người không thấy mà là những người tin”, người tin qua mọi thời đại nhận ra rằng chính mình đón nhận lời chúc phúc từ chính Đức Giê-su Phục Sinh và họ là những môn đệ đích thực của Người.
Kiểu nói “không thấy mà tin” được hiểu theo nghĩa không thấy Đức Giê-su về mặt thể lý. Còn trên bình diện tâm linh, Đức Giê-su vẫn luôn luôn hiện diện với các môn đệ của Người. Đức Giê-su đã hứa với họ ở 14,20: “Trong ngày đó, anh em sẽ biết rằng: Thầy trong Cha Thầy, anh em trong Thầy và Thầy trong anh em.” Thật ra, sự hiện diện thể lý của Đức Giê-su bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Trong khi sự hiện diện tâm linh cho phép Đức Giê-su ở với các môn đệ khắp mọi nơi, ở mọi thời đại. Sự hiện diện này được thực hiện từ hai phía: “Đức Giê-su ở trong người tin” và “người tin ở trong Đức Giê-su”. Đây là mối tương quan và hiệp thông sâu xa, hàm ẩn sự dấn thân của hai bên. Mối tương quan này giống tương quan giữa Đức Giê-su và Cha của Người. Thật vậy, Đức Giê-su mặc khải cho các môn đệ ở 14,11a: “Anh em hãy tin Thầy: Thầy trong Cha và Cha trong Thầy.” Sự hiện diện trong nhau và hiệp thông với nhau giữa Đức Giê-su và các môn đệ là niềm vui khôn tả và là nguồn khích lệ lớn lao cho người tin trong cuộc sống trần thế.
V. Kết luận
Những phân tích trên đây về “không thực sự” và “thực sự” đến với Đức Giê-su, thấy Người và tin vào Người, cho thấy cách vận dụng độc đáo của Tin Mừng Gio-an về các động từ: “đến”, “thấy” và “tin”, cũng như sự liên kết giữa các động từ này. Chúng có thể mang nghĩa tích cực (thực sự) hay tiêu cực (không thực sự). Trong trường hợp “không thực sự đến với, thấy và tin”, mạch văn luôn hàm ẩn sự hiểu lầm của khán thính giả về những gì Đức Giê-su đã làm (để thấy) hay về những điều Đức Giê-su đã nói (để nghe). Cách thức “đến với”, “thấy” và “tin vào Đức Giê-su” này không dẫn đến tương quan đích thực với Đức Giê-su. Nên có thể nói là đã không thực sự có hành động “đến với Đức Giê-su”, “thấy Người” và “tin vào Người”. Một số đoạn văn trong Tin Mừng Gio-an cho thấy tiến trình này. Chẳng hạn trong Ga 6, đám đông đã thấy dấu lạ Đức Giê-su làm (6,14), nhưng đó là cách thấy sai lạc, không dẫn đến niềm tin. Đức Giê-su nói với họ ở 6,36: “Các ông đã thấy [Tôi] mà các ông không tin.” Hành động “tin vào Đức Giê-su” vì “thấy các dấu lạ Người đã làm” ở 2,23b cũng chưa phải là lòng tin đích thực, vì “Đức Giê-su không tin họ” (2,24a). Trầm trọng hơn, lòng tin của những người Do Thái ở 8,31 là hoàn toàn không phù hợp, vì họ đến với Đức Giê-su để kết án và tìm cách giết Người.
Trong Tin Mừng Gio-an, những trường hợp “đến”, “thấy” và “tin” không đích thực như trên, giúp độc giả hiểu rõ thế nào là thực sự “đến với” Đức Giê-su, “thấy” Người và “tin” vào Người. Đức Giê-su mời gọi mọi người đến với và tin vào Người qua lời tuyên bố ở 6,35: “Chính Tôi là bánh sự sống, người đến với Tôi, không hề đói, và người tin vào Tôi, sẽ chẳng khát bao giờ.” Ở 6,40, Đức Giê-su mong muốn mọi người đạt đến hành động “thấy” và “tin” đích thực qua lời hứa: “Tất cả những ai thấy Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời, và chính Tôi sẽ làm cho người ấy sống lại [trong] ngày sau hết” (6,40). Trong Ga 4,những người Sa-ma-ri đã thực sự “đến với” Đức Giê-su (4,40a), vì cách thức họ đến với Đức Giê-su đã mang lại kết quả tốt đẹp: “Tin vào Người” (4,41). Người thuật chuyện cho biết những người Sa-ma-ri đã đến với Đức Giê-su và mời Người ở lại với họ. Đức Giê-su đã ở lại với họ hai ngày (4,40b) và kết quả: “Nhiều người hơn nữa đã tin, nhờ lời của Người” (4,41). Như thế, “thực sự đến với Đức Giê-su” làm nẩy sinh lòng tin đích thực và tạo ra tương quan thực sự với Đức Giê-su.
Tin Mừng Gio-an đề cao cách thức “thấy” và “tin” của người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Đứng trước ngôi mộ trống, người môn đệ này “đã thấy và đã tin” (20,8b). Ông là người đầu tiên tin dù không thấy Đức Giê-su. Đây cũng là lòng tin đích thực của các môn đệ qua mọi thời đại. Họ là những người không thấy Đức Giê-su thể lý mà vẫn tin vào Người. Họ tin vào Đức Giê-su nhờ lời rao giảng của Hội Thánh. Chính Đức Giê-su đã chúc phúc cho những ai có lòng tin như thế. Lời Đức Giê-su nói với Tô-ma và cũng là lời Người nói với độc giả mọi nơi mọi thời: “Phúc cho những người không thấy mà là những người tin” (20,29b). Chúng ta là những người tin vào Đức Giê-su mà không thấy Người về mặt thể lý. Tuy vậy, trên bình diện tâm linh, Đức Giê-su vẫn luôn luôn hiện diện sâu xa nơi từng môn đệ. Lời hứa của Đức Giê-su dành cho các môn đệ thuộc thế hệ thứ nhất, cũng là lời Người hứa cho người tin qua mọi thời đại: “Anh em trong Thầy và Thầy trong anh em” (14,20b)./.
Bài viết tiếng Pháp và tiếng Anh:
Tác giả: Giu-se LÊ MINH THÔNG, O.P.Blog: http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/
Email: josleminhthong@gmail.com
Ngày 09 tháng 06 năm 2014.
Email: josleminhthong@gmail.com
Ngày 09 tháng 06 năm 2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét