Trắc nghiệm & Ô chữ
Thư Chung
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM
VÀ CÔNG CUỘC TÂN
PHÚC-ÂM-HÓA
TRẮC NGHIỆM
01. Thư Chung tháng 10 năm
2013 của HĐGM VN muốn chia sẻ với anh chị em về điều gì? (Thư Chung 2013)
a.
Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc
b.
Sống Đức Tin
c.
Hội nhập văn hóa
d.
Sứ vụ Tân Phúc-Âm-hoá
02. Sống đức tin luôn luôn
là một thách đố, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, người môn đệ Chúa Giêsu vẫn
được mời gọi làm gì? (Thư Chung 2013. No 1)
a. Làm chứng cho Tin
Mừng yêu thương của Chúa
b.
Làm việc lành phúc đức
c.
Làm việc bác ái tông đồ
d.
Gây dựng tình thân hữu với mọi người
03. Sống đức tin luôn luôn
là một thách đố, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, người môn đệ Chúa Giêsu vẫn
được mời gọi làm chứng cho Tin Mừng yêu thương của Chúa, trở thành chất xúc tác
cho việc xây dựng nền điều gì? (Thư Chung 2013. No 1)
a.
Văn minh tình thương
b.
Văn hóa sự sống
c.
Xu hướng thực dụng
d.
Chỉ có a và b đúng.
04. Định hướng và chương
trình mục vụ trong những năm tới là ‘Tân
Phúc-Âm-hóa để làm gì? (Thư Chung 2013. No 2)
a.
Thông truyền đức tin Kitô giáo
b.
Truyền giáo
c.
Xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp
d.
Để sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc
05. Năm nay, 2013, Hội
Thánh tại Việt Nam
kỷ niệm 25 năm việc gì? (Thư Chung 2013. No 2)
a.
Thành lập Giáo phận mới
b.
Thành lập Hàng Giáo phẩm VN
c.
Tuyên phong 117 chứng nhân đức tin
d.
Cả a, b và c đúng
06. Mục tiêu của
Phúc-Âm-hóa là gì? (Thư Chung 2013. No 3)
a.
Sống tốt hơn
b. Dẫn mọi người vào
cuộc gặp gỡ cá vị với Đức Giêsu Kitô
c.
Sống theo Tin Mừng
d.
Từ bỏ con đường tội lỗi
07. Phúc-Âm-hóa là sứ vụ
mang tính toàn diện, vì ‘ánh sáng đức tin không chỉ soi chiếu đời sống nội bộ
của Hội Thánh hoặc chỉ để xây dựng thành đô vĩnh cửu trong thế giới mai sau, mà
còn giúp chúng ta làm gì?’ (Thư Chung 2013. No 3)
a.
Sống hòa hợp với tất cả mọi người
b.
Sống yêu thương chia sẻ
c. Giúp mọi người thăng
tiến trong đời sống xã hội
d. Xây dựng xã hội hiện
nay nhằm hướng tới một tương lai hy
vọng.
08. Chính Chúa Giêsu dạy
chúng ta hướng đi này. Chúa Giêsu đứng về phía những ai ? (Thư Chung 2013. No
3)
a.
Những nạn nhân của các thảm họa
b.
Những nạn nhân của các sự bất công
c.
Những ai bị xã hội loại bỏ
d.
Cả a, b và c đúng
09. Liên đới và xót thương
những nạn nhân và những người bị gạt ra bên lề xã hội phải trở thành đòi hỏi
thiết yếu trong điều gì ? (Thư Chung 2013. No 3)
a. Cuộc sống của người
làm môn đệ Chúa Giêsu
b.
Sứ vụ Phúc-Âm-hóa.
c.
Sự lo lắng của Hội Thánh
d.
Sự yêu thương của Chúa Giêsu
10. “Tân Phúc-Âm-hóa” không phải là rao giảng một Phúc Âm
mới vì “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến
muôn đời” (Dt 13,8), nhưng là gì? (Thư Chung 2013. No 4)
a.
Mới về lòng nhiệt thành,
b.
Mới trong phương pháp
c.
Mới trong cách diễn tả
d.
Cả a, b và c đúng
11. Mới về lòng nhiệt
thành là gì? (Thư Chung 2013. No 4)
a. Làm mới lại tương
quan giữa bản thân chúng ta với Đức Giêsu Kitô
b. Để mối tương quan ấy
hướng dẫn toàn bộ đời sống chúng ta.
c. Để cho việc hoán cải
Tin Mừng thúc đẩy chúng ta
d.
Chỉ có a và b đúng.
12. Mới trong phương pháp là
biết vận dụng những phương pháp thích hợp để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng
của thời đại về những mặt nào ?(Thư
Chung 2013. No 4)
a.
Văn hóa
b.
Xã hội
c.
Kỹ thuật.
d.
Cả a, b và c đúng
13. Mới trong cách diễn tả
là cố gắng nghiên cứu và sử dụng những cách diễn tả phù hợp, để con người hôm
nay có thể làm gì?(Thư Chung 2013. No 4)
a.
Biết Chúa Giêsu là ai.
b.
Hiểu và lĩnh hội được sứ điệp Phúc Âm
c. Tin vào Chúa Giêsu
và Hội Thánh của Người
d. Sống tốt hơn theo
giáo huấn của Chúa Giêsu
14. Công cuộc Tân
Phúc-Âm-hóa đòi duyệt lại toàn bộ các sinh hoạt mục vụ ở tất cả mọi bình diện,
nghĩa là phải thực hiện điều gì?(Thư Chung 2013. No 4)
a.
Cuộc hoán cải từ hàng giáo sĩ đến giáo dân
b.
Cuộc hoán cải từ chính bản thân mình
c.
Phải thay đổi cái nhìn về con người hôm nay
d. Cuộc hoán cải từ
trong tâm thức đến định hướng và
phương pháp khi làm mục vụ
15. Chương trình canh tân đời sống đức tin cần
được lồng vào trong tổng thể của kế hoạch mục vụ mà Hội Đồng Giám Mục trình bày
trong Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 là gì? (Thư Chung 2013. No 4)
a.
Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc
b. Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống
c. Chung tay xây dựng
Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu La Vang
d. Phục vụ con người trong khiêm hạ và yêu mến
16. Chủ đề của năm 2014 là
gì? (Thư Chung 2013. No 4)
a.
Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội.
b. Phúc-Âm-hóa đời sống
giáo xứ và các cộng đoàn
c.
Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình
d.
Phúc-Âm-hóa để truyền thông đức tin
17. Trong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy
cùng nhau làm gì ? (Thư Chung 2013. No 5)
a.
Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình
b. Thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ
loan báo Tin Mừng
c.
Thay đổi đời sống từ nội tâm đến hình thức
d.
Chỉ có a và b đúng.
18. Hội Thánh được gọi là
gì ? (Thư Chung 2013. No 5)
a.
Gia đình của Thiên Chúa
b.
Những người được Thiên Chúa yêu thương
c.
Cộng đoàn được tuyển chọn
d.
Cộng đoàn sống yêu thương
19. Mỗi gia đình Kitô hữu
được gọi là gì? (Thư Chung 2013. No 5)
a.
Đơn vị căn bản
b.
Xã hội nguyên thủy
c.
Cộng đoàn căn bản
d.
Hội Thánh tại gia
20. Việc canh tân Hội
Thánh phải được bắt đầu từ đâu? (Thư Chung 2013. No 5)
a.
Mỗi gia đình
b.
Hàng giáo phẩm
c.
Giáo phận
d.
Mọi người
21. Trước cuộc khủng hoảng
gia đình hiện nay, Hội Thánh nhận thấy cần phải làm gì? (Thư Chung 2013. No 5)
a.
Tăng cường và canh tân mục vụ gia đình
b. Phải xem mục vụ gia
đình là hoạt động quan trọng
c. Nối kết những kế
hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng như giáo phận
d.
Cả a, b và c đúng
22. Để thực hiện những mục
tiêu trên, xin anh chị em hãy xây dựng gia đình mình thành điều gì? (Thư Chung 2013. No 6)
a.
Một cộng đoàn cầu nguyện
b.
Sống tình yêu hợp nhất thủy chung
c. Phục vụ sự sống và và hăng say loan báo Tin
Mừng
d.
Cả a, b và c đúng
23. Gia đình là cộng đoàn cầu nguyện, thờ phượng Thiên Chúa, đền thờ tại
gia. Hiệp thông trong kinh nguyện vừa là hoa trái vừa là đòi hỏi của sự hiệp
thông bắt nguồn từ đâu ? (Thư Chung 2013. No 6)
a.
Bí tích Rửa Tội
b.
Bí tích Hôn Phối
c.
Bí tích Xức Dầu
d.
Chỉ có a và b đúng.
24. Chúa Giêsu hiện diện
trong gia đình khi vợ chồng, cha mẹ, con cái làm gì ? (Thư Chung 2013. No 6)
a.
Cùng cầu nguyện
b.
Cùng vui chơi
c.
Cùng lao động
d.
Cùng hiệp nhất
25. Hoàn cảnh sống hiện
nay gây nhiều khó khăn trở ngại cho việc gia đình cùng sum họp cầu nguyện. Tuy
nhiên đây là đòi hỏi quan trọng trong đời sống gia đình công giáo. HĐGM tha
thiết xin anh chị em duy trì giờ kinh chung trong gia đình, và cố gắng đưa điều
gì vào giờ kinh này? (Thư Chung 2013. No 6)
a.
Lời Chúa
b.
Đọc Kinh Mân Côi
c.
Kinh cầu thánh cả Giuse
d.
Cả a, b và c đúng
27. Gia đình là cộng đoàn yêu thương bằng sự gì? (Thư Chung 2013. No 6)
a.
Bác ái
b.
Tình yêu hợp nhất thủy chung
c.
Trung thành với Chúa Kitô
d.
Yêu thương mọi người
28. Các gia đình công giáo
phải loại bỏ mọi thứ bạo hành và hãy có điều gì? (Thư Chung 2013. No 6)
a.
Lòng thương cảm, nhân hậu
b.
Khiêm nhu, hiền hòa,
c.
Nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau
d.
Cả a, b và c đúng
29. Gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống, được
khơi nguồn từ đâu ? (Thư Chung 2013. No
6)
a.
Ngôi Ba Thiên Chúa
b.
Chính Thiên Chúa Hằng Sống.
c.
Hội Thánh
d.
Sự phục sinh của Chúa Kitô
30. Vợ chồng Kitô hữu yêu
thương nhau bằng một tình yêu mở ra với sự sống, tôn trọng sự sống ngay từ lúc
thụ thai, cộng tác với Thiên Chúa Tạo Hóa qua việc gì? (Thư Chung 2013. No 6)
a.
Sinh con có trách nhiệm.
b. Giáo dục con cái nên
người tốt và nên con cái Chúa.
c.
Truyền bá sự sống con người
d.
Chỉ có a và b đúng.
31. Gia đình phải là ngôi
trường đầu tiên dạy các điều gì? (Thư Chung 2013. No 6)
a.
Văn hóa
b.
Các đức tính nhân bản và đức tin
c.
Sống hòa hợp với mọi người
d.
Cả a, b và c đúng
32. Gia đình phải là thành
trì bảo vệ sự sống thể lý cũng như tinh thần của con cái trước điều gì? (Thư
Chung 2013. No 6)
a.
Sự toàn cầu hóa
b.
Xã hội tiêu thụ
c. Sự tấn công của cái
ác và cái xấu trong cuộc sống
d.
Sự tấn công của văn hóa ngoại lai
33. Gia đình là cộng đoàn tham gia vào sứ vụ Phúc-âm-hóa, bằng
điều gì? (Thư Chung 2013. No 6)
a.
Lời cầu nguyện
b.
Bằng hành động cụ thể
c.
Bằng Thánh Lễ
d.
Chỉ có a và b đúng.
34. Chính đời sống yêu
thương hiệp nhất trong gia đình công giáo, ngay giữa những khó khăn và thử
thách của cuộc đời, tự nó đã là lời chứng âm thầm nhưng có sức thuyết phục của
điều gì? (Thư Chung 2013. No 6)
a.
Tin Mừng
b.
Hội Thánh
c.
Hôn nhân
d.
Thiên Chúa
35. Theo truyền thống tốt
đẹp, gia đình công giáo còn là nơi vun trồng ơn gọi linh mục và tu sĩ. Đồng
thời, khi có thể, xin anh chị em hãy mạnh dạn làm điều gì ? (Thư Chung 2013. No
6)
a.
Sống đức ái kitô giáo
b. Chia sẻ và giới
thiệu Đức Kitô cho người khác.
c. Sống chứng tá hôn
nhân giữa một xã hội tục hóa
d.
Hãy làm chứng cho tình yêu Đức Kitô
36. Để đồng hành với các
gia đình trong sứ mệnh cao cả nói trên, HĐGM đề nghị : Việc chuẩn bị cho
giới trẻ bước vào đời sống hôn nhân và
gia đình là đòi hỏi khẩn
thiết hơn bao giờ hết. Các bạn trẻ cần ý thức và sống đời hôn nhân như một ơn
gọi và sứ mệnh cao quý, được chọn lựa với điều gì? (Thư Chung 2013. No 7)
a.
Ý thức
b.
Tự do
c.
Trách nhiệm
d.
Cả a, b và c đúng
37. Đôi bạn Kitô hữu còn
được mời gọi sống bí tích Hôn Phối như dấu chỉ hữu hình và hữu hiệu của tình
yêu Đức Kitô dành cho Hội Thánh, một tình yêu thế nào ? (Thư Chung 2013. No 7)
a.
Phong nhiêu
b.
Duy nhất
c.
Bất khả phân ly
d.
Cả a, b và c đúng
38. Định chế gia đình đặt
nền tảng trên hôn nhân giữa
một người nam và một người nữ. Định chế này dựa trên bản tính con người, do
chính Thiên Chúa thiết lập, hướng đến thiện ích của ai? (Thư Chung 2013. No 7)
a.
Gia đình
b.
Xã hội
c.
Giáo hội
d.
Chỉ có a và b đúng.
39. Đồng hành với các
gia đình trẻ ngày nay là yêu
cầu mục vụ quan trọng, để giúp họ sống tình yêu vợ chồng với điều gì? (Thư
Chung 2013. No 7)
a.
Tinh thần trách nhiệm
b.
Phục vụ sự sống
c. Biết hòa hợp tình
thương trong tổ ấm gia đình với trách nhiệm xây dựng Hội Thánh, xã hội và đất
nước.
d.
Cả a, b và c đúng
40. Với những anh chị em
đang gặp khó khăn vì hôn nhân
đổ vỡ và gia đình ly tán, một
đàng chúng ta vẫn phải nêu cao lý tưởng đời sống hôn nhân công giáo, đàng khác
phải làm gì ? (Thư Chung 2013. No 7)
a.
Đồng hành với họ
b.
Nâng đỡ họ
c.
Lên án và loại trừ họ
d.
Chỉ có a và b đúng.
41. HĐGM đã chia sẻ với
anh chị em những thao thức mục vụ cũng như những đề nghị cụ thể, nhằm góp phần
vào nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”. Ước mong những
đề nghị này được anh chị em đón nhận để
cầu nguyện, suy nghĩ, khai triển và thực hiện ở nhiều cấp độ: gia đình, giáo
xứ, giáo phận. Hướng về ai là những tấm gương sáng ngời trong sứ mệnh
Phúc-Âm-hóa? (Thư Chung 2013)
a.
Thánh Gia Thánh
b.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
c.
Mẹ Maria
d.
Chúa Giêsu Kitô phục sinh
NGUYỄN
THÁI HÙNG
****************************************************
Trắc nghiệm & Ô chữ
Thư Chung
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM
VÀ CÔNG CUỘC TÂN
PHÚC-ÂM-HÓA
HỎI THƯA
01. Hỏi : Thư Chung tháng 10 năm 2013 của HĐGM VN muốn chia sẻ với anh
chị em về điều gì? (Thư Chung 2013)
Thưa : Thư Chung tháng 10
năm 2013 của HĐGM VN muốn chia sẻ với anh chị em về Sứ vụ Tân Phúc-Âm-hoá.
02. Hỏi : Sống đức tin luôn luôn là một thách đố, nhưng trong bất cứ
hoàn cảnh nào, người môn đệ Chúa Giêsu vẫn được mời gọi làm gì? (Thư Chung
2013. No 1)
Thưa : Người môn đệ Chúa
Giêsu vẫn được mời gọi làm chứng cho Tin Mừng yêu thương của Chúa.
03. Hỏi : Sống đức tin luôn luôn là một thách đố, nhưng trong bất cứ
hoàn cảnh nào, người môn đệ Chúa Giêsu vẫn được mời gọi làm chứng cho Tin Mừng
yêu thương của Chúa, trở thành chất xúc tác cho việc xây dựng nên điều gì? (Thư
Chung 2013. No 1)
Thưa : Trở thành chất xúc
tác cho việc xây dựng nên nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống.
04. Hỏi : Định hướng và chương trình mục vụ trong những năm tới là ‘Tân
Phúc-Âm-hóa để làm gì? (Thư Chung 2013. No 2)
Thưa : Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô
giáo.
05. Hỏi : Năm nay, 2013, Hội Thánh tại Việt Nam kỷ niệm 25 năm việc gì? (Thư
Chung 2013. No 2)
Thưa : Kỷ niệm 25 năm
việc Tuyên phong 117 chứng nhân đức tin
06. Hỏi : Mục tiêu của Phúc-Âm-hóa là gì? (Thư Chung 2013. No 3)
Thưa : Mục tiêu của
Phúc-Âm-hóa là dẫn mọi người vào cuộc gặp gỡ cá vị với Đức Giêsu Kitô.
07. Hỏi : Phúc-Âm-hóa là sứ vụ mang tính toàn diện, vì ‘ánh sáng đức
tin không chỉ soi chiếu đời sống nội bộ của Hội Thánh hoặc chỉ để xây dựng
thành đô vĩnh cửu trong thế giới mai sau, mà còn giúp chúng ta làm gì?’ (Thư
Chung 2013. No 3)
Thưa : Còn giúp chúng ta
làm xây dựng xã hội hiện nay nhằm hướng tới một tương lai hy vọng.
08. Hỏi : Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta hướng đi này. Chúa Giêsu đứng
về phía những ai ? (Thư Chung 2013. No 3)
Thưa : Chúa Giêsu đứng về
phía những nạn nhân của các thảm họa và bất công cùng những ai bị xã hội loại
bỏ.
09. Hỏi : Liên đới và xót thương những nạn nhân và những người bị gạt
ra bên lề xã hội phải trở thành đòi hỏi thiết yếu trong điều gì ? (Thư Chung
2013. No 3)
Thưa : Phải trở thành đòi
hỏi thiết yếu trong sứ vụ Phúc-Âm-hóa.
10. Hỏi : “Tân Phúc-Âm-hóa” không phải là rao giảng một Phúc Âm
mới vì “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến
muôn đời” (Dt 13,8), nhưng là gì? (Thư Chung 2013. No 4)
Thưa : Nhưng là mới về
lòng nhiệt thành, mới trong phương pháp và mới trong cách diễn tả.
11. Hỏi : Mới về lòng nhiệt thành là gì? (Thư Chung 2013. No 4)
Thưa : Là làm mới lại
tương quan giữa bản thân chúng ta với Đức Giêsu Kitô và để mối tương quan ấy
hướng dẫn toàn bộ đời sống chúng ta.
12. Hỏi : Mới trong phương pháp là biết vận dụng những phương pháp
thích hợp để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại về những mặt nào ?(Thư Chung 2013. No 4)
Thưa : Về những mặt văn
hóa, xã hội cũng như kỹ thuật.
13. Hỏi :
Mới
trong cách diễn tả là cố gắng nghiên cứu và sử dụng những cách diễn tả phù hợp,
để con người hôm nay có thể làm gì?(Thư Chung 2013. No 4)
Thưa : Có thể hiểu và
lĩnh hội được sứ điệp Phúc Âm.
14. Hỏi : Công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa
đòi duyệt lại toàn bộ các sinh hoạt mục vụ ở tất cả mọi bình diện, nghĩa là điều
gì?(Thư Chung 2013. No 4)
Thưa : Phải thực hiện cuộc
hoán cải từ trong tâm thức đến định hướng và phương pháp khi làm mục vụ.
15. Hỏi : Chương
trình canh tân đời sống đức tin cần được lồng vào trong tổng thể của kế hoạch
mục vụ mà Hội Đồng Giám Mục trình bày trong Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
là gì? (Thư Chung 2013. No 4)
Thưa : Là cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và
sự sống.
16. Hỏi : Chủ đề của năm 2014 là gì? (Thư Chung 2013. No 4)
Thưa : Chủ đề của năm 2014 là Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình.
17. Hỏi : Trong
năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau làm gì ? (Thư Chung 2013. No 5)
Thưa : Cùng nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia
đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng.
18. Hỏi : Hội Thánh được gọi là gì ? (Thư Chung 2013. No 5)
Thưa : Hội Thánh được gọi
là Gia đình của Thiên Chúa.
19. Hỏi : Mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là gì? (Thư Chung 2013. No 5)
Thưa : Mỗi gia đình Kitô
hữu được gọi là Hội Thánh tại gia.
20. Hỏi : Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ đâu? (Thư Chung
2013. No 5)
Thưa : Phải
được bắt đầu từ mỗi gia đình.
21. Hỏi : Trước cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay, Hội Thánh nhận thấy
cần phải làm gì? (Thư Chung 2013. No 5)
Thưa : Hội Thánh nhận
thấy cần phải tăng cường và canh tân mục vụ gia đình, phải xem mục vụ gia đình
là hoạt động quan trọng, nối kết những kế hoạch và chương trình mục vụ của giáo
xứ cũng như giáo phận.
22. Hỏi : Để thực hiện những mục tiêu trên, xin anh chị em hãy xây dựng
gia đình mình thành điều gì? (Thư Chung 2013. No 6)
Thưa : Xây dựng gia đình
mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống
tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng.
23. Hỏi : Gia đình là cộng
đoàn cầu nguyện, thờ phượng
Thiên Chúa, đền thờ tại gia. Hiệp thông trong kinh nguyện vừa là hoa trái vừa
là đòi hỏi của sự hiệp thông bắt nguồn từ đâu ? (Thư Chung 2013. No 6)
Thưa : Bắt nguồn từ Bí
tích Rửa Tội và Hôn Phối.
24. Hỏi : Chúa Giêsu hiện diện trong gia đình khi vợ chồng, cha mẹ, con
cái làm gì ? (Thư Chung 2013. No 6)
Thưa : Khi vợ chồng, cha
mẹ, con cái cùng cầu nguyện.
25. Hỏi : Hoàn cảnh sống hiện nay gây nhiều khó khăn trở ngại cho việc
gia đình cùng sum họp cầu nguyện. Tuy nhiên đây là đòi hỏi quan trọng trong đời
sống gia đình công giáo. HĐGM tha thiết xin anh chị em duy trì giờ kinh chung
trong gia đình, và cố gắng đưa điều gì vào giờ kinh này? (Thư Chung 2013. No 6)
Thưa : Cố gắng đưa Lời
Chúa vào giờ kinh này.
27. Hỏi : Gia đình là cộng
đoàn yêu thương bằng sự gì?
(Thư Chung 2013. No 6)
Thưa : Bằng
tình yêu hợp nhất thủy chung.
28. Hỏi : Các gia đình công giáo
phải loại bỏ mọi thứ bạo hành và hãy có điều gì? (Thư Chung 2013. No 6)
Thưa : Lòng thương cảm,
nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau.
29. Hỏi : Gia đình là cộng
đoàn phục vụ sự sống, được khơi nguồn từ đâu ? (Thư Chung 2013. No 6)
Thưa : Từ chính
Thiên Chúa Hằng Sống.
30. Hỏi : Vợ chồng Kitô hữu yêu thương nhau bằng một tình yêu mở ra với
sự sống, tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai, cộng tác với Thiên Chúa Tạo Hóa
qua việc gì? (Thư Chung 2013. No 6)
Thưa : Cộng tác với Thiên
Chúa Tạo Hóa qua việc sinh con có trách nhiệm và giáo dục con cái nên người tốt
và nên con cái Chúa.
31. Hỏi : Gia đình phải là ngôi trường đầu tiên dạy các điều gì? (Thư
Chung 2013. No 6)
Thưa : Gia đình phải là
ngôi trường đầu tiên dạy các đức tính nhân bản và đức tin.
32. Hỏi : Gia đình phải là thành trì bảo vệ sự sống thể lý cũng như
tinh thần của con cái trước điều gì? (Thư Chung 2013. No 6)
Thưa : Trước sự tấn công
của cái ác và cái xấu trong cuộc sống.
33. Hỏi : Gia đình là cộng đoàn tham gia vào sứ vụ Phúc-âm-hóa, bằng điều gì? (Thư Chung 2013. No
6)
Thưa : Gia đình là cộng đoàn tham gia vào sứ vụ Phúc-âm-hóa, bằng lời
cầu nguyện cũng như bằng hành động cụ thể.
34. Hỏi : Chính đời sống yêu thương hiệp nhất trong gia đình công giáo,
ngay giữa những khó khăn và thử thách của cuộc đời, tự nó đã là lời chứng âm
thầm nhưng có sức thuyết phục của điều gì? (Thư Chung 2013. No 6)
Thưa : Của
Tin Mừng.
35. Hỏi : Theo truyền thống tốt đẹp, gia đình công giáo còn là nơi vun
trồng ơn gọi linh mục và tu sĩ. Đồng thời, khi có thể, xin anh chị em hãy mạnh
dạn làm điều gì ? (Thư Chung 2013. No 6)
Thưa : Hãy mạnh dạn chia
sẻ và giới thiệu Đức Kitô cho người khác.
36. Hỏi : Để đồng hành với các gia đình trong sứ mệnh cao cả nói trên,
HĐGM đề nghị : Việc chuẩn bị cho giới trẻ bước vào đời sống hôn nhân và gia đình là đòi hỏi khẩn thiết hơn bao giờ hết.
Các bạn trẻ cần ý thức và sống đời hôn nhân như một ơn gọi và sứ mệnh cao quý,
được chọn lựa với điều gì? (Thư Chung 2013. No 7)
Thưa : Được chọn lựa với
ý thức, tự do và trách nhiệm.
37. Hỏi : Đôi bạn Kitô hữu còn được mời gọi sống bí tích Hôn Phối như
dấu chỉ hữu hình và hữu hiệu của tình yêu Đức Kitô dành cho Hội Thánh, một tình
yêu thế nào ? (Thư Chung 2013. No 7)
Thưa : một tình yêu phong
nhiêu, duy nhất và bất khả phân ly.
38. Hỏi : Định chế gia đình đặt nền tảng trên hôn nhân giữa một người nam và một
người nữ. Định chế này dựa trên bản tính con người, do chính Thiên Chúa
thiết lập, hướng đến thiện ích của ai? (Thư Chung 2013. No 7)
Thưa : Hướng đến thiện
ích của chính gia đinh và xã hội.
39. Hỏi : Đồng hành với các gia
đình trẻ ngày nay là
yêu cầu mục vụ quan trọng, để giúp họ sống tình yêu vợ chồng với điều gì? (Thư
Chung 2013. No 7)
Thưa : Với tinh thần
trách nhiệm, phục vụ sự sống, iết hòa hợp tình thương trong tổ ấm gia đình với
trách nhiệm xây dựng Hội Thánh, xã hội và đất nước.
40. Hỏi : Với những anh chị em đang gặp khó khăn vì hôn nhân đổ vỡ và gia đình ly tán, một đàng chúng ta
vẫn phải nêu cao lý tưởng đời sống hôn nhân công giáo, đàng khác phải làm gì ?
(Thư Chung 2013. No 7)
Thưa : Phải đồng hành và
nâng đỡ họ, thay vì bày tỏ thái độ lên án và loại trừ.
41. Hỏi : HĐGM đã chia sẻ với anh chị em những thao thức mục vụ cũng
như những đề nghị cụ thể, nhằm góp phần vào nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa để thông
truyền đức tin Kitô giáo”. Ước mong những đề nghị này được anh chị em đón nhận để cầu nguyện, suy nghĩ, khai triển
và thực hiện ở nhiều cấp độ: gia đình, giáo xứ, giáo phận. Hướng về ai là những
tấm gương sáng ngời trong sứ mệnh Phúc-Âm-hóa? (Thư Chung 2013)
Thưa : Hướng về Các Thánh
Tử Đạo Việt Nam
là những tấm gương sáng ngời trong sứ mệnh Phúc-Âm-hóa.
NGUYỄN THÁI HÙNG
****************************************************
Trắc nghiệm & Ô chữ
Thư Chung
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM
VÀ CÔNG CUỘC TÂN
PHÚC-ÂM-HÓA
Ô CHỮ
Những gợi ý
01. người môn đệ Chúa Giêsu
vẫn được mời gọi làm chứng cho Tin Mừng yêu thương của Chúa, trở thành chất xúc
tác cho việc xây dựng văn hóa sự sống và
nền văn minh gì ? (Thư Chung 2013)
02. Hiệp thông trong kinh
nguyện vừa là hoa trái vừa là đòi hỏi của sự hiệp thông bắt nguồn từ bí tích
nào? (Thư Chung 2013 No 6)
03. Công cuộc Tân
Phúc-Âm-hóa đòi duyệt lại toàn bộ các sinh hoạt mục vụ ở tất cả mọi bình diện,
nghĩa là phải thực hiện điều gì từ trong tâm thức đến định hướng và phương pháp
khi làm mục vụ? (Thư Chung 2013 No 4)
04. Đôi bạn Kitô hữu còn
được mời gọi sống bí tích Hôn Phối như dấu chỉ hữu hình và hữu hiệu của tình
yêu Đức Kitô dành cho Hội Thánh, một tình yêu phong nhiêu, duy nhất và gì nữa ?
(Thư Chung 2013 No 7)
05. HĐGM tha thiết xin anh
chị em duy trì giờ kinh chung trong gia đình, và cố gắng đưa điều gì vào giờ
kinh này ? (Thư Chung 2013 No 6)
06. Mục tiêu của Phúc-Âm-hóa là dẫn mọi người vào cuộc gặp gỡ cá vị với ai ? (Thư Chung 2013 No
3)
07. Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền điều gì
của Kitô giáo? (Thư Chung 2013 No 2)
08. Với những anh chị em
đang gặp khó khăn vì hôn nhân
đổ vỡ và gia đình ly tán, một
đàng chúng ta vẫn phải nêu cao lý tưởng đời sống hôn nhân công giáo, đàng khác
phải làm gì với họ ? (Thư Chung 2013 No 7)
09. HĐGM kêu gọi anh chị em
hãy xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự
sống và hăng say loan báo điều gì? (Thư Chung 2013 No 6)
10. Các bạn trẻ cần ý thức
và sống đời hôn nhân như một ơn gọi và sứ mệnh cao quý, được chọn lựa với ý
thức, tự do và gì nữa ? (Thư Chung 2013 No 7)
11. Gia đình là cộng đoàn phục vụ điều gì , được khơi nguồn từ chính Thiên Chúa Hằng
Sống ? (Thư Chung 2013 No 6)
12. Mới trong cách diễn tả
là cố gắng nghiên cứu và sử dụng những cách diễn tả phù hợp, để con người hôm
nay có thể hiểu và lĩnh hội được sứ điệp từ đâu ? (Thư Chung 2013 No 4)
13. Gia đình là cộng đoàn gì luôn thờ phượng Thiên Chúa, đền thờ tại gia ? (Thư
Chung 2013 No 6)
14. Trong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng
nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và
thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo điều gì? (Thư Chung 2013 No 5)
15. Gia đình phải là ngôi
trường đầu tiên dạy các đức tính nhân bản và đức tin, là thành trì bảo vệ sự
sống thể lý cũng như tinh thần của con cái trước sự tấn công của cái xấu và
điều gì trong cuộc sống ? (Thư Chung
2013 No 6)
16. Chủ đề Năm 2014 :
Phúc-Âm-hóa đời sống gì? Gia đình (Thư
Chung 2013 No 4)
17. Theo truyền thống tốt
đẹp, gia đình công giáo còn là nơi vun trồng ơn gọi linh mục và tu sĩ. Đồng
thời, khi có thể, xin anh chị em hãy mạnh dạn chia sẻ và giới thiệu ai cho
người khác ? (Thư Chung 2013 No 6)
18. Gia đình phải là ngôi
trường đầu tiên dạy các đức tính gì? (Thư Chung 2013 No 6)
19. Gia đình là cộng đoàn yêu thương bằng tình yêu hợp nhất … … … . (Thư
Chung 2013 No 6)
Hàng dọc : TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH
NGUYỄN THÁI HÙNG
HỘI ĐỒNG GIÁM
MỤC VIỆT NAM
THƯ CHUNG GỬI
CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA
*
HỘI THÁNH CÔNG
GIÁO TẠI VIỆT NAM
VÀ CÔNG CUỘC
TÂN PHÚC-ÂM-HÓA
Anh chị em
thân mến,
“Nguyện
xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông
hiệp của Chúa Thánh Thần, ở cùng tất cả anh chị em” (x. 2Cr 13,13). Chúng tôi,
các giám mục từ 26 giáo phận Việt Nam, quy tụ tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn để
tham dự Đại hội lần thứ XII của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, xin cảm ơn anh chị
em đã cầu nguyện nhiều cho chúng tôi để Đại hội diễn ra cách tốt đẹp và bình
an. Nay Đại hội đã kết thúc, qua Thư Chung này, chúng tôi muốn chia sẻ với anh
chị em những công việc đã làm trong Đại hội, cách riêng về sứ vụ Tân
Phúc-Âm-hoá.
1. Bước vào Đại hội trong khung cảnh Năm Đức Tin, chúng tôi vui mừng
được nghe biết về những hoa trái thiêng liêng nơi các tín hữu cũng như các cộng
đoàn giáo xứ, giáo phận, dòng tu, đã tích cực học hỏi và nỗ lực canh tân đời
sống đức tin. Các cuộc cử hành phụng vụ và sinh hoạt mục vụ đã giúp cho đức tin
của mỗi người được thanh luyện, củng cố và đổi mới. Đồng thời, khi nghe biết về
những khó khăn và thử thách mà một số cộng đoàn phải đối diện, chúng tôi hiểu
rằng sống đức tin luôn luôn là một thách đố, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào,
người môn đệ Chúa Giêsu vẫn được mời gọi làm chứng cho Tin Mừng yêu thương của
Chúa, trở thành chất xúc tác cho việc xây dựng nền văn minh tình thương và văn
hóa sự sống.
Ngoài ra, chúng tôi cũng lắng
nghe và góp ý cho nhau về nhiều sinh hoạt và công việc của Hội Thánh tại Việt Nam ,
cách riêng là công trình xây dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang. Đại hội
cũng dành nhiều thời giờ cho việc bầu chọn Ban Thường vụ của Hội Đồng Giám Mục
cũng như các chủ tịch của các Ủy ban trực thuộc Hội Đồng Giám Mục trong nhiệm
kỳ mới.
2. Giờ đây chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em về định hướng
và chương trình mục vụ trong những năm tới. Trong ba năm qua (2010-2013), tất
cả chúng ta đã cùng nhau học hỏi và sống ý nghĩa Giáo Hội: mầu nhiệm – hiệp thông –
sứ vụ. Định hướng đó và tinh thần của Năm Đức Tin cần được tiếp nối bằng nỗ
lực “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”, cũng là chủ đề
của Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII, diễn ra tại Rôma, từ ngày 7 – 28
tháng 10 năm 2012. Thật vậy, ánh sáng Đức Kitô chiếu tỏa trên khuôn mặt các
Kitô hữu và ánh sáng ấy phải lan đến những người khác, giống như từ ngọn nến
phục sinh, vô vàn những ngọn nến khác được thắp lên trong Đêm Vọng Phục
Sinh.[1] Ngoài ra, chúng ta còn được nhắc nhở cách riêng về sứ mệnh đó trong
năm nay, khi Hội Thánh tại Việt Nam kỷ niệm 25 năm tuyên phong 117 chứng nhân
đức tin (19.06.1988 – 19.06.2013), là những hoa trái thánh thiện của công cuộc
Phúc-Âm-hóa.
3. Mục
tiêu của Phúc-Âm-hóa là dẫn mọi người vào cuộc gặp gỡ cá vị với
Đức Giêsu Kitô, trong Thánh Thần, nhờ đó gặp gỡ Thiên Chúa Cha của Người, cũng
là Cha của chúng ta, và để đời sống mình được biến đổi theo tinh thần Phúc Âm.
Như thế, trước hết chính bản thân chúng ta phải được Phúc-Âm-hóa, phải củng cố
và làm mới lại đức tin của mình, rồi mới có thể giúp những anh chị em đã xa rời
đức tin tái khám phá vẻ đẹp và ánh sáng đức tin. Ngày nay, khi một số người chỉ
còn là Kitô hữu trên danh nghĩa, chúng ta hãy sống cho đúng với ơn gọi Kitô hữu
của mình trong niềm vui, hãy chiếu tỏa sức hấp dẫn của Tin Mừng cho những người
chung quanh.
Phúc-Âm-hóa là sứ vụ mang
tính toàn diện, vì “ánh sáng đức tin không chỉ soi chiếu đời sống nội bộ của
Hội Thánh hoặc chỉ để xây dựng thành đô vĩnh cửu trong thế giới mai sau, mà còn
giúp chúng ta xây dựng xã hội hiện nay nhằm hướng tới một tương lai hi
vọng”.[2] Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta hướng đi này. Người đứng về phía những
nạn nhân của các thảm họa và bất công. Người liên đới với những ai bị xã hội
loại bỏ. Liên đới và xót thương những nạn nhân và những người bị gạt ra bên lề
xã hội phải trở thành đòi hỏi thiết yếu trong sứ vụ Phúc-Âm-hóa.[3]
4. “Tân
Phúc-Âm-hóa” không phải là
rao giảng một Phúc Âm mới vì “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm
nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13,8), nhưng là “mới về lòng nhiệt thành,
mới trong phương pháp, và mới trong cách diễn tả”.[4] Mới về lòng nhiệt thành
là làm mới lại tương quan giữa bản thân chúng ta với Đức Giêsu Kitô, để mối
tương quan ấy hướng dẫn toàn bộ đời sống chúng ta. Mới trong phương pháp là
biết vận dụng những phương pháp thích hợp để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng
của thời đại về nhiều mặt, văn hóa, xã hội cũng như kỹ thuật. Mới trong cách
diễn tả là cố gắng nghiên cứu và sử dụng những cách diễn tả phù hợp, để con
người hôm nay có thể hiểu và lĩnh hội được sứ điệp Phúc Âm.
Công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa đòi
duyệt lại toàn bộ các sinh hoạt mục vụ ở tất cả mọi bình diện, nghĩa là phải
thực hiện cuộc hoán cải từ trong tâm thức đến định hướng và phương pháp khi làm
mục vụ. Từ kinh nghiệm của các nước đã có nhiều Kitô hữu bỏ đạo, nếu chúng ta
không nhanh chóng thực hiện cuộc hoán cải mục vụ này, thì trong tương lai không
xa, Hội Thánh tại Việt Nam cũng có thể rơi vào tình trạng băng giá của mùa đông
đức tin như một số nơi trên thế giới.
Chương trình canh tân đời
sống đức tin cần được lồng vào trong tổng thể của kế hoạch mục vụ mà Hội Đồng
Giám Mục trình bày trong Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010: “Cùng nhau bồi
đắp nền văn minh tình thương và sự sống”. Thư Chung ấy là chương trình hành
động của Hội Thánh tại Việt Nam
trong nhiều năm. Dựa trên định hướng căn bản này, chúng tôi mời gọi anh chị em
hãy cùng với chúng tôi thực hiện kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm (2014-2016):
– Năm 2014: Phúc-Âm-hóa đời
sống gia đình;
– Năm 2015: Phúc-Âm-hóa đời
sống giáo xứ và các cộng đoàn;
– Năm 2016: Phúc-Âm-hóa đời
sống xã hội.
5.
Trong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và
thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng. Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia
đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được
bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh đặc biệt quan tâm đến các gia đình.
Cách cụ thể, mới đây Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo triệu tập Thượng Hội
Đồng Giám Mục khóa ngoại lệ vào tháng 10 năm 2014 về “Những thách đố mục vụ đối
với gia đình trong bối cảnh Phúc-Âm-hoá”. Thư
Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 cũng
nhấn mạnh: “Trước cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay, Hội Thánh nhận thấy cần
phải tăng cường và canh tân mục vụ gia đình, phải xem mục vụ gia đình là hoạt
động quan trọng, nối kết những kế hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng
như giáo phận”.[5]
6. Để thực hiện những mục tiêu trên, xin anh
chị em hãy xây dựng gia đình mình thành một
cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng
say loan báo Tin Mừng.
– Gia đình
là cộng đoàn cầu nguyện, thờ phượng Thiên Chúa, đền thờ tại
gia. Hiệp thông trong kinh nguyện vừa là hoa trái vừa là đòi hỏi của sự hiệp
thông bắt nguồn từ bí tích Rửa Tội và Hôn Phối. Chúa Giêsu hiện diện trong gia
đình khi vợ chồng, cha mẹ, con cái cùng cầu nguyện, và khi đó, chính cuộc sống
gia đình trở thành lời kinh sống động. Hoàn cảnh sống hiện nay gây nhiều khó
khăn trở ngại cho việc gia đình cùng sum họp cầu nguyện. Tuy nhiên đây là đòi
hỏi quan trọng trong đời sống gia đình công giáo. Vì thế, cùng với việc siêng
năng tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận các bí tích, chúng tôi tha thiết xin anh chị
em duy trì giờ kinh chung trong gia đình, và cố gắng đưa Lời Chúa vào giờ kinh
này.
–
Gia
đình là cộng đoàn yêu thương bằng tình yêu hợp nhất thủy chung,
xuất phát từ Thiên Chúa Tình Yêu. Mối tương quan giữa vợ chồng, cha mẹ và con
cái cũng như giữa anh chị em với nhau, phải là dấu chỉ sống động của Tình Yêu
Thiên Chúa. Vì thế, các gia đình công giáo phải loại bỏ mọi thứ bạo hành, “hãy
có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, nhẫn nại, chịu đựng và tha
thứ cho nhau” (Cl 3,12-13).
– Gia đình
là cộng đoàn phục vụ sự sống,
được khơi nguồn từ chính Thiên Chúa Hằng Sống. Vợ chồng Kitô hữu yêu thương
nhau bằng một tình yêu mở ra với sự sống, tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ
thai, cộng tác với Thiên Chúa Tạo Hóa qua việc sinh con có trách nhiệm, giáo
dục con cái nên người tốt và nên con cái Chúa. Gia đình phải là ngôi trường đầu
tiên dạy các đức tính nhân bản và đức tin, là thành trì bảo vệ sự sống thể lý
cũng như tinh thần của con cái trước sự tấn công của cái ác và cái xấu trong
cuộc sống. Vì thế, các bậc cha mẹ phải ý thức trách nhiệm của mình là những nhà
giáo dục đầu tiên và không thể thay thế, bằng chính gương sáng của mình.
– Gia đình
là cộng đoàn tham gia vào sứ vụ Phúc-âm-hóa,
bằng lời cầu nguyện cũng như bằng hành động cụ thể. Chính đời sống yêu thương
hiệp nhất trong gia đình công giáo, ngay giữa những khó khăn và thử thách của
cuộc đời, tự nó đã là lời chứng âm thầm nhưng có sức thuyết phục của Tin Mừng.
Ngoài ra, theo truyền thống tốt đẹp, gia đình công giáo còn là nơi vun trồng ơn
gọi linh mục và tu sĩ. Đồng thời, khi có thể, xin anh chị em hãy mạnh dạn chia
sẻ và giới thiệu Đức Kitô cho người khác.
7. Để đồng hành với các gia đình trong sứ
mệnh cao cả nói trên, chúng tôi đề nghị một số việc mục vụ sau:
Việc chuẩn bị cho giới trẻ
bước vào đời sống hôn nhân và gia đình là đòi hỏi khẩn thiết hơn bao giờ hết. Các
bạn trẻ cần ý thức và sống đời hôn nhân như một ơn gọi và sứ mệnh cao quý, được
chọn lựa với ý thức, tự do và trách nhiệm. Đôi bạn Kitô hữu còn được mời gọi
sống bí tích Hôn Phối như dấu chỉ hữu hình và hữu hiệu của tình yêu Đức Kitô
dành cho Hội Thánh, một tình yêu phong nhiêu, duy nhất và bất khả phân ly. Để
được như thế, cần có sự chuẩn bị xa, chuẩn bị gần, và chuẩn bị trực tiếp cho
các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân.
Trong bối cảnh có nhiều biến
động về văn hóa-xã hội ngày nay, chúng tôi thiết nghĩ cần phải nhắc lại chân lý
này: định chế gia đình đặt nền tảng trên hôn
nhân giữa một người nam và một người nữ. Định chế này dựa trên bản tính con
người, do chính Thiên Chúa thiết lập, hướng đến thiện ích của chính gia đình và
xã hội; vì thế, mọi cá nhân và tập thể xã hội cần nhìn nhận và tôn trọng định chế
này.
Đồng hành với các gia đình
trẻ ngày
nay là yêu cầu mục vụ quan trọng, để giúp họ sống tình yêu vợ chồng với tinh
thần trách nhiệm, phục vụ sự sống, biết hòa hợp tình thương trong tổ ấm gia
đình với trách nhiệm xây dựng Hội Thánh, xã hội và đất nước.
Với những anh chị em đang gặp
khó khăn vì hôn nhân đổ vỡ và gia đình ly tán, một đàng chúng ta
vẫn phải nêu cao lý tưởng đời sống hôn nhân công giáo, đàng khác phải đồng hành
và nâng đỡ họ, thay vì bày tỏ thái độ lên án và loại trừ.
Hiện nay, có nhiều nhóm, hiệp hội, phong trào tu đức
và tông đồ đang dấn thân chăm
lo mục vụ gia đình theo những cách thế và mức độ khác nhau. Những phong trào
này cần được các mục tử đồng hành và hướng dẫn, nâng đỡ và khích lệ, để họ góp
phần cách cụ thể và hài hòa với chương trình mục vụ chung trong mỗi giáo xứ,
giáo phận.
Các giáo phận nên quan tâm
đến việc đào tạo giáo sĩ, tu
sĩ, giáo dân chuyên trách mục vụ gia đình. Những người này sẽ cộng tác với
các giám mục giáo phận trong việc xây dựng và triển khai những chương trình mục
vụ gia đình trong giáo phận cũng như giáo xứ. Chúng tôi cũng muốn gửi lời kêu
gọi đặc biệt đến anh chị em văn nghệ sĩ và giới truyền thông công giáo. Ước
mong anh chị em vận dụng tài năng Thiên Chúa ban, để tôn vinh vẻ đẹp đích thực
của tình yêu hôn nhân và gia đình. Các linh mục tương lai cũng cần được chuẩn
bị chu đáo hơn về mục vụ gia đình, để có thể đồng hành với các gia đình cách
hữu hiệu.
Anh
chị em thân mến,
Trên đây,
chúng tôi đã chia sẻ với anh chị em những thao thức mục vụ cũng như những đề
nghị cụ thể, nhằm góp phần vào nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin
Kitô giáo”. Ước mong những đề nghị này được anh chị em - cách riêng, các linh
mục là những cộng tác viên gần gũi của hàng giám mục - đón nhận để cầu nguyện,
suy nghĩ, khai triển và thực hiện ở nhiều cấp độ: gia đình, giáo xứ, giáo phận.
Hướng về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
là những tấm gương sáng ngời trong sứ mệnh Phúc-Âm-hóa, chúng ta hãy thân thưa
với các ngài:
Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt
Nam, là con thảo của Cha trên trời, là chứng nhân anh dũng của Đức Kitô, là
thành phần trung kiên của Hội Thánh, xin giúp chúng con biết trân trọng di sản
đức tin mà các ngài đã truyền lại cho chúng con bằng máu và nước mắt. Xin cho
chúng con mạnh dạn sống đức tin trong gia đình cũng như xã hội, theo tấm gương
xán lạn của Thánh Gia Thất, để chiếu tỏa ánh sáng đức tin khắp nơi nơi; nhờ đó
chúng con có thể tích cực góp phần thi hành sứ mệnh truyền giáo, đem lại hoa
quả dồi dào trên quê hương Việt Nam thân yêu.
Làm tại Trung Tâm
Mục Vụ Sài Gòn, ngày 10 tháng 10 năm 2013
+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Tổng giám mục Hà Nội
Chủ tịch HĐGM.VN
+ Cosma Hoàng Văn Đạt
Giám mục Bắc
Ninh
Tổng
thư ký HĐGM.VN
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
1] Đức giáo hoàng Phanxicô, Lumen fidei, số 37.
[2] Nt., số 51.
[3] Sứ điệp FABC X.
[4] Đức Chân phước Gioan
Phaolô II, Diễn văn tại Đại
hội XIX của CELAM, Port-au-Prince .
[5] HĐGMVN, Thư Chung Hậu Đại
Hội Dân Chúa 2010, số 43.
Hội đồng Giám mục Việt Nam
Lời giải đáp
Trắc nghiệm & Ô chữ
Thư Chung
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM
VÀ CÔNG CUỘC TÂN
PHÚC-ÂM-HÓA
Trắc Nghiệm
01. d. Sứ vụ Tân Phúc-Âm-hoá
02. a. Làm chứng cho
Tin Mừng yêu thương của Chúa
03. d. Chỉ có a và b đúng.
04. a. Thông truyền đức tin Kitô
giáo
05. c. Tuyên phong 117 chứng nhân đức tin
06. b. Dẫn mọi người
vào cuộc gặp gỡ cá vị với Đức Giêsu Kitô
07. d. Xây dựng xã hội
hiện nay nhằm hướng tới một tương lai hy vọng.
08. d. Cả a, b và c đúng
09. b. Sứ vụ
Phúc-Âm-hóa.
10. d. Cả a, b và c đúng
11. d. Chỉ có a và b
đúng.
12. d. Cả a, b và c đúng
13. b. Hiểu và lĩnh hội
được sứ điệp Phúc Âm
14. d. Cuộc hoán cải từ
trong tâm thức đến định hướng và phương pháp khi làm mục vụ
15. b. Cùng
nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống
16. c. Phúc-Âm-hóa đời
sống gia đình
17. d. Chỉ có a và b đúng.
18. a. Gia đình của Thiên Chúa
19. d. Hội Thánh tại gia
20. a. Mỗi gia đình
21. d. Cả a, b và c
đúng
22. d. Cả a, b và c
đúng
23. d. Chỉ có a và b đúng.
24. a. Cùng cầu nguyện
25. a. Lời Chúa
27. b. Tình yêu hợp nhất thủy chung
28. d. Cả a, b và c
đúng
29. b. Chính Thiên Chúa Hằng Sống.
30. d. Chỉ có a và b đúng.
31. b. Các đức tính nhân bản và đức tin
32. c. Sự tấn công của
cái ác và cái xấu trong cuộc sống
33. d. Chỉ có a và b đúng.
34. a. Tin Mừng
35. b. Chia sẻ và giới
thiệu Đức Kitô cho người khác.
36. d. Cả a, b và c đúng
37. d. Cả a, b và c đúng
38. d. Chỉ có a và b đúng.
39. d. Cả a, b và c
đúng
40. d. Chỉ có a và b đúng.
41. b. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Ô CHỮ
Thư Chung
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM
VÀ CÔNG CUỘC TÂN PHÚC-ÂM-HÓA
01. Tình thương (Thư Chung 2013)
02. Rửa Tội (Thư Chung 2013 No 6)
03. Hoán cải (Thư Chung 2013 No 4)
04. Bất khả phân ly (Thư Chung 2013 No 7)
05. Lời Chúa (Thư Chung 2013 No 6)
06. Đức Giêsu Kitô (Thư Chung 2013 No 3)
07. Đức tin (Thư Chung 2013 No 2)
08. Đồng hành (Thư Chung 2013 No 7)
09. Tin Mừng. (Thư
Chung 2013 No 6)
10. Trách nhiệm (Thư Chung 2013 No 7)
11. Sự sống (Thư Chung
2013 No 6)
12. Phúc Âm (Thư Chung 2013 No 4)
13. Cầu nguyện (Thư Chung 2013 No 6)
14. Tin Mừng (Thư Chung 2013 No 5)
15. Cái ác (Thư Chung 2013 No 6)
16.Gia đình (Thư Chung 2013 No 4)
17. Đức Kitô (Thư Chung 2013 No 6)
18. Nhân bản (Thư Chung 2013 No
6)
19. Thủy chung (Thư Chung 2013 No 6)
Hàng dọc : TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH
NGUYỄN
THÁI HÙNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét