Giải đáp phụng vụ: Người đi lễ trễ sau bài Tin Mừng có được rước lễ không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, cha xứ của con đã ra quy định rằng bất cứ ai đi lễ trễ sau bài Tin Mừng thì không được rước lễ. Theo ngài, lý do là Chúa Giêsu là "Ngôi Lời đã làm người"; vì vậy chúng ta phải nhận ra Chúa Giêsu trong Lời Chúa trước khi nhận ra Chúa trong khi Rước Lễ. Tuy nhiên, một linh mục, là giáo sư phụng vụ, có ý kiến khác. Ngài nói rằng các người đến trễ trong Thánh Lễ với một lý do chính đáng (ví dụ, vì kẹt giao thông, chăm sóc con cái bị bệnh, vv…) sẽ không bị khước từ Rước lễ. Xin cha vui lòng làm sáng tỏ hơn về vấn đề này. - B. E., Kuala Lumpur, Malaysia.
Đáp: Trước đây, chúng tôi đã trả lời câu hỏi về việc đi lễ trễ trong mục Giải đáp này vào các ngày 4 và 18-11-2003.
Lúc ấy cũng như bây giờ, tôi đồng ý với linh mục thứ hai: một người đến trễ lễ mà không do lỗi của họ thì không nên bị từ chối Rước lễ.
Tôi cũng cho là thiếu khôn ngoan khi đưa ra một qui định rào cản; tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng các tín hữu cần tham dự trọn cả thánh lễ.
Có thể rằng một số tín hữu cho rằng bài Tin Mừng là thời điểm cuối, nên cảm thấy thoải mái khi có thói quen đến nhà thờ cho kịp bài đọc thứ hai, và như thế bảo đảm rằng Thánh Lễ ấy là "hợp lệ".
Đúng là Thánh Lễ là một tổng thể, và chúng ta phải nhận ra Chúa Giêsu trong Lời Chúa trước khi nhận ra Chúa trong Bí Tích Thánh Thể. Nhưng điều này bao gồm toàn bộ phần Phụng Vụ Lời Chúa, chứ không chỉ Tin Mừng mà thôi.
Trong khi có một luận lý nhất định trong việc lựa chọn bài Tin Mừng như một thời điểm như vậy, các lý do đưa ra không có căn cứ đầy đủ từ quan điểm thần học, giáo luật và luân lý, để hỗ trợ một cản trở cho việc Rước lễ.
Cha xứ có bổn phận hướng dẫn và hiểu được lương tâm của các tín hữu được trao phó cho cha. Trong khi tôi không đồng ý với đề xuất của ngài rằng bài Tin Mừng là một điểm phân giới để cho phép tín hữu Rước lễ, ít nhất tôi nhìn nhận rằng ngài đã cố gắng hết sức để thực thi nghĩa vụ thánh thiêng của mình.
Vì vậy, trách nhiệm về quyết định có nên Rước lễ hay không, trong trường hợp đặc biệt của người đến trễ, là trước tiên thuộc về cá nhân tín hữu ấy, hơn là thuộc về cha xứ, vì ngài không thể chú ý tới từng người đến trễ được.
Do đó, thật là đương nhiên cho các người đến muộn xem xét lương tâm của mình, cũng như lý do đằng sau việc đi lễ trễ của mình. Nếu lý do là bỏ bê hay lười biếng, thì tốt hơn họ nên tham dự một Thánh lễ đầy đủ khác nếu có thể được. Ngay cả các người đến trễ mà không do lỗi của họ, họ nên tham dự một Thánh lễ đầy đủ khác, mặc dù họ ít bị ràng buộc để làm như vậy trong lương tâm.
Đồng thời, có một số yếu tố khách quan cần được xem xét bên cạnh lý do đến trễ. Người nào đến sau khi đã hết phần Truyền phép, thì chắc chắn không tham dự Thánh lễ, bất chấp lý do nào cho sự chậm trễ của họ. Một người như vậy không nên rước lễ, và nếu ngày ấy là một ngày Chúa Nhật, người ấy có nghĩa vụ tham dự một Thánh Lễ khác.
Quả là đúng rằng người ta có thể Rước lễ ngoài Thánh Lễ, vì Thánh Lễ không phải là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho việc Rước Lễ. Tuy nhiên, điều này sẽ không biện minh cho việc chỉ đến đúng giờ Rước lễ trong thánh lễ ngày thường. Và trong nghi thức Rước lễ ngoài Thánh lễ, người ta phải tham dự toàn bộ các phần trong nghi thức này, trong đó có phần Phụng Vụ Lời Chúa nữa. (Zenit.org 23-10-2007)
Nguyễn Trọng Đa 4/29/2014
Đáp: Trước đây, chúng tôi đã trả lời câu hỏi về việc đi lễ trễ trong mục Giải đáp này vào các ngày 4 và 18-11-2003.
Lúc ấy cũng như bây giờ, tôi đồng ý với linh mục thứ hai: một người đến trễ lễ mà không do lỗi của họ thì không nên bị từ chối Rước lễ.
Tôi cũng cho là thiếu khôn ngoan khi đưa ra một qui định rào cản; tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng các tín hữu cần tham dự trọn cả thánh lễ.
Có thể rằng một số tín hữu cho rằng bài Tin Mừng là thời điểm cuối, nên cảm thấy thoải mái khi có thói quen đến nhà thờ cho kịp bài đọc thứ hai, và như thế bảo đảm rằng Thánh Lễ ấy là "hợp lệ".
Đúng là Thánh Lễ là một tổng thể, và chúng ta phải nhận ra Chúa Giêsu trong Lời Chúa trước khi nhận ra Chúa trong Bí Tích Thánh Thể. Nhưng điều này bao gồm toàn bộ phần Phụng Vụ Lời Chúa, chứ không chỉ Tin Mừng mà thôi.
Trong khi có một luận lý nhất định trong việc lựa chọn bài Tin Mừng như một thời điểm như vậy, các lý do đưa ra không có căn cứ đầy đủ từ quan điểm thần học, giáo luật và luân lý, để hỗ trợ một cản trở cho việc Rước lễ.
Cha xứ có bổn phận hướng dẫn và hiểu được lương tâm của các tín hữu được trao phó cho cha. Trong khi tôi không đồng ý với đề xuất của ngài rằng bài Tin Mừng là một điểm phân giới để cho phép tín hữu Rước lễ, ít nhất tôi nhìn nhận rằng ngài đã cố gắng hết sức để thực thi nghĩa vụ thánh thiêng của mình.
Vì vậy, trách nhiệm về quyết định có nên Rước lễ hay không, trong trường hợp đặc biệt của người đến trễ, là trước tiên thuộc về cá nhân tín hữu ấy, hơn là thuộc về cha xứ, vì ngài không thể chú ý tới từng người đến trễ được.
Do đó, thật là đương nhiên cho các người đến muộn xem xét lương tâm của mình, cũng như lý do đằng sau việc đi lễ trễ của mình. Nếu lý do là bỏ bê hay lười biếng, thì tốt hơn họ nên tham dự một Thánh lễ đầy đủ khác nếu có thể được. Ngay cả các người đến trễ mà không do lỗi của họ, họ nên tham dự một Thánh lễ đầy đủ khác, mặc dù họ ít bị ràng buộc để làm như vậy trong lương tâm.
Đồng thời, có một số yếu tố khách quan cần được xem xét bên cạnh lý do đến trễ. Người nào đến sau khi đã hết phần Truyền phép, thì chắc chắn không tham dự Thánh lễ, bất chấp lý do nào cho sự chậm trễ của họ. Một người như vậy không nên rước lễ, và nếu ngày ấy là một ngày Chúa Nhật, người ấy có nghĩa vụ tham dự một Thánh Lễ khác.
Quả là đúng rằng người ta có thể Rước lễ ngoài Thánh Lễ, vì Thánh Lễ không phải là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho việc Rước Lễ. Tuy nhiên, điều này sẽ không biện minh cho việc chỉ đến đúng giờ Rước lễ trong thánh lễ ngày thường. Và trong nghi thức Rước lễ ngoài Thánh lễ, người ta phải tham dự toàn bộ các phần trong nghi thức này, trong đó có phần Phụng Vụ Lời Chúa nữa. (Zenit.org 23-10-2007)
Nguyễn Trọng Đa 4/29/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét