VUI HỌC THÁNH KINH
HỌC HỎI LỜI CHÚA
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THĂNG THIÊN
NĂM B
Tin Mừng thánh Máccô 16,15-20
I. TIN MỪNG
15
Người nói với các ông: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo
Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được
cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.17 Đây là những dấu lạ sẽ
đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được
những tiếng mới lạ.18 Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc
độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những
người này sẽ được mạnh khoẻ."
19 Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.20 Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
15 He said to them, "Go into the whole world and proclaim
the gospel to every creature.
16 Whoever believes and is baptized will be saved; whoever does
not believe will be condemned.
17 These signs will accompany those who believe: in my name they
will drive out demons, they will speak new languages.
18 They will pick up serpents (with their hands), and if they
drink any deadly thing, it will not harm them. They will lay hands on the sick,
and they will recover."
19 So then the Lord Jesus, after he spoke to them, was taken up
into heaven and took his seat at the right hand of God.
20 But they went forth and preached everywhere, while the Lord
worked with them and confirmed the word through accompanying signs.)
II. TRẮC NGHIỆM
01. Tại sao Chúa Giêsu phải lên trời?
a. Trần
gian không phải là quê thật.
b. Để nói lên rằng công cuộc cứu chuộc của Chúa Giêsu đã hoàn tất,
đồng thời chấm dứt sự hiện diện thể lý ở trần gian.
c. Để chúng
ta còn sống mà hy vọng được lên trời với Chúa.
d. Cả a, b
và c đúng.
02. Mừng lễ Chúa Giêsu lên trời là chúng ta mừng biến
cố gì?
a. Biến cố
Chúa Giêsu về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha
b. Mừng kính việc Ngài được tôn vinh, làm chủ thế giới và vũ trụ.
c. Mừng
biến cố ngày Quang lâm.
d. Chỉ có
a và b đúng.
03. Trước khi về trời Chúa Giêsu trao sứ mạng gì
cho các môn đệ?
a. Rao giảng
Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.
b. Xây
dựng xã hội trần gian nên tốt đẹp.
c. Thực
thi lòng bác ái giữa các dân tộc.
d. Kêu gọi
hòa bình giữa các quốc gia.
04. Những ai tin và chịu phép rửa thì sẽ được gì?
a. Thiên
Chúa yêu thương.
b. Hưởng
Nước Trời.
c. Cứu độ.
d. Đất Hứa
làm gia nghiệp.
05. Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những người có
lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ được gì?
a. Trừ
được quỷ.
b. Nói
được những tiếng mới lạ.
c. Làm cho
những người bệnh được mạnh khỏe.
d. Cả a, b
và c đúng.
06. Trong bài Tin Mừng hôm nay, người môn đệ của
Chúa có những đặc điểm gì?
a. Môn đệ
Chúa phải là người: Đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài
thọ tạo.
b. Môn đệ
Chúa có quyền trên tà thần, được Thiên chúa giữ gìn và có khả năng chữa lành
bệnh tật.
c. Môn đệ
Chúa chứng kiến Chúa lên Trời và họ đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi về việc Chúa
Giêsu chết, sống lại và lên Trời vinh hiển.
d. Cả a, b
và c đúng.
07. Muốn được lên trời với Chúa, chúng ta phải
hoàn tất những bổn phận ở trần gian này, đó là gì?
a. Góp
phần xây dựng trần gian nên tốt đẹp.
b. Gieo
Tin Mừng khắp nơi.
c. Yêu mến
trần gian để biến trần gian thành Nước Trời.
d. Cả a, b
và c đúng.
III. CÂU LỜI CHÚA GHI NHỚ VÀ HỌC THUỘC LÒNG
Anh em hãy
đi khắp tứ phương thiên hạ,
loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.
Tin Mừng thánh Máccô 16,15
VUI HỌC THÁNH KINH
HỌC HỎI LỜI CHÚA
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THĂNG THIÊN
NĂM B
Tin Mừng thánh Máccô 16,15-20
.
II. TRẮC NGHIỆM
01. d. Cả a, b và c đúng.
02. d. Chỉ có a và b đúng.
03. a. Rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.
04. c. Cứu độ.
05. d. Cả a, b và c đúng.
06. d. Cả
a, b và c đúng.
07. d. Cả a, b và c đúng.
NGUYỄN THÁI HÙNG
Chú giải của Noel Quesson.
Những câu từ 9 đến 20 của chương cuối cùng
Tin Mừng theo Thánh Maccô không có trong những văn bản cổ xưa nhất vì có nhiều
Giáo phụ trong Giáo Hội không biết đến những câu này. Ý kiến thông thường là
những câu này đã được thêm vào do một tác giả khác không phải là Thánh Maccô
(cách hành văn cũng có khác). Dầu vậy, đoạn cuối này vẫn “Hợp luật Giáo Hội” và
là một phần bản văn chính thức của Thánh Kinh đã được linh ứng. Nên đó cũng là
“Lời Chúa” như tất cả Tin Mừng. Đàng khác chúng ta nhận thấy nhũng câu này không
có gì “mới lạ”. Tác giả vô danh đã tóm lại đoạn cuối của những bản Tin Mừng
khác. Trước tiên đoạn này có giá trị thần học. Chúng ta sẽ
lưu ý đến điều mà tác giả nhấn mạnh trong đoạn này: “Đức Giêsu phục
sinh nói với 11 tông đồ: Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo tin
mừng cho tất cả loài người”.
Nếu chúng ta hiếu kỳ đọc câu liền trước câu
này, chúng ta sẽ thấy: Đức Giêsu hiện ra cho 11 môn đệ thấy, Người trách sự
cứng lòng của các ông vì các ông đã không tin theo những người đã trông thấy Chúa
sống lại (Mc 16,14). Như thế chúng ta đột ngột đi từ chỗ Chúa Giêsu trách cứ
nặng nề sự không tin của các môn đệ đến việc Người sai các môn đệ đi rao giảng
khắp thế giới. Dĩ nhiên là tác giả đã tóm lược lại qua những trình thuật khác.
Chúng ta biết rằng, ban đầu các môn đệ đã “không tin”. Nhưng trình thuật tóm
tắt này nhắc nhở trong lòng chúng ta rằng: Chúng ta không nên trì trệ trong
những hoài nghi và do dự Đức Giêsu sống lại đã thúc đẩy “Các môn đệ”. Không đếm
xỉa đến việc họ không tin, Đức Giêsu chủ động, đặt niềm tin cậy nơi các ông còn
đang bất toàn -Hai động từ chia vào mệnh lệnh cách: ”Anh em hãy đi” và “Hãy
rao giảng”, hai cách nói này diễn tả một động lực mãnh liệt biết bao!
Lạy Chúa Giêsu, Chúa không đợi chúng con
–Giáo Hội Chúa cũng chưa hoàn hảo, những môn đệ cũng không hoàn hảo, và con
cũng không hoàn hảo nhưng đó không phải là nguyên cớ để chúng con không làm gì
cả.
“Khắp thế giới” - “Tất cả loài
người”.
Những dự án, chương trình của chúng ta nhỏ
nhen và tầm thường biết bao. Đức Giêsu mời gọi các bạn của Người loại trừ thói
quen nhỏ nhen, để đến gặp gỡ mọi người. Có sứ vụ, thì phải có khởi hành, phải
ra khỏi chính mình, ra khỏi thế giới tinh thần nhỏ bé của mình. Đối với các môn
đệ, họ phải ra khỏi môi trường Do Thái để đi về phía dân ngoại. Đối với chúng
ta cần phải quan tâm đến những nền văn hóa mới, chấp nhận những tư tưởng hiện
đại, lắng nghe những ước vọng tân thời, ”rời bỏ sự thoải mái trí thức của những
tư tưởng sẵn có”, để làm cho những người không suy nghĩ như chúng ta hiểu được
chúng ta.
Nếu chúng ta trung thành với chiều hướng
phổ quát này, chúng ta sẽ thích thú để thấy những nơi vừa mới được Tin Mừng hoá
đã có những ngôn ngữ mới để loan báo tin mừng. Chúng ta sẽ cầu nguyện sao cho
“những lục địa nhân loại” mới, những tâm thức mới đến được Giáo Hội, dù có phải
xáo trộn một chút những gì đã có sẵn của chúng ta. Tin mừng dành cho “toàn thế
giới” và cho “toàn nhân loại”.
Anh em hãy loan báo Tin Mừng.
Từ Hy Lạp ở đây là
“Kèrussein”, nghĩa đen là “la lên”. Tin Mừng trước tiên là một tiếng “kêu”.
Chúng ta tìm gặp lại được chiều hướng này của những Kitô hữu đầu tiên trong đức
tin –Chúng ta đã quá trí thức hoá, chương trình hoá, tổ chức hoá việc rao giảng
Tin Mừng. Đức Giêsu đã nói:”Hãy kêu to” Tin mừng cho toàn thể nhân loại.
Đức Giêsu không yêu cầu chúng ta thuyết phục “hay” chứng minh – Nhưng đơn giản
chỉ làm chứng tá với sự vui mừng và sức mạnh của đức tin chúng ta. Than ôi có
những người Kitô hữu không muốn làm chứng nhân như thế. Họ cứ rên siết, lên án,
chỉ trích, đoán xét – Lạy Chúa xin cho chúng con sự vui mừng có sức lôi cuốn mà
Chúa đòi hỏi nơi chúng con – ước gì gương mặt chúng con tỏ lộ cho anh em biết
sự vui mừng đến từ Chúa. Nếu đối với chúng con, đức tin tôn giáo là một điều
buồn tẻ, thì tốt hơn là chúng con nên im lặng về vấn đề này. Nếu đó là một “Tin
mừng”, “Tin tốt” thì xin sự mừng tốt đó phát triển ra từ da thịt chúng con,
trên môi miệng chúng con thành ra một tiếng kêu hân hoan.
Ai tin và
chịu phép rửa sẽ đượ cứu độ, còn ai không tin sẽ bị kết án.
Nếu Tin Mừng phải được
rao giảng lớn tiếng cho mọi người, thì con người cũng có thể chấp nhận hay từ
chối một cách tự do. Việc rao giảng Tin Mừng thể hiện một sự “xét xử” gần như
là “phiên toà xử Đức Giêsu”. Một số đáp lại bằng đức tin, một số khác bằng “sự
không tin” – Dĩ nhiên, không thể đẩy xuống địa ngục vô số con người thiện chí
nhưng không thể tin vào Tin Mừng. Cũng không thể tưởng tượng một sự can thiệp
của Chúa để trừng phạt. Toàn bộ Thánh Kinh chứng minh rằng Chúa không kết án
ai, nhưng cứu rỗi tất cả mọi người. Không bao giờ đặt vấn đề: ”Chúa có tha tội
cho tôi không?”. Mà là “Tôi có chấp nhận sự tha thứ mà Chúa đã ban cho từ trước
hay không?”. Nói cách khác, kẻ nào biết rõ mà lại cố tình chối bỏ Tin Mừng, thì
không phải Chúa kết án người đó, mà chính người đó tự kết án mình.
Làm sao hiểu được điều
này?
Hiểu đơn giản như sau:
Ngoài Tin Mừng, ngoài Chúa Giêsu Phục sinh và Hằng sống, không có sự cứu rỗi,
không có câu giải đáp cho số phận con người hay chết. Ngoài Đức Giêsu, con
người thực sự chỉ hư mất, số kiếp của con người ngắn ngủi. Chỉ có Đức Giêsu mới
cứu được con người ra khỏi số kiếp của nó. Chỉ có Đức Giêsu mới cứu được con
người khỏi phải “chỉ là một con người” mà thôi. ‘Kẻ nào tin? kẻ nào không
tin?’. Đây là phần thưởng đặc biệt cho sự tự do của chúng ta. Nhưng có một điều
chắc chắn là: Không ai bị bắt buộc phải sống đời đời với Đức Giêsu nếu người đó
không muốn -Đức Giêsu tôn trọng chúng ta. Ngài không ép buộc chúng ta.
Những ai
có lòng tin, sẽ làm được các dấu lạ này: “Nhân danh Thầy họ sẽ trừ được ma quỷ,
sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ có cầm phải rắn hay uống nhầm thuốc độc thì
cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh hoạn yếu đau thì những
người này sẽ được mạnh khoẻ”.
Con người thời nay
không thể đặt “câu hỏi” về ma quỷ, rắn, bệnh tật và những chất độc khác mà con
người tin Chúa được miễn nhiễm. Những “dấu lạ” được hứa này chỉ là những giá
trị điển hình, phù hợp với thời đại mà Kitô giáo được nảy sinh giữa cộng đồng
dân ngoại, trong đó những “Thầy phép” (phù thuỷ) là những ông vua.
Độc giả ngày nay phải
hiểu những “dấu lạ” này theo nghĩa tượng trưng. Điều vẫn đúng là: Người “tín
hữu” cùng với Đức Giêsu sống lại, phải lao vào trận chiến chống lại “tất cả
những lực lượng thù địch, nô lệ hoá và làm mất phẩm giá con người”, tất cả
những gì “đầu độc” nhân loại. Ngày nay có những “dấu lạ” tương ứng với những
dấu lạđược tác giả Tin Mừng kể ra trên đây đối với thời của ông. Chúng ta hãy
tự hỏi xem ngày nay cái gì có thể là “dấu lạ” cho mình thời bây giờ. Chúng ta
đừng coi thường “năng khiếu sinh ngữ” vì ngôn ngữ là một phương tiện truyền
thông tuyệt hảo, và nó là một “ân ban của Chúa Thánh Thần”. Lạy Chúa xin cho
mọi Kitô hữu “khả năng một ngôn ngữ mới” để có thể làm cho Tin Mừng đi vào
trong những “tâm hồn mới lạ” (chưa đón nhận Chúa).
Còn về khả năng “săn
sóc và chữa bệnh cho người đau yếu” thì chúng ta biết người anh em chúng ta cần
đến năng khiếu này như thế nào. Tin Mừng là một sức mạnh cứu rỗi, một nguồn
hạnh phúc mà Kitô hữu có trong tay. Vậy thì chúng ta chớ khoanh tay không làm
gì cả, chúng ta phải biết xây dựng chúng.
Nói xong
Chúa Giêsu được rước lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.
Tác giả vô danh chỉ có
nhắc lại mà không dàn cảnh cụ thể những gì mà thánh Luca đã kể (Cv 1,9). Chúng
ta nên lưu ý rằng, trong hai cách nói này, một cách có thể có giá trị lịch sử
đối với con người chúng ta, (sự biến mất được nhìn thấy rõ ràng của Đức Giêsu),
trong khi cách nói kia hoàn toàn căn cứ vào đức tin (việc bay lên trời ngự bên
hữu Thiên Chúa). Chúng ta coi chừng đừng “vật chất hoá” cách diễn tả này: Thiên
Chúa không có “bên phải” hay “bên trái” gì cả, Người cũng không “ở trên” trời
hay “ở dưới” đất. Trong tâm thức thời đó, hình ảnh bầu trời xanh gợi lên thế
giới thần thánh và người ta cũng đã có nói về một vài vị hoàng đế La Mã nào đó
đã “lên trời”. Đối với Đức Giêsu, sự Thăng Thiên hoàn toàn khác: Người đạt đến
Vương quyền trên toàn vũ trụ, và để diễn tả điều này, người ta dùng đến ngôn
ngữ Thánh Kinh trong Thánh vịnh 110,1: “Lời truyền dạy của Thiên Chúa cho Chúa
tôi: Hãy ngự bên phải của Ta”. Những từ ngữ gợi hình này nói lên một ý nghĩa
thần học về thực tại Đức Kitô Phục sinh: Chúa vinh quang, một thực tại mà ta
không nắm bắt được bằng giác quan hay lý trí con người, một thực tại mà ta chỉ
có thể đạt đến bằng đức tin.
Còn các
tông đồ thì đi rao giảng khắp nơi.
Dường như các ông
không để chậm trễ một giây nào. Các ông lên đường ngay lập tức. Đây cũng là một
“dấu lạ”. Ngôi mộ trống … “Họ ra đi”… “họ lên đường “…
Chuá cộng
tác với họ và dùng dấu lạ điềm thiêng mà xác nhận lời họ giảng.
Đức Giêsu không còn “ở
trong mồ” nữa. Người đồng thời “ngự bên hữu Thiên Chúa” và “hoạt động với các
môn đệ”. Đây là dấu lạ mà chúng ta không có từ ngữ nào để diễn tả sự phong phú
của mầu nhiệm Thăng Thiên. Những từ ngữ đúng nhất có lẽ lại là “một hiện diện
ẩn khuất”, một hiện diện sinh động đang “hành động” dưới hình thức của một lời
nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét