Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

VUI HỌC THÁNH KINH LỄ THÁNH PHÊRÔ ĐAMIANÔ, Giám mục tiến sĩ

VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ THÁNH PHÊRÔ ĐAMIANÔ,
Giám mục tiến sĩ
Tin Mừng thánh Máccô 4,1-9.13-20
Ngày 20  tháng 2

Tin Mừng

Dụ ngôn người gieo giống (Mt 13: 1-9; Lc 8:4-8)
1 Đức Giê-su lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ. Một đám người rất đông tụ họp chung quanh Người, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi dưới biển, còn toàn thể đám đông thì ở trên bờ.2 Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều. Trong lúc giảng dạy, Người nói với họ:

3 "Các người nghe đây! Người gieo giống đi ra gieo giống.4 Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất.5 Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu;6 nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô.7 Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả.8 Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm."9 Rồi Người nói: "Ai có tai nghe thì nghe! "

13 Người còn nói với các ông: "Anh em không hiểu dụ ngôn này, thì làm sao hiểu được tất cả các dụ ngôn?14 Người gieo giống đây là người gieo lời.15 Những kẻ ở bên vệ đường, nơi lời đã gieo xuống, là những kẻ vừa nghe thì Xa-tan liền đến cất lời đã gieo nơi họ.16 Còn những kẻ được gieo trên sỏi đá là những kẻ khi nghe lời thì liền vui vẻ đón nhận,17 nhưng họ không đâm rễ mà là những kẻ nông nổi nhất thời; sau đó, khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì lời, họ vấp ngã ngay.18 Những kẻ khác là những kẻ được gieo vào bụi gai: đó là những kẻ đã nghe lời,19 nhưng những nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý cùng những đam mê khác xâm chiếm lòng họ, bóp nghẹt lời khiến lời không sinh hoa kết quả gì.20 Còn những người khác nữa là những người được gieo vào đất tốt: đó là những người nghe lời và đón nhận, rồi sinh hoa kết quả, kẻ thì ba mươi, kẻ thì sáu mươi, kẻ thì một trăm."


1  On another occasion he began to teach by the sea. 2 A very large crowd gathered around him so that he got into a boat on the sea and sat down. And the whole crowd was beside the sea on land.

2 And he taught them at length in parables, and in the course of his instruction he said to them,3 3 "Hear this! A sower went out to sow.

4 And as he sowed, some seed fell on the path, and the birds came and ate it up.

5 Other seed fell on rocky ground where it had little soil. It sprang up at once because the soil was not deep.

6 And when the sun rose, it was scorched and it withered for lack of roots.

7 Some seed fell among thorns, and the thorns grew up and choked it and it produced no grain.

8 And some seed fell on rich soil and produced fruit. It came up and grew and yielded thirty, sixty, and a hundredfold."

9 He added, "Whoever has ears to hear ought to hear."

13 Jesus said to them, "Do you not understand this parable? Then how will you understand any of the parables?14 The sower sows the word.

15 These are the ones on the path where the word is sown. As soon as they hear, Satan comes at once and takes away the word sown in them.

16 And these are the ones sown on rocky ground who, when they hear the word, receive it at once with joy.

17 But they have no root; they last only for a time. Then when tribulation or persecution comes because of the word, they quickly fall away.

18 Those sown among thorns are another sort. They are the people who hear the word,19 but worldly anxiety, the lure of riches, and the craving for other things intrude and choke the word, and it bears no fruit.

20 But those sown on rich soil are the ones who hear the word and accept it and bear fruit thirty and sixty and a hundredfold."


I. HÌNH TÔ MÀU


* Chủ đề của hình này là gì?
……………………………………………..

* Bạn hãy viết câu Tin Mừng thánh Máccô 4,1a.2a
……………………………………………..
……………………………………………..
……………………………………………..
……………………………………………..

II. TRẮC NGHIỆM

A.
a1. Qua trình thuật, Đức Giêsu dạy dân chúng dụ ngôn gì? (Mc 4,1)
a. Người gieo giống
b. Kho tàng
c. Lưới cá
d. Cỏ lùng

a2. Những hạt rơi vào đất tốt thì được bao nhiêu? (Mc 4,8)
a. Một trăm
b. Sáu mươi
c. Ba mươi
d. cả a, b và c đúng

a3. Những kẻ ở bên vệ đường, nơi lời đã gieo xuống, là những kẻ vừa nghe thì ai liền đến cất lời đã gieo nơi họ? (Mc 4,15)
a. Kẻ dữ
b. Xatan
c. Quan tòa
d. Người dân ngoại

a4. Những kẻ được gieo vào bụi gai đã vì sự gì mà không sinh hoa kết quả? (Mc 4,18-19)
a. Lo lắng sự đời
b. Những đam mê xâm chiếm
c. Bả vinh hoa phú quý
d. Cả a, b và c đúng

a5. Những kẻ nào nghe lời nhưng không đâm rễ sâu, khi gặp gian nan hay bị ngược đãi, họ vấp ngã ngay ? (Mc 4,17)
a. Kẻ được gieo vào bụi gai
b. Kẻ được gieo vào đất tốt
c. Kẻ được gieo trên sỏi đá
d. Kẻ được gieo ở bên vệ đường

B. Thánh Phêrô Damianô

b1. Thánh Phêrô Damianô sinh ra tại Ravenna vào năm 988 thuộc nước nào?
a. Nước Ý
b. Nước Tây Ban Nha
c. Nước Pháp
d. Nước Hy Lạp

b2. Nhờ sự nỗ lực, trí thông minh sắc bén, Thánh Phêrô Damianô đã thu lượm được nhiều kết quả hết sức khả quan trên đường học vấn. Ngài trở thành giáo sư danh tiếng của nhiều đại học. Tuy nhiên, Ngài muốn tiến thân trong đường nhân đức và muốn tận hiến cuộc đời mình cho Chúa, nên Ngài đã xin vào tu viện Aven thuộc dòng nào do chân phước Ludolphô sáng lập?
a. Dòng Thánh Giá
b. Dòng Anh Em Hèn Mọn
c. Dòng Giảng Thuyết
d. Dòng Chúa Cứu Thế


b3. Với tinh thần khiêm tốn, lòng đạo đức tuyệt vời, thánh Phêrô Damianô  đã trở thành tu viện trưởng và đã làm cho dòng phát triển rất mạnh nhờ vào điều gì của ngài?
a. tài ba
b. đức độ
c. lòng quảng đại
d. Cả a, b và c đúng


b4. Thánh Phêrô Đamianô sống trong thời kỳ mà Giáo Hội gặp nhiều phong ba bão tố. Song đời sống thánh thiện của Ngài luôn tỏa sáng và được nhiều người khâm phục, tin tưởng và Đức Giáo Hoàng nào đã phong ngài làm Hồng Y Giáo Hội và Giám mục thành Otti năm 1058?
a. Đức Giáo Hoàng Stêphanô IX
b. Đức Giáo Hoàng Linô
c. Đức Giáo Hoàng Gioan I
d. Đức Giáo Hoàng Piô V


b5. Năm 1072, Thánh Phêrô Đamianô được Chúa rước về trong khi Ngài đang trên đường tới Roma yết kiến Đức Giáo Hoàng. Và ngài được tôn vinh lên bậc hiển thánh bỏa Đức Giáo Hoàng nào?
a. Đức Thánh Cha Lêô XII
b. Đức Giáo Hoàng Stêphanô IX
c. Đức Giáo Hoàng Piô V
a. Đức Giáo Hoàng Gioan I


III. Ô CHỮ 




Những gợi ý

01. Những hạt rơi vào đâu thì sinh hoa kết quả : hạt được 30, hạt được 60, hạt được một trăm? (Mc 4,8)

02. Bên biển hồ, ai giảng dạy dân chúng bằng dụ ngôn? (Mc 4,1)

03. Người gieo giống đi ra làm gì? (Mc 4,3)

04. Đức Giêsu dùng điều gì mà dạy dân chúng? (Mc 4,2)

05. Những kẻ nào nghe lời nhưng không đâm rễ sâu, khi gặp gian nan hay bị ngược đãi, họ vấp ngã ngay ? (Mc 4,17)

06. Những kẻ nghe lời, nhưng những nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý bóp nghẹt lời khiến lời không sinh hoa kết quả gì? Đó là những hạt được gieo vào đâu? (Mc 4,18)

Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?




IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt,
 nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả:
 hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi,
 hạt thì được một trăm.”
Tin Mừng thánh Máccô 4,8



Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH PHÊRÔ DAMIAN

Tin Mừng thánh Máccô 4,1-9.13-20

I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề :

* Tin Mừng thánh Máccô 4,1a.2a :

“ Đức Giêsu
lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ.
 Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều.”

II. TRẮC NGHIỆM

A.
a1. a. Người gieo giống  (Mc 4,1)
a2. d. cả a, b và c đúng (Mc 4,8)
a3. b. Xatan (Mc 4,15)
a4. d. Cả a, b và c đúng (Mc 4,18-19)
a5. c. Kẻ được gieo trên sỏi đá (Mc 4,17)

B. Thánh Phêrô Damianô

b1. a. Nước Ý
b2. a. Dòng Thánh Giá
b3. d. Cả a, b và c đúng
b4. a. Đức Giáo Hoàng Stêphanô IX
b5. a. Đức Thánh Cha Lêô XII

III. Ô CHỮ 

01. Đất tốt (Mc 4,8)
02. Đức Giêsu (Mc 4,1)
03. Gieo giống (Mc 4,3)
04. Dụ ngôn (Mc 4,2)
05. Sỏi đá (Mc 4,17)
06. Bụi gai  (Mc 4,18)

Hàng dọc : Tiến Sĩ

NGUYỄN THÁI HÙNG
http://vuihocthanhkinh.blogspot.com/

THÁNH PHÊRÔ DAMIAN
(1007 - 1072)

Có lẽ vì là trẻ mồ côi và bị đối xử thật tệ hại khi còn nhỏ nên Thánh Phêrô Damian thật tốt với người nghèo. Trong bữa ăn, lúc nào cũng có một hay hai người nghèo ăn chung với ngài, và đích thân ngài lo lắng cho nhu cầu của họ.

Ngài sinh ở Ravenna, mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ và sống với người anh ruột nhưng bị đối xử như người đầy tớ. Khi mới lớn một chút, ngài đã bị sai đi chăn heo. Một người anh khác, là giáo trưởng ở Ravena, thấy thương hại chú em bơ vơ nên đem ngài về nuôi nấng cho ăn học tử tế. Có lẽ vì nhớ ơn dưỡng dục của người anh mà Phêrô đã lấy tên người anh, là Damian, thành tên của mình.

Phêrô là một học sinh có năng khiếu và sau đó trở thành một giáo sư nổi tiếng. Trong thời gian này, Phêrô cố làm quen với sự chay tịnh, sự cầu nguyện và ngài mặc áo nhặm bên trong áo thường để chống với các cám dỗ của lạc thú và mưu chước ma quỷ.

Sau một thời gian, ngài quyết tâm từ bỏ thế gian để sống đời ẩn tu với các đan sĩ Biển Ðức thuộc nhánh cải cách của Thánh Rômuanđô ở Fonte Avellana. Các đan sĩ thường sống hai người một trong một cái am cách xa nhau, để cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng, với cuộc sống rất khắc khổ. Vì quá hăng say trong sự cầu nguyện và ngủ quá ít nên không bao lâu Phêrô bị bệnh mất ngủ trầm trọng. Ngài phải thận trọng kềm chế và săn sóc chính mình. Vì lý do đó, ngài dành nhiều thời giờ để nghiên cứu Kinh Thánh, và trở nên một thi sĩ sáng tác thơ đạo cũng nổi tiếng như trong văn chương đời trước đây.

Do một quyết định của toàn thể các đan sĩ, ngài phải chịu trách nhiệm lãnh đạo Cộng Ðoàn khi vị bề trên qua đời. Do đó, sau khi vị đan viện trưởng từ trần khoảng năm 1043, Phêrô đã dẫn dắt gia đình thánh thiện này với sự khôn ngoan và đạo đức. Ngài cũng thành lập thêm năm đan viện khác. Ngài duy trì tinh thần cô độc, bác ái và khiêm nhường. Nhiều vị đan sĩ dưới sự dẫn dắt của ngài là các ngôi sao sáng của Giáo Hội, kể cả Thánh Ðaminh Loricatus, Thánh Gioan ở Lodi là người kế vị ngài trong chức vụ đan viện trưởng ở Holy Cross.

Trong nhiều năm, Thánh Phêrô Damian thường giúp các Giáo Hoàng trong công việc hòa giải giữa các tu hội kình chống nhau, hoặc giữa giáo sĩ, viên chức chính phủ và Tòa Thánh. Năm 1057, Ðức Giáo Hoàng Stephanô IX thuyết phục ngài từ bỏ đời ẩn dật và đặt ngài làm Giám Mục-Hồng Y của Ostia.
Ngài tích cực tẩy trừ nạn buôn bán chức vụ trong Giáo Hội, khuyến khích các linh mục sống độc thân, và thúc giục các linh mục triều sống thành cộng đoàn, giữ chương trình cầu nguyện. Ngài ao ước phục hồi tinh thần kỷ luật nguyên thủy của các tu sĩ và linh mục, cảnh cáo họ về việc di chuyển không cần thiết, vi phạm đức khó nghèo và sống quá thoải mái. Ngài viết thư khiển trách Ðức Giám Mục Florence về việc chơi cờ, và Ðức Giám Mục Besancon về việc để giáo sĩ ngồi khi đọc thánh vịnh trong Kinh Nhật Tụng.

Ngài viết rất nhiều thư. Khoảng 170 lá hiện vẫn còn. Chúng ta cũng còn 53 bài giảng của ngài và bảy tiểu sử ngài viết. Ngài thích viết về gương mẫu và chuyện thật hơn là lý thuyết. Các bản văn phụng vụ của ngài cho thấy ngài có phong cách của một nhà văn.
Ngài thường xin các giáo hoàng cho ngài từ chức Giám Mục-Hồng Y của Osia, và sau cùng Ðức Alexander II đồng ý với điều kiện là bất cứ khi nào cần ngài sẽ sẵn sàng làm việc trở lại. Khi trở lại công việc ở Ravenna, ngài bị sốt nặng. Ngài từ trần ngày 22 tháng Hai 1072 khi các đan sĩ đang vây quanh và đọc kinh Nhật Tụng.
Năm 1828 ngài được tuyên xưng là Tiến Sĩ Hội Thánh.
Lời Bàn

Thánh Phêrô Damian là một người cải cách, và nếu ngài sống trong thời nay chắc chắn ngài sẽ thúc đẩy sự canh tân theo tinh thần Công Ðồng Vatican II. Ngài sẽ hoan nghênh việc nhấn mạnh đến cầu nguyện được tỏ lộ qua số buổi cầu nguyện ngày càng gia tăng của các linh mục, tu sĩ và giáo dân cũng như việc thành lập các nhà cầu nguyện của nhiều cộng đoàn tu sĩ ngày nay.
Lời Trích

"... Chúng ta hãy trung tín trao truyền lại cho thế hệ mai sau các gương mẫu nhân đức mà chúng ta đã lãnh nhận từ cha ông" (Thánh Phêrô Damian)







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét