Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Hoàng Tử Bình an sao lại mang đến sự chia rẽ?
Suy niệm Chúa nhật XX năm - C
(Lc 12,49-57)
Lửa của Chúa Giêsu
Câu đầu tiên trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói : "Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian và Thầy những mong biết bao cho lửa ấy cháy lên" (Lc 12). Gioan Tẩy giả đã giới thiệu Chúa Giêsu như "Ðấng sẽ đến để thanh tẩy trong Thánh Thần và trong lửa". Hơn nữa, Người còn nói: "Lưỡi rìu đã sẵn gốc cây: cây nào không sinh quả lành sẽ bị chặt và quăng vào lửa" (Mt 3,10).
"Lửa" mà Chúa Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay là "Lửa Thánh Thần", lửa của tình yêu và lòng mến. Chúa Giêsu đến để cho những ai tin Người được đầy tràn Thần Khí Chúa. Người hằng mong lửa Thánh Thần sẽ xuống trên các môn đệ, vì đó là mục đích cuộc giáng sinh cứu thế của Người.
Bình an của Chúa Giêsu
Đoạn Tin Mừng hôm nay chứa đựng một số lời được cho nghịch lý nhất chưa bao giờ được Chúa Giêsu nói với các môn đệ : "Các con tưởng Thầy đến để đem sự bình an xuống thế gian ư? Thầy bảo các con: không phải thế, nhưng Thầy đến để đem sự chia rẽ. Vì từ nay năm người trong một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba người chống lại hai, và hai người chống lại ba : cha chống đối con trai, và con trai chống đối cha; mẹ chống đối con gái, con gái chống đối mẹ; mẹ chồng chống đối nàng dâu, nàng dâu chống đối mẹ chồng " (Lc 12, 51-53).
Chúng ta nghĩ sao đây khi mà sách Sáng Thế mô tả Thiên Chúa sáng tạo con người trong cảnh bình an, nhưng con người muốn tự quyết định vận mệnh của mình ngược với thánh ý Thiên Chúa, con người trở nên bất an và các mối tương quan của con người cũng không còn diễn ra trong trật tự và hòa hợp nữa (x. St 3,1-24). Tuy nhiên, Thiên Chúa hằng yêu thương con người và đã thiết lập giao ước bình an với con người : "Ta sẽ lập với chúng một giao ước bình an; đó sẽ là giao ước vĩnh cửu đối với chúng, Ta sẽ định cư chúng, cho chúng sinh sôi nảy nở ra nhiều và đặt thánh điện của Ta ở giữa chúng cho đến muôn đời" (Ed 37,26).
Chúa Giêsu được Isaia loan báo là Thái Tử Hòa Bình, và ngày sinh nhật của Người được các thiên thiên chào đón với những lời ca tiếng hát : "Bình an dưới thế cho người thiện tâm", (Lc 2, 14) và khi đi rao giảng, Người cũng đã từng công bố : "Phúc cho những ai xây dựng hoà bình" (Mt 5, 9). Cũng chính Chúa Giêsu, khi bị bắt, đã truyền cho Phêrô "Hãy xỏ gươm vào bao! " (Mt 26, 52). Nay lại tuyên tuyên bố một câu thật sốc : "Thầy đến để đem sự chia rẽ" (Lc 12, 51). Chúng ta giải thích sự mâu thuẫn này như thế nào?
Trước hết, chúng ta cần phải phân biệt xem đâu là sự bình an và hiệp nhất mà Chúa Giêsu mang đến, và đâu là sự bình an và sự hiệp nhất Người muốn tẩy chay. Người đến ban bình an và hiệp nhất cho người lành, điều dẫn tới sự sống đời đời, và Người đã đến tẩy chay sự bình an và hiệp nhất giả trá, ru ngủ lương tâm và dẫn tới sự đồi bại.
Không phải Chúa Giêsu có ý đến để đem sự chia rẽ và chiến tranh, nhưng điều Người mang đến, không thể tránh được sự chia rẽ và sự chống đối, bởi vì Người đặt dân chúng trước một sự lựa chọn khi đối mặt với sự cần thiết phải chọn lựa.
Chính Chúa Giêsu đã phân biệt hai kiểu bình an khi nói với các môn đệ mình rằng : "Thầy để lại bình an cho các con; Thầy ban bình an của Thầy cho các con; Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng" (Ga 14, 27). Bình An Giêsu, Đấng đã chịu khổ nạn, chết và phục sinh, đem lại cho nhân loại. Bình an này đồng nghĩa với ơn cứu độ. Bình an của Chúa Giêsu là bình an bên trong, bình an nội tâm, bình an mà không mãnh lực nào có thể cướp mất được, cho dù là sự chết. Thánh Phaolô quả quyết: "Bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu" (Pl 4,7).
Chúa Giêsu nói rằng sự "chia rẽ' này cũng có thể xảy ra trong gia đình: giữa cha và con trai, mẹ và con gái, anh em và chị em, nàng dâu và mẹ chồng. Và vô phúc thay, chúng ta biết điều này thỉnh thoảng gây đau đớn thật sự. Người nào đã gặp được Chúa và muốn nghiêm chỉnh theo Chúa, thường thấy mình ở trong tình huống khó khăn phải lựa chọn: Hoặc làm cho những người nhà được hạnh phúc, lơ là Thiên Chúa và việc thực hành đạo đức, hoặc là theo những cái xấu và đặt mình xung đột với người nhà mình, những kẻ mang lại rắc rối cho mình vì lòng sốt sắng và sánh danh Thiên Chúa.
Nhưng sự chống đối thâm nhập còn sâu hơn, trong chính con người, và trở thành một trận chiến giữa xác thịt và tinh thần, giữa tiếng mời gọi đi tới ích kỷ, sự hưởng thụ quá đáng, và tiếng gọi lương tâm. Sự chia rẽ và xung đột bắt đầu bên trong chúng ta. Thánh Phaolô đã minh họa điều này cách rất kỳ lạ: "Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính xác thịt; đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn" (Gal 5,17).
Thánh Công Đồng Vaticanô II dạy: " Bản chất của hòa bình không hẳn là vắng bóng chiến tranh, cũng không chỉ được giản lược vào sự quân bình hóa giữa các lực lượng đối phương, cũng không phát xuất do một nền cai trị độc tài, nhưng theo đúng định nghĩa thì hòa bình là "công trình của công bằng" (Is 32,7). Hòa bình là kết quả của một trật tự đã được chính Thiên Chúa, Ðấng Sáng Lập, ghi khắc vào xã hội loài người và phải nhờ những người luôn luôn khao khát một nền công bằng hoàn hảo hơn thể hiện ra trong hành động.
Lạy Thái Tử bình an, xin cho thế giới được hòa bình. Nữ Vương Bình An cầu cho chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa nhật XX năm - C
(Lc 12,49-57)
Lửa của Chúa Giêsu
Câu đầu tiên trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói : "Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian và Thầy những mong biết bao cho lửa ấy cháy lên" (Lc 12). Gioan Tẩy giả đã giới thiệu Chúa Giêsu như "Ðấng sẽ đến để thanh tẩy trong Thánh Thần và trong lửa". Hơn nữa, Người còn nói: "Lưỡi rìu đã sẵn gốc cây: cây nào không sinh quả lành sẽ bị chặt và quăng vào lửa" (Mt 3,10).
"Lửa" mà Chúa Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay là "Lửa Thánh Thần", lửa của tình yêu và lòng mến. Chúa Giêsu đến để cho những ai tin Người được đầy tràn Thần Khí Chúa. Người hằng mong lửa Thánh Thần sẽ xuống trên các môn đệ, vì đó là mục đích cuộc giáng sinh cứu thế của Người.
Bình an của Chúa Giêsu
Đoạn Tin Mừng hôm nay chứa đựng một số lời được cho nghịch lý nhất chưa bao giờ được Chúa Giêsu nói với các môn đệ : "Các con tưởng Thầy đến để đem sự bình an xuống thế gian ư? Thầy bảo các con: không phải thế, nhưng Thầy đến để đem sự chia rẽ. Vì từ nay năm người trong một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba người chống lại hai, và hai người chống lại ba : cha chống đối con trai, và con trai chống đối cha; mẹ chống đối con gái, con gái chống đối mẹ; mẹ chồng chống đối nàng dâu, nàng dâu chống đối mẹ chồng " (Lc 12, 51-53).
Chúng ta nghĩ sao đây khi mà sách Sáng Thế mô tả Thiên Chúa sáng tạo con người trong cảnh bình an, nhưng con người muốn tự quyết định vận mệnh của mình ngược với thánh ý Thiên Chúa, con người trở nên bất an và các mối tương quan của con người cũng không còn diễn ra trong trật tự và hòa hợp nữa (x. St 3,1-24). Tuy nhiên, Thiên Chúa hằng yêu thương con người và đã thiết lập giao ước bình an với con người : "Ta sẽ lập với chúng một giao ước bình an; đó sẽ là giao ước vĩnh cửu đối với chúng, Ta sẽ định cư chúng, cho chúng sinh sôi nảy nở ra nhiều và đặt thánh điện của Ta ở giữa chúng cho đến muôn đời" (Ed 37,26).
Chúa Giêsu được Isaia loan báo là Thái Tử Hòa Bình, và ngày sinh nhật của Người được các thiên thiên chào đón với những lời ca tiếng hát : "Bình an dưới thế cho người thiện tâm", (Lc 2, 14) và khi đi rao giảng, Người cũng đã từng công bố : "Phúc cho những ai xây dựng hoà bình" (Mt 5, 9). Cũng chính Chúa Giêsu, khi bị bắt, đã truyền cho Phêrô "Hãy xỏ gươm vào bao! " (Mt 26, 52). Nay lại tuyên tuyên bố một câu thật sốc : "Thầy đến để đem sự chia rẽ" (Lc 12, 51). Chúng ta giải thích sự mâu thuẫn này như thế nào?
Trước hết, chúng ta cần phải phân biệt xem đâu là sự bình an và hiệp nhất mà Chúa Giêsu mang đến, và đâu là sự bình an và sự hiệp nhất Người muốn tẩy chay. Người đến ban bình an và hiệp nhất cho người lành, điều dẫn tới sự sống đời đời, và Người đã đến tẩy chay sự bình an và hiệp nhất giả trá, ru ngủ lương tâm và dẫn tới sự đồi bại.
Không phải Chúa Giêsu có ý đến để đem sự chia rẽ và chiến tranh, nhưng điều Người mang đến, không thể tránh được sự chia rẽ và sự chống đối, bởi vì Người đặt dân chúng trước một sự lựa chọn khi đối mặt với sự cần thiết phải chọn lựa.
Chính Chúa Giêsu đã phân biệt hai kiểu bình an khi nói với các môn đệ mình rằng : "Thầy để lại bình an cho các con; Thầy ban bình an của Thầy cho các con; Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng" (Ga 14, 27). Bình An Giêsu, Đấng đã chịu khổ nạn, chết và phục sinh, đem lại cho nhân loại. Bình an này đồng nghĩa với ơn cứu độ. Bình an của Chúa Giêsu là bình an bên trong, bình an nội tâm, bình an mà không mãnh lực nào có thể cướp mất được, cho dù là sự chết. Thánh Phaolô quả quyết: "Bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu" (Pl 4,7).
Chúa Giêsu nói rằng sự "chia rẽ' này cũng có thể xảy ra trong gia đình: giữa cha và con trai, mẹ và con gái, anh em và chị em, nàng dâu và mẹ chồng. Và vô phúc thay, chúng ta biết điều này thỉnh thoảng gây đau đớn thật sự. Người nào đã gặp được Chúa và muốn nghiêm chỉnh theo Chúa, thường thấy mình ở trong tình huống khó khăn phải lựa chọn: Hoặc làm cho những người nhà được hạnh phúc, lơ là Thiên Chúa và việc thực hành đạo đức, hoặc là theo những cái xấu và đặt mình xung đột với người nhà mình, những kẻ mang lại rắc rối cho mình vì lòng sốt sắng và sánh danh Thiên Chúa.
Nhưng sự chống đối thâm nhập còn sâu hơn, trong chính con người, và trở thành một trận chiến giữa xác thịt và tinh thần, giữa tiếng mời gọi đi tới ích kỷ, sự hưởng thụ quá đáng, và tiếng gọi lương tâm. Sự chia rẽ và xung đột bắt đầu bên trong chúng ta. Thánh Phaolô đã minh họa điều này cách rất kỳ lạ: "Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính xác thịt; đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn" (Gal 5,17).
Thánh Công Đồng Vaticanô II dạy: " Bản chất của hòa bình không hẳn là vắng bóng chiến tranh, cũng không chỉ được giản lược vào sự quân bình hóa giữa các lực lượng đối phương, cũng không phát xuất do một nền cai trị độc tài, nhưng theo đúng định nghĩa thì hòa bình là "công trình của công bằng" (Is 32,7). Hòa bình là kết quả của một trật tự đã được chính Thiên Chúa, Ðấng Sáng Lập, ghi khắc vào xã hội loài người và phải nhờ những người luôn luôn khao khát một nền công bằng hoàn hảo hơn thể hiện ra trong hành động.
Lạy Thái Tử bình an, xin cho thế giới được hòa bình. Nữ Vương Bình An cầu cho chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét