Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
SỐNG KHIÊM NHƯỜNG
CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM C
Thời Chúa Giêsu, dù trong Dothái giáo hay ngoài xã hội, người Dothái chia thành nhiều nhóm. Người ta có thể kể đến vài nhóm nổi trội như:
- Nhóm Sađucêô: Phần lớn là các tư tế ở Giêrusalem và một số kỳ mục. Đây là nhóm bảo thủ. Họ trọng nền tảng luật lệ và lề thói của cả đời sống và đức tin. Họ luôn muốn giữ nghiêm những gì mà họ cho là truyền thống.
- Nhóm Pharisêu (Biệt phái): Gồm tiến sĩ, luật sĩ chuyên giải thích lề luật, và một ít tư tế vùng quê cũng như các thầy Lêvi. Theo sau họ là nhiều tín hữu đạo đức. Họ chuyên cần suy niệm Kinh Thánh và tuân giữ tỉ mỉ mọi luật lệ.
- Nhóm Essênô: Được tổ chức chặt chẽ, có tôn ti trật tự. Họ sống nghèo khó, độc thân, và vâng phục hàng lãnh đạo.
- Nhóm Samari: Gồm người gốc Dothái ở Samari. Họ bị pha trộn nhiều với dân ngoại, kể cả về mặt tôn giáo.
- Nhóm Hêrôđê: Không phải là nhóm tôn giáo, gồm những người thân đế quốc Lamã. Họ ủng hộ vua Hêrôđê. Dù là đối thủ của nhau, Tin Mừng từng cho biết, Nhóm Pharisêu liên kết với họ chống Chúa Giêsu. (Mt22,16; Mc 3, 6).
Trong các nhóm trên, Pharisêu rất được kính trọng. Không chỉ dân chúng xem họ là thành phần đạo đức, là chuẩn mực về đời sống đức tin, mà còn tự bản thân, họ hãnh diện họ là thầy dạy của dân, là kẻ nắm giữ và giải thích lề luật. Họ tách biệt khỏi đám đông dân chúng.
Hôm nay, Tin Mừng cho biết, Chúa Giêsu được một người, không chỉ thuộc nhóm Phariêu, mà còn là thủ lãnh Pharisêu mời dự tiệc. Vì là thủ lãnh, chắc chắn người mời Chúa phải là người có thế lực rất lớn?
Có phải vì chủ nhà là thủ lãnh, nên số đông khách mời là người Pharisêu? Phải chăng họ vốn là kẻ tự cao, kẻ được trọng vọng trước mặt dân chúng, nên họ dễ dàng tự đặt mình vào ghế danh dự? Đàng khác, phải chăng, vì chủ nhà là thủ lãnh, khách cũng muốn ở gần ông, muốn "dựa hơi" ông, muốn cho mọi người xung quanh "lóe mắt" khi có được một vị trí nào đó trong nhà ông chủ?
Không chỉ là chỗ ngồi trong một bữa tiệc. Thực tế, vì "cái ghế quyền lực" nào đó, người ta không ngại đấu đá nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, hại nhau bằng mọi thủ đoạn, từ hạ bệ, bỏ tù đến sát hại nhau...
"Ghế" tưởng như chỉ tượng trưng chức vụ, chức năng, trách nhiệm. Thực tế, nó là một thứ tập trung quyền lực, hay tập trung một số quyền lực nào đó.
Càng làm chánh trị, người ta càng tham quyền. Họ mơ được thăng quan là chuyện cơm bữa. Họ tỏ ra mềm mỏng, bợ đỡ cấp trên, chỉ vì "chiếc ghế" hơn là phục vụ đối tượng mà lẽ ra quyền hạn của họ phải phục vụ. Vì "ghế", biết bao nhiêu thứ chiến tranh, thứ tù tội, chết chóc oan nghiệt đã xảy ra...
Không biết có ảnh hưởng kiểu tinh thần biệt phái này không mà thánh Giacôbê và thánh Gioan tông đồ cũng thích ngồi bên hữu, bên tả Chúa; mười tông đồ còn lại cũng không vừa, họ bất bình với hai ông; còn tổng trấn Philatô cho đóng đinh Chúa chỉ vì sợ mất ghế, dù biết rõ Chúa vô tội...
Sách Huấn ca cho ta lời dạy thiết thực: "Càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa. Vì quyền năng Đức Chúa thì lớn lao: Ngài được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhường. Kẻ kiêu ngạo thì vô phương cứu chữa, vì sự xấu xa đã ăn sâu mọc rễ trong nó" (Hc 3,18.20.28).
Còn những câu "chốt" trong Tin Mừng: "Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" và "Ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại", cho thấy Chúa Giêsu không chỉ nhắm sửa đổi một lề thói xã hội, nhưng nhắm tới hiện thực Nước Trời.
Nước Trời là của những ai có lòng khiêm hạ. Càng khiêm hạ, con người sẽ càng được được nâng cao. Khiêm tốn là khôn ngoan vì chọn lối đường của Thiên Chúa, trở nên giống Thiên Chúa.
Chính Chúa Giêsu đã không ngần ngại rửa chân cho môn đệ. Ngài chấp nhận bị phản bội, chấp nhận nộp mình cho kẻ sát hại mình, chấp nhận chết giữa những tử tội như chính mình cũng là tử tội. Ngài sẵn sàng ban ơn tha thứ cho kẻ giết chết mình, cho kẻ thù nghịch và tội lỗi...
Qua tấm gương về sự hạ mình của Chúa, ta càng xác tín: Chúa Giêsu dù là Thiên Chúa, đã không đòi ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng chấp nhận huỷ mình, mang phận tôi đòi, hèn hạ để sống trọn kiếp người như chúng ta là người.
Nơi sự hiến mình của Chúa mạc khải về một nghịch lý vô cùng lớn: Loài người là loài hèn hạ, tội lỗi, lại muốn nâng mình lên bằng cách chà đạp người khác, thì Thiên Chúa, Đấng cao cả vô song, Đấng là nguồn cội mọi loài, lại hạ mình xuống trong thân phận thụ tạo để cứu rỗi loài thụ tạo hay phản bội ấy.
Chúng ta thực tập để sống khiêm nhường theo gương Chúa Giêsu. Chẳng hạn: Đừng để ý nhiều tới điều người khác nói về mình dù tốt hay không. Đừng tìm cách gây ấn tượng nơi người khác, nhưng hãy cứ là mình: cố gắng làm việc hết sức, suy nghĩ thấu đáo, luôn để tâm vào hoàn cảnh mà mình đang hiện diện.
Đừng bao giờ so sánh mình với người khác để rồi buồn bực vì thua kém. Hãy nhớ, Chúa ban cho mỗi người khả năng khác nhau. Thay vì cạnh tranh, hãy cố gắng hoàn thiện mình mỗi ngày một hơn. Cố gắng cộng tác với ơn Chúa để sống một đời sống công chính, lành thánh và nêu gương sáng...
Mỗi khi làm được gì nổi nang, lớn lao, chiếm tình cảm người xung quanh, hãy tự nhắc bản thân tạ ơn Chúa, và dâng lên Chúa cả con người mình. Hãy chú ý đến điều mình cần học hơn là những gì mình đã làm được.
Đừng quá lo ngại đến lỗi lầm của mình nhưng hãy nhanh chóng rút ra bài học để ngăn ngừa sự tái phạm và hết lòng ăn năn, xin Chúa tha và lo xưng tội.
CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM C
Thời Chúa Giêsu, dù trong Dothái giáo hay ngoài xã hội, người Dothái chia thành nhiều nhóm. Người ta có thể kể đến vài nhóm nổi trội như:
- Nhóm Sađucêô: Phần lớn là các tư tế ở Giêrusalem và một số kỳ mục. Đây là nhóm bảo thủ. Họ trọng nền tảng luật lệ và lề thói của cả đời sống và đức tin. Họ luôn muốn giữ nghiêm những gì mà họ cho là truyền thống.
- Nhóm Pharisêu (Biệt phái): Gồm tiến sĩ, luật sĩ chuyên giải thích lề luật, và một ít tư tế vùng quê cũng như các thầy Lêvi. Theo sau họ là nhiều tín hữu đạo đức. Họ chuyên cần suy niệm Kinh Thánh và tuân giữ tỉ mỉ mọi luật lệ.
- Nhóm Essênô: Được tổ chức chặt chẽ, có tôn ti trật tự. Họ sống nghèo khó, độc thân, và vâng phục hàng lãnh đạo.
- Nhóm Samari: Gồm người gốc Dothái ở Samari. Họ bị pha trộn nhiều với dân ngoại, kể cả về mặt tôn giáo.
- Nhóm Hêrôđê: Không phải là nhóm tôn giáo, gồm những người thân đế quốc Lamã. Họ ủng hộ vua Hêrôđê. Dù là đối thủ của nhau, Tin Mừng từng cho biết, Nhóm Pharisêu liên kết với họ chống Chúa Giêsu. (Mt22,16; Mc 3, 6).
Trong các nhóm trên, Pharisêu rất được kính trọng. Không chỉ dân chúng xem họ là thành phần đạo đức, là chuẩn mực về đời sống đức tin, mà còn tự bản thân, họ hãnh diện họ là thầy dạy của dân, là kẻ nắm giữ và giải thích lề luật. Họ tách biệt khỏi đám đông dân chúng.
Hôm nay, Tin Mừng cho biết, Chúa Giêsu được một người, không chỉ thuộc nhóm Phariêu, mà còn là thủ lãnh Pharisêu mời dự tiệc. Vì là thủ lãnh, chắc chắn người mời Chúa phải là người có thế lực rất lớn?
Có phải vì chủ nhà là thủ lãnh, nên số đông khách mời là người Pharisêu? Phải chăng họ vốn là kẻ tự cao, kẻ được trọng vọng trước mặt dân chúng, nên họ dễ dàng tự đặt mình vào ghế danh dự? Đàng khác, phải chăng, vì chủ nhà là thủ lãnh, khách cũng muốn ở gần ông, muốn "dựa hơi" ông, muốn cho mọi người xung quanh "lóe mắt" khi có được một vị trí nào đó trong nhà ông chủ?
Không chỉ là chỗ ngồi trong một bữa tiệc. Thực tế, vì "cái ghế quyền lực" nào đó, người ta không ngại đấu đá nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, hại nhau bằng mọi thủ đoạn, từ hạ bệ, bỏ tù đến sát hại nhau...
"Ghế" tưởng như chỉ tượng trưng chức vụ, chức năng, trách nhiệm. Thực tế, nó là một thứ tập trung quyền lực, hay tập trung một số quyền lực nào đó.
Càng làm chánh trị, người ta càng tham quyền. Họ mơ được thăng quan là chuyện cơm bữa. Họ tỏ ra mềm mỏng, bợ đỡ cấp trên, chỉ vì "chiếc ghế" hơn là phục vụ đối tượng mà lẽ ra quyền hạn của họ phải phục vụ. Vì "ghế", biết bao nhiêu thứ chiến tranh, thứ tù tội, chết chóc oan nghiệt đã xảy ra...
Không biết có ảnh hưởng kiểu tinh thần biệt phái này không mà thánh Giacôbê và thánh Gioan tông đồ cũng thích ngồi bên hữu, bên tả Chúa; mười tông đồ còn lại cũng không vừa, họ bất bình với hai ông; còn tổng trấn Philatô cho đóng đinh Chúa chỉ vì sợ mất ghế, dù biết rõ Chúa vô tội...
Sách Huấn ca cho ta lời dạy thiết thực: "Càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa. Vì quyền năng Đức Chúa thì lớn lao: Ngài được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhường. Kẻ kiêu ngạo thì vô phương cứu chữa, vì sự xấu xa đã ăn sâu mọc rễ trong nó" (Hc 3,18.20.28).
Còn những câu "chốt" trong Tin Mừng: "Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" và "Ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại", cho thấy Chúa Giêsu không chỉ nhắm sửa đổi một lề thói xã hội, nhưng nhắm tới hiện thực Nước Trời.
Nước Trời là của những ai có lòng khiêm hạ. Càng khiêm hạ, con người sẽ càng được được nâng cao. Khiêm tốn là khôn ngoan vì chọn lối đường của Thiên Chúa, trở nên giống Thiên Chúa.
Chính Chúa Giêsu đã không ngần ngại rửa chân cho môn đệ. Ngài chấp nhận bị phản bội, chấp nhận nộp mình cho kẻ sát hại mình, chấp nhận chết giữa những tử tội như chính mình cũng là tử tội. Ngài sẵn sàng ban ơn tha thứ cho kẻ giết chết mình, cho kẻ thù nghịch và tội lỗi...
Qua tấm gương về sự hạ mình của Chúa, ta càng xác tín: Chúa Giêsu dù là Thiên Chúa, đã không đòi ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng chấp nhận huỷ mình, mang phận tôi đòi, hèn hạ để sống trọn kiếp người như chúng ta là người.
Nơi sự hiến mình của Chúa mạc khải về một nghịch lý vô cùng lớn: Loài người là loài hèn hạ, tội lỗi, lại muốn nâng mình lên bằng cách chà đạp người khác, thì Thiên Chúa, Đấng cao cả vô song, Đấng là nguồn cội mọi loài, lại hạ mình xuống trong thân phận thụ tạo để cứu rỗi loài thụ tạo hay phản bội ấy.
Chúng ta thực tập để sống khiêm nhường theo gương Chúa Giêsu. Chẳng hạn: Đừng để ý nhiều tới điều người khác nói về mình dù tốt hay không. Đừng tìm cách gây ấn tượng nơi người khác, nhưng hãy cứ là mình: cố gắng làm việc hết sức, suy nghĩ thấu đáo, luôn để tâm vào hoàn cảnh mà mình đang hiện diện.
Đừng bao giờ so sánh mình với người khác để rồi buồn bực vì thua kém. Hãy nhớ, Chúa ban cho mỗi người khả năng khác nhau. Thay vì cạnh tranh, hãy cố gắng hoàn thiện mình mỗi ngày một hơn. Cố gắng cộng tác với ơn Chúa để sống một đời sống công chính, lành thánh và nêu gương sáng...
Mỗi khi làm được gì nổi nang, lớn lao, chiếm tình cảm người xung quanh, hãy tự nhắc bản thân tạ ơn Chúa, và dâng lên Chúa cả con người mình. Hãy chú ý đến điều mình cần học hơn là những gì mình đã làm được.
Đừng quá lo ngại đến lỗi lầm của mình nhưng hãy nhanh chóng rút ra bài học để ngăn ngừa sự tái phạm và hết lòng ăn năn, xin Chúa tha và lo xưng tội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét