Narcissus, Peter Pan, Dostoïevski… bài học của giáo hoàng về cái đẹp
Thần thoại hoa thủy tiên của họa sĩ người Anh John William Waterhouse, năm 1903
cath.ch, 2022-09-30
“Nếu người trẻ không thay đổi thế giới, ai sẽ thay đổi?” Đó là thông điệp của Đức Phanxicô với các bạn trẻ tham gia vào ‘hiệp ước giáo dục toàn cầu’ mà ngài đưa ra năm 2019.
“Các con không thể cứ là “công chúa ngủ trong rừng’: các con được kêu gọi hành động, làm điều gì đó,” Đức Phanxicô nói với các bạn trẻ tham gia vào ‘Hiệp ước Giáo dục Toàn cầu’”. Thông điệp này của ngài được công bố ngày 30 tháng 9 năm 2022, nhắc nhiều đến các hình ảnh biểu tượng, từ Narcissus đến hiện tượng hikikomori ở nước Nhật, những người tự giam mình trong căn phòng đơn độc, không muốn tham gia vào đời sống xã hội.
Hiệp ước Giáo dục Toàn cầu là một trong những dự án giáo dục lớn của Đức Phanxicô phát động vào tháng 9 năm 2019. Các sinh viên trẻ và các nhà giáo từ 19 quốc gia về tham dự với Dòng Ursuline.
Trong thông điệp này Đức Phanxicô đã khích lệ: “Trong một thế giới ngột ngạt bởi quá nhiều chuyện xấu xí, các con hãy làm nổi bật vẻ đẹp của mình, vì nếu cái đẹp sẽ cứu thế giới (ngài trích dẫn câu nói nổi tiếng của Dostọevski trong tác phẩm Kẻ ngốc) thì chúng ta phải canh làm sao để thế giới cứu được cái đẹp”. Ngài cổ động cho một cái đẹp không theo mốt thế giới, cũng không thu mình vào vỏ ốc như chàng trai Narcissus, cũng không bó gọn với cái ác như Dorian Gray, người mà khi bùa chú bị phá vỡ đã thấy khuôn mặt của mình bị biến dạng”.
Ngài nói tiếp: “Mỹ thuật đích thực đi đôi với ‘cái tốt, cái thật và cái đẹp’. Nó không ngại làm bẩn, làm biến dạng để luôn trung thành với tình yêu do nó tạo ra”.
Cái đẹp có thể cứu được thế giới như thế nào?
Xuyên suốt thông điệp, ngài khuyên không nên tự cô lập mình trong phòng “như những Peter Pan không muốn mình lớn lên, hoặc như người trẻ hikikomori sợ đối diện với thế giới”. Những hikikomori đã trở thành một hiện tượng xã hội ở Nhật của những người tự tách mình ra khỏi mọi sinh hoạt xã hội.
Đức Phanxicô mời gọi những người trẻ trên toàn thế giới tham gia “hiệp ước thẩm mỹ toàn cầu”, ngài lập luận “không có giáo dục mà không có cái đẹp” và ngài thách thức: “Nếu những người trẻ không thay đổi thế giới, thì ai sẽ?”
Marta An Nguyễn dịch
http://phanxico.vn/2022/10/02/narcissus-peter-pan-dostoievski-bai-hoc-cua-giao-hoang-ve-cai-dep/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét