Sửa Lỗi
Lm Vũđình Tường
Con người bất toàn vì thế ai trong chúng ta cũng cần phải tự sửa mình, bởi ai cũng có lúc lầm lỗi. Lúc lầm nhiều, lúc lỗi ít. Khi lầm trầm trọng, khi lỗi nhỏ nhặt, qua loa, không mấy tai hại. Nhận biết mình lầm lỗi nhẹ, nhỏ, tự mình sửa sai mình, tự mình làm cho mình tốt hơn. Lỗi quan trọng hơn, liên quan đến anh em, làm mất lòng Chúa. Bởi liên quan đến anh em nên ta không tự sửa, mà cần nhờ đến anh em. Cần nhờ đến ơn Chúa. Đây chính là tinh thần chung sống trong cộng đoàn dân Chúa. Tự sửa mình để cho mình trở nên tốt hơn chính là tự ghép mình vào khuôn vàng, thước ngọc. Người không dám nhận lỗi thường rơi vào tình trạng kiêu hãnh, tự phụ.
Nhận biết mình sai trái không phải để than khóc, buồn nản, ưu tư, phiền muộn mà chính là nhận biết khả năng thực, tài thực của con người mình. Nhận biết tài của anh em khác không phải để ghen tị, mà chính là để quí mến, cảm phục. Nhận biết giới hạn khả năng mình là ơn đặc biệt. Biết rõ về mình để giúp mình trưởng thành, đồng thời sống trong tâm tình tạ ơn. Học hỏi, phát triển khả năng cho tốt hơn, tiến thân hơn. Không biết khả năng mình, nên dễ đi sai lạc, đi quá lố dẫn đến bất bình. Phê bình người này; chỉ trích người khác. Điều này gây bất bình, tai tiếng, ảnh hưởng đến gia đình, xóm làng, cộng đoàn. Cần sửa lỗi càng sớm càng tốt. Thành viên trong cộng đoàn giúp người đó tiến lên.
Sửa đổi không mang mục đích trách phạt, nhưng giúp mang lại bình an chung, công bằng, công ích chung. Sai lầm đến do phán đoán sai lầm hay nghe lầm thường dễ thay đổi. Chỉ cần lắng nghe và cẩn trọng hơn trong phán đoán sẽ tránh được lỗi lầm. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi người đó từ chối thay đổi, không nhận mình sai mà anh em sai. Đây là vấn đề khúc mắc, khó giải quyết bởi vấn đề phát sinh do định kiến. Cố chấp đi chung với định kiến nên rất khó sửa. Sự việc trở nên khó hơn khi định kiến đó có thêm anh em khác hỗ trợ. Nguyên nhân phát sinh phe phái. Định kiến chính là tâm tư đóng kín, từ chối lắng nghe ngay cả tiếng nói của Thánh Thần Chúa. Cá nhân đó thường ở trong tình trạng bất mãn, chống đối, sống trong cô đơn, buồn bực, đổ thừa cho thành viên này, chê trách thành viên khác.
Đóng cửa bảo nhau là hình thức tốt đẹp nhất. Điều này thực hiện dễ dàng nếu cả hai đều có tinh thần cởi mở, nhân nhượng và lắng nghe. Thiếu những điều này thực là gay go. Trong trường hợp này cần cầu nguyện thêm hơn để mọi người nhận ơn Chúa. Người giúp thay đổi thêm ơn kiên tâm, bền chí; người cần thay đổi ơn hiểu biết, nhận ra lỗi lầm mình. Bất mãn thường rơi vào trường hợp, đối thoại thì có mà lắng nghe thì không, vì thế con đường hoà giải phức tạp hơn nhiều. Một khi đã cố gắng hết sức mà bên kia vẫn nhất định không thay đổi thì con đường hoà giải đi vào đường cụt. Lúc đó giải pháp duy nhất là để tùy cá nhân đó tự chọn lựa đường đi cho chính họ. Con đường đó hẳn là con đường Chúa mốn người đó đi.
Thay đổi giúp ta trở nên chân thành với chính ta và chân thành với giáo huấn của Đức Kitô. Thay đổi thực sự bắt đầu bằng lòng hảo tâm. Biết bỏ đi và biết nhận lãnh. Bỏ đi những gì trái giáo huấn của Đức Kitô và nhận lại ơn Chúa để được trở nên tốt hơn, gần Chúa hơn. Thay đổi đây không liên quan đến kết án, hay tha thứ, nhân nhượng. thay đổi cũng không nhằm mục đích bên này thắng, bên kia thua. Mục địch của thay đổi chính là tái tạo hoà khí, hàn gắn rạn nứt, nối lại tình thân, tái tạo bầu khí bình an chung cho mọi người. Tất cả những điều này thực hiện trong tinh thần bác ái, vị tha, thành tâm và tự do chọn lựa, quyết định của mọi thành viên trong cộng đoàn.
TiengChuong.org
Nhận biết mình sai trái không phải để than khóc, buồn nản, ưu tư, phiền muộn mà chính là nhận biết khả năng thực, tài thực của con người mình. Nhận biết tài của anh em khác không phải để ghen tị, mà chính là để quí mến, cảm phục. Nhận biết giới hạn khả năng mình là ơn đặc biệt. Biết rõ về mình để giúp mình trưởng thành, đồng thời sống trong tâm tình tạ ơn. Học hỏi, phát triển khả năng cho tốt hơn, tiến thân hơn. Không biết khả năng mình, nên dễ đi sai lạc, đi quá lố dẫn đến bất bình. Phê bình người này; chỉ trích người khác. Điều này gây bất bình, tai tiếng, ảnh hưởng đến gia đình, xóm làng, cộng đoàn. Cần sửa lỗi càng sớm càng tốt. Thành viên trong cộng đoàn giúp người đó tiến lên.
Sửa đổi không mang mục đích trách phạt, nhưng giúp mang lại bình an chung, công bằng, công ích chung. Sai lầm đến do phán đoán sai lầm hay nghe lầm thường dễ thay đổi. Chỉ cần lắng nghe và cẩn trọng hơn trong phán đoán sẽ tránh được lỗi lầm. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi người đó từ chối thay đổi, không nhận mình sai mà anh em sai. Đây là vấn đề khúc mắc, khó giải quyết bởi vấn đề phát sinh do định kiến. Cố chấp đi chung với định kiến nên rất khó sửa. Sự việc trở nên khó hơn khi định kiến đó có thêm anh em khác hỗ trợ. Nguyên nhân phát sinh phe phái. Định kiến chính là tâm tư đóng kín, từ chối lắng nghe ngay cả tiếng nói của Thánh Thần Chúa. Cá nhân đó thường ở trong tình trạng bất mãn, chống đối, sống trong cô đơn, buồn bực, đổ thừa cho thành viên này, chê trách thành viên khác.
Đóng cửa bảo nhau là hình thức tốt đẹp nhất. Điều này thực hiện dễ dàng nếu cả hai đều có tinh thần cởi mở, nhân nhượng và lắng nghe. Thiếu những điều này thực là gay go. Trong trường hợp này cần cầu nguyện thêm hơn để mọi người nhận ơn Chúa. Người giúp thay đổi thêm ơn kiên tâm, bền chí; người cần thay đổi ơn hiểu biết, nhận ra lỗi lầm mình. Bất mãn thường rơi vào trường hợp, đối thoại thì có mà lắng nghe thì không, vì thế con đường hoà giải phức tạp hơn nhiều. Một khi đã cố gắng hết sức mà bên kia vẫn nhất định không thay đổi thì con đường hoà giải đi vào đường cụt. Lúc đó giải pháp duy nhất là để tùy cá nhân đó tự chọn lựa đường đi cho chính họ. Con đường đó hẳn là con đường Chúa mốn người đó đi.
Thay đổi giúp ta trở nên chân thành với chính ta và chân thành với giáo huấn của Đức Kitô. Thay đổi thực sự bắt đầu bằng lòng hảo tâm. Biết bỏ đi và biết nhận lãnh. Bỏ đi những gì trái giáo huấn của Đức Kitô và nhận lại ơn Chúa để được trở nên tốt hơn, gần Chúa hơn. Thay đổi đây không liên quan đến kết án, hay tha thứ, nhân nhượng. thay đổi cũng không nhằm mục đích bên này thắng, bên kia thua. Mục địch của thay đổi chính là tái tạo hoà khí, hàn gắn rạn nứt, nối lại tình thân, tái tạo bầu khí bình an chung cho mọi người. Tất cả những điều này thực hiện trong tinh thần bác ái, vị tha, thành tâm và tự do chọn lựa, quyết định của mọi thành viên trong cộng đoàn.
TiengChuong.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét