Hình Bóng Yêu Thương
Lm Vũđình Tường
Yêu thương là điều ai cũng cần bởi nó là nguồn sống. Nó đóng vai trò quan trọng trong tương quan xã hội, và làm giầu đời sống tâm linh. Khi con người lắng nghe tiếng nói của con tim, tình yêu đó bộc lộ cách tự nhiên, chân thành, vị tha. Khi tình yêu nghe theo hướng dẫn của khối óc; tình yêu đó ảnh hưởng bởi lí luận, và thường có điều kiện kèm theo. Yêu ích kỉ xảy ra khi người đó đặt ước ao mong muốn của mình lên trên nhu cầu sống của người khác. Yêu cách đó chính là mong thoả mãn dục vọng cá nhân. Tình yêu đó ảnh hưởng bởi tình yêu trần tục thúc đẩy. Yêu vị tha luôn coi trọng, đặt nhu cầu sự sống của anh em lên trên ước ao, mong muốn của cá nhân. Tình yêu đó đến từ Thiên Chúa.
Xã hội Do thái xưa gặp phải vấn đề làm thế nào thoả mãn luật yêu thương. Họ có quá nhiều điều luật, (613 luật). Áp dụng những luật này vào cuộc sống gặp nhiều khó khăn, trắc trở, bởi í kiến khác nhau về luật. Luật gia có người giải thích luật rất khắt khe, lại có người giải thích cách rộng rãi, khởi nởi hơn. Bên cạnh đó còn có truyền thống, phong tục, tập quán nơi họ đang sống. Vì thế cùng một luật mà luật gia này giải thích thế này; luật gia khác giải thích thế nọ.
Người ta hỏi Đức Kitô luật nào quan trọng hơn cả. Đức Kitô đáp khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đặt vào con tim người đó tình yêu của Ngài. Do tội lỗi cảm hoá, con tim yêu thương biến thành con tim chai đá. Đây là nguyên nhân của mọi tranh tụng, kiện cáo, bì chảnh. Đức Kitô tóm tắt luật lệ trong hai điều răn: Mến Chúa và yêu tha nhân như chính mình. Giáo huấn này kêu gọi Kitô hữu đặt Thiên Chúa làm trọng tâm trong cuộc sống. Khi tình yêu Chúa hướng dẫn, mọi quan hệ con người hạnh thông. Con tim sống trong bình an, hạnh phúc. Đây là giới răn thứ nhất. Giới răn này kêu gọi yêu Chúa với tất cả con tim, cả tấm lòng, cả tâm hồn, cả trí khôn. Yêu với cả tấm lòng trở thành sức mạnh, nối kết tâm trí; biến toàn thể con người sống trong tình yêu Chúa. Đó là tình yêu chân thật, bởi nó được tình yêu Chúa thánh hiến. Khi bạn đứng dưới ánh nắng, bạn nhìn thấy hình bóng mình. Khi bạn yêu tha nhân gần kề như chính hình bóng mình, tình yêu đó không còn là tình yêu đơn thuần của mình nữa, mà nó là hình bóng tình yêu Chúa trong bạn hướng dẫn, giúp bạn yêu tha nhân. Lúc đó bạn mới thực sự yêu tha nhân như chính mình, bởi tình yêu đó phát nguồn từ tình yêu Chúa, bộc phát ra từ tim bạn.
Có hai loại tình yêu trong tim. Một là tình yêu Chúa và hai là tình yêu của chính bạn. Khi tình yêu Chúa hướng dẫn tình yêu con người, tình yêu đó được thanh tẩy, thánh hoá thành tình yêu thánh thiện. Chỉ có tình yêu đó mới làm cho con tim bạn thoả mãn khát khao. Mọi thứ tình yêu khác đều làm cho con tim ước ao, thèm muốn thêm, bởi con tim đó chưa thoả mãn. Nó luôn mong mỏi có thêm mãi, và sẽ không bao giờ được thoả mãn. Con tim bạn được tạo nên để sống trong tình yêu Chúa; và chỉ có tình yêu Chúa mới làm cho con tim thoả mãn, thảnh thơi, bởi nó được no thoả ơn lành Chúa ban. Khi tình yêu Chúa tràn ngập tim bạn; bạn sống yên vui, thảnh thơi, hạnh phúc và vui vẻ đón nhận anh chị em khác. Khi con tim ôm ấp vật chất trần thế, con tim đó vắng bóng tình yêu Chúa. Chia sẻ của cải, vật chất cho tha nhân. Nếu bạn làm vì lòng yêu mến Chúa, bạn làm cho Danh Chúa cả sáng hơn. Nếu bạn làm vì lí do khác, bạn làm vinh danh cho chính bạn. Xã hội ca tụng ban, vinh danh bạn.
Chúng ta xin Chúa giúp ta yêu người như Chúa dậy chúng ta.
TiengChuong.org
Xã hội Do thái xưa gặp phải vấn đề làm thế nào thoả mãn luật yêu thương. Họ có quá nhiều điều luật, (613 luật). Áp dụng những luật này vào cuộc sống gặp nhiều khó khăn, trắc trở, bởi í kiến khác nhau về luật. Luật gia có người giải thích luật rất khắt khe, lại có người giải thích cách rộng rãi, khởi nởi hơn. Bên cạnh đó còn có truyền thống, phong tục, tập quán nơi họ đang sống. Vì thế cùng một luật mà luật gia này giải thích thế này; luật gia khác giải thích thế nọ.
Người ta hỏi Đức Kitô luật nào quan trọng hơn cả. Đức Kitô đáp khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đặt vào con tim người đó tình yêu của Ngài. Do tội lỗi cảm hoá, con tim yêu thương biến thành con tim chai đá. Đây là nguyên nhân của mọi tranh tụng, kiện cáo, bì chảnh. Đức Kitô tóm tắt luật lệ trong hai điều răn: Mến Chúa và yêu tha nhân như chính mình. Giáo huấn này kêu gọi Kitô hữu đặt Thiên Chúa làm trọng tâm trong cuộc sống. Khi tình yêu Chúa hướng dẫn, mọi quan hệ con người hạnh thông. Con tim sống trong bình an, hạnh phúc. Đây là giới răn thứ nhất. Giới răn này kêu gọi yêu Chúa với tất cả con tim, cả tấm lòng, cả tâm hồn, cả trí khôn. Yêu với cả tấm lòng trở thành sức mạnh, nối kết tâm trí; biến toàn thể con người sống trong tình yêu Chúa. Đó là tình yêu chân thật, bởi nó được tình yêu Chúa thánh hiến. Khi bạn đứng dưới ánh nắng, bạn nhìn thấy hình bóng mình. Khi bạn yêu tha nhân gần kề như chính hình bóng mình, tình yêu đó không còn là tình yêu đơn thuần của mình nữa, mà nó là hình bóng tình yêu Chúa trong bạn hướng dẫn, giúp bạn yêu tha nhân. Lúc đó bạn mới thực sự yêu tha nhân như chính mình, bởi tình yêu đó phát nguồn từ tình yêu Chúa, bộc phát ra từ tim bạn.
Có hai loại tình yêu trong tim. Một là tình yêu Chúa và hai là tình yêu của chính bạn. Khi tình yêu Chúa hướng dẫn tình yêu con người, tình yêu đó được thanh tẩy, thánh hoá thành tình yêu thánh thiện. Chỉ có tình yêu đó mới làm cho con tim bạn thoả mãn khát khao. Mọi thứ tình yêu khác đều làm cho con tim ước ao, thèm muốn thêm, bởi con tim đó chưa thoả mãn. Nó luôn mong mỏi có thêm mãi, và sẽ không bao giờ được thoả mãn. Con tim bạn được tạo nên để sống trong tình yêu Chúa; và chỉ có tình yêu Chúa mới làm cho con tim thoả mãn, thảnh thơi, bởi nó được no thoả ơn lành Chúa ban. Khi tình yêu Chúa tràn ngập tim bạn; bạn sống yên vui, thảnh thơi, hạnh phúc và vui vẻ đón nhận anh chị em khác. Khi con tim ôm ấp vật chất trần thế, con tim đó vắng bóng tình yêu Chúa. Chia sẻ của cải, vật chất cho tha nhân. Nếu bạn làm vì lòng yêu mến Chúa, bạn làm cho Danh Chúa cả sáng hơn. Nếu bạn làm vì lí do khác, bạn làm vinh danh cho chính bạn. Xã hội ca tụng ban, vinh danh bạn.
Chúng ta xin Chúa giúp ta yêu người như Chúa dậy chúng ta.
TiengChuong.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét