Cẩm Nang Hỏi Đáp Triết Học – Sự Khởi Đầu Chủ Nghĩa Nhân Văn (Câu 174-176)
- Những diễn tiến của lịch sử đã giúp gì cho sự khởi đầu chủ nghĩa Nhân văn thời kỳ Phục Hưng?
Thời kỳ Phục Hưng thường được nhìn nhận là giai đoạn lịch sử từ năm 1450 đến 1600. Thời điểm này được liên kết với sự quá độ giữa thời Trung cổ và Hiện đại. Từ khởi đầu tại Ý đại lợi, thời Phục hưng được đánh dấu bởi một sự quan tâm mới về văn chương, thi ca và hội họa trong một bước chuyển của sự tập trung từ những mối quan tâm chủ yếu vào tôn giáo của đời sống thời Trung cổ đến thế giới thế tục, hữu hình. Thế giới phương Tây đã thay đổi, cùng với sự thay đổi của những giá trị này: cuộc cách mạng của Copernic đã tái định hướng cách triệt để vị trí của đời sống con người trong vũ trụ vật chất; những cuộc thăm dò chính yếu đối với cách mạng khoa học đã bắt đầu; những mầm mống cho những quốc gia dân tộc (nation states) được gieo vào tư tưởng và hành động chính trị; một giai đoạn vĩ đại của sự khám phá và du hành bởi những người Âu châu đi tới Á châu, Phi châu và Mỹ châu cho việc thám hiểm, khoa học và thịnh vượng bắt đầu. Tất cả những yếu tố này trong suốt thời Phục hưng đã thay đổi diễn tiến của Triết học.
- Marsilio Ficino đã đóng góp gì cho tinh thần của thời Phục hưng?
Marsilio Ficino (1433-1499) được thụ phong linh mục năm 1473. Từ trung tâm đời sống văn hóa ở Florence, ông đã nỗ lực để lôi kéo người ta đến với Đức Kitô qua chủ nghĩa Plato. Mặc dầu ông là người đầu tiên chuyển ngữ những cuộc đối thoại của Plato sang tiếng Latin, nhưng ông không phải là một người theo chủ nghĩa thuần túy; ông cũng trình bày những bản dịch về Plotinus (205-270) và các nhà Tân-Plato khác.
Ficino tin rằng, Plato đã có được những tư tưởng của mình từ một thầy pháp Ai cập trong truyền thuyết là Hermes Trismegistus, những tác phẩm của vị này cũng được ông chuyển ngữ. Ficino khẳng định về một hình thức của khôn ngoan vốn kết hợp giữa tôn giáo và triết học. Trong tác phẩm mang tựa đề Three Books on Life ông đưa ra ý tưởng về một linh hồn thế giới được nối kết với thân xác của thế giới nhờ những phương tiện huyền bí. Trong con người, một mối liên hệ tương tự nắm giữ trong mức độ “thân thể chòm sao” nối kết với thân xác và linh hồn. Cấu trúc song song về thế giới và con người là những gì tạo nên sự thúc đẩy về mặt thiêng liêng, cũng như đạt được tài sản trần thế, khả dĩ ngang qua việc thực hành pháp thuật.
Thế giới quan và những quan điểm về tinh thần của Ficino chống đối rõ ràng với những người theo chủ nghĩa Aristotle thuộc Kito giáo – cũng như hầu chắc mang tính dị giáo – đến mức độ mà chính sự lưu thông của chúng đã báo hiệu về những thay đổi quan trọng về mặt văn hóa, nếu không phải là sự cáo chung của tính chính thống.
- Nhờ vào điều gì mà Pico Mirandola được biết tới?
Giovanni Pico Della Mirandola (1463-1494) nổi tiếng nhất với tác phẩm “Oration on the Dignity of Man,” vốn là dẫn nhập vào 900 luận đề của ông, mà ông đã viết để tranh luận công khai ở Rome. Một ủy ban giáo hoàng đã kiểm duyệt 13 trong số những luận đề ấy, nhưng sau khi Pico gắng sức để biện minh cho chúng với cuốn Apology của mình, tất cả đều bị Giáo hoàng Innocent VIII (1432-1492) kết án.
Pico cố tìm sự trốn tránh ở Pháp, và sau khi bị giam ở đó, ông muốn quay về nhà ở Florence, nơi ông tiếp tục bài viết của mình. Ông có một sự hứng thú mạnh mẽ trong cùng một truyền thống kín được giới thiệu bởi Ficino, mặc dù ông lập luận chống lại phần của tư tưởng này trong cuốn Disputations against Astrology của mình.
Trong khi cuốn “Oration on the Dignity of Man” của Pico từng được báo trước như một ví dụ kinh điển của chủ nghĩa Nhân văn thời Phục Hưng, Pico tin rằng phẩm giá của con người được đặt vào vị trí thích hợp với anh ta trong vũ trụ. Sự tự do của con người, điều mà Pico rất nổi tiếng về tuyên bố, thì không phải là sự tự do cho hữu thể người sáng tạo lên chính mình hay lập biểu dồ cho những vận mệnh của riêng họ, nhưng hơn thế tự do trong truyền thống Kito giáo của hữu thể ó thể chọn lựa giữa điều tốt và điều xuaaus như được Kito giáo xác định.
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink Press, 2010), 77 f
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét