Nguyên Văn Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Querida Amazonia: Chương ba
CHƯƠNG BA: GIẤC MƠ SINH THÁI
41. Trong một thực tại văn hóa như khu vực Amazon, nơi có mối liên hệ hết sức chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, sự sinh tồn hàng ngày luôn có tính vũ trụ. Giải thoát người khác khỏi hình thức nô lệ của họ chắc chắn bao gồm việc chăm sóc môi trường và bảo vệ nó [46], nhưng, quan trọng hơn, còn là giúp trái tim con người cởi mở đối với niềm tín thác vào Thiên Chúa, Đấng không những chỉ tạo ra mọi sự đang hiện hữu, mà còn tự hiến cho chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô. Chúa, Đấng là người đầu tiên chăm sóc chúng ta, dạy chúng ta chăm sóc anh chị em chúng ta và môi trường mà Người ban cho chúng ta hàng ngày. Đây là hệ sinh thái đầu tiên mà chúng ta cần.
Trong khu vực Amazon, người ta hiểu rõ hơn lời lẽ của Đức Bênêđíctô XVI khi ngài nói rằng, “bên cạnh hệ sinh thái tự nhiên, hiện có điều có thể gọi là hệ sinh thái ‘nhân bản’, một hệ sinh thái, ngược lại, đòi phải có một hệ sinh thái ‘xã hội’. Tất cả điều này có nghĩa nhân loại... phải ngày càng ý thức được các mối liên kết giữa sinh thái tự nhiên, hay việc tôn trọng đối với thiên nhiên và sinh thái nhân bản” [47]. Điều nhấn mạnh cho rằng “mọi sự được nối kết qua lại với nhau” [48] đặc biệt đúng đối với một lãnh thổ như khu vực Amazon.
42. Nếu việc chăm sóc người ta và sự chăm sóc các hệ sinh thái là điều không thể tách biệt nhau, thì điều này trở nên đặc biệt quan trọng ở những nơi “rừng không phải là tài nguyên để khai thác; nó là một hữu thể, hoặc nhiều hữu thể khác nhau, mà chúng ta phải liên hệ với” [49]. Sự khôn ngoan của các dân tộc nguyên thủy trong khu vực Amazon đã “gợi hứng việc chăm sóc và tôn trọng đối với sáng thế, trong khi ý thức rõ các giới hạn của nó và ngăn cấm việc lạm dụng nó. Lạm dụng thiên nhiên là lạm dụng các tổ tiên, anh chị em của chúng ta, là lạm dụng sáng thế và Đấng Tạo hóa, và thế chấp tương lai” [50]. Khi các dân tộc bản địa “ở lại trên đất đai của họ, họ chăm sóc nó tốt nhất” [51], miễn là họ không để mình bị phỉnh lừa bởi các bài ca mỹ nhân ngư và những đề xuất tự phục vụ của các nhóm quyền lực. Tác hại đối với thiên nhiên ảnh hưởng đến các dân tộc đó một cách rất trực tiếp và có thể kiểm chứng được, vì, theo lời họ, “chúng tôi là nước, không khí, trái đất và sự sống của môi trường do Thiên Chúa tạo dựng. Vì lý do này, chúng tôi yêu cầu chấm dứt việc ngược đãi và hủy diệt Mẹ Đất. Đất có máu, và bà đang chảy máu; các công ty đa quốc đã cắt đứt mạch máu của Mẹ Đất chúng tôi” [52].
Giấc mơ này làm bằng nước
43. Ở vùng Amazon, nước là nữ hoàng; sông và suối giống như các tĩnh mạch và nước quyết định mọi hình thức sống:
“Ở đó, giữa mùa hè, khi những cơn gió cuối cùng từ phương Đông dịu dần trong không khí tĩnh lặng, thuỷ kế thay thế cho nhiệt kế trong việc xác định thời tiết. Các sự sống phụ thuộc vào sự thay đổi đau đớn của mức lên và mức xuống nơi những con sông lớn. Những con sông này luôn luôn dâng lên một cách đầy ấn tượng. Sông Amazon ứa tràn đáy của nó và chỉ trong vài ngày đã làm mực nước của nó dâng cao... Lũ lụt khiến mọi sự dừng lại. Mắc kẹt trong tán lá rậm rạp của các igarapies, con người đành phải hết sức bình thản ngồi chờ cái mùa đông nghịch lý làm nhiệt độ lên cao đó kết thúc. Mùa nước rút là mùa hè. Lúc đó là lúc hồi sinh các hoạt động nguyên thủy của những người tiếp tục hoạt động với hình thức sống duy nhất tương ứng với các thái cực bất bình đẳng của thiên nhiên khiến cho việc tiếp tục bất cứ nỗ lực nào cũng là điều bất khả” [53].
44. Luồng nước lung linh của dòng sông Amazon vĩ đại thu thập và làm sinh động mọi môi trường xung quanh:
“Dòng Amazon,
vốn liếng các âm tiết nước,
cha già và tổ phụ, ngươi là
sự vĩnh cửu ẩn giấu
của mọi diễn trình thụ tinh;
mọi dòng suối suôi về ngươi như chim chóc” [54].
45. Sông Amazon cũng là cột sống tạo ra sự hài hòa và thống nhất: “sông không chia rẽ chúng tôi. Nó đoàn kết chúng tôi và giúp chúng tôi sống với nhau giữa các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau” [55]. Mặc dù đúng là ở những vùng đất này có nhiều “vùng Amazon”, nhưng trục chính vẫn là dòng sông vĩ đại, con đẻ của nhiều dòng sông:
“Từ dãy núi cao, nơi có tuyết muôn đời, nước chảy xuống và vạch ra một đường lung linh dọc theo lớp da xưa của tảng đá: Amazon được sinh hạ. Nó được sinh hạ từng giây. Nó từ từ chẩy xuống, như một tia sáng ngoằn ngoèo, rồi phình ra ở phía bình nguyên. Chẩy mạnh trên những khoảng xanh um, nó phát minh ra đường đi riêng của mình và rồi tìm cách mở rộng. Nước dưới đất dâng lên ôm lấy dòng nước chẩy xuống từ dãy Andes. Từ lòng những đám mây trắng tinh khiết, bị gió cuốn đi, nước từ trời rơi xuống. Nó thu thập và tiến bước, nhân thừa trên những con đường vô tận, tắm những đồng bằng vo tận... Đây là Dòng Amazon Vĩ Đại, bao trùm vùng nhiệt đới oi bức với những khu rừng rậm một cách đáng kinh ngạc, những khúc bao la chưa có tay người đụng tới, sinh động với sự sống xuyên suốt dòng nước sâu thẳm của nó... Từ lúc con người sống ở đó, đã phát sinh từ thẳm sâu vùng nước của nó, và xuyên qua trái tim khu rừng của nó, một nỗi sợ hãi khủng khiếp: cuộc sống của nó từ từ nhưng chắc chắn sẽ đến hồi kết thúc” [56].
46. Các nhà thơ bình dân, say mê vẻ đẹp mênh mông của nó, đã cố gắng bày tỏ cảm xúc mà dòng sông này gợi lên và sự sống được nó ban tặng khi nó băng qua giữa một điệu múa của cá heo, con trăn, cây và ca nô. Tuy nhiên, họ cũng than vãn về các nguy hiểm đang đe dọa nó. Những nhà thơ, vốn là những nhà chiêm niệm và tiên tri, giúp giải thoát chúng ta khỏi mô hình kỹ trị và duy tiêu thụ vốn phá hủy thiên nhiên và cướp đi của chúng ta một cuộc sống đáng sống:
“Thế giới đang đau khổ vì bàn chân nó bị biến thành cao su, chân nó biến thành da, cơ thể thành vải và đầu thành thép...Thế giới đang đau khổ vì cây cối bị biến thành súng trường, lưỡi cày thành xe tăng, như hình ảnh người gieo đang gieo hạt phải nhường chỗ cho xe tăng với súng phun lửa, chỉ những gieo sa mạc. Chỉ có thi ca, với giọng nói khiêm nhường, mới có thể cứu thế giới này” [57].
Tiếng khóc của vùng Amazon
47. Thi ca giúp cảm giác đau đớn được nhiều người trong chúng ta ngày nay chia sẻ có tiếng nói. Sự thật không thể chối cãi là, như sự việc vốn như thế, cách đối xử với lãnh thổ Amazon nói lên sự kết liễu cho rất nhiều sự sống, rất nhiều vẻ đẹp, mặc dù người ta muốn tiếp tục nghĩ rằng không có gì xảy ra cả:
“Những người nghĩ rằng sông ngòi chỉ là một sợi dây thừng,
một thứ đồ chơi, đã lầm lẫn.
Sông ngòi là một mạch máu mỏng trên mặt trái đất... Sông ngòi là cột sống bao gồm động vật và cây cối.
Nếu kéo quá chặt, sông ngòi sẽ vỡ.
Khi vỡ nó sẽ toé lên mặt mũi ta nước và máu” [58].
48. Trạng thái quân bằng của hành tinh ta cũng phụ thuộc vào sự lành mạnh của khu vực Amazon. Cùng với sinh quần của Congo và Borneo, nó chứa đựng sự đa dạng rực rỡ của vùng rừng, mà chu kỳ mưa, sự cân bằng khí hậu và sự đa dạng lớn lao của nhiều sinh vật phải phụ thuộc vào. Nó như một bộ lọc vĩ đại chất carbon dioxide, giúp tránh việc trái đất nóng lên. Phần lớn, bề mặt của nó rất kém lớp đất cay (topsoil), kết quả là “rừng thực sự phát triển trên đất chứ không phải từ đất” [59]. Khi rừng bị loại bỏ, nó không được thay thế, vì tất cả những gì còn lại chỉ là một địa hình có ít chất dinh dưỡng sau đó biến thành một vùng đất khô hoặc nghèo nàn về thảm thực vật. Điều này khá nghiêm trọng, vì bên trong rừng Amazon chứa bất tận tài nguyên có thể chứng minh là cần để chữa bệnh. Cá, trái cây và những hồng phúc phong phú khác cung cấp dinh dưỡng dư dật cho nhân loại. Hơn nữa, trong một hệ sinh thái như hệ sinh thái của khu vực Amazon, mỗi phần đều cần thiết cho việc bảo tồn toàn bộ. Các vùng bình nguyên và thảm thực vật biển cũng cần được làm cho mầu mỡ nhờ phù sa của Amazon. Tiếng kêu của khu vực Amazon thấu đến tai mọi người vì, “cuộc chinh phục và khai thác các tài nguyên... ngày nay đã đạt đến mức đe dọa khía cạnh hiếu khách của môi trường: môi trường hiểu như ‘tài nguyên’ có nguy cơ đe dọa môi trường hiểu như ‘ngôi nhà’” [60]. Quyền lợi của một vài ngành công nghiệp quyền thế không nên được coi là quan trọng hơn quyền lợi của khu vực Amazon và toàn thể nhân loại.
49. Sẽ không đủ nếu chỉ quan tâm đến việc bảo tồn các loài dễ thấy nhất có nguy cơ tuyệt chủng. Việc hết sức quan trọng là nhận ra rằng, “sự vận hành tốt của các hệ sinh thái cũng cần có nấm, tảo, giun, côn trùng, loài bò sát và vô số vi sinh vật. Một số ít loài hơn, mặc dù nói chung không được nhìn thấy, vẫn đóng một vai trò chủ chốt trong việc duy trì trạng thái quân bằng của một nơi chốn đặc thù” (61). Điều này dễ dàng bị làm ngơ khi đánh giá tác động môi sinh của các dự án kinh tế về khai khoáng, năng lượng, gỗ và các kỹ nghệ khác đang phá hủy và gây ô nhiễm. Ngoài ra, nước, có rất nhiều trong khu vực Amazon, cũng là một lợi ích cho sự sống còn của con người, nhưng các nguồn gây ô nhiễm (cho nó) cũng đang gia tăng [62].
50. Thật vậy, ngoài các quyền lợi kinh tế của các doanh nhân và chính trị gia địa phương, còn có “các quyền lợi kinh tế hoàn cầu rất lớn nữa” [63]. Do đó, không được tìm giải pháp trong việc “quốc tế hóa” khu vực Amazon [64], mà đúng hơn phải có cảm thức trách nhiệm lớn hơn về phía các chính phủ quốc gia. Về phương diện này, “chúng ta không thể không ca ngợi sự cam kết của các cơ quan quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự đang thu hút sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề này và đề nghị một sự hợp tác quan yếu, sử dụng các biện pháp gây áp lực hợp pháp, để đảm bảo điều này: mỗi chính phủ thực thi trách nhiệm đúng đắn và bất khả nhượng của mình trong việc bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đất nước mình, mà không đầu hàng các quyền lợi giả mạo địa phương hoặc quốc tế” [65].
51. Để bảo vệ khu vực Amazon, điều tốt là kết hợp túi khôn của tổ tiên với kiến thức kỹ thuật đương thời, luôn cố gắng có được việc quản lý đất đai bền vững trong khi duy trì được lối sống và hệ giá trị của những người sống ở đó [66]. Họ, nhất là các dân tộc nguyên thủy, có quyền nhận - ngoài nền giáo dục căn bản – các thông tri thấu đáo và thẳng thắn về các dự án, mức độ và hậu quả cùng rủi ro của chúng, để có thể liên kết thông tin đó vào quyền lợi của chính họ và vào kiến thức của họ về nơi này, và do đó cung cấp hoặc từ chối sự đồng ý của họ, hoặc đề xuất các phương thức thay thế [67].
52. Kẻ có quyền không bao giờ hài lòng với những lợi nhuận họ kiếm được, và các tài nguyên của quyền lực kinh tế tăng lên rất nhiều nhờ những tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Vì lý do này, tất cả chúng ta nên nhấn mạnh tới nhu cầu cấp thiết phải thiết lập “một khung pháp lý có thể định ranh giới rõ ràng và bảo đảm việc bảo vệ hệ sinh thái... nếu không, các cơ cấu quyền lực mới dựa trên mô hình kinh tế kỹ thuật có thể trấn áp không những nền chính trị của chúng ta, mà cả tự do và công lý nữa” [68]. Nếu Thiên Chúa kêu gọi chúng ta lắng nghe cả tiếng khóc của người nghèo lẫn tiếng khóc của trái đất [69], thì đối với chúng ta, “tiếng khóc của vùng Amazon với Đấng Tạo Hóa giống như tiếng khóc của dân Chúa ở Ai Cập (x. Xh 3: 7). Đó là tiếng khóc của cảnh nô lệ và bị bỏ rơi nài nỉ xin được tự do” [70].
Lời tiên tri chiêm niệm
53. Chúng ta thường để lương tâm mình ra u mê, vì “các xao lãng liên tục làm mờ đi nhận thức của chúng ta về việc thế giới của chúng ta thực sự giới hạn và hữu hạn ra sao" [71]. Từ một quan điểm hời hợt, chúng ta có thể nghĩ rằng “các sự vật trông không nghiêm trọng như thế đâu và hành tinh ta có thể tiếp tục như vậy trong một thời gian dài. Sự lảng tránh như vậy đóng vai trò như một giấy phép để tiếp tục lối sống và mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại của chúng ta. Đây là cách con người cố gắng nuôi dưỡng những tật xấu tự hủy hoại chính mình: cố gắng không nhìn thấy chúng, cố gắng không thừa nhận chúng, trì hoãn các quyết định quan trọng và giả vờ cho rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra” [72].
54. Ngoài ra, tôi cũng nhận thấy rằng mỗi loài khác biệt đều có một giá trị ngay trong nó, nhưng “mỗi năm, người ta đều thấy sự biến dạng của hàng ngàn loài thực vật và động vật mà chúng ta sẽ không bao giờ biết, mà con cháu chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy, vì chúng đã bị mất vĩnh viễn. Đại đa số trở nên tuyệt chủng vì những lý do liên quan đến hoạt động của con người. Vì chúng ta, hàng ngàn loài sẽ không còn dành vinh quang cho Thiên Chúa bằng chính sự hiện hữu của chúng, cũng như không truyền đạt thông điệp của chúng cho chúng ta. Chúng ta không có quyền như vậy” [73].
55. Từ các dân tộc nguyên thủy, chúng ta có thể học cách chiêm ngưỡng khu vực Amazon chứ không phải chỉ phân tích nó, và do đó đánh giá cao mầu nhiệm quý giá vốn vượt quá chúng ta này. Chúng ta có thể yêu thương nó, chứ không phải chỉ sử dụng nó, với kết quả là tình yêu có thể đánh thức một sự quan tâm sâu sắc và chân thành. Thậm chí hơn nữa, chúng ta có thể cảm thấy một cách thân thiết là một phần của nó chứ không phải chỉ bảo vệ nó; như thế, khu vực Amazon sẽ một lần nữa trở thành một người mẹ đối với chúng ta. Vì “chúng ta không nhìn vào thế giới từ bên ngoài mà từ bên trong, ý thức được mối liên kết mà Chúa Cha đã liên kết chúng ta với mọi hữu thể” [74].
56. Chúng ta hãy đánh thức cảm thức thẩm mỹ và chiêm niệm Thiên Chúa ban cho chúng ta, cảm thức mà chúng ta thường để phai nhạt. Chúng ta hãy nhớ rằng, “nếu ai đó không học cách dừng lại và chiêm ngưỡng một điều gì đó đẹp đẽ, chúng ta không nên ngạc nhiên nếu người đó coi mọi sự như một đồ vật để sử dụng và lạm dụng vô tư” [75]. Mặt khác, nếu chúng ta bước vào hiệp thông với rừng, tiếng nói của chúng ta sẽ dễ dàng hòa quyện với tiếng nói của nó và trở thành một lời cầu nguyện: “khi chúng ta nghỉ ngơi dưới bóng cây bạch đàn cổ xưa, lời cầu xin ánh sáng của chúng ta hòa vào lời ca của tán lá muôn thuở” [76]. Việc hoán cải bên trong này sẽ cho phép chúng ta khóc cho khu vực Amazon và tham gia tiếng khóc của nó thấu tới Chúa.
57. Chúa Giêsu nói: "Há năm con chim sẻ không bán với giá hai đồng xu ư? Tuy nhiên, không ai trong số chúng bị lãng quên dưới ánh mắt Thiên Chúa” (Lc 12: 6). Thiên Chúa Cha của chúng ta, Đấng đã tạo ra mỗi hữu thể trong vũ trụ bằng tình yêu vô hạn, mời gọi chúng ta trở thành phương thế của Người để nghe tiếng khóc của khu vực Amazon. Nếu chúng ta đáp lại lời cầu xin xé lòng này, điều trở nên rõ ràng là các tạo vật của khu vực Amazon không bị Cha Thiên đàng của chúng ta lãng quên. Đối với các Kitô hữu, chính Chúa Giêsu đã lớn tiếng nói với chúng ta từ giữa chúng rằng, “vì Đấng sống lại đang mầu nhiệm ôm chúng vào chính Người và hướng chúng tới sự viên mãn như cùng đích của chúng. Những bông hoa ngoài đồng và chim chóc mà đôi mắt nhân bản của Người chiêm ngưỡng và khen ngợi giờ đây đã thấm đẫm sự hiện diện rạng rỡ của Người” [77]. Vì tất cả những lý do này, các tín hữu chúng ta gặp được ở vùng Amazon một nguồn cứ liệu thần học, một không gian nơi chính Thiên Chúa tự mặc khai Người và triệu tập các con trai và con gái của Người.
Giáo dục và các thói quen sinh thái
58. Về phương diện này, chúng ta có thể tiến thêm một bước và ghi nhận rằng một hệ sinh thái toàn diện không thể chỉ hài lòng với các vấn đề kỹ thuật tinh chỉnh hoặc các quyết định chính trị, pháp lý và xã hội. Hệ sinh thái tốt nhất luôn có chiều kích giáo dục có khả năng khuyến khích việc phát triển các thói quen mới nơi các cá nhân và các nhóm. Đáng buồn thay, nhiều cá nhân và nhóm sống ở khu vực Amazon đã thủ đắc nhiều thói quen điển hình của các thành phố lớn, nơi chủ nghĩa tiêu thụ và văn hóa lãng phí đã ăn sâu. Một hệ sinh thái lành mạnh và bền vững, tức hệ sinh thái có khả năng tạo ra sự thay đổi, sẽ không phát triển trừ khi người ta chịu thay đổi, trừ khi họ được khuyến khích chọn một phong cách sống khác, một một cách sống ít tham lam và thanh thản hơn, biết tôn trọng và ít lo lắng hơn, huynh đệ hơn.
59. Thật vậy, “trái tim một người càng trống rỗng, họ càng cần nhiều thứ để mua, để sở hữu và tiêu thụ. Gần như không thể chấp nhận được các giới hạn do thực tại áp đặt... Mối quan tâm của chúng ta không thể chỉ giới hạn vào mối đe dọa của các biến cố thời tiết khắc nghiệt, nhưng còn phải mở rộng đến cả các hậu quả thảm khốc của bất ổn xã hội. Nỗi ám ảnh về lối sống tiêu thụ, nhất là khi số ít người có khả năng duy trì nó, chỉ có thể dẫn đến bạo lực và hủy diệt lẫn nhau” [78].
60. Giáo hội, với kinh nghiệm tâm linh rộng lớn, việc đánh giá mới của Giáo Hội về giá trị của Sáng thế, mối quan tâm của Giáo Hội đối với công lý, lựa chọn người nghèo, truyền thống giáo dục và lịch sử của Giáo Hội đã nhập thân vào nhiều nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới, cả mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ và tăng trưởng của khu vực Amazon nữa.
Điều này dẫn đến giấc mơ tiếp theo, mà tôi muốn chia sẻ trực tiếp hơn với các mục tử và tín hữu Công Giáo.
Kỳ sau: Chương Bốn: Giấc Mơ Kinh Tế
41. Trong một thực tại văn hóa như khu vực Amazon, nơi có mối liên hệ hết sức chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, sự sinh tồn hàng ngày luôn có tính vũ trụ. Giải thoát người khác khỏi hình thức nô lệ của họ chắc chắn bao gồm việc chăm sóc môi trường và bảo vệ nó [46], nhưng, quan trọng hơn, còn là giúp trái tim con người cởi mở đối với niềm tín thác vào Thiên Chúa, Đấng không những chỉ tạo ra mọi sự đang hiện hữu, mà còn tự hiến cho chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô. Chúa, Đấng là người đầu tiên chăm sóc chúng ta, dạy chúng ta chăm sóc anh chị em chúng ta và môi trường mà Người ban cho chúng ta hàng ngày. Đây là hệ sinh thái đầu tiên mà chúng ta cần.
Trong khu vực Amazon, người ta hiểu rõ hơn lời lẽ của Đức Bênêđíctô XVI khi ngài nói rằng, “bên cạnh hệ sinh thái tự nhiên, hiện có điều có thể gọi là hệ sinh thái ‘nhân bản’, một hệ sinh thái, ngược lại, đòi phải có một hệ sinh thái ‘xã hội’. Tất cả điều này có nghĩa nhân loại... phải ngày càng ý thức được các mối liên kết giữa sinh thái tự nhiên, hay việc tôn trọng đối với thiên nhiên và sinh thái nhân bản” [47]. Điều nhấn mạnh cho rằng “mọi sự được nối kết qua lại với nhau” [48] đặc biệt đúng đối với một lãnh thổ như khu vực Amazon.
42. Nếu việc chăm sóc người ta và sự chăm sóc các hệ sinh thái là điều không thể tách biệt nhau, thì điều này trở nên đặc biệt quan trọng ở những nơi “rừng không phải là tài nguyên để khai thác; nó là một hữu thể, hoặc nhiều hữu thể khác nhau, mà chúng ta phải liên hệ với” [49]. Sự khôn ngoan của các dân tộc nguyên thủy trong khu vực Amazon đã “gợi hứng việc chăm sóc và tôn trọng đối với sáng thế, trong khi ý thức rõ các giới hạn của nó và ngăn cấm việc lạm dụng nó. Lạm dụng thiên nhiên là lạm dụng các tổ tiên, anh chị em của chúng ta, là lạm dụng sáng thế và Đấng Tạo hóa, và thế chấp tương lai” [50]. Khi các dân tộc bản địa “ở lại trên đất đai của họ, họ chăm sóc nó tốt nhất” [51], miễn là họ không để mình bị phỉnh lừa bởi các bài ca mỹ nhân ngư và những đề xuất tự phục vụ của các nhóm quyền lực. Tác hại đối với thiên nhiên ảnh hưởng đến các dân tộc đó một cách rất trực tiếp và có thể kiểm chứng được, vì, theo lời họ, “chúng tôi là nước, không khí, trái đất và sự sống của môi trường do Thiên Chúa tạo dựng. Vì lý do này, chúng tôi yêu cầu chấm dứt việc ngược đãi và hủy diệt Mẹ Đất. Đất có máu, và bà đang chảy máu; các công ty đa quốc đã cắt đứt mạch máu của Mẹ Đất chúng tôi” [52].
Giấc mơ này làm bằng nước
43. Ở vùng Amazon, nước là nữ hoàng; sông và suối giống như các tĩnh mạch và nước quyết định mọi hình thức sống:
“Ở đó, giữa mùa hè, khi những cơn gió cuối cùng từ phương Đông dịu dần trong không khí tĩnh lặng, thuỷ kế thay thế cho nhiệt kế trong việc xác định thời tiết. Các sự sống phụ thuộc vào sự thay đổi đau đớn của mức lên và mức xuống nơi những con sông lớn. Những con sông này luôn luôn dâng lên một cách đầy ấn tượng. Sông Amazon ứa tràn đáy của nó và chỉ trong vài ngày đã làm mực nước của nó dâng cao... Lũ lụt khiến mọi sự dừng lại. Mắc kẹt trong tán lá rậm rạp của các igarapies, con người đành phải hết sức bình thản ngồi chờ cái mùa đông nghịch lý làm nhiệt độ lên cao đó kết thúc. Mùa nước rút là mùa hè. Lúc đó là lúc hồi sinh các hoạt động nguyên thủy của những người tiếp tục hoạt động với hình thức sống duy nhất tương ứng với các thái cực bất bình đẳng của thiên nhiên khiến cho việc tiếp tục bất cứ nỗ lực nào cũng là điều bất khả” [53].
44. Luồng nước lung linh của dòng sông Amazon vĩ đại thu thập và làm sinh động mọi môi trường xung quanh:
“Dòng Amazon,
vốn liếng các âm tiết nước,
cha già và tổ phụ, ngươi là
sự vĩnh cửu ẩn giấu
của mọi diễn trình thụ tinh;
mọi dòng suối suôi về ngươi như chim chóc” [54].
45. Sông Amazon cũng là cột sống tạo ra sự hài hòa và thống nhất: “sông không chia rẽ chúng tôi. Nó đoàn kết chúng tôi và giúp chúng tôi sống với nhau giữa các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau” [55]. Mặc dù đúng là ở những vùng đất này có nhiều “vùng Amazon”, nhưng trục chính vẫn là dòng sông vĩ đại, con đẻ của nhiều dòng sông:
“Từ dãy núi cao, nơi có tuyết muôn đời, nước chảy xuống và vạch ra một đường lung linh dọc theo lớp da xưa của tảng đá: Amazon được sinh hạ. Nó được sinh hạ từng giây. Nó từ từ chẩy xuống, như một tia sáng ngoằn ngoèo, rồi phình ra ở phía bình nguyên. Chẩy mạnh trên những khoảng xanh um, nó phát minh ra đường đi riêng của mình và rồi tìm cách mở rộng. Nước dưới đất dâng lên ôm lấy dòng nước chẩy xuống từ dãy Andes. Từ lòng những đám mây trắng tinh khiết, bị gió cuốn đi, nước từ trời rơi xuống. Nó thu thập và tiến bước, nhân thừa trên những con đường vô tận, tắm những đồng bằng vo tận... Đây là Dòng Amazon Vĩ Đại, bao trùm vùng nhiệt đới oi bức với những khu rừng rậm một cách đáng kinh ngạc, những khúc bao la chưa có tay người đụng tới, sinh động với sự sống xuyên suốt dòng nước sâu thẳm của nó... Từ lúc con người sống ở đó, đã phát sinh từ thẳm sâu vùng nước của nó, và xuyên qua trái tim khu rừng của nó, một nỗi sợ hãi khủng khiếp: cuộc sống của nó từ từ nhưng chắc chắn sẽ đến hồi kết thúc” [56].
46. Các nhà thơ bình dân, say mê vẻ đẹp mênh mông của nó, đã cố gắng bày tỏ cảm xúc mà dòng sông này gợi lên và sự sống được nó ban tặng khi nó băng qua giữa một điệu múa của cá heo, con trăn, cây và ca nô. Tuy nhiên, họ cũng than vãn về các nguy hiểm đang đe dọa nó. Những nhà thơ, vốn là những nhà chiêm niệm và tiên tri, giúp giải thoát chúng ta khỏi mô hình kỹ trị và duy tiêu thụ vốn phá hủy thiên nhiên và cướp đi của chúng ta một cuộc sống đáng sống:
“Thế giới đang đau khổ vì bàn chân nó bị biến thành cao su, chân nó biến thành da, cơ thể thành vải và đầu thành thép...Thế giới đang đau khổ vì cây cối bị biến thành súng trường, lưỡi cày thành xe tăng, như hình ảnh người gieo đang gieo hạt phải nhường chỗ cho xe tăng với súng phun lửa, chỉ những gieo sa mạc. Chỉ có thi ca, với giọng nói khiêm nhường, mới có thể cứu thế giới này” [57].
Tiếng khóc của vùng Amazon
47. Thi ca giúp cảm giác đau đớn được nhiều người trong chúng ta ngày nay chia sẻ có tiếng nói. Sự thật không thể chối cãi là, như sự việc vốn như thế, cách đối xử với lãnh thổ Amazon nói lên sự kết liễu cho rất nhiều sự sống, rất nhiều vẻ đẹp, mặc dù người ta muốn tiếp tục nghĩ rằng không có gì xảy ra cả:
“Những người nghĩ rằng sông ngòi chỉ là một sợi dây thừng,
một thứ đồ chơi, đã lầm lẫn.
Sông ngòi là một mạch máu mỏng trên mặt trái đất... Sông ngòi là cột sống bao gồm động vật và cây cối.
Nếu kéo quá chặt, sông ngòi sẽ vỡ.
Khi vỡ nó sẽ toé lên mặt mũi ta nước và máu” [58].
48. Trạng thái quân bằng của hành tinh ta cũng phụ thuộc vào sự lành mạnh của khu vực Amazon. Cùng với sinh quần của Congo và Borneo, nó chứa đựng sự đa dạng rực rỡ của vùng rừng, mà chu kỳ mưa, sự cân bằng khí hậu và sự đa dạng lớn lao của nhiều sinh vật phải phụ thuộc vào. Nó như một bộ lọc vĩ đại chất carbon dioxide, giúp tránh việc trái đất nóng lên. Phần lớn, bề mặt của nó rất kém lớp đất cay (topsoil), kết quả là “rừng thực sự phát triển trên đất chứ không phải từ đất” [59]. Khi rừng bị loại bỏ, nó không được thay thế, vì tất cả những gì còn lại chỉ là một địa hình có ít chất dinh dưỡng sau đó biến thành một vùng đất khô hoặc nghèo nàn về thảm thực vật. Điều này khá nghiêm trọng, vì bên trong rừng Amazon chứa bất tận tài nguyên có thể chứng minh là cần để chữa bệnh. Cá, trái cây và những hồng phúc phong phú khác cung cấp dinh dưỡng dư dật cho nhân loại. Hơn nữa, trong một hệ sinh thái như hệ sinh thái của khu vực Amazon, mỗi phần đều cần thiết cho việc bảo tồn toàn bộ. Các vùng bình nguyên và thảm thực vật biển cũng cần được làm cho mầu mỡ nhờ phù sa của Amazon. Tiếng kêu của khu vực Amazon thấu đến tai mọi người vì, “cuộc chinh phục và khai thác các tài nguyên... ngày nay đã đạt đến mức đe dọa khía cạnh hiếu khách của môi trường: môi trường hiểu như ‘tài nguyên’ có nguy cơ đe dọa môi trường hiểu như ‘ngôi nhà’” [60]. Quyền lợi của một vài ngành công nghiệp quyền thế không nên được coi là quan trọng hơn quyền lợi của khu vực Amazon và toàn thể nhân loại.
49. Sẽ không đủ nếu chỉ quan tâm đến việc bảo tồn các loài dễ thấy nhất có nguy cơ tuyệt chủng. Việc hết sức quan trọng là nhận ra rằng, “sự vận hành tốt của các hệ sinh thái cũng cần có nấm, tảo, giun, côn trùng, loài bò sát và vô số vi sinh vật. Một số ít loài hơn, mặc dù nói chung không được nhìn thấy, vẫn đóng một vai trò chủ chốt trong việc duy trì trạng thái quân bằng của một nơi chốn đặc thù” (61). Điều này dễ dàng bị làm ngơ khi đánh giá tác động môi sinh của các dự án kinh tế về khai khoáng, năng lượng, gỗ và các kỹ nghệ khác đang phá hủy và gây ô nhiễm. Ngoài ra, nước, có rất nhiều trong khu vực Amazon, cũng là một lợi ích cho sự sống còn của con người, nhưng các nguồn gây ô nhiễm (cho nó) cũng đang gia tăng [62].
50. Thật vậy, ngoài các quyền lợi kinh tế của các doanh nhân và chính trị gia địa phương, còn có “các quyền lợi kinh tế hoàn cầu rất lớn nữa” [63]. Do đó, không được tìm giải pháp trong việc “quốc tế hóa” khu vực Amazon [64], mà đúng hơn phải có cảm thức trách nhiệm lớn hơn về phía các chính phủ quốc gia. Về phương diện này, “chúng ta không thể không ca ngợi sự cam kết của các cơ quan quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự đang thu hút sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề này và đề nghị một sự hợp tác quan yếu, sử dụng các biện pháp gây áp lực hợp pháp, để đảm bảo điều này: mỗi chính phủ thực thi trách nhiệm đúng đắn và bất khả nhượng của mình trong việc bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đất nước mình, mà không đầu hàng các quyền lợi giả mạo địa phương hoặc quốc tế” [65].
51. Để bảo vệ khu vực Amazon, điều tốt là kết hợp túi khôn của tổ tiên với kiến thức kỹ thuật đương thời, luôn cố gắng có được việc quản lý đất đai bền vững trong khi duy trì được lối sống và hệ giá trị của những người sống ở đó [66]. Họ, nhất là các dân tộc nguyên thủy, có quyền nhận - ngoài nền giáo dục căn bản – các thông tri thấu đáo và thẳng thắn về các dự án, mức độ và hậu quả cùng rủi ro của chúng, để có thể liên kết thông tin đó vào quyền lợi của chính họ và vào kiến thức của họ về nơi này, và do đó cung cấp hoặc từ chối sự đồng ý của họ, hoặc đề xuất các phương thức thay thế [67].
52. Kẻ có quyền không bao giờ hài lòng với những lợi nhuận họ kiếm được, và các tài nguyên của quyền lực kinh tế tăng lên rất nhiều nhờ những tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Vì lý do này, tất cả chúng ta nên nhấn mạnh tới nhu cầu cấp thiết phải thiết lập “một khung pháp lý có thể định ranh giới rõ ràng và bảo đảm việc bảo vệ hệ sinh thái... nếu không, các cơ cấu quyền lực mới dựa trên mô hình kinh tế kỹ thuật có thể trấn áp không những nền chính trị của chúng ta, mà cả tự do và công lý nữa” [68]. Nếu Thiên Chúa kêu gọi chúng ta lắng nghe cả tiếng khóc của người nghèo lẫn tiếng khóc của trái đất [69], thì đối với chúng ta, “tiếng khóc của vùng Amazon với Đấng Tạo Hóa giống như tiếng khóc của dân Chúa ở Ai Cập (x. Xh 3: 7). Đó là tiếng khóc của cảnh nô lệ và bị bỏ rơi nài nỉ xin được tự do” [70].
Lời tiên tri chiêm niệm
53. Chúng ta thường để lương tâm mình ra u mê, vì “các xao lãng liên tục làm mờ đi nhận thức của chúng ta về việc thế giới của chúng ta thực sự giới hạn và hữu hạn ra sao" [71]. Từ một quan điểm hời hợt, chúng ta có thể nghĩ rằng “các sự vật trông không nghiêm trọng như thế đâu và hành tinh ta có thể tiếp tục như vậy trong một thời gian dài. Sự lảng tránh như vậy đóng vai trò như một giấy phép để tiếp tục lối sống và mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại của chúng ta. Đây là cách con người cố gắng nuôi dưỡng những tật xấu tự hủy hoại chính mình: cố gắng không nhìn thấy chúng, cố gắng không thừa nhận chúng, trì hoãn các quyết định quan trọng và giả vờ cho rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra” [72].
54. Ngoài ra, tôi cũng nhận thấy rằng mỗi loài khác biệt đều có một giá trị ngay trong nó, nhưng “mỗi năm, người ta đều thấy sự biến dạng của hàng ngàn loài thực vật và động vật mà chúng ta sẽ không bao giờ biết, mà con cháu chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy, vì chúng đã bị mất vĩnh viễn. Đại đa số trở nên tuyệt chủng vì những lý do liên quan đến hoạt động của con người. Vì chúng ta, hàng ngàn loài sẽ không còn dành vinh quang cho Thiên Chúa bằng chính sự hiện hữu của chúng, cũng như không truyền đạt thông điệp của chúng cho chúng ta. Chúng ta không có quyền như vậy” [73].
55. Từ các dân tộc nguyên thủy, chúng ta có thể học cách chiêm ngưỡng khu vực Amazon chứ không phải chỉ phân tích nó, và do đó đánh giá cao mầu nhiệm quý giá vốn vượt quá chúng ta này. Chúng ta có thể yêu thương nó, chứ không phải chỉ sử dụng nó, với kết quả là tình yêu có thể đánh thức một sự quan tâm sâu sắc và chân thành. Thậm chí hơn nữa, chúng ta có thể cảm thấy một cách thân thiết là một phần của nó chứ không phải chỉ bảo vệ nó; như thế, khu vực Amazon sẽ một lần nữa trở thành một người mẹ đối với chúng ta. Vì “chúng ta không nhìn vào thế giới từ bên ngoài mà từ bên trong, ý thức được mối liên kết mà Chúa Cha đã liên kết chúng ta với mọi hữu thể” [74].
56. Chúng ta hãy đánh thức cảm thức thẩm mỹ và chiêm niệm Thiên Chúa ban cho chúng ta, cảm thức mà chúng ta thường để phai nhạt. Chúng ta hãy nhớ rằng, “nếu ai đó không học cách dừng lại và chiêm ngưỡng một điều gì đó đẹp đẽ, chúng ta không nên ngạc nhiên nếu người đó coi mọi sự như một đồ vật để sử dụng và lạm dụng vô tư” [75]. Mặt khác, nếu chúng ta bước vào hiệp thông với rừng, tiếng nói của chúng ta sẽ dễ dàng hòa quyện với tiếng nói của nó và trở thành một lời cầu nguyện: “khi chúng ta nghỉ ngơi dưới bóng cây bạch đàn cổ xưa, lời cầu xin ánh sáng của chúng ta hòa vào lời ca của tán lá muôn thuở” [76]. Việc hoán cải bên trong này sẽ cho phép chúng ta khóc cho khu vực Amazon và tham gia tiếng khóc của nó thấu tới Chúa.
57. Chúa Giêsu nói: "Há năm con chim sẻ không bán với giá hai đồng xu ư? Tuy nhiên, không ai trong số chúng bị lãng quên dưới ánh mắt Thiên Chúa” (Lc 12: 6). Thiên Chúa Cha của chúng ta, Đấng đã tạo ra mỗi hữu thể trong vũ trụ bằng tình yêu vô hạn, mời gọi chúng ta trở thành phương thế của Người để nghe tiếng khóc của khu vực Amazon. Nếu chúng ta đáp lại lời cầu xin xé lòng này, điều trở nên rõ ràng là các tạo vật của khu vực Amazon không bị Cha Thiên đàng của chúng ta lãng quên. Đối với các Kitô hữu, chính Chúa Giêsu đã lớn tiếng nói với chúng ta từ giữa chúng rằng, “vì Đấng sống lại đang mầu nhiệm ôm chúng vào chính Người và hướng chúng tới sự viên mãn như cùng đích của chúng. Những bông hoa ngoài đồng và chim chóc mà đôi mắt nhân bản của Người chiêm ngưỡng và khen ngợi giờ đây đã thấm đẫm sự hiện diện rạng rỡ của Người” [77]. Vì tất cả những lý do này, các tín hữu chúng ta gặp được ở vùng Amazon một nguồn cứ liệu thần học, một không gian nơi chính Thiên Chúa tự mặc khai Người và triệu tập các con trai và con gái của Người.
Giáo dục và các thói quen sinh thái
58. Về phương diện này, chúng ta có thể tiến thêm một bước và ghi nhận rằng một hệ sinh thái toàn diện không thể chỉ hài lòng với các vấn đề kỹ thuật tinh chỉnh hoặc các quyết định chính trị, pháp lý và xã hội. Hệ sinh thái tốt nhất luôn có chiều kích giáo dục có khả năng khuyến khích việc phát triển các thói quen mới nơi các cá nhân và các nhóm. Đáng buồn thay, nhiều cá nhân và nhóm sống ở khu vực Amazon đã thủ đắc nhiều thói quen điển hình của các thành phố lớn, nơi chủ nghĩa tiêu thụ và văn hóa lãng phí đã ăn sâu. Một hệ sinh thái lành mạnh và bền vững, tức hệ sinh thái có khả năng tạo ra sự thay đổi, sẽ không phát triển trừ khi người ta chịu thay đổi, trừ khi họ được khuyến khích chọn một phong cách sống khác, một một cách sống ít tham lam và thanh thản hơn, biết tôn trọng và ít lo lắng hơn, huynh đệ hơn.
59. Thật vậy, “trái tim một người càng trống rỗng, họ càng cần nhiều thứ để mua, để sở hữu và tiêu thụ. Gần như không thể chấp nhận được các giới hạn do thực tại áp đặt... Mối quan tâm của chúng ta không thể chỉ giới hạn vào mối đe dọa của các biến cố thời tiết khắc nghiệt, nhưng còn phải mở rộng đến cả các hậu quả thảm khốc của bất ổn xã hội. Nỗi ám ảnh về lối sống tiêu thụ, nhất là khi số ít người có khả năng duy trì nó, chỉ có thể dẫn đến bạo lực và hủy diệt lẫn nhau” [78].
60. Giáo hội, với kinh nghiệm tâm linh rộng lớn, việc đánh giá mới của Giáo Hội về giá trị của Sáng thế, mối quan tâm của Giáo Hội đối với công lý, lựa chọn người nghèo, truyền thống giáo dục và lịch sử của Giáo Hội đã nhập thân vào nhiều nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới, cả mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ và tăng trưởng của khu vực Amazon nữa.
Điều này dẫn đến giấc mơ tiếp theo, mà tôi muốn chia sẻ trực tiếp hơn với các mục tử và tín hữu Công Giáo.
Kỳ sau: Chương Bốn: Giấc Mơ Kinh Tế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét