Nguyên Văn Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Querida Amazonia: Chương bốn
CHƯƠNG BỐN: GIẤC MƠ KINH TẾ
61. Giáo hội được kêu gọi nhập vào cuộc hành trình bên cạnh người dân khu vực Amazon. Ở châu Mỹ Latinh, hành trình này đã tìm thấy biểu hiện ưu tuyển tại Hội đồng Giám mục ở Medellin (1968) và áp dụng của nó vào khu vực Amazon tại Santarem (1972), [79], tiếp theo là Puebla (1979), Santo Domingo (1992) và Aparecida ( 2007). Cuộc hành trình này vẫn tiếp diễn, và các nỗ lực truyền giáo, nếu muốn phát triển một Giáo hội với khuôn mặt Amazon, cần phải phát triển trong nền văn hóa gặp gỡ hướng tới một sự hòa hợp đa diện” [80]. Nhưng để sự nhập thân của Giáo hội và Tin mừng khả hữu, việc công bố truyền giáo vĩ đại phải tiếp tục vang lên.
Thông điệp cần được nghe tại khu vực Amazon
62. Nhận ra nhiều vấn đề và nhu cầu xuất phát từ trái tim khu vực Amazon, chúng ta có thể trả lời bắt đầu bằng các tổ chức, các tài nguyên kỹ thuật, các cơ hội để thảo luận và các chương trình chính trị: tất cả những điều này có thể là một phần của giải pháp. Tuy nhiên, là Kitô hữu, chúng ta không thể để qua một bên lời kêu gọi đức tin mà chúng ta vốn nhận được từ Tin Mừng. Trong mong muốn của chúng ta đấu tranh bên cạnh mọi người, chúng ta không xấu hổ về Chúa Giêsu Kitô. Những người đã từng gặp gỡ Người, những người đang sống như bạn bè của Người và đồng cảm với thông điệp của Người, chắc chắn phải nói về Người và mang đến cho người khác lời đề nghị ban sự sống mới của Người: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cr 9:16).
63. Một lựa chọn chân chính đối với người nghèo và người bị bỏ rơi, đồng thời thúc đẩy chúng ta giải phóng họ khỏi nghèo đói vật chất và bảo vệ quyền lợi của họ, cũng bao gồm việc mời gọi họ tiến tới một tình bằng hữu với Chúa, một tình bằng hữu có thể nâng cao và làm họ có phẩm giá. Thật đáng buồn nếu họ nhận được từ chúng ta một bộ giáo huấn hoặc quy tắc luân lý, nhưng không phải là thông điệp cứu rỗi vĩ đại, lời kêu gọi truyền giáo nhằm nói với trái tim và mang lại ý nghĩa cho mọi sự khác ở trong đời. Chúng ta cũng không thể hài lòng với một thông điệp xã hội. Nếu chúng ta cống hiến cả đời mình để phục vụ họ, để làm việc cho công lý và phẩm giá mà họ đáng có, chúng ta không thể che giấu sự thật này: chúng ta làm thế vì chúng ta thấy Chúa Kitô trong họ và vì chúng ta thừa nhận phẩm giá vĩ đại mà họ đã nhận được từ Thiên Chúa, vốn là Cha yêu thương họ bằng tình yêu vô biên.
64. Họ có quyền nghe Tin Mừng, và trên hết là giáo lý sơ truyền, tức kerygma, vốn là “lời công bố chính, lời công bố mà chúng ta phải nghe đi nghe lại theo những cách khác nhau, lời công bố chúng ta phải công bố một cách này hay cách khác” [81]. Nó công bố một Thiên Chúa vô cùng yêu thương mọi con người nam nữ và đã mặc khải tình yêu này một cách trọn vẹn trong Chúa Giêsu Kitô, bị đóng đinh vì chúng ta và sống lại trong cuộc sống của chúng ta. Tôi sẽ yêu cầu anh chị em đọc lại bản tóm tắt ngắn gọn “thông điệp vĩ đại” này, tìm thấy trong Chương Bốn của Tông Huấn Christus Vivit. Thông điệp đó, được phát biểu nhiều cách khác nhau, phải liên tục vang lên trong khu vực Amazon. Nếu không có lời tuyên bố hăng say đó, mọi cơ cấu giáo hội sẽ trở thành một tổ chức phi chính phủ khác và chúng ta sẽ không tuân theo mệnh lệnh do Chúa Kitô ban cho chúng ta: “Hãy đi khắp thế gian và rao giảng Tin Mừng cho toàn bộ sáng thế” (Mc 16:15).
65. Bất cứ dự án phát triển nào trong đời sống Kitô hữu cần phải liên tục tập trung vào thông điệp này, vì “mọi cuộc đào tạo Kitô giáo nào cũng bao gồm việc vào sâu kerygma hơn nữa” [82]. Đáp ứng căn bản đối với thông điệp này, khi nó dẫn đến một cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa, là lòng bác ái huynh đệ, “điều răn mới, điều răn đầu tiên và lớn nhất trong các điều răn, và là điều xác định rõ nhất chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô” [83 ]. Thật vậy, giáo lý sơ truyền (kerygma) và tình bác ái huynh đệ tạo thành tổng hợp vĩ đại của toàn bộ nội dung Tin Mừng, phải được công bố không ngừng trong khu vực Amazon. Đó là điều lên khuôn cho cuộc sống của các nhà truyền giảng Tin Mừng vĩ đại của Châu Mỹ Latinh, như Thánh Turibiô thành Mogrovejo hoặc Thánh Giuse thành Anchieta.
Hội nhập văn hóa
66. Khi kiên trì thuyết giảng giáo lý sơ truyền (kerygma), Giáo hội cũng cần lớn lên trong khu vực Amazon. Khi làm như vậy, Giáo Hội liên tục lên khuôn lại bản sắc của mình qua việc lắng nghe và đối thoại với người ta, với các thực tại và lịch sử của những vùng đất nơi Giáo Hội thấy mình hiện diện. Nhờ cách này, Giáo Hội có thể ngày càng can dự nhiều hơn vào một diễn trình hội nhập văn hóa cần thiết, một diễn trình vốn không bác bỏ bất cứ điều gì tốt đẹp vốn tồn tại trong các nền văn hóa Amazon, nhưng đem nó đến sự thành toàn dưới ánh sáng Tin Mừng [84]. Giáo Hội cũng không khinh miệt sự phong phú của túi khôn Kitô giáo được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, như thể người ta muốn làm ngơ lịch sử, trong đó, Thiên Chúa vốn hành động nhiều cách. Vì Giáo hội có một khuôn mặt đa dạng, “không những về mặt không gian... mà còn cả về mặt thời gian nữa” [85]. Ở đây, chúng ta thấy Truyền thống chân chính của Giáo hội, vốn không phải là một kho tĩnh tụ hay một món đồ ở viện bảo tàng, mà là gốc rễ của một thân cây không ngừng lớn lên [86]. Truyền thống hàng ngàn năm này làm chứng cho công việc của Thiên Chúa, ở giữa dân Người và “được kêu gọi giữ cho ngọn lửa sống động hơn là để bảo vệ đống tro tàn của nó” [87].
67. Thánh Gioan Phaolô II đã dạy rằng khi đề xuất sứ điệp Tin Mừng, “Giáo hội không có ý bác bỏ quyền tự chủ của văn hóa. Ngược lại, Giáo Hội có sự tôn trọng lớn lao nhất đối với nó”, vì văn hóa, “không những là một đối tượng để cứu chuộc và nâng cao mà còn có thể đóng vai trò trung gian và hợp tác” [88]. Ngỏ lời với các dân tộc bản địa Mỹ, ngài nhắc nhở họ rằng, “một đức tin không trở thành văn hóa là một đức tin không được chấp nhận hoàn toàn, không được suy tư đầy đủ, không được sống một cách trung thành” [89]. Các thách đố văn hóa mời gọi Giáo hội duy trì “thái độ cảnh giác và phê phán”, trong khi cùng một lúc thể hiện “sự chú ý đầy tin tưởng” [90].
68. Ở đây tôi xin nhắc lại những gì tôi đã nói về việc hội nhập văn hóa trong Tông huấn Evangelii Gaudium, dựa trên niềm xác tín rằng “ơn thánh giả thiết văn hóa, và hồng phúc của Thiên Chúa lên xương thịt trong văn hóa của những người tiếp nhận nó” [91]. Chúng ta có thể thấy rằng nó bao gồm một chuyển động kép. Một mặt, một diễn trình sinh hoa trái diễn ra khi Tin Mừng bén rễ vào một nơi nhất định, vì “mỗi khi một cộng đồng nhận được sứ điệp cứu rỗi, Chúa Thánh Thần đều làm phong phú nền văn hóa của nó bằng sức mạnh biến đổi của Tin Mừng” [92]. Mặt khác, chính Giáo hội đã trải qua một diễn trình tiếp nhận làm phong phú cho Giáo Hội bằng các hoa trái mà Chúa Thánh Thần đã gieo một cách huyền nhiệm trong nền văn hóa đó. Nhờ cách này, “Chúa Thánh Thần tô điểm cho Giáo hội, cho Giáo Hội thấy những khía cạnh mới của sự mặc khải và ban cho Giáo Hội một khuôn mặt mới” [93]. Cuối cùng, điều này có nghĩa cho phép và khuyến khích các kho tàng bất tận của Tin Mừng được rao giảng “bằng các phạm trù riêng của từng nền văn hóa, tạo ra một tổng hợp mới từ nền văn hóa đặc thù đó” [94].
69. “Lịch sử Giáo hội cho thấy Kitô giáo không những chỉ có một cách phát biểu văn hóa duy nhất” [95] và “chúng ta sẽ không công bằng với luận lý học nhập thể nếu chúng ta nghĩ tới Kitô giáo như khối văn hóa đơn nhất và đơn điệu” [96]. Có nguy cơ này là các nhà truyền giảng Tin Mừng khi đến một khu vực đặc thù nào đó có thể nghĩ rằng họ không những phải truyền đạt Tin Mừng mà cả nền văn hóa nơi họ lớn lên, mà không nhận ra rằng điều chủ yếu không phải là “áp đặt một hình thức văn hóa chuyên biệt, bất kể nó đẹp hay cổ kính thế nào” [97]. Điều cần thiết là việc can đảm cởi mở đối với sự mới mẻ của Thần Khí, Đấng luôn có tkhả năng tạo ra một điều gì đó mới mẻ bằng sự phong phú bất tận của Chúa Giêsu Kitô. Thật vậy, “hội nhập văn hóa làm Giáo hội dấn thân vào một hành trình khó khăn nhưng cần thiết” [98]. Đúng vậy, “đây luôn là một diễn trình chậm chạp và chúng ta có thể sợ hãi quá mức”, kết cục sẽ “chỉ là khách bàng quan giữa lúc Giáo hội từ từ trì trệ” [99]. Nhưng chúng ta đừng sợ hãi; chúng ta đừng cắt đôi cánh của Chúa Thánh Thần.
Các nẻo đường hội nhập văn hóa ở khu vực Amazon
70. Để thực hiện được một cuộc hội nhập văn hóa đổi mới Tin Mừng trong khu vực Amazon, Giáo Hội cần lắng nghe sự khôn ngoan của tổ tiên họ, một lần nữa lắng nghe tiếng nói của những bậc trưởng thượng, nhìn nhận các giá trị hiện diện trong lối sống của các cộng đồng nguyên thủy và phục hồi các câu chuyện phong phú của các dân tộc của họ. Trong khu vực Amazon, chúng ta được thừa hưởng nhiều kho tàng vĩ đại từ các nền văn hóa tiền Columb us. Chúng bao gồm “sự cởi mở đối với hành động của Thiên Chúa, cảm thức biết ơn trước các hoa trái của trái đất, đặc tính thánh thiêng của sự sống con người và lòng quí trọng gia đình, cảm thức liên đới và chia sẻ trách nhiệm trong công việc chung, tầm quan trọng của thờ phượng, niềm tin có sự cuộc sống bên kia đời này, và nhiều giá trị khác” [100].
71. Về phương diện này, các dân tộc bản địa Vùng Amazon phát biểu phẩm chất cuộc sống chân chính như một việc “sống tốt”. Điều này bao hàm sự hòa điệu bản thân, gia đình, cộng đồng và vũ trụ và tìm được biểu thức trong cách tiếp cận cuộc sống theo lối cộng đồng, khả năng tìm thấy niềm vui và sự thỏa mãn trong một cuộc sống khắc khổ và đơn giản, và sự chăm sóc tự nhiên có trách nhiệm nhằm bảo tồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai. Các dân tộc thổ dân làm gương cho chúng ta về một sự điều độ đầy hân vui tươi và theo ý hướng này, “họ có nhiều điều để dạy chúng ta” [101]. Họ biết làm thế nào để bằng lòng với cái ít; họ thưởng thức các phúc ơn nho nhỏ của Thiên Chúa mà không tích lũy những tài sản lớn lao; họ không phá hủy sự vật một cách không cần thiết; họ quan tâm đến các hệ sinh thái và họ nhìn nhận rằng trái đất, trong khi phục vụ như một nguồn hỗ trợ hào phóng cho cuộc sống của họ, cũng có một chiều kích mẫu thân khiến ta tôn trọng và yêu thương trìu mến. Tất cả những điều này nên được coi trọng và lãnh nhận trong diễn trình truyền giảng Tin Mừng [102].
72. Trong khi làm việc cho họ và với họ, chúng ta được mời gọi “trở thành những người bạn của họ, lắng nghe họ, nói chuyện với họ và lãnh nhận sự khôn ngoan đầy mầu nhiệm mà Thiên Chúa muốn chia sẻ với chúng ta qua họ [103]. Những người sống ở các thành phố cần đánh giá cao sự khôn ngoan này và để bản thân họ được “cải tạo” khi đối diện với chủ nghĩa tiêu thụ điên cuồng và cảnh cô lập đô thị. Giáo hội có thể là một phương tiện hỗ trợ sự phục hồi văn hóa này qua một tổng hợp quý giá bằng việc rao giảng Tin Mừng. Giáo Hội cũng có thể trở thành một dấu chỉ và phương tiện bác ái, vì các cộng đồng đô thị phải truyền giáo không những cho những người ở giữa họ mà còn cho những người nghèo, những người, do nhu cầu vô cùng khốn đốn, phải rời nội địa mà đến và được chào đón. Theo cùng một cách, các cộng đồng này nên gần gũi với các di dân trẻ tuổi và giúp họ hòa nhập vào thành phố mà không sa vào tình trạng đồi bại của nó. Tất cả những hình thức nối vòng tay lớn của giáo hội này, được phát sinh từ tình yêu, đều là những đóng góp có giá trị cho diễn trình hội nhập văn hóa.
73. Hội nhập văn hóa nâng cao và hoàn thành. Chắc chắn, chúng ta nên quí trọng nền huyền nhiệm bản địa, một nền huyền nhiệm nhìn thấy sự nối kết qua lại và liên lập của toàn bộ sáng thế, nền huyền nhiệm nhưng không yêu cuộc sống như một quà phúc, nền huyền nhiệm của ngạc nhiên thánh thiêng trước thiên nhiên và mọi hình thức sự sống của nó.
Tuy nhiên, cùng một lúc, chúng ta được kêu gọi biến mối tương quan này với Thiên Chúa đang hiện diện trong vũ trụ thành mối tương quan ngày càng có tính bản thân hơn với một “Ngài”, Đấng hằng duy trì cuộc sống của chúng ta và muốn ban cho nó một ý nghĩa, một “Ngài”, Đấng biết chúng ta và yêu thương chúng ta:
“Bóng tối trôi khỏi con,
thân gỗ chết.
Nhưng ngôi sao sinh ra không trách móc bàn tay điêu luyện của đứa trẻ này,
bàn tay chinh phục nước và đêm.
Biết rằng ngài biết con
hoàn toàn, từ trước ngày con ra đời
đã đủ cho con” [104].
74. Tương tự như vậy, mối tương quan với Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật, Đấng giải phóng và cứu chuộc, không chống đối thế giới quan rõ ràng có tính vũ trụ vốn lên đặc điểm cho các dân tộc bản địa, vì Người cũng là Chúa Phục sinh thấm nhiễm mọi loài [105]. Theo kinh nghiệm Kitô giáo, “mọi tạo vật của vũ trụ vật chất đều tìm thấy ý nghĩa thực sự của chúng trong Ngôi Lời nhập thể, vì Con Thiên Chúa đã nhập thân vào trong con người của Người một phần của thế giới vật chất, gieo ở đó một hạt giống biến đổi dứt khoát” [106]. Người hiện diện một cách vinh quang và huyền nhiệm trong sông ngòi, cây cối, cá và gió, như Chúa Tể ngự trị trong sáng thế mà không bao giờ đánh mất vết thương đã biến hình của Người, trong khi trong Bí tích Thánh Thể, Người mang lấy các yếu tố của thế giới này và ban cho mọi sự ý nghĩa của ơn phục sinh.
Hội nhập văn hóa về xã hội và tâm linh
75. Vì tình trạng nghèo đói và bị bỏ rơi của rất nhiều cư dân thuộc khu vực Amazon, việc hội nhập văn hóa nhất thiết phải có cái khuôn xã hội rõ rệt, kèm với việc kiên quyết bảo vệ nhân quyền; nhờ cách này, nó sẽ mặc khải khuôn mặt Chúa Kitô, Đấng hằng “đặc biệt âu yếm muốn được đồng nhất hóa với những người yếu đuối và nghèo khổ” [107]. Thật vậy, “từ tâm điểm Tin Mừng, chúng ta thấy mối nối kết sâu sắc giữa việc truyền giảng Tin Mừng và việc thăng tiến con người” [108]. Đối với các cộng đồng Kitô giáo, điều này bao hàm một cam kết rõ ràng đối với công lý của vương quốc Thiên Chúa, qua công việc thăng tiến những người từng “bị vứt bỏ”. Thành thử có hệ luận: việc đào tạo thích đáng các nhân viên mục vụ về học thuyết xã hội của Giáo hội là điều quan trọng nhất.
76. Đồng thời, việc hội nhập văn hóa Tin Mừng vào vùng Amazon phải hòa nhập tốt hơn việc hội nhập xã hội và tâm linh, để người nghèo không phải tìm ở bên ngoài Giáo hội một nền linh đạo có thể đáp ứng các hoài mong sâu sắc nhất của họ. Điều này không có nghĩa một lòng đạo tha hóa và cá nhân chủ nghĩa sẽ làm câm lặng các đòi hỏi xã hội về một cuộc sống xứng đáng hơn, nhưng cũng không có nghĩa bỏ qua chiều kích siêu việt và tâm linh, như thể một mình việc phát triển vật chất đã đủ cho con người. Do đó, chúng ta được kêu gọi không những chỉ nối kết hai điều đó, mà là nối kết chúng ở một bình diện sâu sắc hơn. Nhờ cách này, chúng ta sẽ biểu lộ được vẻ đẹp thực sự của Tin Mừng, một vẻ đẹp nhân bản hóa hoàn toàn, làm cho con người và các dân tộc có phẩm giá toàn diện, và mang lại sự thỏa mãn cho mọi tâm hồn và toàn bộ cuộc sống.
Các khởi điểm của sự thánh thiện Amazon
77. Điều này sẽ phát sinh ra các nhân chứng của sự thánh thiện với khuôn mặt Amazon, chứ không phải mô phỏng các mô hình du nhập từ những nơi khác. Một sự thánh thiện phát sinh từ gặp gỡ và tham gia, chiêm niệm và phục vụ, cô tịch biết tiếp nhận và cuộc sống trong cộng đồng, sự điều độ tươi vui và đấu tranh cho công lý. Một sự thánh thiện đạt được bởi “mỗi cá nhân theo cách riêng của họ” [109], nhưng cũng bởi các dân tộc, nơi ân sủng được nhập thân và tỏa sáng với những đặc điểm khác biệt. Chúng ta hãy tưởng tượng một sự thánh thiện với các đặc điểm Amazon, được mời gọi thách thức Giáo hội hoàn vũ.
78. Một diễn trình hội nhập văn hóa liên quan không những các cá nhân mà cả các dân tộc đòi phải có một tình yêu biết tôn trọng và thấu hiểu đối với các dân tộc đó. Diễn trình này đã bắt đầu ở phần lớn khu vực Amazon. Hơn bốn mươi năm trước đây, các giám mục của Amazon thuộc Peru đã nhấn mạnh rằng trong nhiều nhóm có mặt ở khu vực này, những người được truyền giảng Tin Mừng, được lên khuôn bởi một nền văn hóa đa dạng và đang thay đổi, đã “được truyền giảng Tin Mừng thuở ban đầu”. Kết quả là, họ sở hữu được một số đặc điểm nào đó của Đạo Công Giáo bình dân mà, khởi đầu, có lẽ được dẫn nhập nhờ những người làm công tác mục vụ, giờ đây là điều mà người ta đã biến thành của riêng, thậm chí còn thay đổi cả ý nghĩa của chúng và truyền chúng lại từ thế hệ này sang thế hệ nọ [110]. Chúng ta đừng vội mô tả là mê tín hay tà giáo một số thực hành tôn giáo nào đó từng phát sinh một cách tự phát từ cuộc sống của các dân tộc. Thay vào đó, chúng ta nên biết cách phân biệt lúa mì đang lớn lên song song với cỏ lùng, vì “lòng đạo bình dân có thể giúp chúng ta nhìn thấy đức tin, khi đã được tiếp nhận, bèn nhập thân vào một nền văn hóa và liên tục được lưu truyền” [111].
79. Có thể tiếp nhận một biểu tượng bản địa cách nào đó, mà không nhất thiết coi việc này như việc thờ ngẫu thần. Một huyền thoại nặng ý nghĩa tâm linh có thể được sử dụng một cách có lợi và không phải lúc nào cũng bị coi là một lầm lỗi ngoại giáo. Một số lễ hội tôn giáo có ý nghĩa thánh thiêng và là dịp để tụ họp và kết nghĩa huynh đệ, dù cần một diễn trình thanh lọc hoặc trưởng thành từ từ. Một nhà truyền giáo của các linh hồn sẽ cố gắng khám phá ra các nhu cầu và quan tâm chính đáng đang tìm kiếm lối thoát trong những biểu thức tôn giáo đôi lúc bất toàn, phiến diện hoặc sai lầm, và sẽ cố gắng đáp ứng chúng bằng một nền linh đạo hội nhập văn hóa.
80. Một nền linh đạo như thế chắc chắn sẽ tập trung vào một Thiên Chúa và là Chúa duy nhất, đồng thời vào việc tiếp xúc với nhu cầu hàng ngày của những người đang phấn đấu cho một cuộc sống xứng đáng, những người muốn tận hưởng các ơn phúc của cuộc sống, tìm đựơc bình an và hòa hợp, giải quyết được các vấn đề gia đình, chăm sóc bệnh tật của họ và thấy con cái họ lớn lên hạnh phúc. Nguy hiểm lớn nhất là ngăn cản không cho họ gặp gỡ Chúa Kitô bằng cách trình bầy Người như kẻ thù của niềm vui hoặc như một con người thờ ơ với các vấn đề và khó khăn của con người [112]. Ngày nay, điều chủ yếu là phải chứng minh rằng sự thánh thiện không lấy mất điều gì khỏi “năng lực, sức sống hay niềm vui” của chúng ta [113].
Sự hội nhập văn hóa về phụng vụ
81. Sự hội nhập văn hóa của nền linh đạo Kitô giáo trong các nền văn hóa của các dân tộc nguyên thủy có thể được hưởng ơn ích một cách đặc biệt từ các bí tích, vì các bí tích hợp nhất thể thần linh và thể vũ trụ, ơn thánh và sáng thế. Trong khu vực Amazon, không nên xem xét các bí tích trong tính bất liên tục với sáng thế. Chúng “là một cách ưu tuyển, trong đó thiên nhiên được Thiên Chúa tiếp nhận để trở thành một phương tiện trung gian cho đời sống siêu nhiên” [114]. Chúng là sự hoàn thành của sáng thế, trong đó thiên nhiên được nâng lên để trở thành một căn cứ (locus) và công cụ của ơn thánh, giúp chúng ta “ôm lấy thế giới trên một bình diện khác” [115].
82. Trong Bí tích Thánh Thể, Thiên Chúa, “ở đỉnh cao của mầu nhiệm Nhập thể, đã quyết định xuống tận những tầng sâu thân thiết nhất của chúng ta qua một mảnh vật chất”. Bí tích Thánh Thể “kết hợp trời với đất; nó bao trùm và thâm nhập trọn bộ sáng thế” [116]. Vì lý do này, nó có thể là một “động lực thúc đẩy các mối quan tâm của chúng ta đối với môi trường, điều hướng chúng ta trở thành những người quản lý trọn bộ sáng thế” [117]. Theo nghĩa này, “việc gặp gỡ Thiên Chúa không có nghĩa là trốn chạy thế giới này hoặc quay lưng lại với thiên nhiên” [118]. Nó có nghĩa: chúng ta có thể nhận đưa vào phụng vụ nhiều yếu tố của riêng kinh nghiệm các dân tộc bản địa trong cuộc tiếp xúc của họ với thiên nhiên, và tôn trọng các hình thức phát biểu bản địa trong bài ca, điệu múa, nghi lễ, cử chỉ và biểu tượng. Công đồng Vatican II kêu gọi nỗ lực này nhằm hội nhập văn hóa phụng vụ nơi các dân tộc bản địa [119]; hơn năm mươi năm đã trôi qua và chúng ta vẫn còn nhiều bước phải đi xa hơn nữa dọc theo những đường hướng này [120].
83. Vào Chúa Nhật, “nền linh đạo Kitô giáo kết hợp giá trị thư giãn với giá trị lễ hội. [Ngày nay] chúng ta có xu hướng hạ thấp việc nghỉ ngơi có tính chiêm niệm, coi nó như một điều gì đó không có hiệu năng và không cần thiết, nhưng điều này đã lấy mất chính điều quan trọng hơn cả liên quan đến việc làm: đó là ý nghĩa của nó. Chúng ta được kêu gọi bao hàm vào việc làm của chúng ta chiều kích tiếp nhận và nhưng không (receptivity and gratuity) [121]. Thổ dân rất quen thuộc với tính nhưng không này và với việc giải trí chiêm niệm lành mạnh này. Các cử hành của chúng ta sẽ giúp họ cảm nghiệm điều này trong phụng vụ Chúa Nhật và gặp gỡ ánh sáng lời Chúa và Bí tích Thánh Thể, những điều soi sáng cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
84. Các bí tích mặc khải và thông truyền Thiên Chúa, Đấng gần gũi và xót thương đến để chữa lành và tăng sức cho con cái của Người. Do đó, chúng phải trở nên dễ dàng tiếp cận, nhất là đối với người nghèo và không bao giờ bị từ chối vì lý do tài chính. Trước cảnh nghèo và bị lãng quên của khu vực Amazon, cũng không có chỗ cho một kỷ luật chuyên loại trừ và xua đuổi người ta, vì cứ cách đó, cuối cùng họ sẽ bị vứt bỏ bởi một Giáo hội nay đã trở thành nhà thu lệ phí. Thay vào đó, “trong các tình huống túng thiếu khó khăn như thế, Giáo hội phải đặc biệt quan tâm đến việc cung ứng sự hiểu biết, an ủi và chấp nhận, hơn là áp đặt ngay tức khắc một bộ quy tắc chỉ dẫn người ta đến chỗ cảm thấy bị phán xét và bỏ rơi bởi chính Bà Mẹ được kêu gọi biểu lộ với họ lòng thương xót của Thiên Chúa” [122]. Đối với Giáo hội, lòng thương xót có thể trở thành một khẩu hiệu tình cảm đơn thuần trừ khi nó tìm thấy biểu hiện cụ thể trong phạm vi nối vòng tay lớn mục vụ của mình [123].
Hội nhập văn hóa các hình thức thừa tác vụ
85. Hội nhập văn hóa cũng nên được phản ảnh ngày càng gia tăng trong hình thức nhập thể của tổ chức và thừa tác vụ trong giáo hội. Nếu chúng ta muốn hội nhập văn hóa nền linh đạo, sự thánh thiện và chính Tin Mừng, làm thế nào chúng ta không thể xem xét việc hội nhập văn hóa trong các cách chúng ta đặt cơ cấu và thi hành các thừa tác vụ giáo hội? Sự hiện diện mục vụ của Giáo hội trong khu vực Amazon không đồng đều, một phần là do lãnh thổ quá rộng lớn, nhiều nơi xa xôi hẻo lánh, sự đa dạng văn hóa rộng lớn, các vấn đề xã hội nghiêm trọng và sự ưa thích của một số dân tộc muốn sống cô lập. Chúng ta không thể không quan tâm; một đáp ứng chuyên biệt và can đảm là diều được đòi hỏi nơi Giáo hội.
86. Cần nỗ lực để cấu hình thừa tác vụ cách nào đó để nó phục vụ cho việc cử hành Bí tích Thánh Thể thường xuyên hơn, ngay tại các cộng đồng xa xôi và cô lập nhất. Tại Aparecida, mọi người đều được yêu cầu lưu ý đến lời than vãn của nhiều cộng đồng Amazon, “bị tước mất việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật trong một thời gian dài” [124]. Cũng cần có các thừa tác viên có thể hiểu được các nhạy cảm và văn hóa Amazon từ bên trong.
87. Cách lên khuôn đời sống và thừa tác vụ giáo sĩ không có tính độc khối; nó phát triển những đặc điểm khác biệt ở những nơi khác nhau trên thế giới. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải xác định điều gì chuyên biệt nhất thuộc về một linh mục, điều gì không thể được ủy quyền. Câu trả lời nằm trong bí tích Truyền chức Thánh, vốn làm linh mục trở thành đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô linh mục. Do đó, kết luận đầu tiên là đặc tính độc quyền nhận được trong Bí Tích Truyền Chức thánh làm một mình linh mục đủ điều kiện để chủ trì Bí tích Thánh Thể [125]. Đó là chức năng đặc thù, chính và không thể ủy nhiệm của ngài. Có những người nghĩ rằng điều phân biệt linh mục là quyền lực, sự kiện ngài là thẩm quyền cao nhất trong cộng đồng. Tuy nhiên, Thánh Gioan Phaolô II đã giải thích rằng, mặc dù chức linh mục được coi là “có tính phẩm trật”, nhưng chức năng này không có nghĩa là vượt trội so với những chức năng khác, mà “hoàn toàn được sắp xếp cho sự thánh thiện của các chi thể Chúa Kitô” [126]. Khi người ta nói linh mục là dấu chỉ của “Chúa Kitô đứng đầu”, thì điều này chủ yếu nói đến việc Chúa Kitô là nguồn gốc của mọi ơn thánh: Người là người đứng đầu Giáo hội bởi vì “Người có quyền năng tuôn đổ ơn thánh xuống các chi thể của Giáo hội” [127].
88. Linh mục là dấu chỉ của người đứng đầu trên và là nguồn ơn thánh trước hết khi cử hành Bí tích Thánh Thể, vốn là nguồn và đỉnh cao của toàn bộ đời sống Kitô hữu [128]. Đó là quyền lực to lớn của ngài, một quyền lực chỉ có thể nhận được tiếp nhận trong bí tích Truyền chức thánh. Vì lý do này, chỉ có linh mục mới có thể nói: “Này là mình Ta”. Cũng có những hạn từ khác, chỉ có ngài mới có thể nói: “Cha tha tội cho con”. Vì ơn tha thứ bí tích là để phục vụ việc cử hành xứng đáng Bí tích Thánh Thể. Hai bí tích này nằm ở trung tâm của bản sắc độc hữu của linh mục [129].
89. Trong các hoàn cảnh chuyên biệt của khu vực Amazon, nhất là trong các khu rừng và những nơi xa xôi hơn của nó, phải tìm ra một cách để bảo đảm thừa tác vụ linh mục này. Giáo dân có thể công bố Lời Chúa, dạy dỗ, tổ chức các cộng đồng, cử hành một vài bí tích, tìm những cách khác nhau để phát biểu lòng sùng kính bình dân và phát triển nhiều ơn phúc Chúa Thánh Thần tuôn đổ nơi họ. Nhưng họ cần việc cử hành Bí tích Thánh Thể vì nó “làm thành Giáo hội” [130]. Chúng ta thậm chí có thể nói rằng “không cộng đồng Kitô hữu nào được xây dựng mà lại không lớn lên và xoay quanh việc cử hành Bí tích Thánh Thể thánh thiện nhất” [131]. Nếu chúng ta thực sự xác tín rằng đúng như thế, thì mọi nỗ lực nên được thực hiện để bảo đảm rằng các dân tộc Amazon không thiếu thức ăn tạo ra sự sống mới này và bí tích tha tội.
90. Nhu cầu khẩn thiết này khiến tôi thúc giục mọi giám mục, đặc biệt những vị ở Châu Mỹ Latinh, không những cổ vũ việc cầu nguyện cho các ơn gọi linh mục, mà còn quảng đại hơn trong việc khuyến khích những người tỏ rõ có ơn gọi truyền giáo quyết định chọn vùng Amazon [132 ]. Đồng thời, điều thích hợp là cơ cấu và nội dung của cả việc đào tạo linh mục lúc ban đầu lẫn tiếp diễn sau đó phải được sửa đổi thấu đáo, để các linh mục có thể thủ đắc các thái độ và khả năng cần có để đối thoại với các nền văn hóa Amazon. Việc đào tạo này phải ưu tiên có tính mục vụ và tạo thuận lợi cho việc phát triển lòng thương xót của linh mục [133].
Còn 1 kỳ
61. Giáo hội được kêu gọi nhập vào cuộc hành trình bên cạnh người dân khu vực Amazon. Ở châu Mỹ Latinh, hành trình này đã tìm thấy biểu hiện ưu tuyển tại Hội đồng Giám mục ở Medellin (1968) và áp dụng của nó vào khu vực Amazon tại Santarem (1972), [79], tiếp theo là Puebla (1979), Santo Domingo (1992) và Aparecida ( 2007). Cuộc hành trình này vẫn tiếp diễn, và các nỗ lực truyền giáo, nếu muốn phát triển một Giáo hội với khuôn mặt Amazon, cần phải phát triển trong nền văn hóa gặp gỡ hướng tới một sự hòa hợp đa diện” [80]. Nhưng để sự nhập thân của Giáo hội và Tin mừng khả hữu, việc công bố truyền giáo vĩ đại phải tiếp tục vang lên.
Thông điệp cần được nghe tại khu vực Amazon
62. Nhận ra nhiều vấn đề và nhu cầu xuất phát từ trái tim khu vực Amazon, chúng ta có thể trả lời bắt đầu bằng các tổ chức, các tài nguyên kỹ thuật, các cơ hội để thảo luận và các chương trình chính trị: tất cả những điều này có thể là một phần của giải pháp. Tuy nhiên, là Kitô hữu, chúng ta không thể để qua một bên lời kêu gọi đức tin mà chúng ta vốn nhận được từ Tin Mừng. Trong mong muốn của chúng ta đấu tranh bên cạnh mọi người, chúng ta không xấu hổ về Chúa Giêsu Kitô. Những người đã từng gặp gỡ Người, những người đang sống như bạn bè của Người và đồng cảm với thông điệp của Người, chắc chắn phải nói về Người và mang đến cho người khác lời đề nghị ban sự sống mới của Người: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cr 9:16).
63. Một lựa chọn chân chính đối với người nghèo và người bị bỏ rơi, đồng thời thúc đẩy chúng ta giải phóng họ khỏi nghèo đói vật chất và bảo vệ quyền lợi của họ, cũng bao gồm việc mời gọi họ tiến tới một tình bằng hữu với Chúa, một tình bằng hữu có thể nâng cao và làm họ có phẩm giá. Thật đáng buồn nếu họ nhận được từ chúng ta một bộ giáo huấn hoặc quy tắc luân lý, nhưng không phải là thông điệp cứu rỗi vĩ đại, lời kêu gọi truyền giáo nhằm nói với trái tim và mang lại ý nghĩa cho mọi sự khác ở trong đời. Chúng ta cũng không thể hài lòng với một thông điệp xã hội. Nếu chúng ta cống hiến cả đời mình để phục vụ họ, để làm việc cho công lý và phẩm giá mà họ đáng có, chúng ta không thể che giấu sự thật này: chúng ta làm thế vì chúng ta thấy Chúa Kitô trong họ và vì chúng ta thừa nhận phẩm giá vĩ đại mà họ đã nhận được từ Thiên Chúa, vốn là Cha yêu thương họ bằng tình yêu vô biên.
64. Họ có quyền nghe Tin Mừng, và trên hết là giáo lý sơ truyền, tức kerygma, vốn là “lời công bố chính, lời công bố mà chúng ta phải nghe đi nghe lại theo những cách khác nhau, lời công bố chúng ta phải công bố một cách này hay cách khác” [81]. Nó công bố một Thiên Chúa vô cùng yêu thương mọi con người nam nữ và đã mặc khải tình yêu này một cách trọn vẹn trong Chúa Giêsu Kitô, bị đóng đinh vì chúng ta và sống lại trong cuộc sống của chúng ta. Tôi sẽ yêu cầu anh chị em đọc lại bản tóm tắt ngắn gọn “thông điệp vĩ đại” này, tìm thấy trong Chương Bốn của Tông Huấn Christus Vivit. Thông điệp đó, được phát biểu nhiều cách khác nhau, phải liên tục vang lên trong khu vực Amazon. Nếu không có lời tuyên bố hăng say đó, mọi cơ cấu giáo hội sẽ trở thành một tổ chức phi chính phủ khác và chúng ta sẽ không tuân theo mệnh lệnh do Chúa Kitô ban cho chúng ta: “Hãy đi khắp thế gian và rao giảng Tin Mừng cho toàn bộ sáng thế” (Mc 16:15).
65. Bất cứ dự án phát triển nào trong đời sống Kitô hữu cần phải liên tục tập trung vào thông điệp này, vì “mọi cuộc đào tạo Kitô giáo nào cũng bao gồm việc vào sâu kerygma hơn nữa” [82]. Đáp ứng căn bản đối với thông điệp này, khi nó dẫn đến một cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa, là lòng bác ái huynh đệ, “điều răn mới, điều răn đầu tiên và lớn nhất trong các điều răn, và là điều xác định rõ nhất chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô” [83 ]. Thật vậy, giáo lý sơ truyền (kerygma) và tình bác ái huynh đệ tạo thành tổng hợp vĩ đại của toàn bộ nội dung Tin Mừng, phải được công bố không ngừng trong khu vực Amazon. Đó là điều lên khuôn cho cuộc sống của các nhà truyền giảng Tin Mừng vĩ đại của Châu Mỹ Latinh, như Thánh Turibiô thành Mogrovejo hoặc Thánh Giuse thành Anchieta.
Hội nhập văn hóa
66. Khi kiên trì thuyết giảng giáo lý sơ truyền (kerygma), Giáo hội cũng cần lớn lên trong khu vực Amazon. Khi làm như vậy, Giáo Hội liên tục lên khuôn lại bản sắc của mình qua việc lắng nghe và đối thoại với người ta, với các thực tại và lịch sử của những vùng đất nơi Giáo Hội thấy mình hiện diện. Nhờ cách này, Giáo Hội có thể ngày càng can dự nhiều hơn vào một diễn trình hội nhập văn hóa cần thiết, một diễn trình vốn không bác bỏ bất cứ điều gì tốt đẹp vốn tồn tại trong các nền văn hóa Amazon, nhưng đem nó đến sự thành toàn dưới ánh sáng Tin Mừng [84]. Giáo Hội cũng không khinh miệt sự phong phú của túi khôn Kitô giáo được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, như thể người ta muốn làm ngơ lịch sử, trong đó, Thiên Chúa vốn hành động nhiều cách. Vì Giáo hội có một khuôn mặt đa dạng, “không những về mặt không gian... mà còn cả về mặt thời gian nữa” [85]. Ở đây, chúng ta thấy Truyền thống chân chính của Giáo hội, vốn không phải là một kho tĩnh tụ hay một món đồ ở viện bảo tàng, mà là gốc rễ của một thân cây không ngừng lớn lên [86]. Truyền thống hàng ngàn năm này làm chứng cho công việc của Thiên Chúa, ở giữa dân Người và “được kêu gọi giữ cho ngọn lửa sống động hơn là để bảo vệ đống tro tàn của nó” [87].
67. Thánh Gioan Phaolô II đã dạy rằng khi đề xuất sứ điệp Tin Mừng, “Giáo hội không có ý bác bỏ quyền tự chủ của văn hóa. Ngược lại, Giáo Hội có sự tôn trọng lớn lao nhất đối với nó”, vì văn hóa, “không những là một đối tượng để cứu chuộc và nâng cao mà còn có thể đóng vai trò trung gian và hợp tác” [88]. Ngỏ lời với các dân tộc bản địa Mỹ, ngài nhắc nhở họ rằng, “một đức tin không trở thành văn hóa là một đức tin không được chấp nhận hoàn toàn, không được suy tư đầy đủ, không được sống một cách trung thành” [89]. Các thách đố văn hóa mời gọi Giáo hội duy trì “thái độ cảnh giác và phê phán”, trong khi cùng một lúc thể hiện “sự chú ý đầy tin tưởng” [90].
68. Ở đây tôi xin nhắc lại những gì tôi đã nói về việc hội nhập văn hóa trong Tông huấn Evangelii Gaudium, dựa trên niềm xác tín rằng “ơn thánh giả thiết văn hóa, và hồng phúc của Thiên Chúa lên xương thịt trong văn hóa của những người tiếp nhận nó” [91]. Chúng ta có thể thấy rằng nó bao gồm một chuyển động kép. Một mặt, một diễn trình sinh hoa trái diễn ra khi Tin Mừng bén rễ vào một nơi nhất định, vì “mỗi khi một cộng đồng nhận được sứ điệp cứu rỗi, Chúa Thánh Thần đều làm phong phú nền văn hóa của nó bằng sức mạnh biến đổi của Tin Mừng” [92]. Mặt khác, chính Giáo hội đã trải qua một diễn trình tiếp nhận làm phong phú cho Giáo Hội bằng các hoa trái mà Chúa Thánh Thần đã gieo một cách huyền nhiệm trong nền văn hóa đó. Nhờ cách này, “Chúa Thánh Thần tô điểm cho Giáo hội, cho Giáo Hội thấy những khía cạnh mới của sự mặc khải và ban cho Giáo Hội một khuôn mặt mới” [93]. Cuối cùng, điều này có nghĩa cho phép và khuyến khích các kho tàng bất tận của Tin Mừng được rao giảng “bằng các phạm trù riêng của từng nền văn hóa, tạo ra một tổng hợp mới từ nền văn hóa đặc thù đó” [94].
69. “Lịch sử Giáo hội cho thấy Kitô giáo không những chỉ có một cách phát biểu văn hóa duy nhất” [95] và “chúng ta sẽ không công bằng với luận lý học nhập thể nếu chúng ta nghĩ tới Kitô giáo như khối văn hóa đơn nhất và đơn điệu” [96]. Có nguy cơ này là các nhà truyền giảng Tin Mừng khi đến một khu vực đặc thù nào đó có thể nghĩ rằng họ không những phải truyền đạt Tin Mừng mà cả nền văn hóa nơi họ lớn lên, mà không nhận ra rằng điều chủ yếu không phải là “áp đặt một hình thức văn hóa chuyên biệt, bất kể nó đẹp hay cổ kính thế nào” [97]. Điều cần thiết là việc can đảm cởi mở đối với sự mới mẻ của Thần Khí, Đấng luôn có tkhả năng tạo ra một điều gì đó mới mẻ bằng sự phong phú bất tận của Chúa Giêsu Kitô. Thật vậy, “hội nhập văn hóa làm Giáo hội dấn thân vào một hành trình khó khăn nhưng cần thiết” [98]. Đúng vậy, “đây luôn là một diễn trình chậm chạp và chúng ta có thể sợ hãi quá mức”, kết cục sẽ “chỉ là khách bàng quan giữa lúc Giáo hội từ từ trì trệ” [99]. Nhưng chúng ta đừng sợ hãi; chúng ta đừng cắt đôi cánh của Chúa Thánh Thần.
Các nẻo đường hội nhập văn hóa ở khu vực Amazon
70. Để thực hiện được một cuộc hội nhập văn hóa đổi mới Tin Mừng trong khu vực Amazon, Giáo Hội cần lắng nghe sự khôn ngoan của tổ tiên họ, một lần nữa lắng nghe tiếng nói của những bậc trưởng thượng, nhìn nhận các giá trị hiện diện trong lối sống của các cộng đồng nguyên thủy và phục hồi các câu chuyện phong phú của các dân tộc của họ. Trong khu vực Amazon, chúng ta được thừa hưởng nhiều kho tàng vĩ đại từ các nền văn hóa tiền Columb us. Chúng bao gồm “sự cởi mở đối với hành động của Thiên Chúa, cảm thức biết ơn trước các hoa trái của trái đất, đặc tính thánh thiêng của sự sống con người và lòng quí trọng gia đình, cảm thức liên đới và chia sẻ trách nhiệm trong công việc chung, tầm quan trọng của thờ phượng, niềm tin có sự cuộc sống bên kia đời này, và nhiều giá trị khác” [100].
71. Về phương diện này, các dân tộc bản địa Vùng Amazon phát biểu phẩm chất cuộc sống chân chính như một việc “sống tốt”. Điều này bao hàm sự hòa điệu bản thân, gia đình, cộng đồng và vũ trụ và tìm được biểu thức trong cách tiếp cận cuộc sống theo lối cộng đồng, khả năng tìm thấy niềm vui và sự thỏa mãn trong một cuộc sống khắc khổ và đơn giản, và sự chăm sóc tự nhiên có trách nhiệm nhằm bảo tồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai. Các dân tộc thổ dân làm gương cho chúng ta về một sự điều độ đầy hân vui tươi và theo ý hướng này, “họ có nhiều điều để dạy chúng ta” [101]. Họ biết làm thế nào để bằng lòng với cái ít; họ thưởng thức các phúc ơn nho nhỏ của Thiên Chúa mà không tích lũy những tài sản lớn lao; họ không phá hủy sự vật một cách không cần thiết; họ quan tâm đến các hệ sinh thái và họ nhìn nhận rằng trái đất, trong khi phục vụ như một nguồn hỗ trợ hào phóng cho cuộc sống của họ, cũng có một chiều kích mẫu thân khiến ta tôn trọng và yêu thương trìu mến. Tất cả những điều này nên được coi trọng và lãnh nhận trong diễn trình truyền giảng Tin Mừng [102].
72. Trong khi làm việc cho họ và với họ, chúng ta được mời gọi “trở thành những người bạn của họ, lắng nghe họ, nói chuyện với họ và lãnh nhận sự khôn ngoan đầy mầu nhiệm mà Thiên Chúa muốn chia sẻ với chúng ta qua họ [103]. Những người sống ở các thành phố cần đánh giá cao sự khôn ngoan này và để bản thân họ được “cải tạo” khi đối diện với chủ nghĩa tiêu thụ điên cuồng và cảnh cô lập đô thị. Giáo hội có thể là một phương tiện hỗ trợ sự phục hồi văn hóa này qua một tổng hợp quý giá bằng việc rao giảng Tin Mừng. Giáo Hội cũng có thể trở thành một dấu chỉ và phương tiện bác ái, vì các cộng đồng đô thị phải truyền giáo không những cho những người ở giữa họ mà còn cho những người nghèo, những người, do nhu cầu vô cùng khốn đốn, phải rời nội địa mà đến và được chào đón. Theo cùng một cách, các cộng đồng này nên gần gũi với các di dân trẻ tuổi và giúp họ hòa nhập vào thành phố mà không sa vào tình trạng đồi bại của nó. Tất cả những hình thức nối vòng tay lớn của giáo hội này, được phát sinh từ tình yêu, đều là những đóng góp có giá trị cho diễn trình hội nhập văn hóa.
73. Hội nhập văn hóa nâng cao và hoàn thành. Chắc chắn, chúng ta nên quí trọng nền huyền nhiệm bản địa, một nền huyền nhiệm nhìn thấy sự nối kết qua lại và liên lập của toàn bộ sáng thế, nền huyền nhiệm nhưng không yêu cuộc sống như một quà phúc, nền huyền nhiệm của ngạc nhiên thánh thiêng trước thiên nhiên và mọi hình thức sự sống của nó.
Tuy nhiên, cùng một lúc, chúng ta được kêu gọi biến mối tương quan này với Thiên Chúa đang hiện diện trong vũ trụ thành mối tương quan ngày càng có tính bản thân hơn với một “Ngài”, Đấng hằng duy trì cuộc sống của chúng ta và muốn ban cho nó một ý nghĩa, một “Ngài”, Đấng biết chúng ta và yêu thương chúng ta:
“Bóng tối trôi khỏi con,
thân gỗ chết.
Nhưng ngôi sao sinh ra không trách móc bàn tay điêu luyện của đứa trẻ này,
bàn tay chinh phục nước và đêm.
Biết rằng ngài biết con
hoàn toàn, từ trước ngày con ra đời
đã đủ cho con” [104].
74. Tương tự như vậy, mối tương quan với Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật, Đấng giải phóng và cứu chuộc, không chống đối thế giới quan rõ ràng có tính vũ trụ vốn lên đặc điểm cho các dân tộc bản địa, vì Người cũng là Chúa Phục sinh thấm nhiễm mọi loài [105]. Theo kinh nghiệm Kitô giáo, “mọi tạo vật của vũ trụ vật chất đều tìm thấy ý nghĩa thực sự của chúng trong Ngôi Lời nhập thể, vì Con Thiên Chúa đã nhập thân vào trong con người của Người một phần của thế giới vật chất, gieo ở đó một hạt giống biến đổi dứt khoát” [106]. Người hiện diện một cách vinh quang và huyền nhiệm trong sông ngòi, cây cối, cá và gió, như Chúa Tể ngự trị trong sáng thế mà không bao giờ đánh mất vết thương đã biến hình của Người, trong khi trong Bí tích Thánh Thể, Người mang lấy các yếu tố của thế giới này và ban cho mọi sự ý nghĩa của ơn phục sinh.
Hội nhập văn hóa về xã hội và tâm linh
75. Vì tình trạng nghèo đói và bị bỏ rơi của rất nhiều cư dân thuộc khu vực Amazon, việc hội nhập văn hóa nhất thiết phải có cái khuôn xã hội rõ rệt, kèm với việc kiên quyết bảo vệ nhân quyền; nhờ cách này, nó sẽ mặc khải khuôn mặt Chúa Kitô, Đấng hằng “đặc biệt âu yếm muốn được đồng nhất hóa với những người yếu đuối và nghèo khổ” [107]. Thật vậy, “từ tâm điểm Tin Mừng, chúng ta thấy mối nối kết sâu sắc giữa việc truyền giảng Tin Mừng và việc thăng tiến con người” [108]. Đối với các cộng đồng Kitô giáo, điều này bao hàm một cam kết rõ ràng đối với công lý của vương quốc Thiên Chúa, qua công việc thăng tiến những người từng “bị vứt bỏ”. Thành thử có hệ luận: việc đào tạo thích đáng các nhân viên mục vụ về học thuyết xã hội của Giáo hội là điều quan trọng nhất.
76. Đồng thời, việc hội nhập văn hóa Tin Mừng vào vùng Amazon phải hòa nhập tốt hơn việc hội nhập xã hội và tâm linh, để người nghèo không phải tìm ở bên ngoài Giáo hội một nền linh đạo có thể đáp ứng các hoài mong sâu sắc nhất của họ. Điều này không có nghĩa một lòng đạo tha hóa và cá nhân chủ nghĩa sẽ làm câm lặng các đòi hỏi xã hội về một cuộc sống xứng đáng hơn, nhưng cũng không có nghĩa bỏ qua chiều kích siêu việt và tâm linh, như thể một mình việc phát triển vật chất đã đủ cho con người. Do đó, chúng ta được kêu gọi không những chỉ nối kết hai điều đó, mà là nối kết chúng ở một bình diện sâu sắc hơn. Nhờ cách này, chúng ta sẽ biểu lộ được vẻ đẹp thực sự của Tin Mừng, một vẻ đẹp nhân bản hóa hoàn toàn, làm cho con người và các dân tộc có phẩm giá toàn diện, và mang lại sự thỏa mãn cho mọi tâm hồn và toàn bộ cuộc sống.
Các khởi điểm của sự thánh thiện Amazon
77. Điều này sẽ phát sinh ra các nhân chứng của sự thánh thiện với khuôn mặt Amazon, chứ không phải mô phỏng các mô hình du nhập từ những nơi khác. Một sự thánh thiện phát sinh từ gặp gỡ và tham gia, chiêm niệm và phục vụ, cô tịch biết tiếp nhận và cuộc sống trong cộng đồng, sự điều độ tươi vui và đấu tranh cho công lý. Một sự thánh thiện đạt được bởi “mỗi cá nhân theo cách riêng của họ” [109], nhưng cũng bởi các dân tộc, nơi ân sủng được nhập thân và tỏa sáng với những đặc điểm khác biệt. Chúng ta hãy tưởng tượng một sự thánh thiện với các đặc điểm Amazon, được mời gọi thách thức Giáo hội hoàn vũ.
78. Một diễn trình hội nhập văn hóa liên quan không những các cá nhân mà cả các dân tộc đòi phải có một tình yêu biết tôn trọng và thấu hiểu đối với các dân tộc đó. Diễn trình này đã bắt đầu ở phần lớn khu vực Amazon. Hơn bốn mươi năm trước đây, các giám mục của Amazon thuộc Peru đã nhấn mạnh rằng trong nhiều nhóm có mặt ở khu vực này, những người được truyền giảng Tin Mừng, được lên khuôn bởi một nền văn hóa đa dạng và đang thay đổi, đã “được truyền giảng Tin Mừng thuở ban đầu”. Kết quả là, họ sở hữu được một số đặc điểm nào đó của Đạo Công Giáo bình dân mà, khởi đầu, có lẽ được dẫn nhập nhờ những người làm công tác mục vụ, giờ đây là điều mà người ta đã biến thành của riêng, thậm chí còn thay đổi cả ý nghĩa của chúng và truyền chúng lại từ thế hệ này sang thế hệ nọ [110]. Chúng ta đừng vội mô tả là mê tín hay tà giáo một số thực hành tôn giáo nào đó từng phát sinh một cách tự phát từ cuộc sống của các dân tộc. Thay vào đó, chúng ta nên biết cách phân biệt lúa mì đang lớn lên song song với cỏ lùng, vì “lòng đạo bình dân có thể giúp chúng ta nhìn thấy đức tin, khi đã được tiếp nhận, bèn nhập thân vào một nền văn hóa và liên tục được lưu truyền” [111].
79. Có thể tiếp nhận một biểu tượng bản địa cách nào đó, mà không nhất thiết coi việc này như việc thờ ngẫu thần. Một huyền thoại nặng ý nghĩa tâm linh có thể được sử dụng một cách có lợi và không phải lúc nào cũng bị coi là một lầm lỗi ngoại giáo. Một số lễ hội tôn giáo có ý nghĩa thánh thiêng và là dịp để tụ họp và kết nghĩa huynh đệ, dù cần một diễn trình thanh lọc hoặc trưởng thành từ từ. Một nhà truyền giáo của các linh hồn sẽ cố gắng khám phá ra các nhu cầu và quan tâm chính đáng đang tìm kiếm lối thoát trong những biểu thức tôn giáo đôi lúc bất toàn, phiến diện hoặc sai lầm, và sẽ cố gắng đáp ứng chúng bằng một nền linh đạo hội nhập văn hóa.
80. Một nền linh đạo như thế chắc chắn sẽ tập trung vào một Thiên Chúa và là Chúa duy nhất, đồng thời vào việc tiếp xúc với nhu cầu hàng ngày của những người đang phấn đấu cho một cuộc sống xứng đáng, những người muốn tận hưởng các ơn phúc của cuộc sống, tìm đựơc bình an và hòa hợp, giải quyết được các vấn đề gia đình, chăm sóc bệnh tật của họ và thấy con cái họ lớn lên hạnh phúc. Nguy hiểm lớn nhất là ngăn cản không cho họ gặp gỡ Chúa Kitô bằng cách trình bầy Người như kẻ thù của niềm vui hoặc như một con người thờ ơ với các vấn đề và khó khăn của con người [112]. Ngày nay, điều chủ yếu là phải chứng minh rằng sự thánh thiện không lấy mất điều gì khỏi “năng lực, sức sống hay niềm vui” của chúng ta [113].
Sự hội nhập văn hóa về phụng vụ
81. Sự hội nhập văn hóa của nền linh đạo Kitô giáo trong các nền văn hóa của các dân tộc nguyên thủy có thể được hưởng ơn ích một cách đặc biệt từ các bí tích, vì các bí tích hợp nhất thể thần linh và thể vũ trụ, ơn thánh và sáng thế. Trong khu vực Amazon, không nên xem xét các bí tích trong tính bất liên tục với sáng thế. Chúng “là một cách ưu tuyển, trong đó thiên nhiên được Thiên Chúa tiếp nhận để trở thành một phương tiện trung gian cho đời sống siêu nhiên” [114]. Chúng là sự hoàn thành của sáng thế, trong đó thiên nhiên được nâng lên để trở thành một căn cứ (locus) và công cụ của ơn thánh, giúp chúng ta “ôm lấy thế giới trên một bình diện khác” [115].
82. Trong Bí tích Thánh Thể, Thiên Chúa, “ở đỉnh cao của mầu nhiệm Nhập thể, đã quyết định xuống tận những tầng sâu thân thiết nhất của chúng ta qua một mảnh vật chất”. Bí tích Thánh Thể “kết hợp trời với đất; nó bao trùm và thâm nhập trọn bộ sáng thế” [116]. Vì lý do này, nó có thể là một “động lực thúc đẩy các mối quan tâm của chúng ta đối với môi trường, điều hướng chúng ta trở thành những người quản lý trọn bộ sáng thế” [117]. Theo nghĩa này, “việc gặp gỡ Thiên Chúa không có nghĩa là trốn chạy thế giới này hoặc quay lưng lại với thiên nhiên” [118]. Nó có nghĩa: chúng ta có thể nhận đưa vào phụng vụ nhiều yếu tố của riêng kinh nghiệm các dân tộc bản địa trong cuộc tiếp xúc của họ với thiên nhiên, và tôn trọng các hình thức phát biểu bản địa trong bài ca, điệu múa, nghi lễ, cử chỉ và biểu tượng. Công đồng Vatican II kêu gọi nỗ lực này nhằm hội nhập văn hóa phụng vụ nơi các dân tộc bản địa [119]; hơn năm mươi năm đã trôi qua và chúng ta vẫn còn nhiều bước phải đi xa hơn nữa dọc theo những đường hướng này [120].
83. Vào Chúa Nhật, “nền linh đạo Kitô giáo kết hợp giá trị thư giãn với giá trị lễ hội. [Ngày nay] chúng ta có xu hướng hạ thấp việc nghỉ ngơi có tính chiêm niệm, coi nó như một điều gì đó không có hiệu năng và không cần thiết, nhưng điều này đã lấy mất chính điều quan trọng hơn cả liên quan đến việc làm: đó là ý nghĩa của nó. Chúng ta được kêu gọi bao hàm vào việc làm của chúng ta chiều kích tiếp nhận và nhưng không (receptivity and gratuity) [121]. Thổ dân rất quen thuộc với tính nhưng không này và với việc giải trí chiêm niệm lành mạnh này. Các cử hành của chúng ta sẽ giúp họ cảm nghiệm điều này trong phụng vụ Chúa Nhật và gặp gỡ ánh sáng lời Chúa và Bí tích Thánh Thể, những điều soi sáng cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
84. Các bí tích mặc khải và thông truyền Thiên Chúa, Đấng gần gũi và xót thương đến để chữa lành và tăng sức cho con cái của Người. Do đó, chúng phải trở nên dễ dàng tiếp cận, nhất là đối với người nghèo và không bao giờ bị từ chối vì lý do tài chính. Trước cảnh nghèo và bị lãng quên của khu vực Amazon, cũng không có chỗ cho một kỷ luật chuyên loại trừ và xua đuổi người ta, vì cứ cách đó, cuối cùng họ sẽ bị vứt bỏ bởi một Giáo hội nay đã trở thành nhà thu lệ phí. Thay vào đó, “trong các tình huống túng thiếu khó khăn như thế, Giáo hội phải đặc biệt quan tâm đến việc cung ứng sự hiểu biết, an ủi và chấp nhận, hơn là áp đặt ngay tức khắc một bộ quy tắc chỉ dẫn người ta đến chỗ cảm thấy bị phán xét và bỏ rơi bởi chính Bà Mẹ được kêu gọi biểu lộ với họ lòng thương xót của Thiên Chúa” [122]. Đối với Giáo hội, lòng thương xót có thể trở thành một khẩu hiệu tình cảm đơn thuần trừ khi nó tìm thấy biểu hiện cụ thể trong phạm vi nối vòng tay lớn mục vụ của mình [123].
Hội nhập văn hóa các hình thức thừa tác vụ
85. Hội nhập văn hóa cũng nên được phản ảnh ngày càng gia tăng trong hình thức nhập thể của tổ chức và thừa tác vụ trong giáo hội. Nếu chúng ta muốn hội nhập văn hóa nền linh đạo, sự thánh thiện và chính Tin Mừng, làm thế nào chúng ta không thể xem xét việc hội nhập văn hóa trong các cách chúng ta đặt cơ cấu và thi hành các thừa tác vụ giáo hội? Sự hiện diện mục vụ của Giáo hội trong khu vực Amazon không đồng đều, một phần là do lãnh thổ quá rộng lớn, nhiều nơi xa xôi hẻo lánh, sự đa dạng văn hóa rộng lớn, các vấn đề xã hội nghiêm trọng và sự ưa thích của một số dân tộc muốn sống cô lập. Chúng ta không thể không quan tâm; một đáp ứng chuyên biệt và can đảm là diều được đòi hỏi nơi Giáo hội.
86. Cần nỗ lực để cấu hình thừa tác vụ cách nào đó để nó phục vụ cho việc cử hành Bí tích Thánh Thể thường xuyên hơn, ngay tại các cộng đồng xa xôi và cô lập nhất. Tại Aparecida, mọi người đều được yêu cầu lưu ý đến lời than vãn của nhiều cộng đồng Amazon, “bị tước mất việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật trong một thời gian dài” [124]. Cũng cần có các thừa tác viên có thể hiểu được các nhạy cảm và văn hóa Amazon từ bên trong.
87. Cách lên khuôn đời sống và thừa tác vụ giáo sĩ không có tính độc khối; nó phát triển những đặc điểm khác biệt ở những nơi khác nhau trên thế giới. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải xác định điều gì chuyên biệt nhất thuộc về một linh mục, điều gì không thể được ủy quyền. Câu trả lời nằm trong bí tích Truyền chức Thánh, vốn làm linh mục trở thành đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô linh mục. Do đó, kết luận đầu tiên là đặc tính độc quyền nhận được trong Bí Tích Truyền Chức thánh làm một mình linh mục đủ điều kiện để chủ trì Bí tích Thánh Thể [125]. Đó là chức năng đặc thù, chính và không thể ủy nhiệm của ngài. Có những người nghĩ rằng điều phân biệt linh mục là quyền lực, sự kiện ngài là thẩm quyền cao nhất trong cộng đồng. Tuy nhiên, Thánh Gioan Phaolô II đã giải thích rằng, mặc dù chức linh mục được coi là “có tính phẩm trật”, nhưng chức năng này không có nghĩa là vượt trội so với những chức năng khác, mà “hoàn toàn được sắp xếp cho sự thánh thiện của các chi thể Chúa Kitô” [126]. Khi người ta nói linh mục là dấu chỉ của “Chúa Kitô đứng đầu”, thì điều này chủ yếu nói đến việc Chúa Kitô là nguồn gốc của mọi ơn thánh: Người là người đứng đầu Giáo hội bởi vì “Người có quyền năng tuôn đổ ơn thánh xuống các chi thể của Giáo hội” [127].
88. Linh mục là dấu chỉ của người đứng đầu trên và là nguồn ơn thánh trước hết khi cử hành Bí tích Thánh Thể, vốn là nguồn và đỉnh cao của toàn bộ đời sống Kitô hữu [128]. Đó là quyền lực to lớn của ngài, một quyền lực chỉ có thể nhận được tiếp nhận trong bí tích Truyền chức thánh. Vì lý do này, chỉ có linh mục mới có thể nói: “Này là mình Ta”. Cũng có những hạn từ khác, chỉ có ngài mới có thể nói: “Cha tha tội cho con”. Vì ơn tha thứ bí tích là để phục vụ việc cử hành xứng đáng Bí tích Thánh Thể. Hai bí tích này nằm ở trung tâm của bản sắc độc hữu của linh mục [129].
89. Trong các hoàn cảnh chuyên biệt của khu vực Amazon, nhất là trong các khu rừng và những nơi xa xôi hơn của nó, phải tìm ra một cách để bảo đảm thừa tác vụ linh mục này. Giáo dân có thể công bố Lời Chúa, dạy dỗ, tổ chức các cộng đồng, cử hành một vài bí tích, tìm những cách khác nhau để phát biểu lòng sùng kính bình dân và phát triển nhiều ơn phúc Chúa Thánh Thần tuôn đổ nơi họ. Nhưng họ cần việc cử hành Bí tích Thánh Thể vì nó “làm thành Giáo hội” [130]. Chúng ta thậm chí có thể nói rằng “không cộng đồng Kitô hữu nào được xây dựng mà lại không lớn lên và xoay quanh việc cử hành Bí tích Thánh Thể thánh thiện nhất” [131]. Nếu chúng ta thực sự xác tín rằng đúng như thế, thì mọi nỗ lực nên được thực hiện để bảo đảm rằng các dân tộc Amazon không thiếu thức ăn tạo ra sự sống mới này và bí tích tha tội.
90. Nhu cầu khẩn thiết này khiến tôi thúc giục mọi giám mục, đặc biệt những vị ở Châu Mỹ Latinh, không những cổ vũ việc cầu nguyện cho các ơn gọi linh mục, mà còn quảng đại hơn trong việc khuyến khích những người tỏ rõ có ơn gọi truyền giáo quyết định chọn vùng Amazon [132 ]. Đồng thời, điều thích hợp là cơ cấu và nội dung của cả việc đào tạo linh mục lúc ban đầu lẫn tiếp diễn sau đó phải được sửa đổi thấu đáo, để các linh mục có thể thủ đắc các thái độ và khả năng cần có để đối thoại với các nền văn hóa Amazon. Việc đào tạo này phải ưu tiên có tính mục vụ và tạo thuận lợi cho việc phát triển lòng thương xót của linh mục [133].
Còn 1 kỳ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét