Trang

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Hoa quả của Thần Khí

“HOA QUẢ CỦA THẦN KHÍ LÀ: BÁC ÁI, HOAN LẠC, BÌNH AN, ĐẠI LƯỢNG, NHÂN HẬU, TỪ TÂM, TRUNG TÍN, HIỀN HOÀ, TIẾT ĐỘ.” (GALÁT 5:22)
dTông đồ Phaolô viết cho các tín hữu Kitô ở miền Ga-lát, họ đã đón nhận từ thánh nhân lời rao giảng Tin mừng, nhưng nay thánh nhân trách họ là đã không am hiểu ý nghĩa của sự tự do Kitô.

Đối với dân Ít-ra-en sự tự do là ơn Thiên Chúa ban: Người đã kéo họ ra khỏi vòng nô lệ tại Ai-cập, đã dẫn đưa họ dến miền đất mới và đã ký kết với họ một giao ước trung thành lẫn nhau.

Cũng thế thánh Phaolô mạnh mẽ khẳng định là sự tự do Kitô là một hồng ân của Chúa Giêsu.

Thực vậy, Người ban cho ta khả năng giống như Người và trong Người trở nên con cái Thiên Chúa, Đấng là Tình yêu. Cả chúng ta, khi bắt chước Chúa Cha như Chúa Giêsu đã dạy[1] và chỉ bảo[2] qua cuộc sống của Người, chúng ta cũng có thể học biết cùng một thái độ nhân từ đối với mọi người, bằng cách đặt mình phục vụ nguời khác.

Đối với thánh Phaolô, điều xem ra vô nghĩa là “sự tự do phục vu” này có thể thực hiện được nhờ ân sủng của Chúa Thánh thần, Đấng mà Chúa Giêsu đã ban cho nhân loại qua cái chết trên thập gía của Người.

Thực vậy, chính Chúa Thánh thần ban cho chúng ta sức mạnh để ra khỏi tù ngục ích kỷ của ta - đầy chia rẽ, bất công, phản bội, bạo động – và dẫn đưa chúng ta đến sự tự do đích thực.

“Hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an,
đại lượng, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ”

Sự tự do Kitô, ngoài việc đó là một hồng ân, cũng là sự dấn thân. Dấn thân đầu tiên là đón nhận Chúa Thánh thần trong lòng mình, dành chỗ cho Người và nhìn nhận tiếng của Người trong ta.

Chị Chiara đã viết: “[…] “Trước hết chúng ta phải càng ngày càng ý thức hơn về sự hiện diện của Chúa Thánh thần trong ta: chúng ta mang trong tâm khảm của mình một kho tàng bao la; nhưng chúng ta không nhận ra đủ. […] Sau đó, để tiếng của Người được ta nghe và đi theo, ta phải khước từ […] những cám dỗ, bằng cách cắt bỏ ngay lập tức những đề nghị của chúng; chấp nhận những công việc mà Chúa đã trao phó cho ta; chấp nhận lòng mến yêu đối với mọi người thân cận; chấp nhận những thử thách và những khó khăn ta gặp… Làm như vậy Chúa Thánh thần sẽ hướng dẫn ta, ban cho cuộc sống Kitô của ta một hương vị, sức mạnh, sự quyết định, vẻ sáng ngời không thể thiếu, nếu ta sống thực. Lúc đó cả người gần gũi ta cũng sẽ nhận ra là ta không chỉ là con cái của một gia đình nhân loại, mà là con cái Thiên Chúa”[3]

Th
c vậy Chúa Thánh thần kêu gọi ta đưa mình ra khỏi trung tâm những lo lắng của ta, để đón nhận, lắng nghe, chia sẻ những của cải vật chất và tinh thần, tha thứ hay săn sóc nhiều người trong những tình cảnh khác nhau ta gặp hàng ngày.

Và thái độ này cho phép ta nghiệm được hoa qủa đặc biệt của Chúa Thánh thần: đó là sự tăng trưởng về chính nhân tính của ta để được thực sự tự do. Thực vậy nó làm cho phát sinh và lớn lên nơi ta khả năng và những nguồn lực mà, khi sống đóng kín nơi mình, chúng mãi mãi bị chôn vùi và không được biết đến.

Như vậy mỗi hành động của ta là một dịp không được bỏ qua để khước từ sự nô lệ cho ích kỷ và chấp nhận sự tự do của lòng mến yêu.

“Hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an,
đại lượng, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ”

Ai đón nhận trong lòng tác động của Chúa Thánh thần thì người đó cũng góp phần vào việc xây dựng những quan hệ tích cực của con người, qua tất cả những sinh hoạt hàng ngày, trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Ông Carlo Colombiano, một nhà kinh doanh, là người chồng và người cha, có một xưởng tại miền bắc nước Ý.

Trong số sáu chục công nhân, khoảng một phần tư không phải là người Ý quốc và trong đó một số người đã trải qua những kinh nghiệm bi thương. Khi được một phóng viên hỏi, ông đã kể như sau:

“Cả chỗ làm việc cũng có thể và phải giúp vào việc hội nhập của những người đó. Tôi lo cho những sinh hoạt khai thác, tái chế những nguyên liệu xây dựng, tôi có trách nhiệm đối với môi sinh, lãnh thổ nơi tôi sinh sống. Cách đây một vài năm, cơn khủng hoảng đã ập xuống nặng nề: lúc đó nên cứu cơ sở hay công nhân? Chúng tôi đã động viên một số người, chúng tôi đã nói chuyện với họ, tìm những giải quyết ít đau thương, nhưng đó là việc bi đát làm tôi mất ngủ. Việc đó tôi có thể làm tốt hay không được tốt; nhưng tôi tìm cách thực hiện tốt hơn bao nhiêu có thể. Tôi tin tưởng vào sự lây lan tích cực của những ý tưởng. Cơ sở kinh  doanh mà chỉ nghĩ đến tiền thu được, đến những con số, thì có một tương lai ngắn ngủi: đối với tôi ở trung tâm của mọi sinh hoạt là con người. Tôi là một tín hữu và tôi xác tín rằng sự hòa hợp giữa cơ sở kinh doanh và tình liên đới không phải là một ảo tưởng.”

Như vậy chúng ta hãy can đảm khởi động ơn gọi cá nhân là đạt đến tự do trong môi trường nơi ta sống và làm việc.

Như thế chúng ta sẽ cho phép Chúa Thánh thần đạt được và cũng canh tân cuộc sống của biết bao người chung quanh ta, bằng cách đẩy lịch sử hướng về những chân trời “hoan lạc, an bình, đại lượng, nhân hậu…”

 
Letizia Magri
 

[1] Mt 5, 4348; Lc 6, 36.
[2] Mc 10, 45.
[3] Cf C. Lubich, Possediamo un Tesoro, Città Nuova, 44, (2000), 10, p. 7.
 
Nguồn: simonhoadalat.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét