CHÌA KHÓA VÀ ĐÁ TẢNG
Chúa Nhật 21 Thường Niên A
Trang Tin mừng hôm nay, Chúa trao cho thánh Phêrô hai sứ vụ quan trọng là “Chìa Khóa” và là “Đá Tảng”: “Thầy sẽ trao cho con chìa khóa Nước Trời”; "Trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng được”.
1. Chìa Khóa
Bài đọc 1, Thiên Chúa phán về ông Engiakim con của Khinkigiahu: “Chìa khóa nhà Đavit, Ta sẽ đặt lên vai nó. Nó mở ra thì không ai đóng được, nó đóng lại thì không ai mở được” (Is 22, 22). Chúa Giêsu không nói về chìa khóa nhà Đavit mà mà chìa khóa Nước Trời. Sau khi thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng Sống; và với lời tuyên xưng này, ngài đã được Chúa trao “Chìa Khóa Nước Trời", đó là quyền lãnh đạo Dân Chúa, quyền đóng mở và bảo quản kho tàng thiêng liêng của Hội Thánh, đó chính là Lời Chúa, các Bí tích. Sau này khi Phục Sinh, bên bờ hồ Tibêria, Chúa trao quyền mục tử quản trị “Hãy chăm sóc đàn chiên của Thầy” (Ga 21, 17).
Trong Kinh Thánh, chìa khóa tượng trưng cho quyền cai quản và điều hành, là biểu tượng của sự tin tưởng, uy quyền và trách nhiệm. Chúa Giêsu đã trao chìa khóa cho thánh Phêrô. Chúa tin tưởng thánh Phêrô, trao cho ngài quyền hành và trách nhiệm để hướng dẫn Hội Thánh trên trần gian: “Thầy sẽ trao cho con chìa khóa Nước Trời; sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở”. “Trên trời và dưới đất”, “tháo cởi và cầm buộc”, Chúa Giêsu là dòng dõi Đavit, không phải để kế thừa vương quốc trần gian mà là vương quốc vĩnh cửu của Nước Trời. Quyền “cầm buộc và tháo cởi” là hai hành động diễn tả việc giảng dạy và áp dụng Luật Môsê do các thầy dạy (Rapbi) của Itraen, điều đó cũng có nghĩa là quyền tha tội, quyền đưa ra những phán quyết về giáo lý và những quyết định về kỷ luật trong Hội Thánh.
Trước lễ cung hiến Nhà thờ mới, có nghi thức trao chìa khoá mở cửa Nhà thờ. Đức Giám Mục trao chìa khóa cho Linh Mục Quản Xứ để ngài mở cửa Nhà thờ.Nghi thức này muốn nói lên rằng: việc quản trị Nhà thờ trên toàn Giáo phận là thuộc Đức Giám Mục Giáo Phận, còn Linh Mục Quản Xứ chỉ là người nhận quyền từ Đức Giám Mục, thay mặt Đức Giám Mục trông coi, cũng như cử hành và ban phát các bí tích cho cộng đoàn Dân Chúa tại Nhà thờ này.
Nếu hiểu chìa khóa là biểu tượng nói lên sự tin tưởng, quyền hành và trách nhiệm thì không chỉ riêng thánh Phêrô đã lãnh nhận chìa khóa Chúa trao; mà qua ngài, qua Hội Thánh, hết thảy mọi tín hữu cũng đều được lãnh nhận chìa khóa ấy khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chìa khóa ấy không gì khác hơn là tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và đồng thời tin tưởng chúng ta cũng là con Thiên Chúa. Quyền làm con Thiên Chúa chính là “chìa khóa Nước Trời” cho mỗi người và cho những người có trách nhiệm liên hệ. Chìa khóa chính là hạt giống đức tin từ ngày lãnh nhận làn nước Bí tích Rửa tội giúp họ mở cửa bước vào kho tàng ân đức của Chúa nơi các Bí tích.
Nói đến chìa khóa là phải nghĩ đến ổ khóa. Ổ khóa là để thực thi chức năng bảo vệ những gì được xem là quý giá mà có thể bị mất vì kẻ trộm, kẻ cướp. Chúa Giêsu nói là trao chìa khóa cho Phêrô, thế thì Người trao cho ông khi nào? Có thể khẳng định là Người đã trao chìa khóa Nước Trời cho Phêrô trong lần hiện ra tại bờ hồ Tibêria khi Người từ cõi chết sống lại. “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy…Hãy chăn dắt chiên của Thầy…”. Nhận lấy chìa khóa là nhận lấy trách vụ bảo vệ. Để có thể chu toàn trách vụ bảo vệ thì trước hết cần phải trân quý cái mình bảo vệ đồng thời nhận rõ các nguy cơ khiến có thể mất nó. Chúa đã trao cho Phêrô chìa khóa để bảo vệ đoàn chiên. Chúa cũng đã trao chìa khóa cho các giám mục để chăm sóc, bảo vệ đặc biệt đoàn chiên trong các Hội Thánh địa phương.
Chúa Giêsu đã trao chìa khóa Nước Trời cho Phêrô, nhưng ngài không cầm chìa khóa bằng sắt thép hay kỹ thuật số, mà chìa khóa ấy chính là bí tích hòa giải. Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo dạy: Quyền “trói và cởi” là quyền tha thứ các tội lỗi, công bố những phán đoán về giáo lý và đưa ra những quyết định có tính kỷ luật trong Giáo hội (x. số 553).
2. Đá Tảng
Sau khi Phêrô và các môn đệ biết nguồn gốc lời tuyên xưng của Phêrô là do Cha trên trời mạc khải, Chúa Giêsu công bố và thiết lập Hội Thánh, cộng đoàn của Giao Ước Mới: “Thầy báo con biết: con là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”. Với lời này, Chúa Giêsu chính thức thiết lập Hội Thánh. Chúa xây dựng Hội Thánh của Chúa trên đá tảng Phêrô. Xây trên đá có nghĩa là xây trên một nền tảng vững chắc, vững chắc đến mức độ sức mạnh của hoả ngục cũng không thắng nổi: "trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi”. Cuối bài giảng trên núi, Chúa đã nói ví dụ xây nhà “xây nhà trên cát” thì sẽ bị nước cuốn đi, “xây nhà trên đá” thì “mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào nhà ấy cũng không sụp đỗ”. Bây giờ Chúa đã có được nền đá để xây ngôi nhà là Hội Thánh của Chúa. Việc Cha mạc khải cho Phêrô biết và tuyên xưng Chúa Giêsu là ai, là tín hiệu của Chúa Cha cho Chúa Giêsu thấy Tảng Đá tuyển chọn. Ở cái miền đất “đá nhiều hơn đất” này, núi đá trơ trọi và những tảng đá trơn trượt cao sừng sững, hay hốc đá…là những nơi an toàn. Ngôn sứ Isaia diễn tả sự an toàn của những người theo đường chính trực : “Người như thế sẽ được ở trên núi cao, có đồn trên núi đá làm nơi trú ẩn. Bánh ăn sẽ được luôn cung cấp, nước uống chẳng lo thiếu bao giờ” (Is 33, 16). Các Thánh Vịnh nhiều lần ví Thiên Chúa lá núi đá, là tảng đá. Thậm chí sách Xuất Hành đẩy đến cùng ý nghĩa cứu độ này, khi kể rằng lúc dân Itraen không có nước uống, họ kêu trách ông Môsê, ông Môsê kêu lên Đức Chúa thì Đức Chúa truyền: “Ngươi hãy đi lên phía trước dân, đem theo một số kỳ mục dân Itraen, cầm lấy cây gậy ngươi đã dùng để đập xuống sông Nin, và đi đi. Còn Ta, Ta sẽ đứng ở đàng kia trước mặt mọi người, trên tảng đá núi Khorep. Ngươi sẽ đập vào tảng đá, từ tảng đá nước sẽ chảy ra cho dân uống” (Xh 17, 1-7). Sách Dân số kể chuyện tương tự ở một giai đoạn sau, Thiên Chúa bảo ông Môsê cầm gậy, triệu tập cộng đồng Itraen trước tảng đá rồi “nói với tảng đá” và “từ tảng đá ngươi sẽ làm cho nước chảy ra cho chúng uống”. Nhưng trong cơn tức giận vì sự cứng lòng của dân, ông Môsê đã cầm gậy “đập vào tảng đá hai lần”, “nước trào ra lai láng cho dân và súc vật uống” (Ds 20, 1-11). Nhưng Đức Chúa thịnh nộ với ông Môsê vì đã không tôn vinh Danh Chúa khi trái lệnh: thay vì nói với tảng đá, ông lại đập và đập tới hai lần!
Quyền lực và thù nghịch của Thiên Chúa và loài người từ ban đầu là cái chết do Satan cầm đầu và đưa vào trần gian (x.Kn 1, 13;2,24). Chúa đã thắng cả cái chết, nên ngôi nhà Hội Thánh Chúa xây lên thì quyền lực Tử Thần sẽ không làm gì được. Tất cả những kẻ đã làm tay chân cho tử thần để tìm cách tiêu diệt Hội Thánh của Chúa, từ bên ngoài cũng như từ bên trong Hội Thánh đều đã được tử thần đón về dinh để tưởng thưởng; còn Hội Thánh vẫn sống động và tiếp tục lan rộng đến tận cùng thế giới. “Can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33). Cái đêm đen tối nhất của lịch sử Hội Thánh đã xảy ra rồi: mười hai ông tông đồ Chúa đã chọn, thì ông thủ quỹ Giuđa bán Chúa; tảng đá Phêrô mới chỉ bị một con hầu giữ cổng “rờ gáy” đã chối Chúa nhanh hơn gà gáy, mười ông kia bỏ trốn ngay khi Chúa bị bắt, còn Chúa thì vào âm phủ, ngôi mộ bị niêm phong với lính gác. Đó chính là cái đêm Hội Thánh sinh ra (x.Ga 16, 20-22) (x.Tĩnh tâm với sách Tin Mừng Matthêu, Lm Nguyễn Công Đoan SJ).
Nếu Phêrô có quyền giáo huấn, quyền thánh hoá và quản trị Hội Thánh, thì chỉ nhằm mục đích là phục vụ Dân Chúa. Hội Thánh đã gặp biết bao khó khăn trong dòng lịch sử. Không chỉ những cuộc bách hại đẫm máu, mà còn có những chia rẽ, tranh chấp nội bộ, những sa sút trầm trọng vì chạy theo thế gian. Chúa Giêsu gọi Simon là Phêrô, nghĩa là Đá. Điều này diễn tả sự chia sẻ quyền lực của Thiên Chúa cho người đại diện Chúa nơi trần gian là Phêrô và các Đấng kế vị ngài. Chúng ta tin vào sự vững bền của Hội Thánh vì chính Chúa là Nền Tảng đã đặt ngai tòa Phêrô như Đá vững chắc cho ngôi nhà Hội Thánh. Sức mạnh của Đấng Phục Sinh là cơ sở cho niềm tin và bình an khi chúng ta sống trong Hội Thánh của Chúa.
Chìa Khoá mở lối vào Thiên Quốc Vĩnh Hằng có độ rắn của lòng trung thành, liên lỉ trong cầu nguyện; có độ bền của sự hiền hậu, khiêm nhường; có cấu trúc đẹp của lòng bao dung, tha thứ. Nó không làm bằng kim loại vật chất của trần gian, mà được đúc kết bằng hợp kim của niềm tin tâm linh và tính thánh thiêng. Nó có thể mở được tất cả các cánh cổng của những vấn nạn nghiêm trọng trong cuộc sống, và của mỗi thân phận con người.
Tảng Đá, tên mới này phản ánh sứ mạng Chúa giao cho Phêrô. Trên Táng Đá này, Chúa xây Hội Thánh vững bền. Thánh Phêrô đã trải qua nhiều đau khổ, chịu bách hại và đã đổ máu vì danh Đức Kitô. Thánh Phêrô đã tuyên xưng đức tin: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” và đã tuyên xưng tình yêu “Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Vì niềm tin yêu vào Chúa Giêsu Kitô, Thánh Phêrô đã chia sẻ sứ mạng của Thầy Chí Thánh và hiến dâng mạng sống cho đoàn chiên. Thánh Phêrô đã sống theo chân lý: ‘Nếu Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ai có thể đánh bại chúng ta? ’. Chúa là sức mạnh của thánh nhân, không gì có thể tách ngài ra khỏi lòng mến của Chúa Kitô. Thánh Phêrô xứng đáng để nắm giữ “Chìa Khóa Nước Trời”.
Lời hứa của Chúa Giêsu với Phêrô đã trở thành hiện thực khi nhìn lại lịch sử Hội Thánh hơn hai ngàn năm qua. Phêrô là Đá Tảng nhưng chính Chúa làm cho Đá Tảng vững bền. Phêrô giữ chìa khóa nhưng chính Chúa gìn giữ tòa nhà. Dẫu Hội Thánh trải qua nhiều sóng gió nhưng vẫn luôn luôn đứng vững trên nền tảng của Thánh Phêrô. Vị Giáo hoàng tiên khởi và các đấng kế vị luôn đóng trọn vai trò “Đá Tảng”, luôn chu toàn chức vụ “cầm chìa khóa nước trời” để “trói và cởi”. Nhờ đó, nhân loại đón nhận biết bao ơn lành từ Thiên Chúa qua Hội Thánh.
Tạ ơn Chúa đã lập nên Hội Thánh. Hội Thánh trở thành mẹ của mỗi tín hữu trong đức tin, trong cuộc sống siêu nhiên (x. LG 6.14.15.41.42). Vì thế, bổn phận của chúng ta đối với Hội Thánh là biết ơn, vâng lời và xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô “Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên Ðền thờ thiêng liêng.” (1 Pr 2, 5)
Chúa Nhật 21 Thường Niên A
Trang Tin mừng hôm nay, Chúa trao cho thánh Phêrô hai sứ vụ quan trọng là “Chìa Khóa” và là “Đá Tảng”: “Thầy sẽ trao cho con chìa khóa Nước Trời”; "Trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng được”.
1. Chìa Khóa
Bài đọc 1, Thiên Chúa phán về ông Engiakim con của Khinkigiahu: “Chìa khóa nhà Đavit, Ta sẽ đặt lên vai nó. Nó mở ra thì không ai đóng được, nó đóng lại thì không ai mở được” (Is 22, 22). Chúa Giêsu không nói về chìa khóa nhà Đavit mà mà chìa khóa Nước Trời. Sau khi thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng Sống; và với lời tuyên xưng này, ngài đã được Chúa trao “Chìa Khóa Nước Trời", đó là quyền lãnh đạo Dân Chúa, quyền đóng mở và bảo quản kho tàng thiêng liêng của Hội Thánh, đó chính là Lời Chúa, các Bí tích. Sau này khi Phục Sinh, bên bờ hồ Tibêria, Chúa trao quyền mục tử quản trị “Hãy chăm sóc đàn chiên của Thầy” (Ga 21, 17).
Trong Kinh Thánh, chìa khóa tượng trưng cho quyền cai quản và điều hành, là biểu tượng của sự tin tưởng, uy quyền và trách nhiệm. Chúa Giêsu đã trao chìa khóa cho thánh Phêrô. Chúa tin tưởng thánh Phêrô, trao cho ngài quyền hành và trách nhiệm để hướng dẫn Hội Thánh trên trần gian: “Thầy sẽ trao cho con chìa khóa Nước Trời; sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở”. “Trên trời và dưới đất”, “tháo cởi và cầm buộc”, Chúa Giêsu là dòng dõi Đavit, không phải để kế thừa vương quốc trần gian mà là vương quốc vĩnh cửu của Nước Trời. Quyền “cầm buộc và tháo cởi” là hai hành động diễn tả việc giảng dạy và áp dụng Luật Môsê do các thầy dạy (Rapbi) của Itraen, điều đó cũng có nghĩa là quyền tha tội, quyền đưa ra những phán quyết về giáo lý và những quyết định về kỷ luật trong Hội Thánh.
Trước lễ cung hiến Nhà thờ mới, có nghi thức trao chìa khoá mở cửa Nhà thờ. Đức Giám Mục trao chìa khóa cho Linh Mục Quản Xứ để ngài mở cửa Nhà thờ.Nghi thức này muốn nói lên rằng: việc quản trị Nhà thờ trên toàn Giáo phận là thuộc Đức Giám Mục Giáo Phận, còn Linh Mục Quản Xứ chỉ là người nhận quyền từ Đức Giám Mục, thay mặt Đức Giám Mục trông coi, cũng như cử hành và ban phát các bí tích cho cộng đoàn Dân Chúa tại Nhà thờ này.
Nếu hiểu chìa khóa là biểu tượng nói lên sự tin tưởng, quyền hành và trách nhiệm thì không chỉ riêng thánh Phêrô đã lãnh nhận chìa khóa Chúa trao; mà qua ngài, qua Hội Thánh, hết thảy mọi tín hữu cũng đều được lãnh nhận chìa khóa ấy khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chìa khóa ấy không gì khác hơn là tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và đồng thời tin tưởng chúng ta cũng là con Thiên Chúa. Quyền làm con Thiên Chúa chính là “chìa khóa Nước Trời” cho mỗi người và cho những người có trách nhiệm liên hệ. Chìa khóa chính là hạt giống đức tin từ ngày lãnh nhận làn nước Bí tích Rửa tội giúp họ mở cửa bước vào kho tàng ân đức của Chúa nơi các Bí tích.
Nói đến chìa khóa là phải nghĩ đến ổ khóa. Ổ khóa là để thực thi chức năng bảo vệ những gì được xem là quý giá mà có thể bị mất vì kẻ trộm, kẻ cướp. Chúa Giêsu nói là trao chìa khóa cho Phêrô, thế thì Người trao cho ông khi nào? Có thể khẳng định là Người đã trao chìa khóa Nước Trời cho Phêrô trong lần hiện ra tại bờ hồ Tibêria khi Người từ cõi chết sống lại. “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy…Hãy chăn dắt chiên của Thầy…”. Nhận lấy chìa khóa là nhận lấy trách vụ bảo vệ. Để có thể chu toàn trách vụ bảo vệ thì trước hết cần phải trân quý cái mình bảo vệ đồng thời nhận rõ các nguy cơ khiến có thể mất nó. Chúa đã trao cho Phêrô chìa khóa để bảo vệ đoàn chiên. Chúa cũng đã trao chìa khóa cho các giám mục để chăm sóc, bảo vệ đặc biệt đoàn chiên trong các Hội Thánh địa phương.
Chúa Giêsu đã trao chìa khóa Nước Trời cho Phêrô, nhưng ngài không cầm chìa khóa bằng sắt thép hay kỹ thuật số, mà chìa khóa ấy chính là bí tích hòa giải. Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo dạy: Quyền “trói và cởi” là quyền tha thứ các tội lỗi, công bố những phán đoán về giáo lý và đưa ra những quyết định có tính kỷ luật trong Giáo hội (x. số 553).
2. Đá Tảng
Sau khi Phêrô và các môn đệ biết nguồn gốc lời tuyên xưng của Phêrô là do Cha trên trời mạc khải, Chúa Giêsu công bố và thiết lập Hội Thánh, cộng đoàn của Giao Ước Mới: “Thầy báo con biết: con là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”. Với lời này, Chúa Giêsu chính thức thiết lập Hội Thánh. Chúa xây dựng Hội Thánh của Chúa trên đá tảng Phêrô. Xây trên đá có nghĩa là xây trên một nền tảng vững chắc, vững chắc đến mức độ sức mạnh của hoả ngục cũng không thắng nổi: "trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi”. Cuối bài giảng trên núi, Chúa đã nói ví dụ xây nhà “xây nhà trên cát” thì sẽ bị nước cuốn đi, “xây nhà trên đá” thì “mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào nhà ấy cũng không sụp đỗ”. Bây giờ Chúa đã có được nền đá để xây ngôi nhà là Hội Thánh của Chúa. Việc Cha mạc khải cho Phêrô biết và tuyên xưng Chúa Giêsu là ai, là tín hiệu của Chúa Cha cho Chúa Giêsu thấy Tảng Đá tuyển chọn. Ở cái miền đất “đá nhiều hơn đất” này, núi đá trơ trọi và những tảng đá trơn trượt cao sừng sững, hay hốc đá…là những nơi an toàn. Ngôn sứ Isaia diễn tả sự an toàn của những người theo đường chính trực : “Người như thế sẽ được ở trên núi cao, có đồn trên núi đá làm nơi trú ẩn. Bánh ăn sẽ được luôn cung cấp, nước uống chẳng lo thiếu bao giờ” (Is 33, 16). Các Thánh Vịnh nhiều lần ví Thiên Chúa lá núi đá, là tảng đá. Thậm chí sách Xuất Hành đẩy đến cùng ý nghĩa cứu độ này, khi kể rằng lúc dân Itraen không có nước uống, họ kêu trách ông Môsê, ông Môsê kêu lên Đức Chúa thì Đức Chúa truyền: “Ngươi hãy đi lên phía trước dân, đem theo một số kỳ mục dân Itraen, cầm lấy cây gậy ngươi đã dùng để đập xuống sông Nin, và đi đi. Còn Ta, Ta sẽ đứng ở đàng kia trước mặt mọi người, trên tảng đá núi Khorep. Ngươi sẽ đập vào tảng đá, từ tảng đá nước sẽ chảy ra cho dân uống” (Xh 17, 1-7). Sách Dân số kể chuyện tương tự ở một giai đoạn sau, Thiên Chúa bảo ông Môsê cầm gậy, triệu tập cộng đồng Itraen trước tảng đá rồi “nói với tảng đá” và “từ tảng đá ngươi sẽ làm cho nước chảy ra cho chúng uống”. Nhưng trong cơn tức giận vì sự cứng lòng của dân, ông Môsê đã cầm gậy “đập vào tảng đá hai lần”, “nước trào ra lai láng cho dân và súc vật uống” (Ds 20, 1-11). Nhưng Đức Chúa thịnh nộ với ông Môsê vì đã không tôn vinh Danh Chúa khi trái lệnh: thay vì nói với tảng đá, ông lại đập và đập tới hai lần!
Quyền lực và thù nghịch của Thiên Chúa và loài người từ ban đầu là cái chết do Satan cầm đầu và đưa vào trần gian (x.Kn 1, 13;2,24). Chúa đã thắng cả cái chết, nên ngôi nhà Hội Thánh Chúa xây lên thì quyền lực Tử Thần sẽ không làm gì được. Tất cả những kẻ đã làm tay chân cho tử thần để tìm cách tiêu diệt Hội Thánh của Chúa, từ bên ngoài cũng như từ bên trong Hội Thánh đều đã được tử thần đón về dinh để tưởng thưởng; còn Hội Thánh vẫn sống động và tiếp tục lan rộng đến tận cùng thế giới. “Can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33). Cái đêm đen tối nhất của lịch sử Hội Thánh đã xảy ra rồi: mười hai ông tông đồ Chúa đã chọn, thì ông thủ quỹ Giuđa bán Chúa; tảng đá Phêrô mới chỉ bị một con hầu giữ cổng “rờ gáy” đã chối Chúa nhanh hơn gà gáy, mười ông kia bỏ trốn ngay khi Chúa bị bắt, còn Chúa thì vào âm phủ, ngôi mộ bị niêm phong với lính gác. Đó chính là cái đêm Hội Thánh sinh ra (x.Ga 16, 20-22) (x.Tĩnh tâm với sách Tin Mừng Matthêu, Lm Nguyễn Công Đoan SJ).
Nếu Phêrô có quyền giáo huấn, quyền thánh hoá và quản trị Hội Thánh, thì chỉ nhằm mục đích là phục vụ Dân Chúa. Hội Thánh đã gặp biết bao khó khăn trong dòng lịch sử. Không chỉ những cuộc bách hại đẫm máu, mà còn có những chia rẽ, tranh chấp nội bộ, những sa sút trầm trọng vì chạy theo thế gian. Chúa Giêsu gọi Simon là Phêrô, nghĩa là Đá. Điều này diễn tả sự chia sẻ quyền lực của Thiên Chúa cho người đại diện Chúa nơi trần gian là Phêrô và các Đấng kế vị ngài. Chúng ta tin vào sự vững bền của Hội Thánh vì chính Chúa là Nền Tảng đã đặt ngai tòa Phêrô như Đá vững chắc cho ngôi nhà Hội Thánh. Sức mạnh của Đấng Phục Sinh là cơ sở cho niềm tin và bình an khi chúng ta sống trong Hội Thánh của Chúa.
Chìa Khoá mở lối vào Thiên Quốc Vĩnh Hằng có độ rắn của lòng trung thành, liên lỉ trong cầu nguyện; có độ bền của sự hiền hậu, khiêm nhường; có cấu trúc đẹp của lòng bao dung, tha thứ. Nó không làm bằng kim loại vật chất của trần gian, mà được đúc kết bằng hợp kim của niềm tin tâm linh và tính thánh thiêng. Nó có thể mở được tất cả các cánh cổng của những vấn nạn nghiêm trọng trong cuộc sống, và của mỗi thân phận con người.
Tảng Đá, tên mới này phản ánh sứ mạng Chúa giao cho Phêrô. Trên Táng Đá này, Chúa xây Hội Thánh vững bền. Thánh Phêrô đã trải qua nhiều đau khổ, chịu bách hại và đã đổ máu vì danh Đức Kitô. Thánh Phêrô đã tuyên xưng đức tin: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” và đã tuyên xưng tình yêu “Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Vì niềm tin yêu vào Chúa Giêsu Kitô, Thánh Phêrô đã chia sẻ sứ mạng của Thầy Chí Thánh và hiến dâng mạng sống cho đoàn chiên. Thánh Phêrô đã sống theo chân lý: ‘Nếu Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ai có thể đánh bại chúng ta? ’. Chúa là sức mạnh của thánh nhân, không gì có thể tách ngài ra khỏi lòng mến của Chúa Kitô. Thánh Phêrô xứng đáng để nắm giữ “Chìa Khóa Nước Trời”.
Lời hứa của Chúa Giêsu với Phêrô đã trở thành hiện thực khi nhìn lại lịch sử Hội Thánh hơn hai ngàn năm qua. Phêrô là Đá Tảng nhưng chính Chúa làm cho Đá Tảng vững bền. Phêrô giữ chìa khóa nhưng chính Chúa gìn giữ tòa nhà. Dẫu Hội Thánh trải qua nhiều sóng gió nhưng vẫn luôn luôn đứng vững trên nền tảng của Thánh Phêrô. Vị Giáo hoàng tiên khởi và các đấng kế vị luôn đóng trọn vai trò “Đá Tảng”, luôn chu toàn chức vụ “cầm chìa khóa nước trời” để “trói và cởi”. Nhờ đó, nhân loại đón nhận biết bao ơn lành từ Thiên Chúa qua Hội Thánh.
Tạ ơn Chúa đã lập nên Hội Thánh. Hội Thánh trở thành mẹ của mỗi tín hữu trong đức tin, trong cuộc sống siêu nhiên (x. LG 6.14.15.41.42). Vì thế, bổn phận của chúng ta đối với Hội Thánh là biết ơn, vâng lời và xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô “Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên Ðền thờ thiêng liêng.” (1 Pr 2, 5)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét