Luật lệ con người và giới răn Thiên Chúa – Chúa Nhật XXII thường
niên B – Học viện giáo hoàng Piô X Đà Lạt
TRONG SẠCH VÀ DƠ BẨN:
LUẬT LỆ CON NGƯỜI VÀ GIỚI RĂN THIÊN CHÚA
SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN – NĂM B
(Mc 7, 1-8.14-15. 21-23)
CÂU HỎI GỢI Ý
1. Văn mạch và bối cảnh của đoạn này là gì?
2. Châm ngôn của Chúa Giêsu (7,15) có mấy yếu tố và ý
nghĩa nhu thế nào?
3. Hai lời giải thích cho châm ngôn của Chúa Giêsu
(7,18-19 và 20-23) bổ túc cho nhau ra sao?
4. Phần thứ nhất của bản văn (1-8) nói lên tương quan nào
ở giữa phụng tự và luân lý?
5. Bản văn này cho ta biết gì về tinh thần duy luật của
Biệt phái và ký lục?
Để làm bài Tin Mừng cho Chúa Nhật hôm nay, người ta đã
trích ra từ đoạn dài của Mc 7,1-23 các câu 1-8.14-15.21-23. Sự chọn lọc đó đã
mang lại cho văn bản Marcô, mà việc trước tác vốn đã có một lịch sử khá dài,
một “trước tác” mới (làm bộ mặt của nó hơi thay đổi). Nếu không muốn giải thích
cách liều lĩnh bản văn mới này, chúng ta cần lưu tâm, trong một mức độ nào đó,
những câu đã bị loại bỏ. Dù sao, trước tác mới cũng cho phép chúng ta giải
thích một cách tự do, mới mẻ hơn.
Trong Tin Mừng Mc, đoạn văn dài 7,1-23 chiếm một chỗ quan
trọng đặc biệt: toàn thể loạt diễn từ thứ hai này của Chúa Giêsu đã được thánh
sử đặt ngay trước phần mô tả hoạt động của Chúa Giêsu tại đất lương dân. Hiển nhiên
thánh sử muốn gán cho bản văn này, mà ông đã tiếp nhận và sửa đổi đôi chút,
tính cách của một tuyên ngôn về những nguyên tắc mà những yêu cầu sau đó sẽ
được Chúa Giêsu áp dụng trong hoạt động của Người. Chúa Giêsu đã loại bỏ sự
phân biệt giữa “trong sạch và dơ bẩn”. Giữa con người, Thiên Chúa đâu có muốn
những hàng rào ngăn cách. Chỉ có những hàng rào ngăn cách mà con người (vì
không biết ý Thiên Chúa) đã dựng lên và bây giờ cần phá đổ, triệt hạ, vì Vương
quốc Thiên Chúa đã gần bên (Mc 1,15).
Cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu với Biệt phái và ký lục
những kẻ bảo vệ “truyền thống tiền nhân” cùng Lề luật Môisen, xảy ra trong bối
cảnh của phong trào quy tụ mà Chúa Giêsu đã khai mạc và trong đó những biên
giới ngăn cách giữa người công chính và kẻ lội lỗi (Mc 2,15-17), người trong
sạch và kẻ uế dơ, và do đấy (vào thời Giáo Hội sơ khai) giữa Do thái và dân
ngoại bị phá hủy. Câu chuyện hấp dẫn của việc quy tụ này, mà Chúa Giêsu đã bắt
đầu thực hiện nhân danh vương quốc Thiên Chúa, còn được phản ảnh trong Mc 7, 1-21
bản văn thuần nhất được cấu thành với nhiều yếu tố khác nhau của truyền thống.
Các yếu tố này đã được thu nhặt qua nhiều giai đoạn lịch sử kế tiếp của bản
văn, cho đến tình trạng Giáo Hội thời Marcô thánh sử người viết cho một cộng
đoàn phần lớn gồm Kitô hữu gốc lương dân khoảng năm 70 sau công nguyên.
I. VẤN ĐỀ TRONG SẠCH VÀ DƠ BẨN
1. Lời Chúa Giêsu
Câu châm ngôn (maschal) về trong sạch của Chúa Giêsu (bây
giờ được phát biểu dưới hình thức đối thoại) ở 7, 15 chắc chắn thuộc về tình
trạng cổ xưa nhất của truyền thống bản văn. Ngay cả những phê bình khắt khe
nhất về truyền thống Nhất lãm cũng không phủ nhận việc gán cho Chúa Giêsu lời
này. Nếu cất bớt đi khỏi câu văn một vài thêm thắt về sau, người ta sẽ được một
châm ngôn dễ dàng dịch lại sang Aram ngữ và có nhiều đặc tính của văn chương Do
thái cổ xưa, như đối ngẫu, vận ép với nhưng lối chơi chữ và một tiết điệu rõ
rệt:
“Không gì ở ngoài con người có thể làm cho nó ra nhơ uế.
Nhưng chính cái xuất tự con người là cái làm cho nó ra
nhơ uế.
a. Các yếu tố
Người ta có thể hiểu phần sau của châm ngôn, như Mc 7,19b
đã mạnh dạn tả chân, là nói về phần dơ uế theo nghĩa của sách luật (x.Đnl
23,13-15); nhưng nửa phần đầu thì nói ngược lại sách Luật là sách vốn nhận có
nhiều vật “nhơ bẩn” và vì vậy”gây dơ uế” (x.Lv 11-15). Hai mối tương quan khác
nhau đó với sách Luật làm nổi bật hai nghĩa của châm ngôn và đó là một sự hàm
đồ đánh động thính giả.
“Bên trong” và “bên ngoài” con người là những hạn từ
không những liên hệ tới những đồ ăn đưa từ ngoài vào trong, mà còn nói lên hai
lãnh vực khác nhau của con người: lĩnh vực ngoại biên và lãnh vực trung tâm,
trung tâm của ngôi vị và “ngoại biên” của con người. Chính trung tâm ngôi vị,
theo ngôn ngữ Kinh Thánh: cõi lòng, là cái mà câu châm ngôn nhắm tới, như lời
giải thích nó (c.21) và văn mạch tổng quát (c 6) nhấn ngạnh. Ngay trong phần
đầu của châm ngôn: “Không có gì ở ngoài người ta có thể làm cho người ta ra nhơ
uế, đã nói đến lòng, nói đến trung tâm của con người cách mặc nhiên. Con người
không thể bị bên ngoài, ví dụ như đồ ăn “dơ bẩn”, làm cho hoen ố được. Nhận xét
đó của nữa đầu châm ngôn (maschal) đưa ra câu hỏi sẽ được phần sau giải đáp:
nỗi đe dọa của sự dơ bẩn thật sự đè nặng trên con người chỗ nào?
b . Tầm mức , ý nghĩa
Vấn đề “trong sạch” và “dơ bẩn”, một vấn đề đã từng đóng
vai trò quan trọng trong các tương quan giữa người Do thái với nhau và trong
việc họ tách biệt với “chư dân”, không thể tiên thiên gạt đi bằng lối phân biệt
(thông thường đối với chúng ta) giữa phạm vi tế tự và phạm vi luân lý. Ý niệm
dơ bẩn không chỉ xuất phát từ một phê phán nông cạn và từ một tiến triển của
Luật sau này, nhưng còn diễn tả một kinh nghiệm hiện sinh về cái chết, truyền
lại từ xưa và không ngang tái tục. Lãnh vực của “trong sạch” thiết yếu là lãnh
vực của sự sống (phụng tự diễn tả điều này một cách rất đặc biệt), lãnh vực của
“dơ bẩn” là lãnh vực của sự chết (được diễn tả qua phụng tự ngoài dân).
Những quy định về trong sạch của sách Tora, đặc biệt áp
dụng cho các tư tế trong việc thi hành phận vụ, ngoài ra đã được hiểu một cách
duy luật và được nới rộng thêm do lòng đạo đức của Biệt phái, nhưng ý niệm dơ
bẩn tự nó không vì thế mà bị xem là phi lý trong Do thái giáo (như có lẽ đối
với lương dân Hy Lạp). Thành ra lời của Chúa Giêsu, được truyền thống lưu giữ
(c.15), không phải là một bác luận thuần lý hay duy lý chống lại ý niệm dơ bẩn
như truyền thống cũng đã hiểu sớm. Sự thay đổi quan niệm mà Chúa Giêsu tìm cách
gây nên nơi các thính giả nhờ câu châm ngôn của người có tính chất cách mạng
hơn, vì nó nằm trên bình diện những ý tưởng thịnh hành lúc ấy. Chúa Giêsu không
tuyên cáo, Người không theo phe ủng hộ cái bên trong chống lại cái bên ngoài
(cõi lòng vẫn được coi như ổ của sự ác!) cũng chẳng có ý đương đầu với lề luật
Giao ước cũ.
Qua câu
nói uy nghi, Chúa Giêsu kêu mời con người thoát khỏi tình trạng xấu xa của mình
để hối cải, chứ không phải để nỗ lực tri thức. Câu “khó hiểu” của Chúa Giêsu
thật là dễ hiểu; nó không đòi hỏi nhiều kiến thức, nhưng đòi hỏi một sự hoán
cải tận căn: “Công việc này không lớn lao, nhưng gây nhiều hậu kết. Chúa Giêsu
cho rằng quyền lực chết chóc của sự dữ – “dơ bẩn” – đè nặng trên con người, và
Người cho thấy sự đe dọa của nó phát xuất từ đâu. Nó không chạm tới con người
từ bên ngoài do của ăn, nhưng tấn công bên trong con người, và chính từ đó nó
tung ra các cuộc tấn công của nó. Lời Chúa Giêsu tập trung ảnh hưởng của sự dơ
bẩn trên cái bên trong, trên cõi lòng, trung tâm của mọi quyết định: Như thế,
một phần lớn, mà đã không bao giờ bị bỏ quên, của các quan niệm Cựu ước về dơ
bẩn nhận được một giá trị tuyệt đối. Sự dơ bẩn đích thực, duy nhất là sự dơ bẩn
mà con người mắc phải khi tự do chọn lựa sự ác” (W.Paschen,
Rein und Unrein. Eine wortgeschichtlicho Untorsuchung der Vorstellungen im
biblischon Hobraisch und ihres Fortlebons in Qumran und in der ro de Jesu,
Wurzburg, 1969, tr.275t).
Qua lời nói uy nghi ấy, Chúa Giêsu cho con người một sự
tự do lạ lùng; theo ý Chúa Giêsu, tự do đó phải ý thức về trách nhiệm mình
trước mặt Thiên Chúa và trước mặt mọi người. Được khỏi mọi thiệt hại do những
vật bên ngoài như lời ăn v.v…, nó càng không có quyến phát xuất ra cái gây dơ
bẩn”, cái gây tại hại chết chóc cho mọi người; nếu làm như vậy chính nó sẽ bị
“hóa ra dơ bẩn”, chỉ còn nước chết.
c. Khung cảnh
Khung cảnh mà c.14 và 16 tạo ra cho lời Chúa Giêsu tương
ứng với hình thức tiên tri của châm ngôn. Hoàn cảnh lúc bấy giờ không phải là
cuộc tranh luận thông thái, nhưng là một bài giảng đánh động của Chúa
Giêsu: “Hết thảy hãy nghe Ta mà hiểu lấy!”. Chính đấy là cách Chúa Giêsu thường
trình bày cho dân chúng các dụ ngôn của Người: “Hãy nghe đây !”.
Lời kêu gọi chú ý (c.16); “Nếu ai có tai để nghe thì hãy
nghe” có lẽ là một thánh ngôn lấy từ Mc 4, 23 và được thêm về sau vào đây, nó
nhấn mạnh sự khẩn thiết của sứ điệp. (Cũng xin xem các câu kết của 7 bức thư
gởi các Giáo Hội trong Kh 2-3).
Thái độ nghe và hiểu, theo Is 6,9 (Mc 4,12) vắng bóng nơi
những kẻ cứng lòng vốn đi tìm nguồn gốc của “dơ bẩn” không đúng nơi và vì vậy
không đáp ứng ý của Thiên Chúa (và chẳng dùng tự do riêng của họ) nhưng để lòng
mình xa ‘ cách Ngài (Is 29, 13; Mc 7,6).
Rõ ràng Chúa Giêsu đã nhìn thấy tình trạng của những con
người Người muốn tiếp xúc như thế; thánh sử còn củng cố cảm tưởng này khi gọi
những người thân cận với Chúa Giêsu, tức các môn đồ, như những kẻ ngu độn không
hiểu gì hết (Mc 7,18; x. 8,17tt). Tuy nhiên ta sẽ lầm lẫn nếu cho cách thức
Chúa Giêsu nhìn xem con người như vậy là bi quan; đúng ra phải gọi là thực tế
(tả thực); đó cũng là điều tác giả Tin Mừng thứ 4 đã ghi chú: “Người biết mọi
cái có trong con người” (Ga 2,25).
2. Những lối giải thích
thánh ngôn trong Giáo Hội sơ khai
Vấn đề thanh sạch về thức ăn đã đóng một vai trò quan
trọng trong Giáo Hội sơ khai (x. Gl 2,11-14; Cv 10 và 15) đối với việc cùng
nhau dùng bữa và nhất là cùng nhau cử hành Tiệc thánh giữa Kitô hữu trở lại từ
Do thái giáo và ngoại giáo. Nơi nào mà Kitô hữu gốc Do thái nhấn mạnh đến việc
tuân giữ luật thanh sạch thức ăn, thì họ không thể không tìm cách loại ra khỏi
bữa tiệc những kẻ “dơ bẩn”, những Kitô hữu gốc lương dân, là những người có
thói quen dùng hết lui của ăn, và họ bắt đầu phủ nhận việc những người đó hoàn
toàn tham dự vào cộng đoàn. Sự dơ bẩn hiểu một cách vật chất đã là một nguyên
nhân chia rẽ, và càng nguy hiểm hơn vì người ta đã khẳng định rằng nó bắt nguồn
từ trong luật Cựu ước và có vai trò trong cộng đoàn Kitô hữu Do thái.
Lời Chúa Giêsu, một lần nữa, đã phải thị uy trong hoàn
cách này, và đã được Giáo Hội sơ khai giải thích nhiều cách mà toàn bản văn cho
ta hai ví dụ (cc. 18-20.21-23 ; x. 1Cr 6, 13 : “Của ăn dành cho bụng và bụng
dành cho của ăn, và đôi đàng. Thiên Chúa sẽ hủy ra không”; Rm 14,20: “Vì một
thức ăn, ngươi đừng phá hủy công trình của Thiên Chúa. Mọi sự đều trong sạch,
nhưng ăn mà gây dịp vấp phạm là sự chẳng lành”).
a. Giải thích đầu tiên về lời Chúa
Giêsu (cc. 18-20).
Lời giải
thích được đặt trong khung cảnh một giáo huấn riêng cho các môn đồ (x. Mc
4,10-12), một khung cảnh nói lên vấn đề đặc biệt của cộng đoàn Kitô hữu lời
giải thích lấy lại thể dối ngẫu của châm ngôn (cc.18b-20) và giải thích nửa
phần như cách sống sượng (c.19a): của ăn không vào tròng thâm tâm, nhưng chỉ
vào trong bụng, và từ đó xuất ra nơi nhà xí. Truyền thống Giáo Hội sơ khai đã
hiểu đúng hậu quả hàm chứa trong châm ngôn Chúa Giêsu: “Như thế người tuyên bố
mọi thức ăn đều sạch” (c.19b; x. Rm 14,20; Cv 10,15: “Những gì ra Thiên Chúa đã
tẩy sạch thì ngươi đừng gọi là tục, là nhơ. Tuy nhiên, trọng tâm của lời Chúa
Giêsu, tức sự đòi hỏi trong sạch tâm hồn, cùng lúc bị xoay hướng: lời giải
thích chỉ đề cập đến sự dơ bẩn đồ ăn, và tuyên bố là trong sạch mọi của ăn mà
không nói đến trung tâm thật sự nguy hiểm của sự dơ bẩn là tâm hồn. Vì thế cần
một giải thích khác; lời giải thích này có thể đã bắt nguồn từ chính Chúa Giêsu
nhưng khoa phê bình Tin Mừng thường không thừa nhận.
b. Giải thích thứ hai
(cc.21-23)
Theo trước tác mới của bài Tin Mừng Chúa nhật, thì lời
giải thích thứ hai này đi liền sau châm ngôn của Chúa Giêsu. Nó muốn làm nổi
bật trọng tâm của châm ngôn đó; nó chủ ý đề cập đến lòng như là nơi con người
bị đe dọa nhiễu sự nhơ bẩn sẽ mang lại cái chết và chia rẽ nhân loại với nhau.
“lòng” của con người không trong sạch là sào huyệt của mọi tính xấu gây ra sự
hư vong cho nó; lòng được trình bày như một kho dự trữ: “Người lành tự kho lành
lòng mình mà đem ra sự lành và người ác tự tính ác mà đem ra sự ác: vì lòng
chứa đầy những gì thì miệng nó nói ra” (Lc 6,45).
Theo chiều của chính câu nói Chúa Giêsu, lời giải thích
chỉ kể ra những “kho tàng” của lòng xấu xa, tồi bại. Những tư tưởng xấu và hậu
quả của chúng đều được trình bày dưới hình thức cổ truyền của một bảng liệt kê
các thói xấu. Phân tách các nhãn hiệu “nhúng suy tính xấu xa” (c.21a) và “những
điều bậy bạ” (c.23), thấy có mười hai danh từ, sáu ở số nhiều và sáu ở số ít,
chỉ cái thật sự gây nên dơ bẩn: dâm bôn, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham
lam và (mọi loại) độc ác; giảo quyệt, phóng đãng, phân bì, gièm pha, kiêu hãnh
và (mọi thứ) vô lương tri. Hai loại, mỗi loại gồm ba cặp tính xấu, đều kết thúc
bằng một “tính xấu” nói chung. Việc trích dẫn nhiều thói hư như vậy có mục đích
“cho thấy lòng người có khả năng đáng sợ đến thế nào” (R. Schnackenburg).
Sự “vô lương tri” đã được chủ tâm đặt cuối hai lại: nó là
nguồn gốc của mọi sự ác, vì làm cho ta đánh giá lầm lẫn (ví dụ quá nhấn mạnh
đến sự dơ bẩn bên ngoài) thực tại (xét như thực tại trước mặt Thiêu Chúa). Con
người vô lương tri, con người ngu độn, là kẻ “không biết Thiên Chúa”, quên
Thiên Chúa và khinh bỉ Ngài (Tv 10,3t; 14,1), là con người mù quáng và chai dạ.
Điều đó soi sáng lần nữa lời Chúa Giêsu kêu gọi hãy nghe và hiểu (cc. 14. 18).
So sánh bảng danh sách các thói xấu và khung cảnh của nó
với châm ngôn số của Cn 6, 16-l9 vốn có thể là không mẫu, ta có lẽ được phép
nghĩ rằng lời giải thích thứ hai này bắt nguồn từ chính Chúa Giêsu. Tuy
nhiên cho dù chính cộng đoàn đã chú giải lời Chúa Giêsu như vậy, thì cộng đoàn
đã hiểu đúng chính cõi lòng tà mang lại giữa con người sợi chia rẽ và cái chết
chứ không phải tâm hồn đã hoán cải của ăn không thể chia rẽ con người với Thiên
Chúa và với nhau; các luật về thức ăn không thể trói buộc họ thực sự; cái chia
rẽ con người chính là tâm hồn xấu; cái kết hợp họ lại chính là tâm hồn mới mẻ
mà Thiên Chúa tạo nên trong họ hết thảy, trong họ là những kẻ tội lỗi, Do thái
và lương dân (như Giáo Hội sơ khai và thánh sử hiểu).
II. TRUYỀN THỐNG TIỀN NHÂN VÀ
GIỚI RĂN THIÊN CHÚA
1. Phụng tự và luân lý?
Nửa phần đầu của bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay (cc 18)
là dưới hình thức bởi chỉ là một đoạn trích từ bản văn Mc, đã liên kết một cách
hữu lý vấn đề “trong sạch và dơ bẩn” với việc phụng tự Thiên Chúa (cc.6-7). Tư
tưởng và hành động của con người, sự chia rẽ và quy tụ loài người không nằm
trong một lãnh vực luân lý độc lập với việc phụng tự; nhưng bảng thứ hai của bộ
luật Môisen, mà danh sách các thói xấu ám chỉ đến (cc.21-23), không được đặt
ngay liền với bảng thứ nhất, mà câu trích dẫn ngôn sứ đã nhắc lại (cc.6b-7).
Khi việc phụng thờ Thiên Chúa trở nên một sinh hoạt độc
lập thì con người trở nên những kẻ “giả hình” (c.6a), chỉ có “ngoại diện” và
chỉ lo những cái “ngoại bên”; bấy giờ họ nhìn thấy mối nguy dơ bẩn không đúng
chỗ của nó. Những con người ấy thường càng dễ để cho dơ bẩn phía không được bảo
vệ. Hàng rào (bao quanh Lề Luật) mà các giáo sĩ gọi là “truyền thống tiền nhân”
(xung quanh đó đã diễn ra một cuộc tranh luận trong Tin mừng) không thể là một
sự bảo vệ hữu hiệu khi những cuộc tấn công chẳng từ “bên ngoài” mà đến.
Đó là một khẳng định căn bản của bản văn mà, trong trước tác mới, đã được nổi
bật một cách đặc biệt.
Sợi dây liên kết hai phần lẫn của bản văn không chỉ được bảo
đảm bởi tiếng móc “dơ uế” nhưng còn bởi động từ “noi theo” (c.5). Đây là vấn đề
noi theo giới răn Thiên Chúa. Theo ý kiến Chúa Giêsu, “truyền thống tiền nhân”
không chỉ cho thấy con đường ngay thật, vì nó chẳng thấy đâu là những nguy hiểm
thực sự đang đe dọa con người; Cái làm cho con người thấy được và dạy một cách
sống đẹp lòng Thiên Chúa, đó là giới răn Thiên Chúa, như Chúa Giêsu đã bảo khi
trích dẫn ngôn sứ Isaia. Giới răn Thiên Chúa có thể bị cải biến thành một nhân
luật đè bẹp con người và tiêu diệt tự do của họ.
2.Tinh thần duy luật Biệt phái
Theo bản văn Mc, Chúa Giêsu đặt đối lập giới răn Thiên
Chúa với truyền thống con người (c.8) và minh họa sự xung khắc này bằng tập tục
về “của cúng” (cc.9-13). Thế mà đối với Biệt phái, “truyền thống tiền nhân” có
cùng giá trị như lề luật. Truyền thống tiền nhân, đó là các chỉ dẫn mà
bao tiến sĩ luật đưa ra để giải thích và áp dụng luật. Biệt phái tưởng có thể
dùng chúng để chặn đứng sự vi phạm luật cùng thánh hóa theo kiểu tư tế toàn
quốc gia; ngoài ra họ cũng nỗ lực nhiều khi đòi buộc phải tuân giữ tỉ mỉ các
quy khoản nhỏ nhặt nhất. Những người Do thái nào không tuân theo chúng thì bị
xem như “lũ dân quèn không biết Lề luật” (Ga 7,49) và bị khinh bỉ như những
người vi phạm chính Luật. Các “truyền thống tiền nhân”, mà các quy định về
thanh sạch chỉ là một phần, có thể vì thế đã gây nên chia rẽ. Thế là lề luật
của Thiên Chúa thì hướng tới sự công chính nghĩa là quy tụ toàn dân. Khi bỏ qua
một bên những lời công kích tập tục của cúng, bài Tin Mừng hôm nay muốn đặt sự
đối lập giữa quy tắc con người với Lề luật của Thiên Chúa trong tương quan trực
tiếp với vấn đề “trong sạch và dơ bẩn”. Như vậy có lẽ nó thiết lập lại được
hoàn cảnh tranh luận khởi nguyên (người ta khám phá ra hoàn cảnh này ở cc.
1-2.5 và có thể nó đã là cơ hội cho Chúa Giêsu giảng dạy dân chúng). Các Biệt
phái và ký lục của họ, những kẻ áp dụng các quy định của tư tế về trong sạch
trong đời sống hàng ngày, đã quở trách môn đồ Chúa Giêsu là không theo “truyền
thống tiền nhân” và đã ăn uống với bàn tay “dơ bẩn”. Chắc họ ngầm bảo là tay dơ
bẩn sẽ làm dơ bẩn đồ ăn và đến lượt đồ ăn làm dơ bẩn cả con người.
Marcô nghĩ phải cho độc giả Kitô hữu gốc lương dân và
thuộc môi trường Hy lạp của ông một giải thích về những tập tục (lạ lùng) đó:
ông đặt giải thích này trong một ngoặc đơn (cc.3-4) giữa nhận xét của Biệt
phái, ký lục và câu chất vấn của họ về vấn đề ấy. Ở đây thánh sử hơi phóng đại
khi bảo “hết thảy người Do thái” đều giữ tập tục đặc biệt của Biệt phái và nói
(một cách mỉa mai) đến nhiều tập tục cổ truyền khác như “rửa chén bát, bình ché
và các đồ đồng” (c.4).
Có lẽ lời
giải thích của ông cảm hứng từ một lời khác của Chúa Giêsu, mà Mt và Lc đã lưu
giữ cho ta theo nguồn của các lời tuyên phán: “Khốn
cho các ngươi ký lục và Biệt phái giả hình, các ngươi rửa sạch bề ngoài chén
dĩa, mà bề trong thì đầy tham ô và vô độ. Hỡi Biệt phái mù quáng, hãy lo rửa
sạch bên trong chén dĩa đi, ắt bên ngoài nó cũng được sạch” (Mt
23,25tt).
Marcô nói quá, nhưng nhờ vậy mà dược kết quả này là
trường hợp riêng biệt vốn đã làm đầu mối cho cuộc tranh luận (ăn với bàn tay
chưa rửa) nay mang một giá trị phổ cập và vấn đề mà Biệt phái và ký lục đưa ra
đã được xét đến tận gốc. Thái độ đối với Lề luật, biểu lộ trong “truyền thống
tiền nhân”, trong tinh thần duy luật tỉ mỉ, đã bị vạch trần như là giả hình,
đạo đức ngụy tạo. Một truyền thống có tinh thần duy luật chỉ lưu tâm đến bên
ngoài, đến ngoại diện, đến những biên giới, và rốt cục đến sự dơ bẩn thể chất;
và ngay cả khi nó dùng lý trí giải quyết một cách khác vấn đề “trong sạch và dơ
bẩn”, thì nó vẫn tiếp tục trong tinh thần duy luật của nó, là đòi hỏi sự tuân
giữ tỉ mỉ những quy khoản, và lẫn lộn quy tắc con người với lề luật Thiên Chúa.
Ta có một thí dụ khá nổi tiếng về vấn đề này trong lời
của Rabbi Akiba: “Trong cuộc sống các anh, không phải xác chết gây ra dơ uế,
cũng chẳng phải nước là tẩy được sạch, nhưng là luật của Vua các vua. Thiên
Chúa đã phán; Ta đã thiết lập một quy tắc, Ta đã truyền ra một huấn lệnh; không
ai được quyền vi phạm huấn lệnh Ta”.
Đối với Chúa Giêsu và (đối với Giáo Hội sơ khai) mọi tinh
thần duy luật đều phải chịu lời kết án vị ngôn sứ tuyên ra, là sấm ngôn Thiên
Chúa mà Isaia, kẻ lên án tế tự bên ngoài, đã truyền lại Tế tự bên ngoài có thể
tạo nên tranh chấp giữa giới răn Thiên Chúa và ơn rỗi của con người, trong khi
giới răn Thiên Chúa được ban là để cứu rỗi con người, như kẻ không để lòng xa
cách Thiên Chúa thường hiểu. Sự cao vượt của Chúa Giêsu, như ta có thể gián
tiếp khám phá ở đây, dựa trên việc người để tâm hồn Người gần kề Thiên Chúa.
Cộng đoàn Giáo Hội đã truyền lại nhiều bản văn như bản
văn trên bởi lẽ chính cộng đoàn cũng luôn bị đe dọa sa vào một thứ đạo đức giả
dối. Đối với thánh sử, sự quan trọng của truyền thống này đặc biệt nằm ở chỗ:
việc gạt bỏ những hàng rào bất chính và việc tiếp nhận giới răn Thiên Chúa
trong ý nghĩa nguyên thủy mới kết hợp, trong cộng đoàn, những người Do thái và
hy lạp, và như thế mới giúp thờ phượng Thiên Chúa cách thật sự “trong thần khí
và chân lý”, như thánh Gioan sẽ nói về sau (Ga 4,23). Các quy luật nhân loại
vốn chia rẽ con người thì cũng chia rẽ họ với Thiên Chúa; còn giới răn của
Thiên Chúa mà Chúa Giêsu tóm gọn và đơn giản hóa một cách diệu kỳ (Mc 12,28-33)
thì kết hợp con người với nhau và như thế kết hợp họ với Thiên Chúa.
KẾT LUẬN
Phần đầu của bản văn Tin Mừng như thế được một tính cách
thời sự đặc biệt; tính cách này thêm vào cho giá trị trường cửu của giáo thuyết
và của những bài học nơi phần thứ hai. Giáo Hội mà có lẽ hôm nay hơn lúc nào
hết, cũng thường bị cám dỗ từ bỏ giới răn Thiên Chúa để theo truyền thống con
người, bị cám dỗ chỉ tôn thờ Thiên Chúa ngoài môi. Nhưng trong lòng thì xa cách
Ngài vạn dặm.
Rudolf Pesch, Assemblées du
Seigneur 53, tr.50-59.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1. Thái độ của Biệt phái trong đoạn văn hôm nay chỉ là quy
trách. Họ nhìn Chúa Giêsu và nhìn các thái độ Người muốn môn đồ theo với một
thành kiến. Họ có những ý kiến của họ về tôn giáo, về lòng trung thành, về thói
đạo đức. Đây là một não trạng đã được nắn đúc dần dần bởi nhiều thế hệ, được
lưu truyền một cách tỉ mỉ bởi cả một truyền thống. Phải nhận rằng đây cũng là
não trạng của nhiều cộng đoàn Kitô hữu chúng ta, của môi trường những “người
suy nghĩ đúng”. Các ý tưởng của chúng ta về tôn giáo, về đạo đức, về các thái
độ phải có hay không nên có đặc biệt nơi kẻ khác chẳng cứng nhắc, cố định mãi
mãi đó sao? Chúng khiến ta thành những người chẳng có khả năng nhận ra các giá
trị tôn giáo là luân lý không diễn tả trong những phạm trù riêng của ta. Xin
đan cử một thí dụ: những phán đoán đầy quở trách và lên án của một vài Kitô hữu
đối với các “thánh lễ giới trẻ”. Và ngược lại là phán đoán của nhiều người trẻ
về các buổi hội phụng vụ cổ truyền hơn mà họ cho là duy hình thức, có vẻ biệt
phái. Và trong lãnh vực luân lý, có biết bao phê phán bất công về nhiều cách
hành động mà đôi khi thực ra chỉ là những hình thái diễn tả của cùng một giá
trị duy nhất. Điều đó không muốn nói là phải đi đến chỗ chấp nhận tất cả, coi
mọi cái có giá trị như nhau. Nhưng chỉ có kẻ sống bởi Thánh Thần mới có thể
nhận ra chân lý và sự sống trong những hình thái khác biệt nhất của chúng.
2. Con người lệ thuộc vào môi trường. Nhưng trong con
người có một chỗ thiêng liêng, nơi đó một mình họ có quyền định đoạt sự lựa
chọn của mình. Con người chịu trách nhiệm đến mức nào? Điều đó là một bí mật
của Thiên Chúa. Đấng ngự trị các đền thờ đông kín nhất. Nhưng con người có phần
trách nhiệm, phần trách nhiệm ngự tại cõi lòng” (theo ý nghĩa Kinh Thánh). Hình
thành từ cõi lòng, con người xây dựng cuộc sống luân lý mình. Tâm hồn trong
sạch hay không trong sạch không phải vì do những hoàn cảnh phụ thuộc bên ngoài,
nhưng do những quyết định mà con người chọn hy một cách ý thức và tự do trong
thâm tâm thành. Quan niệm Thánh Kinh về sự trong sạch hay không trong sạch căn
cứ trên cách thức con người phải trình diện trước sự thánh thiện của Thiên
Chúa. Tin mừng dạy rằng con người được mời gọi để trở nên con cái Thiên Chúa
nghĩa là trong con người đã có một sự hiện diện của Thiên Chúa chí thánh và nếu
con người đã chịu phép Rửa tội thì lại có một sự hiện diện thần linh hóa của
Thiên Chúa Ba Ngôi. Đứng trước sự kiện này, trong sạch và không trong sạch là
gì? người Kitô hữu biết ngay điều gì phù hợp hay không phù hợp với sư hiện diện
ấy, cái gì trong sạch và không trong sạch. Điều đó xảy ra trong cõi lòng. Vì
thế, Chúa Giêsu dạy rằng tư tưởng, ý muốn hành động là trong sáng hay vẩn dục,
tốt hay xấu, đạo đức hay tội lỗi thì tùy theo nguồn của chúng tức là cõi lòng.
Chính trong tâm hồn mà điều gì được phán quyết phù hợp hay không phù hợp với sự
thánh thiện của Thiên Chúa.
3. Giả hình là khi ta tăng gia những lề luật phải giữ là
giữ một cách hình thức để tự trấn an hoặc để cảm thấy mình tốt hơn những ai
không giữ như vậy. Giả hình là khi ta chủ trương không cần lề luật, hình thức,
để sống theo cảm hứng của lòng ham muốn, nhân danh tự do, viện cớ đạo tại tâm,
đạo trong cõi lòng.
4. Bài Tin Mừng hôm nay đặt cho ta một câu hỏi cụ thể xác
định: đâu là sự trong sạch cần thiết để đến với bí tích Mình Máu Chúa Giêsu?
Thưa: sự trong sạch chính là có mặt tâm hồn rộng mở, sẵn sàng đón nhận ân huệ
của Thiên Chúa. Trái lại, sự dơ bẩn bất xứng là có một tâm hồn đóng kín trong
những thái độ luân lý và tôn giáo giả tạo.
Học viện
Giáo Hoàng Piô X Đà Lạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét