Trang

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

VUI HỌC THÁNH KINH LỄ THÁNH GIUSE THỢ Ngày 1 tháng 5


VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ THÁNH GIUSE THỢ
Ngày 1 tháng 5
Tin Mừng thánh Mátthêu 13,54-58

Tin Mừng

Đức Giê-su về thăm Na-da-rét
(Mc 6:1-6; Lc 4:16 -30 )

53 Khi Đức Giê-su kể các dụ ngôn ấy xong, Người đi khỏi nơi đó.54 Người về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: "Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế?55 Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao?56 Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế? "57 Và họ vấp ngã vì Người. Nhưng Đức Giê-su bảo họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi."58 Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.


 53 When Jesus finished these parables, he went away from there.

54 27 He came to his native place and taught the people in their synagogue. They were astonished 28 and said, "Where did this man get such wisdom and mighty deeds?55 Is he not the carpenter's son? Is not his mother named Mary and his brothers James, Joseph, Simon, and Judas?56 Are not his sisters all with us? Where did this man get all this?"

57 And they took offense at him. But Jesus said to them, "A prophet is not without honor except in his native place and in his own house."

58 And he did not work many mighty deeds there because of their lack of faith.


I. HÌNH TÔ MÀU




* Chủ đề của hình ảnh này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
*Bạn hãy viết câu Tin Mừng thánh Mátthêu 13,55

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


II. TRẮC NGHIỆM

A.
a1. Đức Giêsu về quê, giảng dạy dân chúng trong các hội đường của họ và họ có thái độ thế nào? (Mt 13,54)
a. Vui mừng
b. Sửng sốt
c. Lo sợ
d. Hoang mang

a2. Khi nghe những lời dạy dỗ của Đức Giêsu, họ nghĩ gì về Người? (Mt 13,5)
a. Người đầy khôn ngoan
b. Làm nhiều phép lạ
c. Là vua Ítraen
d. Chỉ a và b đúng

a3. Khi nghe những lời khôn ngoan của Đức Giêsu, dân làng Nadarét nói gì? (Mt 13,55-56)
a. Ông không phải là con bác thợ mộc sao?
b. Mẹ ông không phải là bà maria sao?
c. Chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao?
d. Cả a, b và c đúng

a4. “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi”. Đây là lời của ai? (Mt 13, 57)
a. Ngôn sứ Êlia
b. Ông Môsê
c. Ông Gioan tẩy giả
d. Đức Giêsu

a5. Tại sao Đức Giêsu không làm nhiều phép lạ tại Nadarét? (Mt 13,58)
a. Vì họ không tin
b. Vì họ xua đuổi Người
c. Vì giờ của Người chưa tới
d.Chỉ a và b đúng

B.
b1. Ngày 1 tháng 5 là ngày Quốc tế Lao động; trong Giáo Hội Công Giáo đó là ngày lễ gì?
a. Lễ kính thánh Gioan
b. Lễ Chúa Giêsu phục sinh
c. Lễ Mẹ Maria thăm viếng bà Êlisabét
d. Lễ thánh Giuse Thợ

b2. Đức Giáo Hoàng nào đã lập lễ thánh Giuse thợ?
a. Đức Giáo Hoàng Lêô XIII
b. Đức Giáo Hoàng Piô X
c. Đức Giáo Hoàng Piô XII
d. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

b3. Lễ thánh Giuse thợ được lập ra nhằm đề cao điều gì?
a. Giá trị của lao động và của công nhân
b. Để cầu nguyện cho tất cả mọi người lao động.
c. Để bênh vực những người lao động nghèo khổ
d. Chỉ có a và b đúng.

b4. Lễ thánh Giuse thợ được lập ra năm nào?
a. Năm 1950
b. Năm 1955
c. Năm 1965
d. Năm 1980

b5. Công việc của thánh Giuse giúp cho chúng ta hiểu biết những giá trị nào về việc làm lao động của con nguời?
a. Can đảm, lương thiện,
b. Lương tâm nghề nghiệp, đoàn kết,
c. Phục vụ tốt cho xã hội và gia đình,
d. Cả a, b và c đúng.


III. Ô CHỮ 


Những gợi ý

01. Tại Nadarét, Đức Giêsu không làm được nhiều điều gì? (Mt 13,58)

02. Điều người ta nhận xét về những lời của Đức Giêsu thế nào? (Mt 13,54)

03. Tại nơi này ngôn sứ bị rẻ rúng. (Mt 13,57)

04. “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi”. Đây là lời của ai? (Mt 13, 57)

05. Dân làng nghĩ Đức Giêsu là con của ai? (Mt 13,55)

06. Đây là mẹ của Đức Giêsu. (Mt 13,55)

07. Đức Giêsu không làm nhiều phép lạ tại Nadarét vì họ thế nào? (Mt 13,58)

Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?


IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

"Ngôn sứ có bị rẻ rúng,
thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình
và trong gia đình mình mà thôi."
Tin Mừng thánh Mátthêu 13,57



NGUYỄN THÁI HÙNG


                   
THÁNH GIUSE THỢ

Lm Nguyễn Hồng Giáo


Ngày 1 tháng 5 là ngày Quốc tế Lao động; trong Giáo Hội Công Giáo đó là ngày kính thánh Giu-se Thợ, thánh Giu-se người lao động. Lễ này được Ðức Giáo Hoàng Pi-ô XII lập ra năm 1955 nhằm đề cao giá trị của lao động và của công nhân, và để cầu nguyện cho tất cả mọi người lao động.

Có người cho rằng Giáo Hội Công Giáo thành lập một số lễ trùng với những dịp kỷ niệm hoặc lễ lớn của xã hội là có một ý đồ xấu. Ví dụ trong cuốn tiểu thuyết Ngày Phán Xét của Bá Dũng (Hà Nội 1985), tác giả viết rằng lễ thánh Giu-se ngày 1/5 hoặc lễ Gia đình Na-gia-rét (nhằm ngày 19/8, ngày Cách mạng Tháng 8 thành công) v.v. là để "buộc chân con chiên" trong nhà thờ, không cho họ tham dự mít tinh kỷ niệm (tr.17).

Ðiều quả quyết này hoàn toàn sai. Trước hết không có lễ Gia đình Na-gia-rét nào vào ngày 19/8 cả. Còn lễ thánh Giu-se Công nhân chỉ là một lễ thường, không bắt buộc giáo dân phải tham dự, thì chẳng buộc tay buộc chân ai được. Quả quyết như trên là do không hiểu rõ hoặc do ác cảm.

Thật ra, việc lập một số lễ nhằm vào một số kỷ niệm nào đó về phần đời là một cách nhìn nhận giá trị của chính biến cố phần đời đó. Ðây là một nguyên tắc hành động của Giáo Hội, tức là nhìn nhận, lấy lại, nâng cao, thánh hóa tất cả mọi giá trị "tự nhiên" của nhân loại và mọi tục lệ tốt lành trong các nền văn hoá. Trong tiếng chuyên môn của thần học, người ta gọi nguyên tắc đó là "hội nhập văn hoá".

Trở lại mục đích của ngày lễ thánh Giu-se Công nhân. Lao động là một giá trị căn bản của loài người. Hơn nữa, lao động còn mang một giá trị tôn giáo cao cả. Xã hội đề cao lao động và người lao động, thì Giáo Hội càng vui mừng vì lao động nằm trong thánh ý của Thiên Chúa, và hơn nữa chính Con Thiên Chúa khi làm người đã muốn sinh ra, lớn lên trong một gia đình lao động nghèo và tự tay mình làm việc để sinh sống như mọi người bình thường. Vậy chẳng có lý do gì để Giáo Hội phải cạnh tranh với xã hội cả.

Công Ðồng Va-ti-can II trong Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng (số 33-34) đã nhắc lại:

"Con người đã luôn cố gắng phát triển thêm mãi đời sống mình bằng việc làm và tài năng. Ngày nay, nhất là với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, con người đã và đang không ngừng nới rộng sự thống trị của mình gần như trên tất cả thiên nhiên... Ngày nay con người đã dùng sức cần lao để tự cung ứng nhiều phẩm vật mà xưa kia họ mong đợi trước nhất nơi các quyền lực thần linh." Vậy đâu là giá trị và ý nghĩa của hoạt động cần lao ấy? Công Ðồng tiếp: "Ðối với các tín hữu, chắc chắn họat động cá nhân và tập thể của loài người, hoặc nỗ lực vĩ đại của con người vất vả qua các thế kỷ nhằm cải thiện hoàn cảnh sinh sống, tự nó là phù hợp với ý định của Thiên Chúa. Thực vậy, được tạo nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, con người đã nhận được mệnh lệnh của Thiên Chúa phải chinh phục trái đất và cai quản vũ trụ... Những điều nói đây cũng áp dụng cho công việc đơn sơ thường nhật. Thực vậy, khi mưu sinh cho mình và cho gia đình mình, tất cả những người hoạt động để phục vụ xã hội đều có lý để tin rằng nhờ lao động của mình, họ nối tiếp công trình của Ðấng Tạo Hoá, phục vụ anh em, đóng góp vào việc hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử. Người Kitô hữu không những không coi các công trình do con người dùng tài năng và sức lực riêng để thực hiện là chống đối quyền năng Thiên Chúa, không coi con người là địch thủ của Tạo Hoá mà còn xác tín rằng các thắng lợi của nhân loai là dấu hiệu biểu dương Thiên Chúa cao cả và là kết quả của ý định khôn lường của Người".

Ðó là giáo lý rõ ràng của Giáo Hội dựa trên Kinh Thánh.

Tuy nhiên, cũng phải khiêm tốn nhìn nhận rằng trong nhiều thế kỷ, Giáo Hội cũng đã có lúc không đi sát với giáo lý Kinh Thánh, nhưng để cho những lý thuyết xa lạ ảnh hưởng trên thái độ của mình đối với lao động, nhất là lao động tay chân. Có một thời Giáo Hội cũng đã coi lao động tay chân là lao động của người nô lệ, chỉ lao động trí óc, lao động tinh thần mới xứng với người tự do. Vì thế trong ngày Chúa nhật, Giáo Hội cấm làm việc tay chân, nhưng làm việc trí óc vẫn được phép. Qui định này, đúng ra, bao hàm quan niệm của Hy-lạp, không phải của Kitô giáo, về lao động. Và có lẽ cũng là quan niệm Việt Nam ta thời trước: Nhất sĩ nhì nông, Hết gạo chạy rông, Nhất nông nhì sĩ!

Phải khiêm tốn nhìn nhận rằng nhiều khi Giáo Hội đã không tích cực tham gia vào những phong trào đấu tranh gian khổ để bênh vực quyền lợi của người lao động. Không biết từ bao giờ, người Công giáo đã thường nhìn các phong trào công nhân, các nghiệp đoàn và những cuộc đình công, bãi thị với con mắt e dè và ngờ vực nếu không phải là tiêu cực. Mình phần lớn cũng là dân nghèo, Chúa của mình xuất thân cũng là một người lao động tay chân nghèo khó, thế nhưng hễ nghe nói tới đấu tranh cho người nghèo, người lao động thì cứ vẫn dửng dưng, nhiều khi lại còn lo sợ hoặc nghi ngờ! Tôi biết rồi, những người đầu tiên đấu tranh có tổ chức cho giới công nhân ở thế kỷ XIX bên Phương Tây phần nhiều cũng chống lại Giáo Hội vì cho rằng Giáo Hội tiên thiên đứng về phía giai cấp bóc lột, đàng khác lắm khi họ dùng việc đấu tranh cho công nhân như một phương thế để lật đổ trật tự xã hội hiện hành, thiết lập một chính quyền mới của giai cấp công nhân. Ðiều đó vẫn còn đúng mãi về sau, cho đến gần hết thế kỷ XX. Tuyên ngôn Cộng sản của Mác và Ăng-ghen (một tuyên ngôn cho giới công nhân là nạn nhân của chế độ tư bản man rợ thời đầu) đã ra đời năm 1848, nhưng mãi đến năm 1891 Ðức Giáo Hoàng Lê-ô XIII mới ban hành Thông điệp Tân Sự, là thông điệp xã hội đầu tiên của Giáo Hội. Một sự nhập cuộc muộn màng, dù rằng rất cần thiết và hữu ích. Giáo Hội đành phải ngậm ngùi mà ghi nhận rằng Giáo Hội thế kỷ XIX đã đánh mất giai cấp công nhân!

Ngày nay vị trí và vai trò của Giáo Hội đối với các vấn đề của thế giới nói chung và của giới lao động nói riêng đã rất khác so với thời Ðức Lê-ô XIII và ngay cả thời Ðức Piô XII. Lịch sử đã cho thấy rằng rất nhiều hứa hẹn tốt đẹp cho giới lao động đã không được các ý thức hệ lớn thực hiện. Chủ nghĩa Duy kinh tế và chủ nghĩa Tiêu thụ đã chứng tỏ là không phục vụ lợi ích thực sự và bền vững của con người; cả hai đều bao hàm một quan niệm sai sót về con người. Các nhà nghiên cứu nói rằng thời kỳ của các ý thức hệ đã chấm dứt. Trong tình hình mới, tiếng nói của Giáo Hội ngày càng thêm uy tín. Giáo Hội luôn luôn khẳng định rằng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa chỉ có lý do tồn tại trong sự phục vụ con người và là con người toàn diện, con người trong mọi chiều kích của nó, cá nhân và xã hội, thể xác và tinh thần, "tự nhiên" và siêu việt.

Thánh Lô-ren-sô Tử đạo nguyên là một thày Phó tế của Ðức Giáo Hoàng Xit-tô II, thế kỷ thứ III, và là người quản lý tài sản của Giáo Hội Rô-ma. Khi biết mình sắp được phúc tử đạo, ngài đã bán nhiều tài sản của Giáo Hội và phân phát cho người nghèo. Thật ra, thường ngày Giáo Hội đã phải nuôi khoảng 1.500 người nghèo rồi. Thị trưởng Rô-ma nghe tin, liền ra lệnh cho ngài phải nộp các của cải Giáo Hội cho Hoàng đế. Lô-ren-sô xin khất ba ngày để gom đủ tài sản, kỳ thực thì trong thời gian đó ngài qui tụ một đám thật đông những người mù loà, tàn tật, đau yếu, cô nhi…, rồi đến ngày hẹn, ngài dẫn cả đám người khốn khổ ấy đến dinh thị trưởng và nói: "Ðây là tài sản của Giáo Hội chúng tôi".

Ưu thế của Giáo Hội xưa nay khi bàn đến các vấn đề xã hội vẫn chỉ là Con Người và mối ưu tiên dành cho người nghèo.

http://tinmung.net/TRANGTHANHGIUSE/ThanhGiuseINDEX.htm











Lời giải đáp VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ THÁNH GIUSE THỢ


I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề :
Xưởng Mộc Nadarét

* Câu Tin Mừng thánh Mátthêu 13,55

Ông không phải là con bác thợ sao?

II. TRẮC NGHIỆM

A.
a1. b. Sửng sốt
a2. d. Chỉ a và b đúng
a3. d. Cả a, b và c đúng
a4. d. Đức Giêsu
a5. a. Vì họ không tin

B.
b1. d. Lễ thánh Giuse Thợ
b2. c. Đức Giáo Hoàng Piô XII
b3. d. Chỉ có a và b đúng.
b4. b. Năm 1955
b5. d. Cả a, b và c đúng

III. Ô CHỮ 

III. Lời giải đáp Ô CHỮ 

01. Phép lạ (Mt 13,58)
02. Khôn ngoan (Mt 13,54)
03. Gia đình (Mt 13,57)
04. Đức Giêsu (Mt 13, 57)
05. Bác thợ (Mt 13,55)
06. Maria (Mt 13,55)

Hàng dọc : Lòng Tin

NGUYỄN THÁI HÙNG
http://vuihocthanhkinh.blogspot.com/


Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

VUI HỌC THÁNH KINH Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII

VUI HỌC THÁNH KINH
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII
Tin Mừng thánh Mátthêu 16,13-19
Ngày 27 tháng 4



Tin Mừng

13 Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai? "14 Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ."15 Đức Giêsu lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? "16 Ông Si-môn Phê-rô thưa: "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống."17 Đức Giêsu nói với ông: "Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy."


13  When Jesus went into the region of Caesarea Philippi he asked his disciples, "Who do people say that the Son of Man is?"

14 They replied, "Some say John the Baptist, others Elijah, still others Jeremiah or one of the prophets."

15 He said to them, "But who do you say that I am?"

16 Simon Peter said in reply, "You are the Messiah, the Son of the living God."

17 Jesus said to him in reply, "Blessed are you, Simon son of Jonah. For flesh and blood  has not revealed this to you, but my heavenly Father.

18 And so I say to you, you are Peter, and upon this rock I will build my church, and the gates of the netherworld shall not prevail against it.

19 I will give you the keys to the kingdom of heaven. Whatever you bind on earth shall be bound in heaven; and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven."

. HÌNH TÔ MÀU


* Chủ đề của hình này là gì?
… … … … … … … … … … … … …

* Bạn hãy viết câu TM thánh Mátthêu 16,19
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …


II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. Đây là những nhân vật người ta nói về Con Người là ai? (Mt 16,13-14)
a. Ông Giêrêmia
b. Ông Êlia
c. Ông Gioan tẩy giả
d. Cả a, b và c đúng.

a2. Ai đã tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống? (Mt 16,16)
a. Ông Gioan
b. Ông Philipphê
c. Ông Tôma
d. Ông Simon Phêrô

a3. Ai dã mạc khải cho ông Simon Phêrô biết Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống? (Mt 16,17)
a. Ông Môsê
b. Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời
c. Tổ phụ Ápraham
d. Ngôn sứ Êlia

a4. Đức Giêsu sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy trên Tảng Đá và quyền lực của ai sẽ không thắng nổi? (Mt 16,18)
a. Chính trị
b. Tử thần
c. Vua chúa
d. Xã hội.

a5. Đức Giêsu trao cho ai chìa khóa Nước Trời? (Mt 16,19)
a. Ông Giacôbê
b. Ông Phêrô
c. Ông Gioan
d. Ông Tôma

B. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII

01. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII tên là gì?
a.  Angelo Giuseppe Roncalli
b. Karol Josef Wojtyla
c. Josef Ratzinger
d. Jorge Mario Bergoglio


02. Phép lạ được công nhận do Ðức Cố Giáo Hoàng  Gioan XXIII thực hiện vào năm 1966 cho Nữ tu người Ý tên Caterina Capitani khi nữ tu này vốn bị bệnh gì mà khoa học bó tay? chứng viêm màng bụng ác tính.
a. Bị chứng viêm màng bụng ác tính
b. Bị ung thư phổi
c. Bị bênh Parkison giai đoạn cuối
d. Bị bệnh Alzheimer


03. Đây là thông điệp của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII :
a. Thông điệp Polorum Progressio
b. Thông điệp Evangelii Gaudium
c. Thông điệp Pacem in Terris
d. Thông điệp Redemptor hominis

04. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã triệu tập công đồng gì?
a. Công đồng Vaticanô I
b. Công đồng Vaticanô II
c. Công đồng Nicêa
d. Công đồng Giê rusalem

05. Đức Giáo Hoàng nào đã chủ sự tuyên xưng chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII?
a. Đức Giáo Hoàng Phaolo VI
b. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
c. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI
d. Đức Giáo Hoàng Phanxicô



III.  Ô CHỮ



Những gợi ý

01. Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là ai? (Mt 16,16)  

02. Ông Simon Phêrô tuyên xưng ai là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống? (Mt 16,16)  

03. Trên Tảng Đá là Phêrô, Đức Giêsu sẽ xây dựng điều gì của ngài? (Mt 16,18)  

04. Đức Giêsu trao cho ông Phêrô chìa khóa Nước Trời : dưới đất, anh cầm buộc điều gì, thì ở đâu cũng sẽ cầm buộc như vậy? (Mt 16,19)  

05. Đức Giêsu nói với ông Phêrô: Thầy sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy và quyền lực của ai sẽ không tháng nỗi? (Mt 16,18)  

06. Đức Giêsu đã trao cho ông Phêrô chìa khóa gì? (Mt 16,19)  

07. Đây là 1 trong những nhân vật mà người ta nghĩ về Con Người là ai? (Mt 16,14)  

08. Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con của ai? (Mt 16,16)  

09. Đức Giêsu gọi ông Simon là Phêrô, nghĩa là gì? (Mt 16,18)  

Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?

IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

"Thầy là Đấng Kitô,
Con Thiên Chúa hằng sống."
Tin Mừng thánh Mátthêu 16,16



Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII
Tin Mừng thánh Mátthêu 16,13-19

I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề :
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII

* Tin Mừng thánh Mátthêu 16,19:

“Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy."

II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM
A.
a1. d. Cả a, b và c đúng (Mt 16,13-14)
a2. d. Ông Simon Phêrô (Mt 16,16)
a3. b. Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời
(Mt 16,17)
a4. b. Tử thần (Mt 16,18)
a5. b. Ông Phêrô (Mt 16,19)

B. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII

01. a.  Angelo Giuseppe Roncalli
02. a. Bị chứng viêm màng bụng ác tính
03. c. Thông điệp Pacem in Terris
04. b. Công đồng Vaticanô II
05. b. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

III.  Ô CHỮ

01. Đấng Kitô (Mt 16,16)
02. Đức Giêsu (Mt 16,16)
03. Hội Thánh (Mt 1618)
04. Trên trời (Mt 16,19
05. Tử thần (Mt 16,18)
06. Nước Trời (Mt 16,19)
07. Êlia (Mt 16,14)
08. Thiên Chúa (Mt 16,16)
09. Tảng Đá (Mt 16,18)

Hàng dọc : Giáo Hoàng

NGUYỄN THÁI HÙNG

CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII
NGƯỜI CHA HIỀN
Lm. Joseph  Nguyễn Thanh Sơn, CSsR
Dưới trời nắng bỏng mùa hè Rôma, sáng Chúa Nhật mồng 3 tháng Chín vừa qua, tại Quảng trường Thánh Phêrô, ÐGH Gioan-Phaolô II, 80 tuổi, đã trọng thể tôn phong năm Tôi Tớ Chúa lên bậc Chân Phước, hay Á Thánh, đặc biệt trong đó có Ðức Gioan XXIII.
Khoảng 100.000 tín hữu đã tham dự đại lễ tôn phong. Trong bài thuyết giảng, Ðức Thánh Cha nói lên ý nghĩa việc phong Chân Phước trong Giáo hội là nhằm đề cao các nhân đức anh hùng của các vị. Ngài phát biểu: "Khi phong Chân Phước cho con cái mình, Giáo hội không có ý cử hành các hành động đặc biệt có tính cách lịch sử của người ấy, nhưng đúng hơn là các nhân đức của họ, là những gì được sùng kính và noi gương."

NGƯỜI CHA HIỀN
Khi ÐGH Chủ Sự tuyên xưng Chân Phước cho Ðức Gioan XXIII, cả quảng trường vang dội tiếng vỗ tay và những lời hoan hô nồng nhiệt bằng tiếng Ý "il papa buono" - Người Cha hiền. ÐTC Gioan-Phaolô II ca tụng Tân Chân Phước Gioan XXIII là "vị Giáo Hoàng ảnh hưởng đến thế giới bằng sự hòa nhã của Ngài, điều đó chứng tỏ một tâm hồn thiện ý của Ngài."
Ðức Thánh Cha đã nhận định về Ðức Gioan XXIII là người đạo đức truyền thống, và hăng say cầu nguyện cũng như hãm mình.
Theo Giáo luật, nếu không ở trong trường hợp đổ máu vì đạo, hay tử đạo, cần phải có một phép lạ được ÐGH công nhận thì một vị mới được tôn phong Á Thánh hay Thánh. Ngày thứ năm, 27 tháng Giêng vừa qua, ÐTC Gioan-Phaolô II đã ký sắc lệnh công nhận một phép lạ do Ðức Cố GH Gioan XXIII thực hiện vào năm 1966 cho Nữ tu người Ý tên Caterina Capitani. Nguyên Nữ tu này vốn bị chứng viêm màng bụng ác tính. Gia đình bà đã chuẩn bị mộ phần, vì bà chỉ còn nằm chờ chết, không còn cách nào chữa trị. Trong một thị kiến, bà đã nhìn thấy Ðức Gioan XXIII hiện ra nói với bà rằng, Ngài đã đáp ứng lời xin của bà và cầu bầu cho bà được khỏi bệnh. Và ngay lập tức, bà đã khỏi bệnh, và bắt đầu ăn uống được. Kết quả quang tuyến mấy ngày sau đó hoàn toàn xác nhận tình trạng bình phục. Nữ tu Capitani hiện vẫn còn sống và làm việc tại Sicily, Ý.

VÀI NÉT TIỂU SỬ
Chân Phước Gioan XXIII tên thật là Angelo Giuseppe Roncalli, ra đời ngày 25-11-1881, tại làng Sotto il Monte, ngoại ô Bergamo, trên đồi miền bắc Ý đại Lợi. Ngài là trưởng nam sau ba cô con gái của ông bà Giovanni và Marianna Roncalli. Gia đình Ngài có 9 người con và sinh sống bằng công việc nông trại.
Chú Angelo (thiên thần) gia nhập tiểu chủng viện Bergame năm 11 tuổi (1892), đại chủng viện năm 1895. Hết năm thần học thứ hai, thầy Angelo vào Viện Thần học Rôma đầu năm 1901 (20 tuổi). Ngài là một đại chủng sinh xuất chúng. Dù bị gián đoạn việc học hành trong hai năm, từ cuối năm 1901 đến 1902 vì nghĩa vụ quân sự, Ngài đã chịu chức Phó Tế vào năm sau đó, và Linh Mục vào ngày 10-6-1904.
Sau khi ÐGH Piô XII tạ thế vào năm 1958, Hồng Y Roncalli đã được triệu hồi về Vatican. Thế giới ngạc nhiên sửng sốt vô cùng, khi Ngài được bầu lên làm Giáo Hoàng ngày 28-10-1958, lúc Ngài đã thượng thọ 77 tuổi. Ngài đã lấy danh hiệu Giáo Hoàng là "Gioan thứ XXIII", theo các kiểu mẫu của Ngài về đời sống đạo đức: Thánh Gioan Tẩy Giả, ngôn sứ Chúa Kitô, và Gioan Người Thương Mến (John the Beloved), môn đồ Chúa Kitô.
Ðức Gioan XXIII trị vì Giáo hội duy trong 5 năm. Qua bệnh ung thư, Ngài đã được gọi về thiên quốc mồng 3-6-1963. Tuy thời gian rất vắn vỏi, Ngài đã được lịch sử đánh giá là "một vị Giáo Hoàng cải cách rất được yêu mến của thời đại mới." Quần chúng Ý gọi Ngài là "vị Giáo Hoàng của lòng nhân hậu."

CÔNG ÐỒNG CHUNG VATICANÔ II
Do sự thúc đẩy và hướng dẫn của chính Thánh Linh, Chân Phước Gioan XXIII đã triệu tập Công Ðồng chung Vaticanô II, một hội nghị cách-mạng-hóa Giáo hội, canh tân Phụng Vụ, mở cửa đón nhận các tôn giáo khác, và công bố dân tộc Do thái không chịu trách nhiệm tập thể về cái chết của Chúa Yêsu Kitô, vị sáng lập Thiên Chúa giáo.
Mồng 7-12-1959, sau hơn một năm cai quản, Ðức Gioan XXIII đã chính thức đặt tên cho Công Ðồng là "Vaticanô II, Một Lễ Hiện Xuống Mới", và chọn mồng 5-6-1960, đúng ngày Lễ Hiện Xuống, để thành lập 12 ủy ban và 3 văn phòng đặc trách chuẩn bị Công Ðồng.
Với Tông huấn "Humanae Salutis", ban hành ngày 25-12-1961, Ngài quyết định triệu tập Công Ðồng vào năm 1962, và tự sắc "Concilium", ký mồng 2-2-1962, đã ấn định ngày khai mạc Công Ðồng là ngày 11-10-1962. Ngài chỉ chủ tọa được kỳ họp thứ I, từ ngày 11-10 đến mồng 8-12-1962. Ba kỳ họp sau đã được diễn tiến dưới triều vị kế nhiệm, ÐGH Phaolô VI.
Ðức Gioan XXIII đã khiêm tốn nói rằng Công Ðồng Vaticanô chỉ "mở cánh cửa sổ để luồng gió tươi mát thổi vào Giáo Hội", nhưng mọi người trên thế giới đều nhìn nhận đó là "một biến cố lớn lao trong lịch sử Giáo hội Công giáo."

NHẬT KÝ LINH HỒN
Vào đầu thập niên 70, khi là một sinh viên Viện Ðại học Ðalat, chúng tôi đã được đọc "Nhật Ký Linh Hồn" (Journal of the Soul) của Ðức Gioan XXIII, qua bản dịch của Senatus Sàigòn, xuất bản năm 1969. Tác phẩm của Ngài đã thu hút chúng tôi một cách mãnh liệt và chúng tôi nghiền gẫm nó hai, ba lần. Một ngày kia, khi lần giở từng trang nhật ký thiêng liêng ấy trên chuyến xe đò từ Sàigòn lên Ðalat, chúng tôi đã nghĩ trong tâm trí mình: "Nếu linh mục Việt Nam nào không đọc Nhật Ký Linh Hồn thì thật là rất uổng!" Cho tới hôm nay, chúng tôi vẫn cho nó là cuốn sách gối đầu giường của mọi người, cách riêng của các linh mục.
Những trang nhật ký đã được tác giả ghi lại khi tuổi vừa 14, từ năm 1895, đến Lễ Hiện Xuống năm 1962, tức vài tháng trước khi Ngài về họp "đại công đồng thiên quốc", BẢY MƯƠI NĂM dài của con người từ chủng sinh đến ngôi Giáo Hoàng.
Chính Ðức Gioan XXIII đã đề tên cho quyển "Nhật Ký Linh Hồn" từ năm 1902, dưới ánh đèn dầu leo lét của chủng viện, sau giờ nguyện gẫm. Những quyển nhật ký được Ngài đọc lại luôn để tự kiểm thảo và nhìn thẳng vào linh hồn của mình. Một năm trước khi về Nhà Cha, Ðức Gioan XXIII rơi lụy khi đọc lại những nét chữ của quyển Nhật ký số 1, tức những ghi chép đầu tiên, và Ngài bảo vị thư ký: "Khi tôi qua đời rồi, cha có thể cho phổ biến những quyển Nhật ký này. Biết đâu nó có ích cho những người bạn trẻ đang tiến về chức linh mục và những ai muốn sống kết hiệp với Thiên Chúa."
Senatus Sàigòn đã viết những lời giới thiệu thật chính xác, khi gửi tác phẩm đến độc giả Việt Nam: "Ðây những dòng tâm huyết trong ngần của một con người, của người linh mục, đơn sơ nhưng chứa đựng sức sống bên trong dồi dào với những vẻ đẹp hấp dẫn, an ủi và khích lệ người đọc."
Chúng tôi đã thâu thập được biết bao minh triết thiêng liêng cho đời sống mình, qua lòng đạo đức của Ngài, được phô bày trong những trang Nhật Ký Linh Hồn. Lòng đạo đức ấy chính là nguồn suối của tính đơn sơ, uy tín của đời linh mục, bình tĩnh và can đảm của Ngài. Chúng tôi đã in sâu đậm vào tâm trí mình lời này của Ngài: "Xin cho đời con là tờ giấy trắng trên đó Chúa muốn viết gì tùy ý Người." Ðó là sự đơn sơ phó thác cách tuyệt đối cho ý muốn của Thiên Chúa. Ðức Gioan XXIII đã không tính toán điều gì cho đời mình, không mưu trí, mưu lược, nhằm đạt chức vị và quyền bính thế gian. Ngài chỉ mở rộng lòng mình ra cho Ðấng Tối Cao, như Ðức Mẹ: "Xin Chúa cứ làm cho tôi..." (Lc 1:38).
Toàn bộ Nhật Ký Linh Hồn nói lên những nét độc đáo của con người tác giả: đơn sơ, dịu hiền, trong trắng, hy sinh, can đảm đến mạo hiểm. Ngài là một vĩ nhân, nay là một Thánh Nhân.
Trong bài giảng, ÐTC Gioan-Phaolô II cũng đã nhắc lại hình ảnh mà thế giới còn nhớ về Ðức Gioan XXIII là "vị Giáo Hoàng luôn luôn mỉm cười, với đôi tay giang rộng để ôm lấy toàn thể thế giới."
Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng thầy giáo nọ lần kia hỏi học trò: "Bằng cách nào, người ta có thể xác định rõ khi nào hết đêm tối và bắt đầu ánh sáng ban ngày?" Một trò đáp: "Ðó là lúc ta nhìn một con vật ở xa mà vẫn nhận rõ đó là con cừu hay con chó." Ông thầy bảo: "Không đúng!" Một trò khác thưa: "Ðó là lúc ta nhìn một cây lớn ở xa mà phân biệt được cây vả hay cây đào." Ông thầy bảo: "Vẫn không đúng!" Và thầy giải đáp ngay: "Ðó là lúc con nhìn lên khuôn mặt của bất cứ ai, con cũng nhận ra họ là anh em của mình. Vì nếu không nhận ra như vậy, thì bất cứ đó là giờ nào cũng là bóng tối thôi!" (Trích lại từ "Những Tâm Sự Ðầu Ðời Giám Mục" của tân GM Nguyễn Bình Tĩnh)
Ðức Gioan XXIII đã để lại cho chúng ta một trái tim yêu thương, tấm lòng nhân hậu, nụ cười thánh, sự hòa nhã, và vòng tay giang rộng tình người, hay như câu chuyện trên đây, nhìn lên khuôn mặt của bất cứ ai, Ngài cũng nhận ra họ là anh em của mình.
Nguyện xin Tân Chân Phước Gioan XXIII soi sáng, chúc lành, cho chúng con biết sống theo con đường tâm linh tuyệt vời của Ngài.
(Tu Viện Majella, CA, Sept. 12, 2000)