Nguyên văn tài liệu ''Cảm Thức Đức Tin Trong Đời Sống Giáo Hội''(4)
d) Thế kỷ 19
34. Thế kỷ 19 là thời kỳ quyết định đối với học lý cảm thức đức tin của các tín hữu. Trong Giáo Hội Công Giáo, sở dĩ có việc này một phần là để trả lời chỉ trích của các đại biểu nền văn hóa hiện đại cũng như của các truyền thống Kitô Giáo khác, một phần cũng vì sự trưởng thành nội bộ, việc gia tăng ý thức lịch sử, quan tân mới mẻ tới các giáo phụ và các nhà thần học trung cổ, và việc tìm hiểu mới mẻ mầu nhiệm Giáo Hội. Trong ngữ cảnh này, các nhà thần học Công Giáo như Johann Adam Möhler (1796-1838), Giovanni Perrone (1794-1876), và John Henry Newman đã lưu ý cách mới mẻ tới cảm thức đức tin của các tín hữu, coi nó như một chủ đề thần học nhằm giải thích việc Chúa Thánh Thần gìn giữ toàn thế Giáo Hội ra sao trong sự thật và biện minh cho các khai triển trong kho tàng tín lý của Giáo Hội. Các nhà thần học làm nổi bật vai trò tích cực của toàn thể Giáo Hội, nhất là sự đóng góp của tín hữu giáo dân, vào việc duy trì và thông truyền đức tin của Giáo Hội; và huấn quyền mặc nhiên xác nhận cái nhìn thấu xuốt này trong diễn trình dẫn tới việc định tín tín điều Vô Nhiễm Thai (1854).
35. Để bảo vệ đức tin Công Giáo chống lại thuyết duy lý, học giả của Tübingen là Johann Adam Möhler, tìm cách mô tả Giáo Hội như một cơ thể sống động và cố gắng khám phá ra các nguyên tắc điều hướng việc khai triển học lý. Theo quan điểm của ngài, Chúa Thánh Thần lên sinh khí, hướng dẫn và kết hợp các tín hữu thành một cộng đồng của Chúa Kitô, làm phát sinh nơi họ một “ý thức” có tính Giáo Hội về đức tin (Gemeingeist hay Gesamtsinn), một điều giống như Volksgeist hay tinh thần quốc gia (33). Cảm thức đức tin này, vốn là chiều kích chủ quan của Thánh Truyền, nhất thiết bao gồm một yếu tố khách quan, tức giáo huấn của Giáo Hội, vì “cảm thức” có tính Kitô của tín hữu, một cảm thức sống trong trái tim họ và hầu như tương đương với Thánh Truyền, không bao giờ tách biệt với nội dung của nó cả (34).
36. Chân phúc John Henry Newman thoạt đầu tìm hiểu cảm thức đức tin của các tín hữu để giải quyết sự khó hiểu của ngài đối với việc khai triển học lý. Ngài là người đầu tiên cho công bố trọn một khảo luận về đề tài sau, tức “Một Khảo Luận về Việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo” (1845). Ngài đã liệt kê các đặc điểm của một khai triển trung thành. Để phân biệt giữa việc khai triển đúng và việc khai triển sai, ngài dùng qui luật của Thánh Augustinô, đồng thuận phổ quát của toàn thể Giáo Hội “Securus judicat orbis terrarum”, nhưng ngài thấy rõ: cần phải có một thẩm quyền bất khả ngộ để gìn giữ Giáo Hội trong sự thật
37. Sử dụng các thông sáng của Möhler và Newman (35), Perrone lấy lại cách hiểu của các giáo phụ về cảm thức các tín hữu để đáp ứng ý nguyện phổ quát của tín hữu muốn Đức Giáo Hoàng định tín mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai của Đức Maria; ngài thấy sự đồng thanh nhất trí, hay conspiratio, của các tín hữu và mục tử của họ là một bảo đảm đối với nguồn gốc tông truyền của học lý này. Ngài chủ trương rằng các nhà thần học nổi danh nhất đều gán một sức mạnh có chứng cớ cho cảm thức của các tín hữu và sức mạnh của một “dụng cụ của truyền thống” có thể bù đắp cho sự thiếu sót của một dụng cụ khác, thí dụ, “sự im lặng của các giáo phụ” chẳng hạn (36).
38. Các nghiên cứu của Perrone đã gây ảnh hưởng lên Đức Piô IX, giúp ngài quyết định tiến tới việc định tín mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai. Ảnh hưởng này hiển nhiên ở sự kiện: trước khi định tín, ngài yêu cầu các giám mục khắp thế giới phúc trình bằng văn thư cho ngài hay lòng sùng kính của giáo sĩ và giáo dân của các vị đối với việc tượng thai ra Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm (37). Trong tông hiến định tín, tựa là Ineffabilis Deus (1854), Đức GH Piô IX tuyên bố rằng mặc dù ngài đã biết rõ tâm tư các vị giám mục đối với vấn đề này, ngài vẫn đặc biệt yêu cầu các vị thông tri cho ngài về lòng đạo đức và sùng kính của các tín hữu của các vị đối với khía cạnh này, và ngài kết luận rằng “Thánh Kinh, Thánh Truyền đáng kính, cảm thức thường hằng của Giáo Hội [perpetuus Ecclesiae sensus], sự đồng linh hứng đặc biệt giữa các giám mục Công Giáo và tín hữu [singularis catholicorum Antistitum ac fidelium conspiratio], và các pháp lệnh cùng hiến chế đáng nhớ của các vị tiền nhiệm của ta” thẩy đều đã làm sáng tỏ một cách kỳ diệu và công bố học lý này (38). Ngài đã sử dụng ngôn từ trong khảo luận của Perrone như thế để diễn tả chứng từ chung của các giám mục và các tín hữu. Chân Phúc Newman vốn đã làm nổi bật hạn từ đồng linh hứng conspiratio, và nhận định rằng “hai Giáo Hội, tức Giáo Hội giảng dạy và Giáo Hội học hỏi, được đặt chung với nhau thành một chứng từ kép, minh giải lẫn nhau và không bao giờ chia rẽ” (39).
39. Sau đó, khi viết cuốn “Về Việc Tham Khảo Tín Hữu Trong Các Vấn Đề Học Lý” (1859), Chân Phúc Newman muốn chứng minh rằng tín hữu (phân biệt với các mục tử của họ) có vai trò riêng và tích cực của họ trong việc bảo tồn và chuyển giao đức tin. “Truyền thống Tông Đồ được giao phó cho toàn thể Giáo Hội với mọi thành phần của nó và hành xử per modum unius (theo phương thức hợp nhất)”, nhưng các giám mục và các giáo dân làm chứng cho nó theo nhiều cách thế khác nhau. Ngài nói rằng truyền thống “tự biểu lộ cách khác nhau tùy mỗi thời: đôi khi do miệng hàng giám mục, đôi khi do các nhà thần học, đôi khi do dân chúng, đôi khi do phụng vụ, nghi thức, nghi lễ, và phong tục, biến cố, các cuộc tranh luận, các phong trào, và tất cả những hiện tượng khác bao gồm dưới tên lịch sử” (40). Đối với Chân Phúc Newman, “trong kiểu nói pastorum et fidelium conspiratio, có một điều gì đó không thuộc một mình các mục tử” (41). Trong tác phẩm này, Chân Phúc Newman trích dẫn khá dài các luận điểm đã được Giovanni Perrone đề xuất một thập niên trước đó để ủng hộ viêc định tín mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai (42).
40. Hiến chế Pastor Aeternus của Công Đồng Vatican I, trong đó, huấn quyền vô ngộ của Đức Giáo Hoàng đã được xác định, đã không hề làm ngơ cảm thức đức tin của các tín hữu; trái lại, đã tiền giả thiết nó. Bản thảo đầu tiên của hiến chế, tựa là Supremi Pastoris, mà từ đó hiến chế kia được khai triển, có một chương dành cho tính vô ngộ của Giáo Hội (chương 9) (43). Tuy nhiên, khi trình tự làm việc thay đổi để giải quyết vấn đề vô ngộ của Đức Giáo Hoàng, thì cuộc thảo luận về nền tảng kia đã được hoãn lại và không bao giờ được tiếp tục nữa. Tuy thế, trong lời tường trình (relatio) của ngài về việc định tín tính vô ngộ của Đức Giáo Hoàng, Đức Giám Mục Vincent Gasser có giải thích rằng ơn trợ giúp đặc biệt dành cho Đức Giáo Hoàng không đặt ngài ra ngoài Giáo Hội và không loại bỏ việc tham khảo và hợp tác” (44). Ngài nói: việc định tín mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai là một thí dụ về một trường hợp “khó đến nỗi, để được thông tri, Đức Giáo Hoàng thấy cần phải hỏi ý kiến các giám mục, như một phương thế bình thường, xem tâm tư các Giáo Hội ra sao” (45). Trong một thuật ngữ nhằm loại bỏ chủ nghĩa Pháp Giáo (Gallicism), hiến chế Pastor Aeternus quả quyết rằng các định tín tín lý ex cathedra của Đức Giáo Hoàng liên quan tới đức tin và luân lý là không thể sửa đổi được “do chính chúng chứ không do sự đồng thuận của Giáo Hội [ex sese non autem ex consensu ecclesiae]” (46), nhưng điều này vẫn không làm cho sự đồng thuận của Giáo Hội (consensus Ecclesiae) ra dư thừa. Điều bị loại bỏ là lý thuyết cho rằng một định tín như thế đòi phải có sự đồng thuận này, đến trước hoặc đến sau, như một điều kiện nếu nó muốn có tư thế thẩm quyền (47). Để trả lời cuộc khủng hoảng của phe duy hiện đại, một sắc lệnh của Văn Phòng Thánh, tựa là Lamentabili (1907), đã xác nhận tính tự do của Ecclesia docens (Giáo Hội giảng dạy) đối với Ecclesia discens (Giáo Hội học hỏi). Sắc lệnh bác bỏ đề xuất cho phép các mục tử chỉ được dạy những gì đã được tín hữu tin (48).
e) Thế kỷ 20
41. Các nhà thần học Công Giáo trong thế kỷ 20 đã thăm dò học lý cảm thức đức tin của các tín hữu (sensus fidei fidelium) trong ngữ cảnh nền thần học về Thánh Truyền, vốn là một Giáo Hội học đổi mới, và nền thần học về giáo dân. Họ nhấn mạnh rằng “Giáo Hội” không đồng nhất với các mục tử của mình; nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, toàn thể Giáo Hội đều là chủ thể hay “cơ quan” của Thánh Truyền; và tín hữu giáo dân có vai trò tích cực trong việc chuyển giao đức tin tông truyền. Huấn quyền ủng hộ các khai triển này cả trong lúc tham khảo để định tín việc Đức Nữ Trinh Diễm Phúc Maria vinh hiển được triệu về trời lẫn trong việc Công Đồng Vatican phục hồi và xác nhận học lý cảm thức đức tin.
42. Năm 1946, theo khuôn mẫu của vị tiền nhiệm, Đức GH Piô XII gửi thông điệp Deiparae Virginis Mariae tới toàn thể giám mục thế giới yêu cầu các vị thông tri cho ngài hay “về lòng sùng kính của giáo sĩ và giáo dân chư huynh (xem sét cả đức tin và lòng đạo đức của họ) đối với việc Triệu Về Trời Trinh Nữ Rất Diễm Phúc Maria”. Như thế, ngài đã tái xác nhận tập tục tham khảo tín hữu trước khi đưa ra một đính tín tín lý, và, trong tông hiến Munificentissimus Deus (1950), ngài nhắc đến “câu trả lời gần như đồng thanh” ngài đã nhận được (49). Niềm tin vào việc Triệu Đức Maria Về Trời, quả thực, “đã bén rễ hoàn toàn vào tâm trí tín hữu” (50). Đức GH Piô XII nói tới “giáo huấn đồng điệu (concordant) của thẩm quyền tín lý bình thường của Giáo Hội và đức tin đồng điệu của giáo dân Kitô Giáo” và, liên quan tới niềm tin vào việc Triệu Đức Maria Về Trời, ngài nói, như Đức GH Piô IX từng nói liên quan tới niềm tin vào việc Đức Maria Vô Nhiễm Thai, rằng có một “singularis catholicorum Antistitum et fidelium conspiratio” (sự động linh hứng đặc biệt giữa cá mục tử và các tín hữu). Ngài còn nói thêm rằng sự đồng linh hứng này cho thấy “một cách hoàn toàn chắc chắn và vô ngộ” rằng việc Triệu Đức Maria Về Trời là “một chân lý được Thiên Chúa mạc khải và được chứa đựng trong kho tàng thần linh mà Chúa Kitô đã ủy thác cho Hiền Thê của Người gìn giữ và giảng dạy một cách vô ngộ” (51). Như thế, cả trong hai trường hợp, các định tín của Đức Giáo Hoàng đều đã xác nhận và cử hành các niềm tin sâu sắc của tín hữu.
43. Linh mục Yves M.-J. Congar (1904-1995) đóng góp đáng kể vào việc khai triển học lý cảm thức đức tin của tín hữu (sensus fidei fidelis) và cảm thức đức tin của các tín hữu (sensus fidei fidelium). Trong cuốn Jalons pour une Théologie du Laïcat (các cột mốc cho một nền thần học về giáo dân, 1953), ngài thăm dò học lý này về phương diện người giáo dân tham dự vào chức năng tiên tri của Giáo Hội. Linh mục Congar rất quen thuộc với công trình của Chân Phúc Newman và theo đuổi cùng một đường lối (nghĩa là ba chức vụ của Giáo Hội, và cho rằng cảm thức của các tín hữu là một biểu thức của chức vụ tiên tri) tuy không qui chiếu thẳng vào Newman (52). Ngài mô tả cảm thức của các tín hữu như là hồng ân Chúa Thánh Thần “ban cho hàng giáo phẩm cùng với toàn bộ tín hữu”, và ngài phân biệt thực tại khách quan của đức tin (là thực tại tạo nên thánh truyền) với khía cạnh chủ quan là ơn đức tin (53). Trong khi các tác giả trước đây nhấn mạnh tới sự phân biệt giữa Ecclesia docens và Ecclesia discens, thì linh mục Congar quan tâm tới việc chứng tỏ tính hợp nhất hữu cơ của hai thực tại này. Ngài viết “Giáo Hội yêu và tin, tức toàn bộ tín hữu, là vô ngộ trong việc sở hữu đức tin sống động, chứ không phải trong một hành vi hay phán đoán đặc thù” (54). Giáo huấn của hàng giáo phẩm là để phục vụ hiệp thông.
44. Giáo huấn của Công Đồng Vatican II đã phản ảnh sự đóng góp của cha Congar nhiều cách. Chương một của hiến chế Lumen Gentium, về “Mầu Nhiệm Giáo Hội”, dạy rằng Chúa Thánh Thần “ngụ cư trong Giáo Hội và trong trái tim các tín hữu, như trong một đền thờ”. “Trong khi hướng dẫn Giáo Hội theo đường mọi chân lý (xem Ga 16:13) và hợp nhất Giáo Hội trong hiệp thông và trong công việc thừa tác, Người ban cho Giáo Hội những hồng ân khác nhau có tính phẩm trật và đặc sủng, và nhờ thế, điều hướng Giáo Hội; và Người trang trí Giáo Hội bằng các hoa trái của Người (xem Eph 4:11-12; 1Cor 12:4; Gl 5:22) (55). Sau đó, chương hai tiếp tục nói tới Giáo Hội như một toàn thể, như “dân Thiên Chúa”, trước khi phân biệt người giáo dân với người được thụ phong. Đoạn LG 12, tức đoạn nhắc tới cảm thức đức tin, dạy rằng, vì lãnh nhận được “sự xức dầu từ Đấng Thánh (xem !Ga 2:20, 27), toàn bộ tín hữu… không thể sai lầm trong các vấn đề đức tin”. “Thần Khí sự thật” khơi dậy và duy trì “một cảm thức siêu nhiên về đức tin” (supernaturali sensu fidei)”, được thấy rõ khi “toàn bộ dân Chúa… ‘từ các giám mục tới người tín hữu rốt hết’ biểu lộ một đồng thuận phổ quát trong các vấn đề đức tin và luân lý”. Nhờ cảm thức đức tin, “được thẩm quyền giáo huấn thánh thiện (huấn quyền) hướng dẫn và nhờ vâng theo huấn quyền này, Dân Thiên Chúa tiếp nhận được không phải chỉ là lời phàm nhân, mà thực sự là lời Thiên Chúa (xem 1Tx 2:13”. Theo sự mô tả này, cảm thức đức tin là một khả năng tích cực hay một mẫn cảm nhờ đó, họ có khả năng tiếp nhận và hiểu được “đức tin đã một lần dứt khoát được ban cho các thánh (xem Giuđa 3)”. Thực vậy, nhờ cảm thức này, người ta không những “luôn gắn bó với đức tin”, mà còn “đào sâu nó hơn nữa bằng một phán đoán đúng đắn, và áp dụng nó một cách trọn vẹn hơn vào đời sống hàng ngày”. Nó là phương thế để dân Chúa tham dự vào “chức vụ tiên tri của Chúa Kitô” (56).
45. Hiến chế Lumen Gentium, trong các chương ba và bốn sau đó, đã lần lượt mô tả việc Chúa Kitô thi hành ra sao chức vụ tiên tri của Người: không những qua các mục tử của Giáo Họi, mà còn qua cả các tín hữu giáo dân nữa. Hiến chế dạy rằng “cho tới lúc tỏ hiện trọn vẹn vinh quang của Người”, Chúa Giêsu chu toàn chức vụ này “không những nhờ hàng giáo phẩm là những người giảng dạy nhân danh Người và bằng quyền năng của Người, mà còn nhờ hàng giáo dân nữa”. Liên quan tới hàng sau, hiến chế nói tiếp: “Do đó, không những Người lập họ làm nhân chứng và ban cho họ cảm thức đức tin và ơn lời nói [sensu fidei et gratia verbi instruit] (xem Cv 2:17-18; Kh 19:10) để sức mạnh Tin Mừng tỏa chiếu trong cuộc sống gia đình và xã hội hàng ngày”. Được các bí tích tăng cường, “người giáo dân có thể và phải thực hiện công trình phúc âm hóa thế giới đầy giá trị” (57). Ở đây, cảm thức đức tin được trình bày như hồng ân Chúa Kitô ban cho tín hữu, và một lần nữa, được mô tả như một khả năng tích cực nhờ đó tín hữu có khả năng hiểu, sống và công bố các chân lý của mạc khải Thiên Chúa. Nó là căn bản đối với công việc phúc âm hóa của họ.
46. Cảm thức đức tin cũng được nhắc tới trong giáo huấn của Công Đồng về việc phát triển học lý, trong ngữ cảnh chuyển giao đức tin tông truyền. Văn kiện Dei Verbum viết rằng Truyền Thống tông đồ “tiến triển trong Giáo Hội với ơn phù trợ của Chúa Thánh Thần”. “Có sự phát triển trong việc thông hiểu các thực tại và lời lẽ được chuyển giao” và Công Đồng nhận diện được 3 cách việc này xẩy ra: “nhờ việc chiêm niệm và nghiên cứu của các tín hữu , những người luôn suy nghĩ những việc này trong tâm hồn (xem Lc 2:19, 51)”; “nhờ việc hiểu thấu các thực tại thiêng liêng mà họ vốn cảm nhận [ex intima spiritualium rerum quam experiuntur intelligentia]”; và “nhờ lời giảng dạy của những vị (các giám mục) đã tiếp nhận… đặc sủng chân lý chắc chắn” (58). Dù đoạn này không nêu đích danh cảm thức đức tin, nhưng việc chiêm niệm, việc nghiên cứu và cảm nghiệm của tín hữu mà đoạn này nhắc tới tất cả đều rõ ràng có liên hệ với cảm thức đức tin, và phần lớn các nhà bình luận đều nhất trí rằng các nghị phụ công đồng cố ý nại tới lý thuyết về phát triển học lý của Newman. Khi đọc bản văn này dưới sự soi sáng của mô tả cảm thức đức tin ở Lumen Gentium 12 như là nhạy cảm (appreciation) đức tin do Chúa Thánh Thần khơi dậy, nhờ thế tín hữu, khi được các mục tử hướng dẫn, đã luôn gắn bó với đức tin, thì người ta thấy rõ: cùng một ý niệm đã được phát biểu. Khi nhắc đến “hòa điệu đáng lưu ý” nên có giữa các giám mục và giáo dân trong việc thực hành và tuyên xưng đức tin được truyền từ các tông đồ, Dei Verbum thực sự đã sử dụng chính các kiểu nói có trong các định tín của cả hai tín điều về Đức Mẹ, tức “singularis fiat Antistitum et fidelium conspiratio” (nên có sự đồn glinh hứng giữa các mục tử và tín hữu) (59).
47. Từ thời Công Đồng, huấn quyền luôn nhắc lại những điểm chủ yếu trong giáo huấn của Công Đồng về cảm thức đức tin (60) và đồng thời cũng đề cập một vấn đề mới, đó là, tầm quan trọng của việc không giả thiết coi công luận bên trong (hoặc bên ngoài) Giáo Hội nhất thiết đồng nghĩa với cảm thức đức tin (của các tín hữu). Trong tông huấn hậu thượng hội đồng, Familiaris Consortio (1981), Đức GH Gioan Phaolô II xem sét vấn đề: “cảm thức siêu nhiên về đức tin” có liên hệ ra sao với việc “đồng thuận của các tín hữu” và với ý kiến đa số trong các khảo cứu xã hội và thống kê. Ngài viết rằng: cảm thức đức tin “không hệ duy nhất hay nhất thiết ở việc đồng thuận của tín hữu”. Nhiệm vụ của các mục tử Giáo Hôi là “phát huy cảm thức đức tin nơi mọi tín hữu, khảo sát và phán đoán một cách có thẩm quyền tính chân chính trong các phát biểu của nó, và giáo dục tín hữu trong việc biện phân phúc âm một cách trưởng thành hơn nữa” (61).
Còn tiếp
______________________________ ______________________________ ______________________________ _____________________________
(33) J. A. Möhler, Die Einheit in der Kirche oder das Prinzip des Katholizismus [1825], J. R. Geiselmann chủ biên (Cologne và Olten: Jakob Hegner, 1957), 8tt., 50tt.
(34) J. A. Möhler, Symbolik oder Darstellung der dogmatischen Gegensätze der Katholiken und Protestanten, nach ihren öffentlichen Bekenntnisschriften [1832], J.R. Geiselmann chủ biên (Cologne và Olten: Jakob Hegner, 1958), §38. Chống lại nguyên tắc giải thích tư của Thệ Phản, ngài tái khẳng định ý nghĩa của việc toàn thể Giáo Hội phán đoán.
(35) Năm 1847, Chân Phúc Newman gặp Perrone và hai vị đã thảo luận ý niệm của Chân Phúc về việc phát triển học lý. Chân phúc sử dụng ý niệm sensus ecclesiae (cảm thức của Giáo Hội) trong ngữ cảnh này. Xem T. Lynch, chủ biên, ‘The Newman-Perrone Paper on Development’,Gregorianum 16 (1935), các tr.402-447, nhất là chương 3, các số 2, 5.
(36) Ioannis Perrone, De Immaculato B. V. Mariae Conceptu an Dogmatico Decreto definiri possit (Romae, 1847), 139, 143-145. Perrone kết luận rằng tín hữu Kitô Giáo sẽ “vấp phạm sâu xa” nếu mầu nhiệm vô nhiễm thai của Đức Maria “bị nghi vấn dù nhẹ nhàng bao nhiêu” (tr. 156). Ngài còn thấy nhiều trường hợp khác trong đó, huấn quyền dựa vào cảm thức của các tín hữu để định tín tín lý, thí dụ, tín lý tin rằng linh hồn người công chính đã được hưởng vinh phúc trước ngày kẻ chết sống lại (các tr. 147-148).
(37) Xem Đức GH Piô IX, Thông Điệp, Ubi primum (1849), số 6.
(38) Đức GH Piô IX, Tông Hiến Ineffabilis Deus (1854).
(39) Newman, On Consulting the Faithful, các tr.70-71.
(40) Newman, On Consulting the Faithful, tr.63, xem thêm tr.65. Chân Phúc Newman thường phân biệt “các mục tử” và “các tín hữu”. Đôi khi ngài thêm “các tiến sĩ” (thần học gia) như một loại chứng nhân khác biệt, và ngài xếp các giáo sĩ cấp nhỏ vào số “tín hữu” dù không phải là “tín hữu giáo dân”.
(41) Newman, On Consulting the Faithful, tr.104.
(42) Newman, On Consulting the Faithful, các tr.64-70; xem số 37 trên đây.
(43) Mansi, III (51), 542-543. Chương này quả quyết rắng tính vô ngộ của Giáo Hội bao quát mọi chân lý mạc khải trong Thánh Kinh và trong Thánh Truyền, nghĩa là trong Kho Tàng Đức Tin, và bao hàm bất cứ điều gì, dù không được mạc khải, nhưng cần thiết đối với việc bênh vực và bảo tồn kho tàng này.
(44) Mansi, IV (52), 1213-14.
(45) Ibid., 1217. Gasser thêm: ‘sed talis casus non potest statui pro regula’ (nhưng trường hợp như thế không thể coi là qui luật được).
(46) DH 3074. Một trong “bốn điều” của chủ trương Pháp Giáo quả quyết rằng phán đoán của Đức Giáo Hoàng “không thể không sửa đổi được trừ khi toàn Giáo Hội đã đồng thuận về nó”
(47) Xem Gasser, trong Mansi, 52, 1213-14.
(48) Đề xuất bị kết án nói như thế này: “Trong việc xác định các chân lý, ‘Giáo Hội học hỏi’ và ‘Giáo Hội giảng dạy’ hợp tác với nhau một cách đến nỗi ‘Giáo Hội giảng dạy’ chỉ có mỗi việc là tán thành các ý kiến của ‘Giáo Hội học hỏi’ (DH 3406).
(49) Đức GH Piô XII, Tông Hiến Munificentissimus Deus, số 12.
(50) Munificentissimus Deus, số 41.
(51) Munificentissimus Deus, số 12.
(52) Xem Congar, Jalons pour une Théologie du Laïcat, chương 6. Đường lối này tìm thấy trong lời nói đầu ấn bản thức ba cuốn Via Media(1877) của chân phúc Newman.
(53) Congar, Jalons pour une Théologie du Laïcat, tr.398; Bản tiếng Anh, Lay People in the Church, 288.
(54) Jalons pour une Théologie du Laïcat, tr.399; Bản tiếng Anh, Lay People in the Church, 289.
(55) LG 4.
(56) LG 12. Trong một vài chỗ khác, công đồng nhắc tới “cảm thức” của các tín hữu hay của Giáo Hội giống như nói về cảm thức đức tin của LG 12. Công đồng nói tới cảm thức của Giáo Hội (sensus Ecclesiae [DV 23]), cảm thức tông đồ (sensus apostolicus [AA 25]), cảm thức Công Giáo (sensus catholicus [AA 30]), cảm thức của Chúa Kitô và của Giáo Hội (sensus Christi et Ecclesiae) và cảm thức hiệp thông cùng với Giáo Hội (sensus communionis cum Ecclesia [AG 19]), cảm thức Kitô Giáo của các tín hữu (sensus christianus fidelium (GS 52)], và một cảm thức Kitô hữu toàn diện (integer christianus sensus (GS 62]).
(57) LG 35.
(58) DV 8.
(59) DV 10; Xem Ineffabilis Deus, số 18, và Munificentissimus Deus, số 12.
(60) Thí dụ, xem giáo huấn của Đức GH Gioan Phaolô II trong tông huấn của ngài tựa là Christifideles Laici (1988), ngài dạy rằng mọi tín hữu đều tham dự vào 3 chức vụ của Chúa Kitô và ngài gọi giáo dân là “những người tham dự vào cảm thức đức tin siêu nhiên của Giáo Hội” (sensum fidei supernaturalis Ecclesiae), là cảm thức ‘không thể sai lầm trong các vấn đề đức tin’” (số 14); còn về giáo huấn của Lumen Gentium 12, 35 và của Dei Verbum 8, xem Tuyên Bố của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (CDF), Mysterium Ecclesiae (1973), số 2.
(61) Đức GH Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (1981), số 5. Trong Chỉ Thị về Ơn Gọi Giáo Hội của Thần Học Gia, Donum Veritatis (1990), CDF cảnh cáo chống lại việc đồng hóa “ý kiến của số đông Kitô hữu” với cảm thức đức tin: cảm thức đức tin là “một đặc tính của đức tin thần học” và là hồng ân của Thiên Chúa giúp tín hữu “đích thân gắn bó với chân lý” đến độ điều họ tin cũng là điều Giáo Hội tin. Vì không phải mọi ý kiến của tín hữu đều phát sinh từ đức tin, và vì nhiều người bị chao đảo bởi công luận, nên cần phải nhấn mạnh đến “dây nối kết bất khả tiêu giữa cảm thức đức tin và sự hướng dẫn Dân Thiên Chúa của Huấn Quyền mục tử” (số 35).
34. Thế kỷ 19 là thời kỳ quyết định đối với học lý cảm thức đức tin của các tín hữu. Trong Giáo Hội Công Giáo, sở dĩ có việc này một phần là để trả lời chỉ trích của các đại biểu nền văn hóa hiện đại cũng như của các truyền thống Kitô Giáo khác, một phần cũng vì sự trưởng thành nội bộ, việc gia tăng ý thức lịch sử, quan tân mới mẻ tới các giáo phụ và các nhà thần học trung cổ, và việc tìm hiểu mới mẻ mầu nhiệm Giáo Hội. Trong ngữ cảnh này, các nhà thần học Công Giáo như Johann Adam Möhler (1796-1838), Giovanni Perrone (1794-1876), và John Henry Newman đã lưu ý cách mới mẻ tới cảm thức đức tin của các tín hữu, coi nó như một chủ đề thần học nhằm giải thích việc Chúa Thánh Thần gìn giữ toàn thế Giáo Hội ra sao trong sự thật và biện minh cho các khai triển trong kho tàng tín lý của Giáo Hội. Các nhà thần học làm nổi bật vai trò tích cực của toàn thể Giáo Hội, nhất là sự đóng góp của tín hữu giáo dân, vào việc duy trì và thông truyền đức tin của Giáo Hội; và huấn quyền mặc nhiên xác nhận cái nhìn thấu xuốt này trong diễn trình dẫn tới việc định tín tín điều Vô Nhiễm Thai (1854).
35. Để bảo vệ đức tin Công Giáo chống lại thuyết duy lý, học giả của Tübingen là Johann Adam Möhler, tìm cách mô tả Giáo Hội như một cơ thể sống động và cố gắng khám phá ra các nguyên tắc điều hướng việc khai triển học lý. Theo quan điểm của ngài, Chúa Thánh Thần lên sinh khí, hướng dẫn và kết hợp các tín hữu thành một cộng đồng của Chúa Kitô, làm phát sinh nơi họ một “ý thức” có tính Giáo Hội về đức tin (Gemeingeist hay Gesamtsinn), một điều giống như Volksgeist hay tinh thần quốc gia (33). Cảm thức đức tin này, vốn là chiều kích chủ quan của Thánh Truyền, nhất thiết bao gồm một yếu tố khách quan, tức giáo huấn của Giáo Hội, vì “cảm thức” có tính Kitô của tín hữu, một cảm thức sống trong trái tim họ và hầu như tương đương với Thánh Truyền, không bao giờ tách biệt với nội dung của nó cả (34).
36. Chân phúc John Henry Newman thoạt đầu tìm hiểu cảm thức đức tin của các tín hữu để giải quyết sự khó hiểu của ngài đối với việc khai triển học lý. Ngài là người đầu tiên cho công bố trọn một khảo luận về đề tài sau, tức “Một Khảo Luận về Việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo” (1845). Ngài đã liệt kê các đặc điểm của một khai triển trung thành. Để phân biệt giữa việc khai triển đúng và việc khai triển sai, ngài dùng qui luật của Thánh Augustinô, đồng thuận phổ quát của toàn thể Giáo Hội “Securus judicat orbis terrarum”, nhưng ngài thấy rõ: cần phải có một thẩm quyền bất khả ngộ để gìn giữ Giáo Hội trong sự thật
37. Sử dụng các thông sáng của Möhler và Newman (35), Perrone lấy lại cách hiểu của các giáo phụ về cảm thức các tín hữu để đáp ứng ý nguyện phổ quát của tín hữu muốn Đức Giáo Hoàng định tín mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai của Đức Maria; ngài thấy sự đồng thanh nhất trí, hay conspiratio, của các tín hữu và mục tử của họ là một bảo đảm đối với nguồn gốc tông truyền của học lý này. Ngài chủ trương rằng các nhà thần học nổi danh nhất đều gán một sức mạnh có chứng cớ cho cảm thức của các tín hữu và sức mạnh của một “dụng cụ của truyền thống” có thể bù đắp cho sự thiếu sót của một dụng cụ khác, thí dụ, “sự im lặng của các giáo phụ” chẳng hạn (36).
38. Các nghiên cứu của Perrone đã gây ảnh hưởng lên Đức Piô IX, giúp ngài quyết định tiến tới việc định tín mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai. Ảnh hưởng này hiển nhiên ở sự kiện: trước khi định tín, ngài yêu cầu các giám mục khắp thế giới phúc trình bằng văn thư cho ngài hay lòng sùng kính của giáo sĩ và giáo dân của các vị đối với việc tượng thai ra Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm (37). Trong tông hiến định tín, tựa là Ineffabilis Deus (1854), Đức GH Piô IX tuyên bố rằng mặc dù ngài đã biết rõ tâm tư các vị giám mục đối với vấn đề này, ngài vẫn đặc biệt yêu cầu các vị thông tri cho ngài về lòng đạo đức và sùng kính của các tín hữu của các vị đối với khía cạnh này, và ngài kết luận rằng “Thánh Kinh, Thánh Truyền đáng kính, cảm thức thường hằng của Giáo Hội [perpetuus Ecclesiae sensus], sự đồng linh hứng đặc biệt giữa các giám mục Công Giáo và tín hữu [singularis catholicorum Antistitum ac fidelium conspiratio], và các pháp lệnh cùng hiến chế đáng nhớ của các vị tiền nhiệm của ta” thẩy đều đã làm sáng tỏ một cách kỳ diệu và công bố học lý này (38). Ngài đã sử dụng ngôn từ trong khảo luận của Perrone như thế để diễn tả chứng từ chung của các giám mục và các tín hữu. Chân Phúc Newman vốn đã làm nổi bật hạn từ đồng linh hứng conspiratio, và nhận định rằng “hai Giáo Hội, tức Giáo Hội giảng dạy và Giáo Hội học hỏi, được đặt chung với nhau thành một chứng từ kép, minh giải lẫn nhau và không bao giờ chia rẽ” (39).
39. Sau đó, khi viết cuốn “Về Việc Tham Khảo Tín Hữu Trong Các Vấn Đề Học Lý” (1859), Chân Phúc Newman muốn chứng minh rằng tín hữu (phân biệt với các mục tử của họ) có vai trò riêng và tích cực của họ trong việc bảo tồn và chuyển giao đức tin. “Truyền thống Tông Đồ được giao phó cho toàn thể Giáo Hội với mọi thành phần của nó và hành xử per modum unius (theo phương thức hợp nhất)”, nhưng các giám mục và các giáo dân làm chứng cho nó theo nhiều cách thế khác nhau. Ngài nói rằng truyền thống “tự biểu lộ cách khác nhau tùy mỗi thời: đôi khi do miệng hàng giám mục, đôi khi do các nhà thần học, đôi khi do dân chúng, đôi khi do phụng vụ, nghi thức, nghi lễ, và phong tục, biến cố, các cuộc tranh luận, các phong trào, và tất cả những hiện tượng khác bao gồm dưới tên lịch sử” (40). Đối với Chân Phúc Newman, “trong kiểu nói pastorum et fidelium conspiratio, có một điều gì đó không thuộc một mình các mục tử” (41). Trong tác phẩm này, Chân Phúc Newman trích dẫn khá dài các luận điểm đã được Giovanni Perrone đề xuất một thập niên trước đó để ủng hộ viêc định tín mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai (42).
40. Hiến chế Pastor Aeternus của Công Đồng Vatican I, trong đó, huấn quyền vô ngộ của Đức Giáo Hoàng đã được xác định, đã không hề làm ngơ cảm thức đức tin của các tín hữu; trái lại, đã tiền giả thiết nó. Bản thảo đầu tiên của hiến chế, tựa là Supremi Pastoris, mà từ đó hiến chế kia được khai triển, có một chương dành cho tính vô ngộ của Giáo Hội (chương 9) (43). Tuy nhiên, khi trình tự làm việc thay đổi để giải quyết vấn đề vô ngộ của Đức Giáo Hoàng, thì cuộc thảo luận về nền tảng kia đã được hoãn lại và không bao giờ được tiếp tục nữa. Tuy thế, trong lời tường trình (relatio) của ngài về việc định tín tính vô ngộ của Đức Giáo Hoàng, Đức Giám Mục Vincent Gasser có giải thích rằng ơn trợ giúp đặc biệt dành cho Đức Giáo Hoàng không đặt ngài ra ngoài Giáo Hội và không loại bỏ việc tham khảo và hợp tác” (44). Ngài nói: việc định tín mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai là một thí dụ về một trường hợp “khó đến nỗi, để được thông tri, Đức Giáo Hoàng thấy cần phải hỏi ý kiến các giám mục, như một phương thế bình thường, xem tâm tư các Giáo Hội ra sao” (45). Trong một thuật ngữ nhằm loại bỏ chủ nghĩa Pháp Giáo (Gallicism), hiến chế Pastor Aeternus quả quyết rằng các định tín tín lý ex cathedra của Đức Giáo Hoàng liên quan tới đức tin và luân lý là không thể sửa đổi được “do chính chúng chứ không do sự đồng thuận của Giáo Hội [ex sese non autem ex consensu ecclesiae]” (46), nhưng điều này vẫn không làm cho sự đồng thuận của Giáo Hội (consensus Ecclesiae) ra dư thừa. Điều bị loại bỏ là lý thuyết cho rằng một định tín như thế đòi phải có sự đồng thuận này, đến trước hoặc đến sau, như một điều kiện nếu nó muốn có tư thế thẩm quyền (47). Để trả lời cuộc khủng hoảng của phe duy hiện đại, một sắc lệnh của Văn Phòng Thánh, tựa là Lamentabili (1907), đã xác nhận tính tự do của Ecclesia docens (Giáo Hội giảng dạy) đối với Ecclesia discens (Giáo Hội học hỏi). Sắc lệnh bác bỏ đề xuất cho phép các mục tử chỉ được dạy những gì đã được tín hữu tin (48).
e) Thế kỷ 20
41. Các nhà thần học Công Giáo trong thế kỷ 20 đã thăm dò học lý cảm thức đức tin của các tín hữu (sensus fidei fidelium) trong ngữ cảnh nền thần học về Thánh Truyền, vốn là một Giáo Hội học đổi mới, và nền thần học về giáo dân. Họ nhấn mạnh rằng “Giáo Hội” không đồng nhất với các mục tử của mình; nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, toàn thể Giáo Hội đều là chủ thể hay “cơ quan” của Thánh Truyền; và tín hữu giáo dân có vai trò tích cực trong việc chuyển giao đức tin tông truyền. Huấn quyền ủng hộ các khai triển này cả trong lúc tham khảo để định tín việc Đức Nữ Trinh Diễm Phúc Maria vinh hiển được triệu về trời lẫn trong việc Công Đồng Vatican phục hồi và xác nhận học lý cảm thức đức tin.
42. Năm 1946, theo khuôn mẫu của vị tiền nhiệm, Đức GH Piô XII gửi thông điệp Deiparae Virginis Mariae tới toàn thể giám mục thế giới yêu cầu các vị thông tri cho ngài hay “về lòng sùng kính của giáo sĩ và giáo dân chư huynh (xem sét cả đức tin và lòng đạo đức của họ) đối với việc Triệu Về Trời Trinh Nữ Rất Diễm Phúc Maria”. Như thế, ngài đã tái xác nhận tập tục tham khảo tín hữu trước khi đưa ra một đính tín tín lý, và, trong tông hiến Munificentissimus Deus (1950), ngài nhắc đến “câu trả lời gần như đồng thanh” ngài đã nhận được (49). Niềm tin vào việc Triệu Đức Maria Về Trời, quả thực, “đã bén rễ hoàn toàn vào tâm trí tín hữu” (50). Đức GH Piô XII nói tới “giáo huấn đồng điệu (concordant) của thẩm quyền tín lý bình thường của Giáo Hội và đức tin đồng điệu của giáo dân Kitô Giáo” và, liên quan tới niềm tin vào việc Triệu Đức Maria Về Trời, ngài nói, như Đức GH Piô IX từng nói liên quan tới niềm tin vào việc Đức Maria Vô Nhiễm Thai, rằng có một “singularis catholicorum Antistitum et fidelium conspiratio” (sự động linh hứng đặc biệt giữa cá mục tử và các tín hữu). Ngài còn nói thêm rằng sự đồng linh hứng này cho thấy “một cách hoàn toàn chắc chắn và vô ngộ” rằng việc Triệu Đức Maria Về Trời là “một chân lý được Thiên Chúa mạc khải và được chứa đựng trong kho tàng thần linh mà Chúa Kitô đã ủy thác cho Hiền Thê của Người gìn giữ và giảng dạy một cách vô ngộ” (51). Như thế, cả trong hai trường hợp, các định tín của Đức Giáo Hoàng đều đã xác nhận và cử hành các niềm tin sâu sắc của tín hữu.
43. Linh mục Yves M.-J. Congar (1904-1995) đóng góp đáng kể vào việc khai triển học lý cảm thức đức tin của tín hữu (sensus fidei fidelis) và cảm thức đức tin của các tín hữu (sensus fidei fidelium). Trong cuốn Jalons pour une Théologie du Laïcat (các cột mốc cho một nền thần học về giáo dân, 1953), ngài thăm dò học lý này về phương diện người giáo dân tham dự vào chức năng tiên tri của Giáo Hội. Linh mục Congar rất quen thuộc với công trình của Chân Phúc Newman và theo đuổi cùng một đường lối (nghĩa là ba chức vụ của Giáo Hội, và cho rằng cảm thức của các tín hữu là một biểu thức của chức vụ tiên tri) tuy không qui chiếu thẳng vào Newman (52). Ngài mô tả cảm thức của các tín hữu như là hồng ân Chúa Thánh Thần “ban cho hàng giáo phẩm cùng với toàn bộ tín hữu”, và ngài phân biệt thực tại khách quan của đức tin (là thực tại tạo nên thánh truyền) với khía cạnh chủ quan là ơn đức tin (53). Trong khi các tác giả trước đây nhấn mạnh tới sự phân biệt giữa Ecclesia docens và Ecclesia discens, thì linh mục Congar quan tâm tới việc chứng tỏ tính hợp nhất hữu cơ của hai thực tại này. Ngài viết “Giáo Hội yêu và tin, tức toàn bộ tín hữu, là vô ngộ trong việc sở hữu đức tin sống động, chứ không phải trong một hành vi hay phán đoán đặc thù” (54). Giáo huấn của hàng giáo phẩm là để phục vụ hiệp thông.
44. Giáo huấn của Công Đồng Vatican II đã phản ảnh sự đóng góp của cha Congar nhiều cách. Chương một của hiến chế Lumen Gentium, về “Mầu Nhiệm Giáo Hội”, dạy rằng Chúa Thánh Thần “ngụ cư trong Giáo Hội và trong trái tim các tín hữu, như trong một đền thờ”. “Trong khi hướng dẫn Giáo Hội theo đường mọi chân lý (xem Ga 16:13) và hợp nhất Giáo Hội trong hiệp thông và trong công việc thừa tác, Người ban cho Giáo Hội những hồng ân khác nhau có tính phẩm trật và đặc sủng, và nhờ thế, điều hướng Giáo Hội; và Người trang trí Giáo Hội bằng các hoa trái của Người (xem Eph 4:11-12; 1Cor 12:4; Gl 5:22) (55). Sau đó, chương hai tiếp tục nói tới Giáo Hội như một toàn thể, như “dân Thiên Chúa”, trước khi phân biệt người giáo dân với người được thụ phong. Đoạn LG 12, tức đoạn nhắc tới cảm thức đức tin, dạy rằng, vì lãnh nhận được “sự xức dầu từ Đấng Thánh (xem !Ga 2:20, 27), toàn bộ tín hữu… không thể sai lầm trong các vấn đề đức tin”. “Thần Khí sự thật” khơi dậy và duy trì “một cảm thức siêu nhiên về đức tin” (supernaturali sensu fidei)”, được thấy rõ khi “toàn bộ dân Chúa… ‘từ các giám mục tới người tín hữu rốt hết’ biểu lộ một đồng thuận phổ quát trong các vấn đề đức tin và luân lý”. Nhờ cảm thức đức tin, “được thẩm quyền giáo huấn thánh thiện (huấn quyền) hướng dẫn và nhờ vâng theo huấn quyền này, Dân Thiên Chúa tiếp nhận được không phải chỉ là lời phàm nhân, mà thực sự là lời Thiên Chúa (xem 1Tx 2:13”. Theo sự mô tả này, cảm thức đức tin là một khả năng tích cực hay một mẫn cảm nhờ đó, họ có khả năng tiếp nhận và hiểu được “đức tin đã một lần dứt khoát được ban cho các thánh (xem Giuđa 3)”. Thực vậy, nhờ cảm thức này, người ta không những “luôn gắn bó với đức tin”, mà còn “đào sâu nó hơn nữa bằng một phán đoán đúng đắn, và áp dụng nó một cách trọn vẹn hơn vào đời sống hàng ngày”. Nó là phương thế để dân Chúa tham dự vào “chức vụ tiên tri của Chúa Kitô” (56).
45. Hiến chế Lumen Gentium, trong các chương ba và bốn sau đó, đã lần lượt mô tả việc Chúa Kitô thi hành ra sao chức vụ tiên tri của Người: không những qua các mục tử của Giáo Họi, mà còn qua cả các tín hữu giáo dân nữa. Hiến chế dạy rằng “cho tới lúc tỏ hiện trọn vẹn vinh quang của Người”, Chúa Giêsu chu toàn chức vụ này “không những nhờ hàng giáo phẩm là những người giảng dạy nhân danh Người và bằng quyền năng của Người, mà còn nhờ hàng giáo dân nữa”. Liên quan tới hàng sau, hiến chế nói tiếp: “Do đó, không những Người lập họ làm nhân chứng và ban cho họ cảm thức đức tin và ơn lời nói [sensu fidei et gratia verbi instruit] (xem Cv 2:17-18; Kh 19:10) để sức mạnh Tin Mừng tỏa chiếu trong cuộc sống gia đình và xã hội hàng ngày”. Được các bí tích tăng cường, “người giáo dân có thể và phải thực hiện công trình phúc âm hóa thế giới đầy giá trị” (57). Ở đây, cảm thức đức tin được trình bày như hồng ân Chúa Kitô ban cho tín hữu, và một lần nữa, được mô tả như một khả năng tích cực nhờ đó tín hữu có khả năng hiểu, sống và công bố các chân lý của mạc khải Thiên Chúa. Nó là căn bản đối với công việc phúc âm hóa của họ.
46. Cảm thức đức tin cũng được nhắc tới trong giáo huấn của Công Đồng về việc phát triển học lý, trong ngữ cảnh chuyển giao đức tin tông truyền. Văn kiện Dei Verbum viết rằng Truyền Thống tông đồ “tiến triển trong Giáo Hội với ơn phù trợ của Chúa Thánh Thần”. “Có sự phát triển trong việc thông hiểu các thực tại và lời lẽ được chuyển giao” và Công Đồng nhận diện được 3 cách việc này xẩy ra: “nhờ việc chiêm niệm và nghiên cứu của các tín hữu , những người luôn suy nghĩ những việc này trong tâm hồn (xem Lc 2:19, 51)”; “nhờ việc hiểu thấu các thực tại thiêng liêng mà họ vốn cảm nhận [ex intima spiritualium rerum quam experiuntur intelligentia]”; và “nhờ lời giảng dạy của những vị (các giám mục) đã tiếp nhận… đặc sủng chân lý chắc chắn” (58). Dù đoạn này không nêu đích danh cảm thức đức tin, nhưng việc chiêm niệm, việc nghiên cứu và cảm nghiệm của tín hữu mà đoạn này nhắc tới tất cả đều rõ ràng có liên hệ với cảm thức đức tin, và phần lớn các nhà bình luận đều nhất trí rằng các nghị phụ công đồng cố ý nại tới lý thuyết về phát triển học lý của Newman. Khi đọc bản văn này dưới sự soi sáng của mô tả cảm thức đức tin ở Lumen Gentium 12 như là nhạy cảm (appreciation) đức tin do Chúa Thánh Thần khơi dậy, nhờ thế tín hữu, khi được các mục tử hướng dẫn, đã luôn gắn bó với đức tin, thì người ta thấy rõ: cùng một ý niệm đã được phát biểu. Khi nhắc đến “hòa điệu đáng lưu ý” nên có giữa các giám mục và giáo dân trong việc thực hành và tuyên xưng đức tin được truyền từ các tông đồ, Dei Verbum thực sự đã sử dụng chính các kiểu nói có trong các định tín của cả hai tín điều về Đức Mẹ, tức “singularis fiat Antistitum et fidelium conspiratio” (nên có sự đồn glinh hứng giữa các mục tử và tín hữu) (59).
47. Từ thời Công Đồng, huấn quyền luôn nhắc lại những điểm chủ yếu trong giáo huấn của Công Đồng về cảm thức đức tin (60) và đồng thời cũng đề cập một vấn đề mới, đó là, tầm quan trọng của việc không giả thiết coi công luận bên trong (hoặc bên ngoài) Giáo Hội nhất thiết đồng nghĩa với cảm thức đức tin (của các tín hữu). Trong tông huấn hậu thượng hội đồng, Familiaris Consortio (1981), Đức GH Gioan Phaolô II xem sét vấn đề: “cảm thức siêu nhiên về đức tin” có liên hệ ra sao với việc “đồng thuận của các tín hữu” và với ý kiến đa số trong các khảo cứu xã hội và thống kê. Ngài viết rằng: cảm thức đức tin “không hệ duy nhất hay nhất thiết ở việc đồng thuận của tín hữu”. Nhiệm vụ của các mục tử Giáo Hôi là “phát huy cảm thức đức tin nơi mọi tín hữu, khảo sát và phán đoán một cách có thẩm quyền tính chân chính trong các phát biểu của nó, và giáo dục tín hữu trong việc biện phân phúc âm một cách trưởng thành hơn nữa” (61).
Còn tiếp
______________________________
(33) J. A. Möhler, Die Einheit in der Kirche oder das Prinzip des Katholizismus [1825], J. R. Geiselmann chủ biên (Cologne và Olten: Jakob Hegner, 1957), 8tt., 50tt.
(34) J. A. Möhler, Symbolik oder Darstellung der dogmatischen Gegensätze der Katholiken und Protestanten, nach ihren öffentlichen Bekenntnisschriften [1832], J.R. Geiselmann chủ biên (Cologne và Olten: Jakob Hegner, 1958), §38. Chống lại nguyên tắc giải thích tư của Thệ Phản, ngài tái khẳng định ý nghĩa của việc toàn thể Giáo Hội phán đoán.
(35) Năm 1847, Chân Phúc Newman gặp Perrone và hai vị đã thảo luận ý niệm của Chân Phúc về việc phát triển học lý. Chân phúc sử dụng ý niệm sensus ecclesiae (cảm thức của Giáo Hội) trong ngữ cảnh này. Xem T. Lynch, chủ biên, ‘The Newman-Perrone Paper on Development’,Gregorianum 16 (1935), các tr.402-447, nhất là chương 3, các số 2, 5.
(36) Ioannis Perrone, De Immaculato B. V. Mariae Conceptu an Dogmatico Decreto definiri possit (Romae, 1847), 139, 143-145. Perrone kết luận rằng tín hữu Kitô Giáo sẽ “vấp phạm sâu xa” nếu mầu nhiệm vô nhiễm thai của Đức Maria “bị nghi vấn dù nhẹ nhàng bao nhiêu” (tr. 156). Ngài còn thấy nhiều trường hợp khác trong đó, huấn quyền dựa vào cảm thức của các tín hữu để định tín tín lý, thí dụ, tín lý tin rằng linh hồn người công chính đã được hưởng vinh phúc trước ngày kẻ chết sống lại (các tr. 147-148).
(37) Xem Đức GH Piô IX, Thông Điệp, Ubi primum (1849), số 6.
(38) Đức GH Piô IX, Tông Hiến Ineffabilis Deus (1854).
(39) Newman, On Consulting the Faithful, các tr.70-71.
(40) Newman, On Consulting the Faithful, tr.63, xem thêm tr.65. Chân Phúc Newman thường phân biệt “các mục tử” và “các tín hữu”. Đôi khi ngài thêm “các tiến sĩ” (thần học gia) như một loại chứng nhân khác biệt, và ngài xếp các giáo sĩ cấp nhỏ vào số “tín hữu” dù không phải là “tín hữu giáo dân”.
(41) Newman, On Consulting the Faithful, tr.104.
(42) Newman, On Consulting the Faithful, các tr.64-70; xem số 37 trên đây.
(43) Mansi, III (51), 542-543. Chương này quả quyết rắng tính vô ngộ của Giáo Hội bao quát mọi chân lý mạc khải trong Thánh Kinh và trong Thánh Truyền, nghĩa là trong Kho Tàng Đức Tin, và bao hàm bất cứ điều gì, dù không được mạc khải, nhưng cần thiết đối với việc bênh vực và bảo tồn kho tàng này.
(44) Mansi, IV (52), 1213-14.
(45) Ibid., 1217. Gasser thêm: ‘sed talis casus non potest statui pro regula’ (nhưng trường hợp như thế không thể coi là qui luật được).
(46) DH 3074. Một trong “bốn điều” của chủ trương Pháp Giáo quả quyết rằng phán đoán của Đức Giáo Hoàng “không thể không sửa đổi được trừ khi toàn Giáo Hội đã đồng thuận về nó”
(47) Xem Gasser, trong Mansi, 52, 1213-14.
(48) Đề xuất bị kết án nói như thế này: “Trong việc xác định các chân lý, ‘Giáo Hội học hỏi’ và ‘Giáo Hội giảng dạy’ hợp tác với nhau một cách đến nỗi ‘Giáo Hội giảng dạy’ chỉ có mỗi việc là tán thành các ý kiến của ‘Giáo Hội học hỏi’ (DH 3406).
(49) Đức GH Piô XII, Tông Hiến Munificentissimus Deus, số 12.
(50) Munificentissimus Deus, số 41.
(51) Munificentissimus Deus, số 12.
(52) Xem Congar, Jalons pour une Théologie du Laïcat, chương 6. Đường lối này tìm thấy trong lời nói đầu ấn bản thức ba cuốn Via Media(1877) của chân phúc Newman.
(53) Congar, Jalons pour une Théologie du Laïcat, tr.398; Bản tiếng Anh, Lay People in the Church, 288.
(54) Jalons pour une Théologie du Laïcat, tr.399; Bản tiếng Anh, Lay People in the Church, 289.
(55) LG 4.
(56) LG 12. Trong một vài chỗ khác, công đồng nhắc tới “cảm thức” của các tín hữu hay của Giáo Hội giống như nói về cảm thức đức tin của LG 12. Công đồng nói tới cảm thức của Giáo Hội (sensus Ecclesiae [DV 23]), cảm thức tông đồ (sensus apostolicus [AA 25]), cảm thức Công Giáo (sensus catholicus [AA 30]), cảm thức của Chúa Kitô và của Giáo Hội (sensus Christi et Ecclesiae) và cảm thức hiệp thông cùng với Giáo Hội (sensus communionis cum Ecclesia [AG 19]), cảm thức Kitô Giáo của các tín hữu (sensus christianus fidelium (GS 52)], và một cảm thức Kitô hữu toàn diện (integer christianus sensus (GS 62]).
(57) LG 35.
(58) DV 8.
(59) DV 10; Xem Ineffabilis Deus, số 18, và Munificentissimus Deus, số 12.
(60) Thí dụ, xem giáo huấn của Đức GH Gioan Phaolô II trong tông huấn của ngài tựa là Christifideles Laici (1988), ngài dạy rằng mọi tín hữu đều tham dự vào 3 chức vụ của Chúa Kitô và ngài gọi giáo dân là “những người tham dự vào cảm thức đức tin siêu nhiên của Giáo Hội” (sensum fidei supernaturalis Ecclesiae), là cảm thức ‘không thể sai lầm trong các vấn đề đức tin’” (số 14); còn về giáo huấn của Lumen Gentium 12, 35 và của Dei Verbum 8, xem Tuyên Bố của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (CDF), Mysterium Ecclesiae (1973), số 2.
(61) Đức GH Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (1981), số 5. Trong Chỉ Thị về Ơn Gọi Giáo Hội của Thần Học Gia, Donum Veritatis (1990), CDF cảnh cáo chống lại việc đồng hóa “ý kiến của số đông Kitô hữu” với cảm thức đức tin: cảm thức đức tin là “một đặc tính của đức tin thần học” và là hồng ân của Thiên Chúa giúp tín hữu “đích thân gắn bó với chân lý” đến độ điều họ tin cũng là điều Giáo Hội tin. Vì không phải mọi ý kiến của tín hữu đều phát sinh từ đức tin, và vì nhiều người bị chao đảo bởi công luận, nên cần phải nhấn mạnh đến “dây nối kết bất khả tiêu giữa cảm thức đức tin và sự hướng dẫn Dân Thiên Chúa của Huấn Quyền mục tử” (số 35).
Vũ Văn An7/15/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét