Nguyên văn tài liệu ''Cảm Thức Đức Tin Trong Đời Sống Giáo Hội'' (hết)
2. Các áp dụng
106. Việc thảo luận về các thiên hướng thích hợp đối với cảm thức đức tin cần được bổ túc bằng việc xem xét một vài vấn đề thực tiễn và mục vụ quan trọng liên quan đặc biệt tới mối liên hệ giữa cảm thức đức tin và lòng đạo bình dân; xem sét sự phân biệt cần có giữa cảm thức đức tin một đàng, và đàng khác, ý kiến của công chúng hay ý kiến đa số; và xét xem phải tham khảo các tín hữu ra sao trong các vấn đề đức tin và luân lý. Các điểm này sẽ lần lượt được nghiên cứu dưới đây.
a) Cảm thức đức tin và lòng đạo bình dân
107. Có một thứ “lòng đạo” (religiosity) hết sức tự nhiên nào đó trong các con người nhân bản; các vấn đề tôn giáo tự nhiên xuất hiện trong mọi cuộc sống của người ta, tạo nên cả một phức thể bao la các niềm tin tôn giáo và các thực hành bình dân, khiến hiện tượng lòng đạo bình dân trở thành đối tượng được chú ý và nghiên cứu rất nhiều trong những thời kỳ gần đây (122).
108. “Lòng đạo bình dân” cũng có một ý nghĩa chuyên biệt hơn, chỉ nhiều hình thức biểu hiện đức tin Kitô Giáo nơi dân Chúa trong Giáo Hội hay, đúng hơn, chỉ “sự khôn ngoan Kitô Giáo của dân Chúa” được biểu hiện ra qua man vàn phương cách này. Sự khôn ngoan này “tổng hợp một cách đầy sáng tạo cả thần linh lẫn nhân linh, cả Chúa Kitô lẫn Đức Mẹ, cả tinh thần lẫn thể xác, cả hiệp thông lẫn định chế, cả cá nhân lẫn cộng đồng, cả đức tin lẫn quê hương, cả trí hiểu lẫn xúc cảm” và đối với người ta, nó cũng là “một nguyên tắc biện phân và là một bản năng phúc âm nhờ đó họ tự phát cảm nhận được lúc nào thì Tin Mừng được phục vụ trong Giáo Hội và lúc nào nó trở thành rỗng hết nội dung và bị các quyền lợi khác làm cho tê cứng” (123). Trong tư cách một khôn ngoan, một nguyên tắc và một bản năng như thế, lòng đạo bình dân rõ ràng có liên hệ mật thiết với cảm thức đức tin, nên cần được xem xét cẩn thận trong khuôn khổ cuộc nghiên cứu này.
109. Lời lẽ của Chúa Giêsu rằng “Lạy Cha, là Chúa Tể trời đất, Con tạ ơn Cha vì Cha đã giấu những điều này khỏi kẻ khôn ngoan và thông minh và đã tỏ chúng cho các người bé nhỏ” (Mt 11:25; Lc 10:21) quả có liên quan tới ngữ cảnh này. Chúng cho thấy: sự khôn ngoan và việc hiểu thấu các sự việc của Thiên Chúa đã được ban cho những ai có đức tin khiêm nhường. Đại đa số các tín hữu khiêm nhường của Kitô Giáo (gồm cả những ai ở bên ngoài biên giới hữu hình của Giáo Hội) đều có đặc quyền vươn tới các chân lý thẳm sâu của Thiên Chúa, ít nhất cũng ở trong tiềm năng. Lòng đạo bình dân phát sinh cách riêng từ việc nhận biết Thiên Chúa từng được ban cho những người vừa nói. Nó chính là “sự biểu hiện của đời sống đối thần được nuôi dưỡng nhờ công trình của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn được đổ tràn vào tâm hồn ta” (xem Rm 5:5)” (124).
110. Vừa như một nguyên tắc hay bản năng, vừa như một thực hành Kitô Giáo phong phú, nhất là dưới hình thức các sinh hoạt phụng tự như tôn sùng, hành hương và rước xách, lòng đạo bình dân trổ sinh từ cảm thức đức tin và làm nó ra hiển hiện, nên phải được tôn trọng và cổ vũ. Cần phải nhìn nhận cách riêng rằng lòng đạo bình dân là “hình thức đầu tiên và nền tảng nhất của việc ‘hội nhập văn hóa’ đức tin” (125). Lòng đạo này là “một thực tại tôn giáo được Chúa Thánh Thần thúc đẩy và hướng dẫn” (126); Người là Đấng đã xức dầu cho dân Chúa để họ đảm nhiệm “chức linh mục thánh thiện”. Điều tự nhiên đối với chức linh mục của dân này là tìm cách phát biểu bằng nhiều cách khác nhau.
111. Hoạt động tư tế của dân Chúa quả có cao điểm của nó trong phụng vụ, nên phải lo liệu làm sao để bảo đảm rằng các lòng sùng kính bình dân “phù hợp với phụng vụ thánh” (127). Nói tổng quát hơn, như lời Đức GH Phaolô VI từng dạy, chính vì nguy cơ bị xâm nhập bởi ‘nhiều bóp méo tôn giáo và ngay cả mê tín nữa’, nên lòng đạo bình dân cần được phúc âm hóa (128). Tuy nhiên, ngài nói rằng khi được cẩn thận lưu ý kiểu này, và “được điều hướng tốt”, nó “có nhiều giá trị phong phú”. “Nó biểu lộ lòng khát khao Thiên Chúa, một lòng khát khao chỉ những người đơn sơ và nghèo khó mới biết. Nó giúp người ta có khả năng đại lượng và hy sinh, đến độ anh hùng, khi có vấn đề cần biểu dương niềm tin. Nó bao hàm một nhận thức sắc bén đối với các thuộc tính của Thiên Chúa, như tình cha, ơn quan phòng, sự hiện sống động và thường hằng. Nó sản sinh ra các thái độ nội tâm với một mức độ hiếm thấy ở những nơi khác, như kiên nhẫn, cảm nhận Thánh Giá trong cuộc sống hằng ngày, siêu thoát, cởi mở với người khác, sùng đạo… Đối với đa phần dân Chúa, khi được điều hướng tốt, lòng đạo bình dân này mỗi ngày mỗi có thể trở thành cuộc gặp gỡ thực sự với Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô” (129). Khi ca ngợi câu nói của người phụ nữ cao niên (130), Đức GH Phanxicô quả đã lặp lại lòng qúy mến từng được Đức GH Phaolô diễn tả ở đây. Một lần nữa, ta có thể cho rằng khi được điều hướng tốt, lòng đạo bình dân, cả trong cái nhìn thấu suốt của nó đối với các mầu nhiệm sâu thẳm của Tin Mừng lẫn trong các chứng tá can đảm của nó đối với đức tin, quả là một biểu hiện và là một biểu thức của cảm thức đức tin.
112. Có thể nói lòng đạo bình dân “được điều hướng tốt” khi nó có tính “Giáo Hội” thực sự. Đức GH Phaolô, trong cùng văn kiện nói trên, đã chỉ ra các tiêu chuẩn chắc chắn cho tính Giáo Hội này. Có tính Giáo Hội là được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, không bị chính trị hóa hay các ý thức hệ phong tỏa, luôn hiệp thông mạnh mẽ với cả Giáo Hội địa phương lẫn Giáo Hội hoàn vũ, cả với các mục tử lẫn huấn quyền của Giáo Hội, và sốt sắng làm việc truyền giáo (131). Những tiêu chuẩn này xác định ra các điều kiện cần có đối với tính chân chính của cả lòng đạo bình dân lẫn cảm thức đức tin vốn nâng đỡ nó. Như tiêu chuẩn cuối cùng đã cho thấy, trong hình thức chân chính của chúng, cả hai thực thể này đều là những nguồn tài nguyên vĩ đại đối với sứ vụ của Giáo Hội. Đức GH Phanxicô từng cho thấy rõ “sức mạnh truyền giáo” của lòng đạo bình dân, và xem ra có ý nói tới cảm thức đức tin khi ngài qủa quyết rằng “nâng đỡ lòng đạo bình dân” là cả “một sức mạnh phúc âm hóa tích cực mà ta không nên đánh giá thấp: vì đánh giá thấp là không biết nhìn nhận công trình của Chúa Thánh Thần” (132).
b) Cảm thức đức tin và công luận
113. Một trong các chủ đề tế nhị nhất là mối tương quan giữa cảm thức đức tin và công luận hay ý kiến đa số, cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội. Công luận là một quan niệm xã hội học, áp dụng trước nhất vào các xã hội chính trị. Việc xuất hiện của công luận được liên kết với việc ra đời và phát triển của mô thức chính trị trong nền dân chủ đại biểu. Vì quyền lực chính trị có được sự hợp pháp của nó từ dân, nên dân phải lên tiếng nói rõ các suy nghĩ của mình, còn quyền lực chính trị thì phải lưu tâm tới các suy nghĩ này khi thi hành việc cai trị. Do đó, công luận là điều chủ yếu đối với việc điều hành lành mạnh sinh hoạt chính trị, là điều quan trọng là nó phải được soi sáng và thông tri một cách hợp năng quyền và trung thực. Đó là vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng, những giới sẽ đóng góp lớn lao vào ích chung của xã hội, khi không tìm cách thao túng ý kiến vì các quyền lợi tư riêng.
114. Giáo Hội đánh giá các giá trị nhân bản và luân lý cao vốn được nền dân chủ tán thành, nhưng tự mình, Giáo Hội không bị cấu trúc theo các nguyên tắc của xã hội chính trị thế tục. Giáo Hội, vì là mầu nhiệm hiệp thông nhân loại với Thiên Chúa, đã tiếp nhận hiến pháp của mình từ Chúa Kitô. Chính từ Người, Giáo Hội lãnh nhận được cơ cấu bên trong của mình cũng như các nguyên tắc cai quản. Do đó, trong Giáo Hội, công luận không thể đóng vai trò quyết định mà nó vốn đóng trong các xã hội chính trị, là các xã hội vốn phải dựa vào nguyên tắc chủ quyền toàn dân, dù nó có một vai trò thích đáng bên trong Giáo Hội, như chúng ta sẽ minh xác sau đây.
115. Các phương tiện truyền thông đại chúng thường hay nhận định về các vụ việc của tôn giáo. Sự quan tâm của công chúng đối với các vần đề đức tin là một dấu hiệu tốt, và tự do báo chí vốn là một nhân quyền căn bản. Giáo Hội Công Giáo không sợ các cuộc thảo luận hay tranh cãi về giáo huấn của mình. Ngược lại, đã hoan nghênh việc tranh luận này như một biểu hiện của tự do tôn giáo. Mọi người được tự do phê bình hay ủng hộ Giáo Hội. Thực vậy, Giáo Hội thừa nhận rằng phê bình ngay thẳng và xây dựng có thể giúp Giáo Hội nhìn các vấn đề rõ ràng hơn và tìm ra được nhiều giải pháp tốt hơn. Đến lượt mình, Giáo Hội cũng tự do phê bình những tấn công bất công và cần sử dụng các phương tiện truyền thông để bảo vệ đức tin khi cần. Giáo Hội trân trọng lời mời của các phương tiện truyền thông độc lập muốn mình góp phần vào các cuộc tranh luận công cộng. Giáo Hội không muốn việc độc quyền thông tin, nhưng đánh giá cao tính đa nguyên và việc trao đổi ý kiến. Tuy nhiên, Giáo Hội cũng biết sự quan trọng của việc thông tri cho xã hội biết ý nghĩa và nội dung chân thực của cả đức tin lẫn giáo huấn luân lý của mình.
116. Ngày nay trong Giáo Hội, tiếng nói của người giáo dân được nghe thường xuyên hơn, đôi khi là tiếng nói bảo thủ đôi lúc là tiếng nói cấp tiến, nhưng nói chung, đều tham gia một cách xây dựng vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Sự phát triển lớn lao của xã hội nhờ giáo dục đã có những tác động đáng kể đối với các mối tương quan bên trong Giáo Hội. Chính Giáo Hội cũng đã dấn thân trên khắp thế giới vào những chương trình giáo dục nhằm đem lại cho người ta tiếng nói riêng và các quyền lợi riêng của chính họ. Do đó, quả là một dấu hiệu tốt khi thấy nhiều người ngày nay lưu tâm tới giáo huấn, phụng vụ và việc phục vụ của Giáo Hội. Nhiều chi thể Giáo Hội muốn thực thi khả năng của họ, và tham gia vào đời sống Giáo Hội theo cách riêng của họ. Họ tự tổ chức bên trong các giáo xứ và trong nhiều nhóm và phong trào khác nhau để xây dựng Giáo Hội và gây ảnh hưởng tới xã hội nói chung, v àhọ tìm cách liên hệ với các tín hữu khác và với những người có thiện chí khác qua ngả các phương tiện truyền thông xã hội.
117. Nhiều hệ thống truyền thông mới cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội đang kêu gọi phải có những hình thức chú ý và phê bình mới mẻ cũng như phải đổi mới các kỹ năng biện phân. Có những ảnh hưởng từ nhiều nhóm quyền lợi chuyên biệt không tương ứng, hay không hoàn toàn tương ứng, với đức tin Công Giáo; có những xác tín chỉ có thể áp dụng cho một nơi hay một thời nào đó; và có những áp lực nhằm làm giảm vai trò của đức tin trong các cuộc tranh luận công cộng hay nhằm biến đổi học lý Kitô Giáo truyền thống cho phù hợp với các quan tâm và ý kiến hiện đại.
118. Điều rõ ràng là không thể có chuyện đồng hóa giản đơn giữa cảm thức đức tin và công luận hay ý kiến đa số. Hai thực tại này không hề như nhau.
i) Trước nhất, cảm thức đức tin hiển nhiên có liên hệ với đức tin, mà đức tin vốn là một ơn phúc không nhất thiết ai cũng có được, thành thử cảm thức đức tin chắc chắn không thể giống như công luận trong xã hội nói chung. Rồi cũng có điều này nữa: dù đức tin, đương nhiên, là nhân tố hàng đầu để hợp nhất các chi thể của Giáo Hội, nhưng rất nhiều ảnh hưởng khác nhau hợp lại đã lên khuôn cho các quan điểm của Kitô hữu đang sống giữa lòng xã hội hiện đại. Do đó, như cuộc thảo luận trên đây về các thiên hướng đã mặc nhiên cho thấy, cảm thức đức tin cũng không thể được đồng nhất hóa với công luận hay ý kiến đa số trong Giáo Hội. Đức tin, chứ không phải ý kiến, là tập chú cần thiết. Ý kiến thường chỉ là những phát biểu, hay thay đổi và nhất thời, nói lên tâm tính hay ước muốn của một nhóm người hay một nền văn hóa nào đó, trong khi đức tin là tiếng vang dội của Tin Mừng duy nhất vốn có giá trị cho mọi nơi và mọi thời.
ii) Trong lịch sử dân Chúa, thường không phải đa số mà đúng hơn thiểu số mới thực sự sống và làm chứng cho đức tin. Cựu Ước từng biết tới số các tín hữu “thánh thiện còn sót lại”, đôi khi rất ít so với vua chúa, tư tế và phần đông người Do Thái. Chính Kitô Giáo cũng đã bắt đầu như một thiểu số rất nhỏ, bị nhà cầm quyền đổ lỗi và bách hại. Trong lịch sử Giáo Hội, các phong trào sống Tin Mừng như Dòng Phanxicô và dòng Đa Minh, hay sau này, Dòng Tên, đều đã bắt đầu như những nhóm nhỏ bị nhiều giám mục và thần học gia đối xử cách nghi ngờ. Ngày nay, tại nhiều nước, các Kitô hữu phải sống dưới áp lực nặng nề của nhiều tôn giáo khác hay nhiều ý thức hệ duy tục buộc họ phải lãng quên chân lý đức tin và làm suy yếu các biên giới của cộng đồng Giáo Hội. Cho nên, điều hết sức quan trọng là phải biện phân và lắng nghe tiếng nói của ‘những người bé nhỏ biết tin” (Mc 9:42).
119. Chắc chắn một điều: ta cần phân biệt cảm thức đức tin với công luận hay ý kiến đa số, do đó, phát sinh nhu cầu phải nhận diện các thiên hướng cần thiết cho việc tham dự vào cảm thức đức tin, như những thiên hướng đã được khai triển trên đây. Tuy thế, chính toàn thể dân Chúa tuyên xưng và sống đức tin chân thực, trong sự hợp nhất nội bộ. Huấn quyền và thần học phải làm việc không ngừng nhằm đổi mới việc trình bày đức tin trong các hoàn cảnh khác nhau, bằng cách đối chất, nếu cần, các ý niệm nổi bật trong chân lý Kitô Giáo với chân lý đích thực của Tin Mừng, nhưng cần phải nhớ rằng kinh nghiệm của Giáo Hội vốn chứng tỏ rằng đôi khi chân lý đức tin chỉ được duy trì không nhờ cố gắng của các nhà thần học hay giáo huấn của đa số các giám mục ms2 lạ trong tâm hồn các tín hữu.
c) Các cách tham khảo tín hữu
120. Có một sự bình đẳng đích thực về phẩm giá nơi mọi tín hữu, vì nhờ phép rửa, tất cả mọi tín hữu đều được tái sinh trong Chúa Kitô. “Vì sự bình đẳng này, tất cả mọi người trong số họ đều góp phần, mỗi người theo hoàn cảnh hay chức vụ riêng, vào việc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô” (133). Cho nên, mọi tín hữu “đều có quyền, và có khi có bổn phận, phải theo hiểu biết, theo khả năng và địa vị của mình, mà bày tỏ với các mục tử thánh quan điểm của mình về các vấn đề liên quan tới lợi ích của Giáo Hội”. “Họ có quyền làm cho quan điểm của mình được các Kitô hữu khác biết đến, nhưng khi làm thế, họ phải luôn luôn tôn trọng sự vẹn toàn của đức tin và luân lý, tỏ lòng kính trọng các mục tử và để ý tới ích chung và phẩm giá các cá nhân” (134). Thành thử, các tín hữu, và đặc biệt các tín hữu giáo dân, phải được các mục tử của Giáo Hội cư xử một cách kính trọng và ân cần, và được tham khảo cách thích đáng vì lợi ích của Giáo Hội.
121. Hạn từ “tham khảo” bao hàm ý tưởng tìm một phán đoán hay một ý kiến cũng như truy tầm nội dung của sự kiện (matter of fact). Một đàng, trong các vấn đề cai quản và các vấn đề mục vụ, các mục tử của Giáo Hội, trong một số trường hợp, có thể và nên tham khảo các tín hữu theo nghĩa xin họ cho ý kiến hay phán đoán. Đàng khác, khi huấn quyền muốn định tín một học lý, thì điều thích đáng nên làm là tham khảo các tín hữu theo nghĩa tìm hiểu nội dung của sự kiện, “đoàn ngũ tín hữu là đoàn ngũ làm chứng cho sự kiện lưu truyền học lý mạc khải, và vì đồng cảm thức của họ khắp thế giới Kitô Giáo vốn là tiếng nói của Giáo Hội Bất Khả Ngộ” (135).
122. Tập tục tham khảo các tín hữu không phải là tập tục mới mẻ gì trong đời sống Giáo Hội. Trong Giáo Hội thời trung cổ, người ta đã sử dụng nguyên tắc của luật Rôma sau đây: Quod omnes tangit, ab omnibus tractari et approbari debet (điều gì tác động tới mọi người, cần được mọi người thảo luận và chấp thuận). Trong cả ba lãnh vực của đời sống Giáo Hội (đức tin, các bí tích, việc cai quản), “truyền thống vẫn tổng hợp cơ cấu phẩm trật với chế độ cụ thể của liên hợp và thỏa thuận”, và việc này vốn được coi là “tập tục tông truyền” hay “truyền thống tông đồ” (136).
123. Nhiều vấn đề đã được đặt ra khi đa số tín hữu tiếp tục dửng dưng đối với các quyết định tín lý hoặc luân lý do huấn quyền đưa ra hay khi họ thẳng tay bác bỏ chúng. Việc thiếu tiếp nhận này có thể là dấu chỉ sự yếu kém hay thiếu đức tin nơi dân Chúa, do việc ủng hộ không đủ phê phán đối với nền văn hóa đương đại gây ra. Nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là dấu chỉ cho thấy một số quyết định do các vị có thẩm quyền đưa ra đã không xem sét gì tới kinh nghiệm và cảm thức đức tin của các tín hữu, hay huấn quyền không tham khảo đủ các tín hữu (137).
124. Chuyện hết sức tự nhiên là nên có sự thông đạt luôn luôn và đối thọai đều đặn về các vấn đề thực tiễn và các vấn đề thuộc đức tin và luân lý giữa các chi thể của Giáo Hội. Trong Giáo Hội, công luận là một hình thức quan trọng của diễn trình thông đạt này. “Vì là một cơ thể sống động, Giáo Hội cần công luận để duy trì việc cho và nhận giữa các chi thể của mình. Không có hình thức này, Giáo Hội không thể tiến triền trong tư tưởng và hành động” (138). Sự tán thành việc trao đổi công khai tư tưởng và ý kiến trong Giáo Hội đã được đưa ra sau Vatican II không lâu, chính là dựa vào giáo huấn của Công Đồng về cảm thức đức tin và tình yêu Kitô Giáo, và các tín hữu được mạnh mẽ khuyến khích tham dự tích cực vào việc trao đổi công khai này. “Người Công Giáo nên ý thức trọn vẹn việc họ được thực sự tự do nói lên tâm tư của mình vốn phát sinh từ ‘cảm thức đức tin’ và từ tình yêu. Nó phát sinh từ cảm thức đó đối với đức tin vốn được Thần Khí chân lý khêu gợi và nuôi dưỡng, để, dưới sự hướng dẫn của giáo huấn Giáo Hội mà họ vốn chấp nhận một cách cung kính, Dân Chúa có thể gắn bó một cách không nao núng với đức tin vốn được ban cho Giáo Hội tiên khởi, đào sâu ý nghĩa của nó hơn nữa bằng phán đoán chân thực, và áp dụng nó một cách trọn vẹn hơn trong cuộc sống của mình [Lumen Gentium 12]. Sự tự do này cũng phát sinh từ tình yêu. Vì chính nhờ tình yêu… mà dân Chúa đã được nâng lên hàng có thể tham dự một cách thân mật vào sự tự do của chính Chúa Kitô, Đấng đã tẩy rửa ta khỏi tội lỗi để ta có thể tự do phán đoán phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Những vị thi hành thẩm quyền trong Giáo Hội sẽ hết sức quan tâm bảo đảm sao cho có được việc trao đổi có trách nhiệm các ý kiến từng được duy trì và phát biểu tự do trong dân Chúa. Hơn thế, các ngài sẽ còn thiết lập ra các quy tắc và các điều kiện để việc này có thể xẩy ra” (139).
125. Việc công khai trao đổi ý kiến như trên là phương thế hàng đầu nhờ vậy cảm thức đức tin thường được đo lường. Tuy nhiên, từ Công Đồng Vatican II, nhiều phương thế có tính định chế đã được thiết lập, nhờ đó, tín hữu có thể được lắng nghe và tham khảo, như các hội đồng đặc thù, trong đó, các linh mục và nhiều người khác trong số các tín hữu của Chúa Kitô được mời tham dự (140), rồi các công đồng giáo phận, trong đó, giám mục giáo phận cũng có thể mời các tín hữu giáo dân làm thành viên (141), hội đồng mục vụ của mỗi giáo phận “gồm các thành viên tín hữu Chúa Kitô hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo: giáo sĩ, thành viên các viện tận hiến, và nhất là các tín hữu giáo dân” (142), và hội đồng mục vụ giáo xứ, trong đó “các tín hữu Chúa Kitô, cùng với những vị, do chức vụ của các ngài, dấn thân trong việc chăm sóc mục vụ trong giáo xứ, góp công vào việc phát huy hoạt động mục vụ” (143).
126. Các cơ cấu tham khảo giống như các cơ cấu vừa kể trên đây có thể đem lại lợi ích lớn lao cho Giáo Hội, nhưng chỉ khi nào các mục tử và tín hữu giáo dân hỗ tương tôn trọng các đặc sủng của nhau và cẩn trọng cũng như liên tục lắng nghe các kinh nghiệm và qun tâm của nhau. Khiêm nhường lắng nghe trên mọi bình diện và tham khảo thích đáng những người liên hệ là những khía cạnh chủ yếu của một Giáo Hội sống động và sinh động.
106. Việc thảo luận về các thiên hướng thích hợp đối với cảm thức đức tin cần được bổ túc bằng việc xem xét một vài vấn đề thực tiễn và mục vụ quan trọng liên quan đặc biệt tới mối liên hệ giữa cảm thức đức tin và lòng đạo bình dân; xem sét sự phân biệt cần có giữa cảm thức đức tin một đàng, và đàng khác, ý kiến của công chúng hay ý kiến đa số; và xét xem phải tham khảo các tín hữu ra sao trong các vấn đề đức tin và luân lý. Các điểm này sẽ lần lượt được nghiên cứu dưới đây.
a) Cảm thức đức tin và lòng đạo bình dân
107. Có một thứ “lòng đạo” (religiosity) hết sức tự nhiên nào đó trong các con người nhân bản; các vấn đề tôn giáo tự nhiên xuất hiện trong mọi cuộc sống của người ta, tạo nên cả một phức thể bao la các niềm tin tôn giáo và các thực hành bình dân, khiến hiện tượng lòng đạo bình dân trở thành đối tượng được chú ý và nghiên cứu rất nhiều trong những thời kỳ gần đây (122).
108. “Lòng đạo bình dân” cũng có một ý nghĩa chuyên biệt hơn, chỉ nhiều hình thức biểu hiện đức tin Kitô Giáo nơi dân Chúa trong Giáo Hội hay, đúng hơn, chỉ “sự khôn ngoan Kitô Giáo của dân Chúa” được biểu hiện ra qua man vàn phương cách này. Sự khôn ngoan này “tổng hợp một cách đầy sáng tạo cả thần linh lẫn nhân linh, cả Chúa Kitô lẫn Đức Mẹ, cả tinh thần lẫn thể xác, cả hiệp thông lẫn định chế, cả cá nhân lẫn cộng đồng, cả đức tin lẫn quê hương, cả trí hiểu lẫn xúc cảm” và đối với người ta, nó cũng là “một nguyên tắc biện phân và là một bản năng phúc âm nhờ đó họ tự phát cảm nhận được lúc nào thì Tin Mừng được phục vụ trong Giáo Hội và lúc nào nó trở thành rỗng hết nội dung và bị các quyền lợi khác làm cho tê cứng” (123). Trong tư cách một khôn ngoan, một nguyên tắc và một bản năng như thế, lòng đạo bình dân rõ ràng có liên hệ mật thiết với cảm thức đức tin, nên cần được xem xét cẩn thận trong khuôn khổ cuộc nghiên cứu này.
109. Lời lẽ của Chúa Giêsu rằng “Lạy Cha, là Chúa Tể trời đất, Con tạ ơn Cha vì Cha đã giấu những điều này khỏi kẻ khôn ngoan và thông minh và đã tỏ chúng cho các người bé nhỏ” (Mt 11:25; Lc 10:21) quả có liên quan tới ngữ cảnh này. Chúng cho thấy: sự khôn ngoan và việc hiểu thấu các sự việc của Thiên Chúa đã được ban cho những ai có đức tin khiêm nhường. Đại đa số các tín hữu khiêm nhường của Kitô Giáo (gồm cả những ai ở bên ngoài biên giới hữu hình của Giáo Hội) đều có đặc quyền vươn tới các chân lý thẳm sâu của Thiên Chúa, ít nhất cũng ở trong tiềm năng. Lòng đạo bình dân phát sinh cách riêng từ việc nhận biết Thiên Chúa từng được ban cho những người vừa nói. Nó chính là “sự biểu hiện của đời sống đối thần được nuôi dưỡng nhờ công trình của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn được đổ tràn vào tâm hồn ta” (xem Rm 5:5)” (124).
110. Vừa như một nguyên tắc hay bản năng, vừa như một thực hành Kitô Giáo phong phú, nhất là dưới hình thức các sinh hoạt phụng tự như tôn sùng, hành hương và rước xách, lòng đạo bình dân trổ sinh từ cảm thức đức tin và làm nó ra hiển hiện, nên phải được tôn trọng và cổ vũ. Cần phải nhìn nhận cách riêng rằng lòng đạo bình dân là “hình thức đầu tiên và nền tảng nhất của việc ‘hội nhập văn hóa’ đức tin” (125). Lòng đạo này là “một thực tại tôn giáo được Chúa Thánh Thần thúc đẩy và hướng dẫn” (126); Người là Đấng đã xức dầu cho dân Chúa để họ đảm nhiệm “chức linh mục thánh thiện”. Điều tự nhiên đối với chức linh mục của dân này là tìm cách phát biểu bằng nhiều cách khác nhau.
111. Hoạt động tư tế của dân Chúa quả có cao điểm của nó trong phụng vụ, nên phải lo liệu làm sao để bảo đảm rằng các lòng sùng kính bình dân “phù hợp với phụng vụ thánh” (127). Nói tổng quát hơn, như lời Đức GH Phaolô VI từng dạy, chính vì nguy cơ bị xâm nhập bởi ‘nhiều bóp méo tôn giáo và ngay cả mê tín nữa’, nên lòng đạo bình dân cần được phúc âm hóa (128). Tuy nhiên, ngài nói rằng khi được cẩn thận lưu ý kiểu này, và “được điều hướng tốt”, nó “có nhiều giá trị phong phú”. “Nó biểu lộ lòng khát khao Thiên Chúa, một lòng khát khao chỉ những người đơn sơ và nghèo khó mới biết. Nó giúp người ta có khả năng đại lượng và hy sinh, đến độ anh hùng, khi có vấn đề cần biểu dương niềm tin. Nó bao hàm một nhận thức sắc bén đối với các thuộc tính của Thiên Chúa, như tình cha, ơn quan phòng, sự hiện sống động và thường hằng. Nó sản sinh ra các thái độ nội tâm với một mức độ hiếm thấy ở những nơi khác, như kiên nhẫn, cảm nhận Thánh Giá trong cuộc sống hằng ngày, siêu thoát, cởi mở với người khác, sùng đạo… Đối với đa phần dân Chúa, khi được điều hướng tốt, lòng đạo bình dân này mỗi ngày mỗi có thể trở thành cuộc gặp gỡ thực sự với Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô” (129). Khi ca ngợi câu nói của người phụ nữ cao niên (130), Đức GH Phanxicô quả đã lặp lại lòng qúy mến từng được Đức GH Phaolô diễn tả ở đây. Một lần nữa, ta có thể cho rằng khi được điều hướng tốt, lòng đạo bình dân, cả trong cái nhìn thấu suốt của nó đối với các mầu nhiệm sâu thẳm của Tin Mừng lẫn trong các chứng tá can đảm của nó đối với đức tin, quả là một biểu hiện và là một biểu thức của cảm thức đức tin.
112. Có thể nói lòng đạo bình dân “được điều hướng tốt” khi nó có tính “Giáo Hội” thực sự. Đức GH Phaolô, trong cùng văn kiện nói trên, đã chỉ ra các tiêu chuẩn chắc chắn cho tính Giáo Hội này. Có tính Giáo Hội là được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, không bị chính trị hóa hay các ý thức hệ phong tỏa, luôn hiệp thông mạnh mẽ với cả Giáo Hội địa phương lẫn Giáo Hội hoàn vũ, cả với các mục tử lẫn huấn quyền của Giáo Hội, và sốt sắng làm việc truyền giáo (131). Những tiêu chuẩn này xác định ra các điều kiện cần có đối với tính chân chính của cả lòng đạo bình dân lẫn cảm thức đức tin vốn nâng đỡ nó. Như tiêu chuẩn cuối cùng đã cho thấy, trong hình thức chân chính của chúng, cả hai thực thể này đều là những nguồn tài nguyên vĩ đại đối với sứ vụ của Giáo Hội. Đức GH Phanxicô từng cho thấy rõ “sức mạnh truyền giáo” của lòng đạo bình dân, và xem ra có ý nói tới cảm thức đức tin khi ngài qủa quyết rằng “nâng đỡ lòng đạo bình dân” là cả “một sức mạnh phúc âm hóa tích cực mà ta không nên đánh giá thấp: vì đánh giá thấp là không biết nhìn nhận công trình của Chúa Thánh Thần” (132).
b) Cảm thức đức tin và công luận
113. Một trong các chủ đề tế nhị nhất là mối tương quan giữa cảm thức đức tin và công luận hay ý kiến đa số, cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội. Công luận là một quan niệm xã hội học, áp dụng trước nhất vào các xã hội chính trị. Việc xuất hiện của công luận được liên kết với việc ra đời và phát triển của mô thức chính trị trong nền dân chủ đại biểu. Vì quyền lực chính trị có được sự hợp pháp của nó từ dân, nên dân phải lên tiếng nói rõ các suy nghĩ của mình, còn quyền lực chính trị thì phải lưu tâm tới các suy nghĩ này khi thi hành việc cai trị. Do đó, công luận là điều chủ yếu đối với việc điều hành lành mạnh sinh hoạt chính trị, là điều quan trọng là nó phải được soi sáng và thông tri một cách hợp năng quyền và trung thực. Đó là vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng, những giới sẽ đóng góp lớn lao vào ích chung của xã hội, khi không tìm cách thao túng ý kiến vì các quyền lợi tư riêng.
114. Giáo Hội đánh giá các giá trị nhân bản và luân lý cao vốn được nền dân chủ tán thành, nhưng tự mình, Giáo Hội không bị cấu trúc theo các nguyên tắc của xã hội chính trị thế tục. Giáo Hội, vì là mầu nhiệm hiệp thông nhân loại với Thiên Chúa, đã tiếp nhận hiến pháp của mình từ Chúa Kitô. Chính từ Người, Giáo Hội lãnh nhận được cơ cấu bên trong của mình cũng như các nguyên tắc cai quản. Do đó, trong Giáo Hội, công luận không thể đóng vai trò quyết định mà nó vốn đóng trong các xã hội chính trị, là các xã hội vốn phải dựa vào nguyên tắc chủ quyền toàn dân, dù nó có một vai trò thích đáng bên trong Giáo Hội, như chúng ta sẽ minh xác sau đây.
115. Các phương tiện truyền thông đại chúng thường hay nhận định về các vụ việc của tôn giáo. Sự quan tâm của công chúng đối với các vần đề đức tin là một dấu hiệu tốt, và tự do báo chí vốn là một nhân quyền căn bản. Giáo Hội Công Giáo không sợ các cuộc thảo luận hay tranh cãi về giáo huấn của mình. Ngược lại, đã hoan nghênh việc tranh luận này như một biểu hiện của tự do tôn giáo. Mọi người được tự do phê bình hay ủng hộ Giáo Hội. Thực vậy, Giáo Hội thừa nhận rằng phê bình ngay thẳng và xây dựng có thể giúp Giáo Hội nhìn các vấn đề rõ ràng hơn và tìm ra được nhiều giải pháp tốt hơn. Đến lượt mình, Giáo Hội cũng tự do phê bình những tấn công bất công và cần sử dụng các phương tiện truyền thông để bảo vệ đức tin khi cần. Giáo Hội trân trọng lời mời của các phương tiện truyền thông độc lập muốn mình góp phần vào các cuộc tranh luận công cộng. Giáo Hội không muốn việc độc quyền thông tin, nhưng đánh giá cao tính đa nguyên và việc trao đổi ý kiến. Tuy nhiên, Giáo Hội cũng biết sự quan trọng của việc thông tri cho xã hội biết ý nghĩa và nội dung chân thực của cả đức tin lẫn giáo huấn luân lý của mình.
116. Ngày nay trong Giáo Hội, tiếng nói của người giáo dân được nghe thường xuyên hơn, đôi khi là tiếng nói bảo thủ đôi lúc là tiếng nói cấp tiến, nhưng nói chung, đều tham gia một cách xây dựng vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Sự phát triển lớn lao của xã hội nhờ giáo dục đã có những tác động đáng kể đối với các mối tương quan bên trong Giáo Hội. Chính Giáo Hội cũng đã dấn thân trên khắp thế giới vào những chương trình giáo dục nhằm đem lại cho người ta tiếng nói riêng và các quyền lợi riêng của chính họ. Do đó, quả là một dấu hiệu tốt khi thấy nhiều người ngày nay lưu tâm tới giáo huấn, phụng vụ và việc phục vụ của Giáo Hội. Nhiều chi thể Giáo Hội muốn thực thi khả năng của họ, và tham gia vào đời sống Giáo Hội theo cách riêng của họ. Họ tự tổ chức bên trong các giáo xứ và trong nhiều nhóm và phong trào khác nhau để xây dựng Giáo Hội và gây ảnh hưởng tới xã hội nói chung, v àhọ tìm cách liên hệ với các tín hữu khác và với những người có thiện chí khác qua ngả các phương tiện truyền thông xã hội.
117. Nhiều hệ thống truyền thông mới cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội đang kêu gọi phải có những hình thức chú ý và phê bình mới mẻ cũng như phải đổi mới các kỹ năng biện phân. Có những ảnh hưởng từ nhiều nhóm quyền lợi chuyên biệt không tương ứng, hay không hoàn toàn tương ứng, với đức tin Công Giáo; có những xác tín chỉ có thể áp dụng cho một nơi hay một thời nào đó; và có những áp lực nhằm làm giảm vai trò của đức tin trong các cuộc tranh luận công cộng hay nhằm biến đổi học lý Kitô Giáo truyền thống cho phù hợp với các quan tâm và ý kiến hiện đại.
118. Điều rõ ràng là không thể có chuyện đồng hóa giản đơn giữa cảm thức đức tin và công luận hay ý kiến đa số. Hai thực tại này không hề như nhau.
i) Trước nhất, cảm thức đức tin hiển nhiên có liên hệ với đức tin, mà đức tin vốn là một ơn phúc không nhất thiết ai cũng có được, thành thử cảm thức đức tin chắc chắn không thể giống như công luận trong xã hội nói chung. Rồi cũng có điều này nữa: dù đức tin, đương nhiên, là nhân tố hàng đầu để hợp nhất các chi thể của Giáo Hội, nhưng rất nhiều ảnh hưởng khác nhau hợp lại đã lên khuôn cho các quan điểm của Kitô hữu đang sống giữa lòng xã hội hiện đại. Do đó, như cuộc thảo luận trên đây về các thiên hướng đã mặc nhiên cho thấy, cảm thức đức tin cũng không thể được đồng nhất hóa với công luận hay ý kiến đa số trong Giáo Hội. Đức tin, chứ không phải ý kiến, là tập chú cần thiết. Ý kiến thường chỉ là những phát biểu, hay thay đổi và nhất thời, nói lên tâm tính hay ước muốn của một nhóm người hay một nền văn hóa nào đó, trong khi đức tin là tiếng vang dội của Tin Mừng duy nhất vốn có giá trị cho mọi nơi và mọi thời.
ii) Trong lịch sử dân Chúa, thường không phải đa số mà đúng hơn thiểu số mới thực sự sống và làm chứng cho đức tin. Cựu Ước từng biết tới số các tín hữu “thánh thiện còn sót lại”, đôi khi rất ít so với vua chúa, tư tế và phần đông người Do Thái. Chính Kitô Giáo cũng đã bắt đầu như một thiểu số rất nhỏ, bị nhà cầm quyền đổ lỗi và bách hại. Trong lịch sử Giáo Hội, các phong trào sống Tin Mừng như Dòng Phanxicô và dòng Đa Minh, hay sau này, Dòng Tên, đều đã bắt đầu như những nhóm nhỏ bị nhiều giám mục và thần học gia đối xử cách nghi ngờ. Ngày nay, tại nhiều nước, các Kitô hữu phải sống dưới áp lực nặng nề của nhiều tôn giáo khác hay nhiều ý thức hệ duy tục buộc họ phải lãng quên chân lý đức tin và làm suy yếu các biên giới của cộng đồng Giáo Hội. Cho nên, điều hết sức quan trọng là phải biện phân và lắng nghe tiếng nói của ‘những người bé nhỏ biết tin” (Mc 9:42).
119. Chắc chắn một điều: ta cần phân biệt cảm thức đức tin với công luận hay ý kiến đa số, do đó, phát sinh nhu cầu phải nhận diện các thiên hướng cần thiết cho việc tham dự vào cảm thức đức tin, như những thiên hướng đã được khai triển trên đây. Tuy thế, chính toàn thể dân Chúa tuyên xưng và sống đức tin chân thực, trong sự hợp nhất nội bộ. Huấn quyền và thần học phải làm việc không ngừng nhằm đổi mới việc trình bày đức tin trong các hoàn cảnh khác nhau, bằng cách đối chất, nếu cần, các ý niệm nổi bật trong chân lý Kitô Giáo với chân lý đích thực của Tin Mừng, nhưng cần phải nhớ rằng kinh nghiệm của Giáo Hội vốn chứng tỏ rằng đôi khi chân lý đức tin chỉ được duy trì không nhờ cố gắng của các nhà thần học hay giáo huấn của đa số các giám mục ms2 lạ trong tâm hồn các tín hữu.
c) Các cách tham khảo tín hữu
120. Có một sự bình đẳng đích thực về phẩm giá nơi mọi tín hữu, vì nhờ phép rửa, tất cả mọi tín hữu đều được tái sinh trong Chúa Kitô. “Vì sự bình đẳng này, tất cả mọi người trong số họ đều góp phần, mỗi người theo hoàn cảnh hay chức vụ riêng, vào việc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô” (133). Cho nên, mọi tín hữu “đều có quyền, và có khi có bổn phận, phải theo hiểu biết, theo khả năng và địa vị của mình, mà bày tỏ với các mục tử thánh quan điểm của mình về các vấn đề liên quan tới lợi ích của Giáo Hội”. “Họ có quyền làm cho quan điểm của mình được các Kitô hữu khác biết đến, nhưng khi làm thế, họ phải luôn luôn tôn trọng sự vẹn toàn của đức tin và luân lý, tỏ lòng kính trọng các mục tử và để ý tới ích chung và phẩm giá các cá nhân” (134). Thành thử, các tín hữu, và đặc biệt các tín hữu giáo dân, phải được các mục tử của Giáo Hội cư xử một cách kính trọng và ân cần, và được tham khảo cách thích đáng vì lợi ích của Giáo Hội.
121. Hạn từ “tham khảo” bao hàm ý tưởng tìm một phán đoán hay một ý kiến cũng như truy tầm nội dung của sự kiện (matter of fact). Một đàng, trong các vấn đề cai quản và các vấn đề mục vụ, các mục tử của Giáo Hội, trong một số trường hợp, có thể và nên tham khảo các tín hữu theo nghĩa xin họ cho ý kiến hay phán đoán. Đàng khác, khi huấn quyền muốn định tín một học lý, thì điều thích đáng nên làm là tham khảo các tín hữu theo nghĩa tìm hiểu nội dung của sự kiện, “đoàn ngũ tín hữu là đoàn ngũ làm chứng cho sự kiện lưu truyền học lý mạc khải, và vì đồng cảm thức của họ khắp thế giới Kitô Giáo vốn là tiếng nói của Giáo Hội Bất Khả Ngộ” (135).
122. Tập tục tham khảo các tín hữu không phải là tập tục mới mẻ gì trong đời sống Giáo Hội. Trong Giáo Hội thời trung cổ, người ta đã sử dụng nguyên tắc của luật Rôma sau đây: Quod omnes tangit, ab omnibus tractari et approbari debet (điều gì tác động tới mọi người, cần được mọi người thảo luận và chấp thuận). Trong cả ba lãnh vực của đời sống Giáo Hội (đức tin, các bí tích, việc cai quản), “truyền thống vẫn tổng hợp cơ cấu phẩm trật với chế độ cụ thể của liên hợp và thỏa thuận”, và việc này vốn được coi là “tập tục tông truyền” hay “truyền thống tông đồ” (136).
123. Nhiều vấn đề đã được đặt ra khi đa số tín hữu tiếp tục dửng dưng đối với các quyết định tín lý hoặc luân lý do huấn quyền đưa ra hay khi họ thẳng tay bác bỏ chúng. Việc thiếu tiếp nhận này có thể là dấu chỉ sự yếu kém hay thiếu đức tin nơi dân Chúa, do việc ủng hộ không đủ phê phán đối với nền văn hóa đương đại gây ra. Nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là dấu chỉ cho thấy một số quyết định do các vị có thẩm quyền đưa ra đã không xem sét gì tới kinh nghiệm và cảm thức đức tin của các tín hữu, hay huấn quyền không tham khảo đủ các tín hữu (137).
124. Chuyện hết sức tự nhiên là nên có sự thông đạt luôn luôn và đối thọai đều đặn về các vấn đề thực tiễn và các vấn đề thuộc đức tin và luân lý giữa các chi thể của Giáo Hội. Trong Giáo Hội, công luận là một hình thức quan trọng của diễn trình thông đạt này. “Vì là một cơ thể sống động, Giáo Hội cần công luận để duy trì việc cho và nhận giữa các chi thể của mình. Không có hình thức này, Giáo Hội không thể tiến triền trong tư tưởng và hành động” (138). Sự tán thành việc trao đổi công khai tư tưởng và ý kiến trong Giáo Hội đã được đưa ra sau Vatican II không lâu, chính là dựa vào giáo huấn của Công Đồng về cảm thức đức tin và tình yêu Kitô Giáo, và các tín hữu được mạnh mẽ khuyến khích tham dự tích cực vào việc trao đổi công khai này. “Người Công Giáo nên ý thức trọn vẹn việc họ được thực sự tự do nói lên tâm tư của mình vốn phát sinh từ ‘cảm thức đức tin’ và từ tình yêu. Nó phát sinh từ cảm thức đó đối với đức tin vốn được Thần Khí chân lý khêu gợi và nuôi dưỡng, để, dưới sự hướng dẫn của giáo huấn Giáo Hội mà họ vốn chấp nhận một cách cung kính, Dân Chúa có thể gắn bó một cách không nao núng với đức tin vốn được ban cho Giáo Hội tiên khởi, đào sâu ý nghĩa của nó hơn nữa bằng phán đoán chân thực, và áp dụng nó một cách trọn vẹn hơn trong cuộc sống của mình [Lumen Gentium 12]. Sự tự do này cũng phát sinh từ tình yêu. Vì chính nhờ tình yêu… mà dân Chúa đã được nâng lên hàng có thể tham dự một cách thân mật vào sự tự do của chính Chúa Kitô, Đấng đã tẩy rửa ta khỏi tội lỗi để ta có thể tự do phán đoán phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Những vị thi hành thẩm quyền trong Giáo Hội sẽ hết sức quan tâm bảo đảm sao cho có được việc trao đổi có trách nhiệm các ý kiến từng được duy trì và phát biểu tự do trong dân Chúa. Hơn thế, các ngài sẽ còn thiết lập ra các quy tắc và các điều kiện để việc này có thể xẩy ra” (139).
125. Việc công khai trao đổi ý kiến như trên là phương thế hàng đầu nhờ vậy cảm thức đức tin thường được đo lường. Tuy nhiên, từ Công Đồng Vatican II, nhiều phương thế có tính định chế đã được thiết lập, nhờ đó, tín hữu có thể được lắng nghe và tham khảo, như các hội đồng đặc thù, trong đó, các linh mục và nhiều người khác trong số các tín hữu của Chúa Kitô được mời tham dự (140), rồi các công đồng giáo phận, trong đó, giám mục giáo phận cũng có thể mời các tín hữu giáo dân làm thành viên (141), hội đồng mục vụ của mỗi giáo phận “gồm các thành viên tín hữu Chúa Kitô hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo: giáo sĩ, thành viên các viện tận hiến, và nhất là các tín hữu giáo dân” (142), và hội đồng mục vụ giáo xứ, trong đó “các tín hữu Chúa Kitô, cùng với những vị, do chức vụ của các ngài, dấn thân trong việc chăm sóc mục vụ trong giáo xứ, góp công vào việc phát huy hoạt động mục vụ” (143).
126. Các cơ cấu tham khảo giống như các cơ cấu vừa kể trên đây có thể đem lại lợi ích lớn lao cho Giáo Hội, nhưng chỉ khi nào các mục tử và tín hữu giáo dân hỗ tương tôn trọng các đặc sủng của nhau và cẩn trọng cũng như liên tục lắng nghe các kinh nghiệm và qun tâm của nhau. Khiêm nhường lắng nghe trên mọi bình diện và tham khảo thích đáng những người liên hệ là những khía cạnh chủ yếu của một Giáo Hội sống động và sinh động.
Kết luận
127. Vatican II là một Lễ Hiện Xuống mới (144), đã trang bị để Giáo Hội đương đầu với một cuộc tân phúc âm hóa mà các vị giáo hoàng từ đó đến nay vẫn hằng kêu gọi. Công Đồng đã nhấn mạnh một cách mới mẻ tới ý tưởng truyền thống này là mọi người đã lãnh nhận phép rửa đều có một cảm thức đức tin, và cảm thức đức tin tạo nên một nguồn tài nguyên quan trọng nhất cho việc tân phúc âm hóa này (145). Nhờ cảm thức đức tin, các tín hữu có khả năng không những nhìn nhận những gì phú hợp với Tin Mừng và bác bỏ những gì trái ngược với nó, mà còn cảm nhận được điều Đức GH Phanxicô từng gọi là “những con đường hành trình mới” trong đức tin của toàn thể dân lữ hành. Một trong các lý do tại sao các giám mục và các linh mục cần phải gần gũi với dân của mình trên đường lữ thứ và cùng đi với họ chính là để nhận ra “những con đường mới” khi dân Chúa “hửi được hơi họ” (146). Sự biện phân được những con đường mới mẻ này, vốn do Chúa Thánh Thần mở ra và soi sáng, sẽ có tính sống còn đối với việc tân phúc âm hóa.
128. Cảm thức đức tin có liên hệ mật thiết với “infallibilitas in credendo” (ơn vô ngộ khi tin) mà Giáo Hội như một toàn thể vốn có trong tư cách “chủ thể” tin đang thực hiện cuộc hành trình của mình trong lịch sử (147). Được Chúa Thánh Thần nâng đỡ, nó giúp Giáo Hội có khả năng làm chứng tá và giúp các chi thể của Giáo Hội, cả trong tư cách cá nhân lẫn trong tư cách cộng đồng, không ngừng biện phân được việc phải sống và hành động tốt nhất cũng như ăn nói thế nào cho trung thành với Chúa.Nó là một bản năng nhờ đó mỗi người và mọi người “cùng suy nghĩ với Giáo Hội” (148), cùng chia sẻ một đức tin và một mục đích. Nó chính là điều hợp nhất các mục tử và dân, và làm cho cuộc đối thoại giữa họ với nhau, dựa trên các ơn phúc và ơn gọi liên hệ, trở thành vừa chủ yếu vừa sinh nhiều hoa trái cho Giáo Hội.
______________________________
[122] Xem Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích (CDWDS), Sách Hướng Dẫn về Lòng Sùng Kính Bình Dân và Phụng Vụ: Các Nguyên Tắc và Chỉ Dẫn (2001), số 10: “ ‘Lòng đạo bình dân’ chỉ một kinh nghiệm phổ quát: luôn luôn có một chiều kích tôn giáo trong trái tim người ta, nơi các dân tộc, và các phát biểu tập thể của họ. Mọi dân tộc đều có khuynh hướng nói lên quan điểm toàn bộ hóa của họ về siêu việt, các ý niệm của họ về thiên nhiên, về xã hội, và về lịch sử qua các phương thế phụng tự. Các tổng hợp có tính đặc điểm này có tầm quan trọng lớn về linh đạo và nhân bản”
[123] Hội Nghị Các Giám Mục Châu Mỹ La Tinh (CELAM), (Puebla, 1979), Văn Kiện Cuối Cùng, số 448, như đã được trích dẫn trong Sách Giáo Lý Của GHCG số 1676.
[124] Đức GH Phanxicô, Evangelii Gaudium, số 125.
[125] Joseph Ratzinger, Commento teologico, trong Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Il messaggio di Fatima (Libreria Editrice Vaticana, Città del Vaticano, 2000), tr.35; như đã được trích trong CDWDS, Sách Hướng Dẫn, số 91.
[126] CDWDS, Sách Hướng Dẫn, số 50.
[127] Sacrosanctum Concilium 13.
[128] Đức GH Phaolô VI, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi (1975), số 48. Congar nhắc tới “các hâm mộ đáng hoài nghi và lòng sùng kính sai lầm” và cảnh cáo rằng “người ta nên dè dặt đừng quá gán cho cảm thức đức tin: không những liên quan tới các đặc quyền của hàng giáo phẩm… mà cả trong nó nữa” (Jalons pour une théologie du laïcat, tr 399; Bản tiếng Anh, Lay People in the Church, tr. 288).
[129] Đức GH Phaolô VI, TH Evangelii Nuntiandi (1975), số 48. Trong bài diễn văn khai mạc hội nghị toàn thể lần thứ tư của CELAM (Santo Domingo, ngày 12 tháng 10 năm 1992), Đức GH Phaolô nói rằng, với “các gốc rễ chủ yếu có tính Công Giáo”, lòng đạo bình dân tại Châu Mỹ La Tinh là “một phản cực chống lại các giáo phái (sects) và là một bảo đảm cho lòng trung thành với sứ điệp cứu rỗi” (số 12). Nhắc tới Văn Kiện Cuối Cùng Của Hội Nghị Toàn Thể Lần Thứ Ba của CELAM, Đức GH Phanxicô tuyên bố rằng, khi đức tin Kitô Giáo được hội nhập văn hóa một cách đích thực, “lòng đạo bình dân” là một phần quan trọng của diễn trình nhờ đó “một dân tộc tự phúc âm hóa mình một cách liên tục” (Evangelii Gaudium, số 122).
[130] Xem số 2 trên đây.
[131] Xem Đức GH Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, số 58; có nhắc tới nhu cầu phải bảo đảm sao cho các cộng đoàn căn bản (communautés de base) thực sư có tính Giáo Hội.
[132] Đức GH Phanxicô, Evangelii Gaudium, số 126.
[133] Bộ Giáo Luật, điều 208.
[134] Bộ Giáo Luật, điều 212, §3.
[135] Newman, On Consulting the Faithful, tr. 63; về nghĩa kép của chữ “tham khảo”, xin xem các tr. 54-55.
[136] Y. Congar, ‘Quod omnes tangit, ab omnibus tractari et approbari debet’, trong Revue historique de droit français et étranger 36(1958), các tr.210-259, nhất là các tr.224-228.
[137] Xem các số 78-80 trên đây.
[138] Huấn Thị Mục Vụ về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội soạn thảo theo Lệnh của CĐ Vatican II, ‘Communio et Progressio’ (1971), số 115, là văn kiện cũng trích dẫn Đức GH Piô XII: “Một điều gì đó sẽ rất thiếu trong đời sống [Giáo Hội] nếu Giáo Hội không có công luận. Cả các mục tử linh hồn lẫn người giáo dân đều bị trách cứ vì việc này” (Diễn văn, ngày 17 tháng Hai năm 1950, AAS XVIII[1950], tr. 256).
[139] ‘Communio et Progressio’, số 116.
[140] Xem Bộ Giáo Luật, điều 443, §4.
[141] Xem Bộ Giáo Luật, điều 463, §2.
[142] Bộ Giáo Luật, điều 512, §1.
[143] Bộ Giáo Luật, điều 536, §1.
[144] Đây là câu nói được Đức GH Gioan XXIII sử dụng nhiều lần khi phát biểu các niềm hy vọng và các lời cầu nguyện của ngài cho công đồng sắp đến; xem Tông Hiến, Humanae Salutis (1961), số 23.
[145] Xem các số 2, 45, 65, 70, 112 trên đây.
[146] Xem Đức GH Phanxicô, diễn văn cho các giáo sĩ, những người sống đời tận hiến và thành viên các hội đồng mục vụ, San Rufino, Assisi, 4 tháng 10 năm 2013. Đức GH nói thêm rằng các công đồng giáo phận, các cử hành đặc thù “việc cùng bước đi” trong tư cách môn đệ của Chúa, cần lưu ý tới “điều Chúa Thánh Thần đang nói với giáo dân, với dân Chúa”, [và] với mọi người”.
[147] Phỏng vấn Đức GH Phanxicô của Cha Antonio Spadaro, 21 tháng 9 năm 2013; xem Đức GH Phanxicô, Evangelii Gaudium, số 119.
[148] Phỏng vấn Đức GH Phanxicô của Cha Antonio Spadaro; xem số 90 trên đây.
Vũ Văn An7/22/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét