BẢN GHI NHỚ: NHỮNG TIÊU CHÍ THỰC HIỆN VÀ LƯỢNG GIÁ - Điều 5
ĐIỀU 5
Khi trình bày các mầu nhiệm Kitô giáo, giáo lý viên cần vận dụng ngôn ngữ cụ thể và sống động, sử dụng nghệ thuật để diễn tả vẻ đẹp tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
YÊU CẦU
Nhìn lại việc sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật khi giáo lý.
GIÁO HUẤN GIÁO HỘI
HDTQ 208
Huấn giáo cũng cần phải được truyền đạt với những kiểu nói và những hạn từ riêng của văn hóa người học ..., phải khuyến khích những cách diễn đạt mới về Tin Mừng trong nền văn hóa mà Tin Mừng ấy được gieo trồng ... , phải tìm ra những ngôn ngữ phù hợp với trẻ em, với giới trẻ thời nay nói chung và nhiều đối tượng khác như sinh viên, người trí thức, người làm khoa học, người mù chữ hay những người có văn hóa bình dân, người thiểu năng v.v...
TH. NVTM 139-142
Giảng viên nói với tinh thần và thái độ từ mẫu: không chỉ bảo ban mà còn tìm ý Chúa nơi học viên, không chỉ dạy mà còn học nơi người nghe, sử dụng thứ ngôn ngữ khích lệ, ban sức mạnh và mang lại lòng nhiệt thành (139). Giảng viên phải có thái độ: gần gũi với cộng đoàn, giọng phải ấm áp, nói năng đơn sơ, điệu bộ thì vui vẻ (140), phải biết dùng vẻ đẹp của những hình ảnh đã được CGS sử dụng để mời gọi các tín hữu lấy tình yêu đáp lại tình yêu (142).
TH. NVTM 156-158
Giảng viên nói gẫy gọn, ít lời mà nhiều ý (156), dùng hình ảnh để khơi dậy tâm tình, đánh thức ước muốn và đánh động ý chí hướng tới Tin Mừng (157), nói đơn sơ dễ hiểu, rõ ràng, và mạch lạc . Một bài giảng hay là một bài giảng có “một ý tưởng, một tâm tình, một hình ảnh” (158).
TH. NVTM 167
Huấn giáo không chỉ nhấn đến sự thật nhưng cần chú ý và quý chuộng cái đẹp vì nó là phương tiện làm rung động lòng người và giúp cho sự thật cũng như sự tốt lành của Đấng Phục Sinh trở nên rạng rỡ trong lòng họ. Vì vậy, cần phải huấn luyện vận dụng cái đẹp để thông truyền đức tin. Mỗi giáo hội phải khuyến khích dùng nghệ thuật cổ điển hoặc đương đại trong công cuộc phúc âm hóa, mạnh dạn khám phá những ký hiệu mới, những biểu tượng mới, những cách thể hiện khác nhau của cái đẹp cũng như những hình thức phá cách của nó trong các nền văn hóa để thông truyền đức tin (167).
TIÊU CHÍ
Khi trình bày các mầu nhiệm Kitô giáo, giáo lý viên cần vận dụng ngôn ngữ cụ thể và sống động, sử dụng nghệ thuật để diễn tả vẻ đẹp tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
YÊU CẦU
Nhìn lại việc sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật khi giáo lý.
GIÁO HUẤN GIÁO HỘI
HDTQ 208
Huấn giáo cũng cần phải được truyền đạt với những kiểu nói và những hạn từ riêng của văn hóa người học ..., phải khuyến khích những cách diễn đạt mới về Tin Mừng trong nền văn hóa mà Tin Mừng ấy được gieo trồng ... , phải tìm ra những ngôn ngữ phù hợp với trẻ em, với giới trẻ thời nay nói chung và nhiều đối tượng khác như sinh viên, người trí thức, người làm khoa học, người mù chữ hay những người có văn hóa bình dân, người thiểu năng v.v...
TH. NVTM 139-142
Giảng viên nói với tinh thần và thái độ từ mẫu: không chỉ bảo ban mà còn tìm ý Chúa nơi học viên, không chỉ dạy mà còn học nơi người nghe, sử dụng thứ ngôn ngữ khích lệ, ban sức mạnh và mang lại lòng nhiệt thành (139). Giảng viên phải có thái độ: gần gũi với cộng đoàn, giọng phải ấm áp, nói năng đơn sơ, điệu bộ thì vui vẻ (140), phải biết dùng vẻ đẹp của những hình ảnh đã được CGS sử dụng để mời gọi các tín hữu lấy tình yêu đáp lại tình yêu (142).
TH. NVTM 156-158
Giảng viên nói gẫy gọn, ít lời mà nhiều ý (156), dùng hình ảnh để khơi dậy tâm tình, đánh thức ước muốn và đánh động ý chí hướng tới Tin Mừng (157), nói đơn sơ dễ hiểu, rõ ràng, và mạch lạc . Một bài giảng hay là một bài giảng có “một ý tưởng, một tâm tình, một hình ảnh” (158).
TH. NVTM 167
Huấn giáo không chỉ nhấn đến sự thật nhưng cần chú ý và quý chuộng cái đẹp vì nó là phương tiện làm rung động lòng người và giúp cho sự thật cũng như sự tốt lành của Đấng Phục Sinh trở nên rạng rỡ trong lòng họ. Vì vậy, cần phải huấn luyện vận dụng cái đẹp để thông truyền đức tin. Mỗi giáo hội phải khuyến khích dùng nghệ thuật cổ điển hoặc đương đại trong công cuộc phúc âm hóa, mạnh dạn khám phá những ký hiệu mới, những biểu tượng mới, những cách thể hiện khác nhau của cái đẹp cũng như những hình thức phá cách của nó trong các nền văn hóa để thông truyền đức tin (167).
TIÊU CHÍ
- biết dùng ngôn ngữ đơn sơ dễ hiểu, ngôn ngữ khích lệ, ban sức mạnh và mang lại lòng nhiệt thành,
- biết dùng ngôn ngữ nghệ thuật, đồng thời khám phá những ký hiệu và những biểu tượng mới, những cách thể hiện khác nhau cũng như những phá cách của cái đẹp trong các nền văn hóa,
- biết truyền đạt vẻ đẹp của những hình ảnh mà CGS đã sử dụng để mời gọi các tín hữu lấy tình yêu đáp lại tình yêu,
- biết trình bày gẫy gọn, rõ ràng và mạch lạc, với giọng nói phải ấm áp và điệu bộ vui vẻ, biết trình bày với tinh thần và thái độ từ mẫu: gần gũi và thân thiện với người nghe.
http://giaolyductin.org/ban-ghi-nho-nhung-tieu-chi-thuc-hien-va-luong-gia-dieu-5.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét