Trang

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Anh em của Karl Marx? Đức Giáo hoàng Phanxicô và Thomas Piketty đều muốn tái phân bổ của cải.

Anh em của Karl Marx? Đức Giáo hoàng Phanxicô và Thomas Piketty đều muốn tái phân bổ của cải.

bởi  - 

Huffington Post | Dr. Susan Brooks Thistlethwaite
Italy Pope
Khi thế giới nghe Giáo hoàng giáo hội Công giáo và một nhà kinh tế học người Pháp cùng đưa ra một thông điệp giống nhau, điều này nghĩa là gì? Cả Đức Giáo hoàng Phanxicô và Thomas Piketty đều đang nói, dù theo cách khác nhau, rằng quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản hiện đại không kìm hãm đang lao đầu đến một sự bất bình đẳng về của cải ngày càng tăng, và các quốc gia trên thế giới cần phải cản việc này lại bằng cách tái phân bổ tài sản quy mô lớn hơn nữa.
Nhưng cho dù những người chỉ trích bảo thủ ngoan cố có nói gì đi nữa, điều này không có nghĩa cả hai là người theo chủ nghĩa Marx.
Ngày 28 tháng 4, Đức Phanxicô đã viết câu twitter, ‘Bất bình đẳng là gốc rễ của tội xã hội’. Một vài ngày sau, giáo hoàng mở rộng điểm này trong bài diễn văn trước mặt Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Kimoon và trưởng các ban chính của Liên Hiệp quốc đang nhóm họp tại Roma. Đức Giáo hoàng nói rõ rằng, sự bất công trong kinh tế, cái mà ngài gọi là ‘nền kinh tế loại trừ’, không chỉ là thất bại của nhân đạo, mà còn là một thất bại mang tính hệ thống mà chúng ta cần phải xác định cho đủ. Ngài kêu gọi Liên Hiệp Quốc hành động để ngăn chặn ‘những nguyên do cơ cấu của nạn đói và nghèo, đạt được những kết quả thực chất hơn trong việc bảo vệ môi trường, bảo đảm cho tất cả mọi người đều được lao động sản xuất và đúng phẩm giá, cũng như bảo vệ thích đáng cho giá trị gia đình.’
Nhưng, câu tiêu đề, tất nhiên là lời của Đức Phanxicô kêu gọi cụ thể ‘ nhà nước hãy tái phân bổ hợp lý các lợi ích kinh tế.’
Rush Limbaugh ngay lập tức chộp lấy cây này mà rằng, ‘Đó là chủ nghĩa Marx, đó là chủ nghĩa xã hội.’
Với tôi, thật thú vị khi Kitô giáo và kinh tế có thể bắt đầu đồng quy.
thomas piketty pope francis
Nhà kinh tế học Thomas Piketty, trong quyển sách được tán dương rất nhiều của mình Tư bản trong thế kỷ XXI cũng đã kêu gọi tái phân bổ của cải bằng biện pháp thuế khóa để đối phó với sự gia tăng chưa từng có nạn bất bình đẳng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản.
Đúng, chưa từng có.
Theo Piketty, nguyên do chính yếu của sự chênh lệch ngày càng tăng trong thu nhập chính là bởi mối liên hệ tổng hợp của chủ nghĩa tư bản và nạn bất bình đẳng, trong phép toán r>g, nghĩa là chỉ số thu hồi vốn cao hơn chỉ số tăng trưởng kinh tế. Với tầm đại chúng và sự rõ ràng trong thuyết kinh tế của Piketty, phép toán r>g có lẽ sẽ sớm nổi tiếng như phép toán E=mc2 của Enstein.
Nói rõ ràng về những nguyên do của việc gia tăng tai hại trong bất bình đẳng thu nhập, Piketty so sánh sự bất bình đẳng này với tình trạng bất quân bình to lớn trong ‘Thời thịnh vượng’ của thế kỷ XIX, và đó cũng là điều mà những người bảo thủ trong tôn giáo hay chính trị tuyệt đối không mong muốn.
Vậy nên, lẽ tự nhiên, những người bảo thủ xem phân tích kinh tế rõ ràng này hẳn phải là cùng giuộc với chủ nghĩa Marx.
Ross Douthat đã viện đến lễ Phục Sinh và sự sống lại để cảnh báo rằng ‘Karl Marx đang trở lại từ cõi chết’.
Thực sự thì Piketty chỉ trích Marx, người từng ‘tiên đoán cái chết của chủ nghĩa tư bản’ (239) nhưng rồi có đúng được đâu, nhưng ông vẫn nghĩ rằng Marx đã đưa ra một ‘chất vấn quan trọng’ về ‘sự tập trung của cải chưa từng có trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp’ (255).
Câu hỏi thiết yếu ngày nay là, ‘Này, tại sao lại có tất cả những bất bình đẳng này?’ Đó cũng là câu hỏi mà Đức Giáo hoàng Phanxicô đặt ra, và cũng là câu hỏi Piketty đề ra. Nhưng câu trả lời không phải là chủ nghĩa Marx.
Câu trả lời, cho cả hai người, mang tính thần học. Đúng là thế. Theo tôi, (nhưng tôi cho là sẽ Piketty sẽ không tán đồng đâu), điểm làm cho quyển sách kinh tế này trở thành một cuộc cách mạng thật sự cũng như đem lại một cái nhìn thần học, chính là việc Piketty tin rằng sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập này không phải là do thuyết quyết định kinh tế mà chúng ta nên ‘cảnh giác’, nhưng là do yếu tố chính trị sâu xa. Ông đã viết rằng, ‘Sự nổi lên của nạn bất bình đẳng sau thập niên 1980, phần lớn là do sự đảo chiều về chính trị trong vài thập kỷ gần đây, đặc biệt là về vấn đề thuế khóa và tài chính’ (455)
Đây là một cái nhìn thần học bởi cái gì do nhân loại tạo ra, nhân loại có thể thay đổi nó. Chủ nghĩa tư bản không phải là tự nhiên mà có, nhưng nó được cấu thành từ hàng ngàn vạn quyết định đạo đức hay phi đạo đức của con người.
Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng nghĩ nạn bất bình đẳng kinh tế hiện nay là do chính trị mà ra, chứ không phải ‘tự nhiên mà có’, và ngài kêu gọi các chính phủ phải đảo ngược những tác động hủy hoại, thậm chí gây chết người, của nó. Trong tông thư của mình, Niềm vui của Tin mừng, Đức Giáo hoàng đã viết, ‘Ngày hôm nay, chúng ta phải nói với nền kinh tế loại trừ và bất bình đẳng rằng ‘ngươi không được’. Đó thật là một nền kinh tế giết người.’ Bởi một nền kinh tế như thế, mà ‘biết bao nhiêu người bị loại trừ và đẩy ra rìa xã hội.’ Ngài thêm rằng, ‘Tôi nài xin Thiên Chúa cho chúng ta thêm nhiều chính trị gia thực sự bận lòng vì tình trạng xã hội, vì người dân, vì cuộc sống của những người nghèo.’
Trong văn kiện đó, Đức Phanxicô đã cật lực phê phán nền kinh tế thị trường tự do và mạnh bác bỏ những lý lẽ biện minh cho nó. ‘Trong hoàn cảnh này, vẫn có một số người tiếp tục biện minh cho các học thuyết vốn cho rằng tăng trưởng kinh tế nhờ thị trường tự do sẽ chắc chắn đem lại sự công bằng và quy kết hơn nữa cho thế giới.’ Đức Giáo hoàng phê phán gay gắt những học thuyết như thế ‘vốn chẳng bao giờ được chứng minh xác thực’ mà lại thể hiện ‘một sự tin tưởng thô thiển và ngây thơ vào sự tốt lành của thế lực kinh tế áp đảo này, và vào những việc làm hình thức của hệ thống kinh tế đang thịnh hành này.’
Và giờ đây khi có Thomas Piketty và một vài sự việc nữa, chúng ta đột nhiên có thể nhìn ra hai người này có những điểm chung với nhau trong những phê phán dành cho chủ nghĩa tư bản hiện đại và những tác động xấu của nó.
Chúng ta có thể thấy cách họ đề ra phương thế để chỉnh đốn tình trạng này cũng giống nhau, là việc tái phân bổ của cải. Piketty kiến nghị rằng các quốc gia phải tăng mạnh cả thu nhập lẫn thuế khóa. Đức Giáo hoàng Phanxicô kiến nghị rằng ‘Chính phủ phải tái phân bổ hợp lý các lợi ích kinh tế.’ Với tôi, nói thế cũng là nói đến thu nhập và thuế khóa rồi.
Liệu hệ thống hiện hành có thể thay đổi được không? Đức Giáo hoàng nghĩ là có.
181578118FO011_Pope_FrancisTrong bài diễn văn trước các đại diện Liên Hiệp Quốc, Đức Phanxicô đã nhắc cho họ về cuộc gặp gỡ giữa ‘Chúa Giêsu Kitô và ông thu thuế giàu có Gia-kêu, và kết cuộc là ông Gia-kêu đã có một quyết định chia sẻ và công bằng tận căn bản, bởi lương tâm của ông đã được thức tỉnh bởi cái nhìn của Chúa Giêsu.’ (Lc 19:1-10)
Sẽ cần nhiều quyết định ‘tận căn bản’ của nhiều người để thay đổi được hệ thống này, nhưng chúng ta phải thay đổi. Và đó phải là việc của cả con tim và khối óc.
J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét