Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (2)
Vũ Văn An4/4/2016
Vũ Văn An4/4/2016
I. Lòng thương xót, một chủ đề có liên hệ chủ yếu nhưng bị lãng quên
1. Tiếng kêu thương xót
Thế kỷ 20, một thế kỷ nay đã lùi về phía sau ta, là một thế kỷ khủng khiếp về nhiều phương diện, và thế kỷ 21, một thế kỷ vẫn còn rất trẻ và vào ngày 11 tháng Chín năm 2001, đã bắt đầu một cách đầy điềm gở và gây xúc động mạnh với cuộc tấn công khủng bố vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York, cũng không hứa hẹn điều gì tốt hơn. Trong thế kỷ 20, chúng ta chịu hai chế độ toàn trị man rợ; hai cuộc thế chiến, với từ 50 tới 70 triệu người chết riêng trong Thế Chiến II; cũng như việc diệt chủng, sát hại hàng loạt, hàng triệu người, các trại tập trung, và các trại tù khổ dịch. Trong thế kỷ 21, chúng ta sống với sự đe dọa của khủng bố tàn nhẫn, bất công vô nhân đạo, các trẻ em bị lạm dụng và bỏ đói, hàng triệu người trốn chạy, gia tăng bách hại các Kitô hữu, và, thêm vào đó, là các thiên tai tàn phá dưới hình thức động đất, núi lửa, sóng thần, lụt lội và hạn hán. Tất cả những điều này và rất nhiều điều khác là “các dấu chỉ thời đại”.
Dưới ánh sáng của tình thế trên, đối với nhiều người, thật khó có thể nói đến một Thiên Chúa vừa quyền năng lại vừa cùng một lúc công chính và hay thương xót. Người ở đâu khi tất cả các thảm họa trên đã xẩy ra? Người ở đâu khi chúng đang diễn ra? Tại sao Thiên Chúa lại cho phép tất cả các thảm họa này? Tại sao Người không can thiệp? Người ta đặt câu hỏi: há tất cả những đau khổ bất công này không phải là luận chứng mạnh mẽ nhất chống lại niềm tin vào một vị Thiên Chúa toàn năng và hay thương xót đó sao? (1). Thực vậy, trong thời hiện đại, sự đau khổ của người vô tội đã trở thành nền tảng vững chắc của chủ nghĩa vô thần (Georg Buchner). Người ta cho rằng bào chữa duy nhất dành cho Người là Người không hề hiện hữu (Stendhal). Dưới ánh sáng của sự ác ma quái xổ lồng này, há người ta không bó buộc phải bác bỏ Thiên Chúa thì mới cứu được danh dự lớn hơn của Người đó sao? (Odo Marquard) (2).
Nói về Thiên Chúa thường cũng là điều khó khăn đối với những người tin ở Người. Vì cả họ nữa, họ cũng thấy mình rơi vào đêm tối đức tin, trong đó họ không biết phải nói gì trước các bất hạnh khôn nguôi và những đau khổ bất công trên thế giới; trước những đòn đánh nặng nề của số phận và những bệnh tật đau đớn, vô phương cứu chữa; trước nỗi kinh hoàng của chiến tranh và bạo lực. Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, người, cũng như nhiều người khác, từng trải nghiệm rất nhiều đau khổ ở trong đời, đã viết trong tác phẩm của mình tựa là Anh Em Nhà Karamazov, về một đứa trẻ bị một bầy chó dữ của địa chủ xé xác tan tành ngay trước mặt người mẹ. Ông quả quyết rằng nỗi bất công và đau đớn của một đứa trẻ như thế sẽ không thể nào được bất cứ kết cục hạnh phúc nào trong tương lai đền bù được. Vì lý do này, ông đã trả lại tấm vé vào Thiên Đàng (3). Romano Guardini, một người hết sức ngoan đạo, nhưng cũng là một phàm nhân hết sức tiếc nuối khi bị ghi dấu bởi thần chết, vốn nói rằng “ông không những để mình bị hạch hỏi trong Ngày Phán Xét Sau Cùng, nhưng cả ông nữa, ông cũng sẽ hạch hỏi”. Lúc ấy, ông hy vọng có được câu trả lời “cho câu hỏi mà không sách vở nào, kể cả Thánh Kinh, và không một tín điều nào và không một cơ quan giáo huấn nào trong Giáo Hội có thể trả lời: Tại sao, ôi lạy Chúa, lại có những khúc khủyu quanh co khủng khiếp như thế này rồi mới tới được ơn cứu rỗi, tại sao người vô tội lại phải chịu đau khổ, tại sao lại có quá nhiều điều không đúng đến thế này?” (4).
Đau khổ trên thế giới rõ ràng là luận điểm nặng ký nhất của chủ nghĩa vô thần hiện đại. Cũng có những luận điểm khác nữa, như sự bất tương hợp giữa thế giới quan truyền thống của Kitô Giáo và thế giới quan khoa học và duy tự nhiên của thời nay, một thế giới quan từng được lên khuôn bởi thuyết biến hoá hay những tìm tòi về bộ óc gần đây (5). Tất cả các luận điểm này đều có những hậu quả của chúng. Chúng đã dẫn tới sự kiện này: với nhiều người ngày nay, Thiên Chúa không còn hiện hữu nữa. Ít nhất, nhiều người cũng sống cuộc sống họ như thể Thiên Chúa không hề hiện hữu. Thực vậy, đa số những người này xem ra sống rất tốt, ít ra cũng không tệ gì hơn các Kitô hữu. Điều này đã làm thay đổi hết các câu hỏi về Thiên Chúa. Nếu, đối với nhiều người, Thiên Chúa không hiện hữu hoặc nếu Người không còn quan trọng với họ nữa, thì việc phản kháng chống lại Người đâu còn nghĩa lý gì nữa. Các câu hỏi như “Tại sao có sự đau khổ này?” và “tại sao tôi phải đau khổ?” chắc sẽ lắng đi và câm lặng hẳn. Câu hỏi liên quan tới một Thiên Chúa nhân lành từng gây bối rối cho chàng tuổi trẻ Martin Luther dạo nào đâu còn được nhiều người dạo này đặt ra nữa. Họ hoàn toàn dửng dưng và lạnh lùng với thứ câu nỏi này.
1. Tiếng kêu thương xót
Thế kỷ 20, một thế kỷ nay đã lùi về phía sau ta, là một thế kỷ khủng khiếp về nhiều phương diện, và thế kỷ 21, một thế kỷ vẫn còn rất trẻ và vào ngày 11 tháng Chín năm 2001, đã bắt đầu một cách đầy điềm gở và gây xúc động mạnh với cuộc tấn công khủng bố vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York, cũng không hứa hẹn điều gì tốt hơn. Trong thế kỷ 20, chúng ta chịu hai chế độ toàn trị man rợ; hai cuộc thế chiến, với từ 50 tới 70 triệu người chết riêng trong Thế Chiến II; cũng như việc diệt chủng, sát hại hàng loạt, hàng triệu người, các trại tập trung, và các trại tù khổ dịch. Trong thế kỷ 21, chúng ta sống với sự đe dọa của khủng bố tàn nhẫn, bất công vô nhân đạo, các trẻ em bị lạm dụng và bỏ đói, hàng triệu người trốn chạy, gia tăng bách hại các Kitô hữu, và, thêm vào đó, là các thiên tai tàn phá dưới hình thức động đất, núi lửa, sóng thần, lụt lội và hạn hán. Tất cả những điều này và rất nhiều điều khác là “các dấu chỉ thời đại”.
Dưới ánh sáng của tình thế trên, đối với nhiều người, thật khó có thể nói đến một Thiên Chúa vừa quyền năng lại vừa cùng một lúc công chính và hay thương xót. Người ở đâu khi tất cả các thảm họa trên đã xẩy ra? Người ở đâu khi chúng đang diễn ra? Tại sao Thiên Chúa lại cho phép tất cả các thảm họa này? Tại sao Người không can thiệp? Người ta đặt câu hỏi: há tất cả những đau khổ bất công này không phải là luận chứng mạnh mẽ nhất chống lại niềm tin vào một vị Thiên Chúa toàn năng và hay thương xót đó sao? (1). Thực vậy, trong thời hiện đại, sự đau khổ của người vô tội đã trở thành nền tảng vững chắc của chủ nghĩa vô thần (Georg Buchner). Người ta cho rằng bào chữa duy nhất dành cho Người là Người không hề hiện hữu (Stendhal). Dưới ánh sáng của sự ác ma quái xổ lồng này, há người ta không bó buộc phải bác bỏ Thiên Chúa thì mới cứu được danh dự lớn hơn của Người đó sao? (Odo Marquard) (2).
Nói về Thiên Chúa thường cũng là điều khó khăn đối với những người tin ở Người. Vì cả họ nữa, họ cũng thấy mình rơi vào đêm tối đức tin, trong đó họ không biết phải nói gì trước các bất hạnh khôn nguôi và những đau khổ bất công trên thế giới; trước những đòn đánh nặng nề của số phận và những bệnh tật đau đớn, vô phương cứu chữa; trước nỗi kinh hoàng của chiến tranh và bạo lực. Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, người, cũng như nhiều người khác, từng trải nghiệm rất nhiều đau khổ ở trong đời, đã viết trong tác phẩm của mình tựa là Anh Em Nhà Karamazov, về một đứa trẻ bị một bầy chó dữ của địa chủ xé xác tan tành ngay trước mặt người mẹ. Ông quả quyết rằng nỗi bất công và đau đớn của một đứa trẻ như thế sẽ không thể nào được bất cứ kết cục hạnh phúc nào trong tương lai đền bù được. Vì lý do này, ông đã trả lại tấm vé vào Thiên Đàng (3). Romano Guardini, một người hết sức ngoan đạo, nhưng cũng là một phàm nhân hết sức tiếc nuối khi bị ghi dấu bởi thần chết, vốn nói rằng “ông không những để mình bị hạch hỏi trong Ngày Phán Xét Sau Cùng, nhưng cả ông nữa, ông cũng sẽ hạch hỏi”. Lúc ấy, ông hy vọng có được câu trả lời “cho câu hỏi mà không sách vở nào, kể cả Thánh Kinh, và không một tín điều nào và không một cơ quan giáo huấn nào trong Giáo Hội có thể trả lời: Tại sao, ôi lạy Chúa, lại có những khúc khủyu quanh co khủng khiếp như thế này rồi mới tới được ơn cứu rỗi, tại sao người vô tội lại phải chịu đau khổ, tại sao lại có quá nhiều điều không đúng đến thế này?” (4).
Đau khổ trên thế giới rõ ràng là luận điểm nặng ký nhất của chủ nghĩa vô thần hiện đại. Cũng có những luận điểm khác nữa, như sự bất tương hợp giữa thế giới quan truyền thống của Kitô Giáo và thế giới quan khoa học và duy tự nhiên của thời nay, một thế giới quan từng được lên khuôn bởi thuyết biến hoá hay những tìm tòi về bộ óc gần đây (5). Tất cả các luận điểm này đều có những hậu quả của chúng. Chúng đã dẫn tới sự kiện này: với nhiều người ngày nay, Thiên Chúa không còn hiện hữu nữa. Ít nhất, nhiều người cũng sống cuộc sống họ như thể Thiên Chúa không hề hiện hữu. Thực vậy, đa số những người này xem ra sống rất tốt, ít ra cũng không tệ gì hơn các Kitô hữu. Điều này đã làm thay đổi hết các câu hỏi về Thiên Chúa. Nếu, đối với nhiều người, Thiên Chúa không hiện hữu hoặc nếu Người không còn quan trọng với họ nữa, thì việc phản kháng chống lại Người đâu còn nghĩa lý gì nữa. Các câu hỏi như “Tại sao có sự đau khổ này?” và “tại sao tôi phải đau khổ?” chắc sẽ lắng đi và câm lặng hẳn. Câu hỏi liên quan tới một Thiên Chúa nhân lành từng gây bối rối cho chàng tuổi trẻ Martin Luther dạo nào đâu còn được nhiều người dạo này đặt ra nữa. Họ hoàn toàn dửng dưng và lạnh lùng với thứ câu nỏi này.
Việc buông xuôi trước câu hỏi về ý nghĩa và chủ nghĩa đầu hàng kèm theo nó không những tìm thấy nơi những người ta thường vội vàng và miệt thị coi là hời hợt; theo nhận định của Jurgen Habermas, nó còn được tìm thấy nơi những người nhiều suy tư và triết lý cao nữa (6). Tuy nhiên, với nhiều người chịu suy nghĩ, vẫn có một cảm nhận thiếu vắng một điều gì đó (7). Ngoài những bất hạnh khác nhau về thể lý rất khó chịu đựng được, còn có sự khốn khổ về tâm linh nữa, sự mất hướng đi, và những trải nghiệm vô nghĩa. “Khi các ốc đảo ảo tưởng cạn khô, một hoang địa tầm thường và bất lực sẽ lan tràn (8). Chỉ một sự kiện các câu trả lời xưa cũ bị bác bỏ mà thôi, thì vẫn không có nghĩa: các câu trả lời mới mẻ có tính thuyết phục sẽ tự động được khám phá ra. Một khoảng trống rỗng đã được phát sinh ra.
Nhiều người can đảm chịu đựng tình huống trên và đã vượt qua được nó. Họ đáng được ta kính trọng. Tuy nhiên, tình huống trên khiến nhiều người thất vọng. Đứng trước một thế giới họ cảm thấy phi lý, họ tự hỏi: không sinh ra có phải tốt hơn không? Đối với Albert Camus, tự sát chỉ là một vấn đề triết lý phải được coi trọng (9). Nhưng với việc bác bỏ Thiên Chúa, con người không những chỉ bác bỏ Người, họ còn bác bỏ chính họ nữa. Đối với một số người khác nữa, nỗi lo âu trước những bóng ma luôn luôn khác, mới và vô danh đã thay thế cho các thần minh và nỗi sợ đối với một vị Thiên Chúa đầy phán xét (10).
Nhiều con người có suy nghĩ cảm thấy tính nghiêm trọng của tình thế và bắt đầu cuộc tìm hiểu mới. Hiện đang có nhiều người tìm tòi và nhiều khách hành hương không được nhận diện, vô danh, hơn ta tưởng. Khi câu hỏi về ý nghĩa không còn được nêu lên nữa, những người này cảm thấy: phân tích đến cùng, điều này ngầm cho thấy một sự bác bỏ con người nhân bản và phẩm giá đích thực của họ. Không có câu hỏi về ý nghĩa và không có niềm hy vọng, chúng ta trở về trạng thái thú vật, chỉ biết tìm vui hưởng trong các của cải vật chất. Nhưng lúc ấy, mọi sự đều trở thành ảm đạm và vô vị. Không còn nêu ra bất cứ câu hỏi nào về ý nghĩa là mất hết hy vọng rằng một ngày kia sẽ có công lý trở lại. Tuy nhiên, nếu đúng như thế, thì phạm nhân bạo động sẽ là người đúng và tên sát nhân sẽ là kẻ chiến thắng nạn nhân vô tội của hắn.
Vì lý do trên, không phải chỉ các Kitô hữu ngoan đạo, mà cả những con người nhân bản có suy nghĩ và có ý có tứ biết thừa nhận rằng việc công bố Thiên Chúa đã chết, trên thực tế, không đem lại việc giải phóng cho con người nhân bản, hoàn toàn không như Nietzsche hy vọng (11). Nơi nào đức tin vào Thiên Chúa biến mất, nó cũng để lại đàng sau một lỗ hổng và một sự lạnh lẽo khôn nguôi, mà chính Nietzsche vốn đã biết (12). Không có Thiên Chúa, ta hoàn toàn và một cách vô vọng bị trao vào tay một số mệnh trần thế, một may rủi và các đẩy đưa của lịch sử. Không có Thiên Chúa, sẽ không còn một thẩm quyền nào nữa để ta nại tới. Không có Thiên Chúa, sẽ không còn hy vọng nào nữa đối với ý nghĩa tối hậu và công lý sau cùng.
Cái chết của Thiên Chúa trong linh hồn nhiều người (Friedrich Nietzsche), sự “vắng mặt của Thiên Chúa” (Martin Heidegger) (13), “sự che khuất của Thiên Chúa” (Martin Buber) (14), tất cả tượng trưng cho một thứ mất mát chân thực sâu xa nhất. Nó quả thuộc “các dấu chỉ của thời đại” và “các vấn nạn nghiêm trọng nhất thời ta” (15). Câu sau đây của Max Horkheimer đã trở thành nổi tiếng: “Cứu một cảm thức vô điều kiện về ý nghĩa mà không cần Thiên Chúa là một điều hoài công” (16). Theodor W. Adorno nói đến “tính bất khả niệm của thất vọng” (17) và viết: “Nền triết học duy nhất còn có thể thực hành một cách có trách nhiệm khi giáp mặt với thất vọng là cố gắng chiêm ngắm mọi sự như thể chúng tự trình bầy về mình theo quan điểm cứu chuộc. Kiến thức không có ánh sáng nào khác ngoài ánh sáng nó rõi chiếu lên thế gian bằng ơn cứu chuộc: tất cả mọi điều khác chỉ là xây dựng lại, chỉ là kỹ thuật” (18). Ta có thể nói tới định đề của Kant theo nghĩa này: nếu nhân loại muốn có một phẩm giá tuyệt đối, thì chỉ với điều kiện: Thiên Chúa phải hiện hữu và Người phải là một vị Thiên Chúa của Thương Xót và Ơn Thánh (19).
Theo Kant, một định đề như trên không chứng minh được Thiên Chúa hiện hữu. Thực vậy, định đề của Kant hệ ở giả thiết này: đời sống con người phải ngụ hàm hạnh phúc. Bác bỏ tiền giả thiết này có thể dẫn ta tới chủ nghĩa hư vô, và từ chủ nghĩa hư vô, ta mau chóng được dẫn tới chủ nghĩa khuyển nho của bạo lực giết người và cả sát nhân nữa. Thành thử định đề của Kant không hẳn là một chứng cớ, nhưng ít nhất nó cũng rõ ràng chỉ cho thấy: câu hỏi về Thiên Chúa chưa được giải quyết xong. Với câu hỏi về Thiên Chúa này, ý nghĩa hay vô nghĩa của nhân sinh sẽ được xác định. Đây là lý do tại sao những bàn tán về Thiên Chúa cứ vẫn dai dẳng khôn nguôi bất chấp mọi luận điểm thông sáng thực hay thông sáng giả muốn nói ngược lại (20). Không phải niềm tin vào Thiên Chúa đã được tỏ bầy cho người khờ dại, mà đúng hơn các lý thuyết của những người từng tiên đoán bước tiến tất yếu của phong trào tục hóa và việc tôn giáo từ từ tận số. Những người nào nghĩ rằng hồi chuông báo tử cho niềm tin vào Thiên Chúa đã được kéo lên rồi, quả đã tự biến mình thành khờ dại (21).
Ta không thể là người ủng hộ luận đề đầy nghi vấn này: tôn giáo đang tái xuất giang hồ vì chủ nghĩa vô thần cũng đang trải nhgiệm một cuộc phục hưng (22). Nhưng ta có thể mời gọi mọi người tham dự cuộc suy nghĩ mới mẻ về Thiên Chúa. Trong diễn trình này, vấn đề không phải chỉ là hỏi: Thiên Chúa có hiện hữu không? dù câu hỏi này có thực sự quan trọng đến đâu.
Vấn đề ở đây là sự hiện hữu của một Thiên Chúa nhân từ, một Thiên Chúa “giầu lòng thương xót” (Eph 2:4), luôn an ủi ta để cả ta nữa cũng an ủi người khác (2Cor 1:3tt). Vì đứng trước cái vòng luẩn quẩn của sự ác, chỉ có thể hy vọng ở một khởi đầu mới nếu ta có thể hy vọng ở một Thiên Chúa nhân từ, thương xót và đồng thời toàn năng, Đấng, chỉ một mình Người, mới có thể thiết lập một khởi đầu mới, chỉ một mình Người mới có thể ban cho ta lòng can đảm để hy vọng bất chấp mọi thất vọng, và là Đấng ban cho ta sức mạnh bước vào khởi đầu mới. Vấn đề ở đây là vị Thiên Chúa hằng sống, Đấng ban sự sống cho người chết và là Đấng, cuối cùng, lau khô mọi nước mắt và làm mọi sự nên mới (Kh 21:4f).
Theo chính chứng từ của ngài, Thánh Augustinô, vị giáo phụ vĩ đại nhất của Phương Tây, đã cảm nghiệm được lòng thương xót và sự gần gũi với Thiên Chúa trong đời ngài, nhất là lúc ngài biết ngài xa Thiên Chúa nhất. Trong cuốn Tự Thú, ngài viết: “Ôi lạy nguồn suối từ bi, xin ngợi khen Ngài, xin vinh danh Ngài. Con càng trở nên đồi bại, Chúa càng gần gũi con hơn” (23). Và ngài viết thêm: “Xin Ngài đừng để những người không hiểu rõ lòng thương xót của Ngài ngợi khen Ngài, lòng thương xót mà từ thẳm sâu linh hồn, con hằng xưng tụng với Ngài” (24). Thật vậy, ta phải im lặng về Thiên Chúa nếu ta không biết phải nói lại ra sao sứ điệp của lòng Chúa thương xót cho những người đang gặp nhiều đau buồn thể lý và tinh thần. Câu hỏi về lòng thương xót của Thiên Chúa cũng như về những con người nhân bản hay thương xót, sau biết bao trải nghiệm khủng khiếp của thế kỷ 20 và cả của thế kỷ 21 còn non trẻ này, hiện khẩn thiết hơn bao giờ hết.
Kỳ sau: 2. Lòng thương xót: một vấn đề nền tảng đối với thế kỷ 21
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét