“Tông huấn Niềm vui Yêu thương”, tuyệt tác của nghệ thuật Dòng Tên
lavie.fr, Jean-Pierre Denis, Chủ biên báo La Vie , 2016-04-08
Thể loại “tông huấn hậu thượng hội đồng” rất hiếm khi được xem có tính cách văn chương. Vậy mà các bài học rút tỉa từ “Tông huấn Niềm vui Yêu thương” Amoris Lætitia của Đức Phanxicô trong hai kỳ Thượng Hội Đồng Gia đình đầy những triển khai đáng ngưỡng mộ. Chắc chắn, Đức Phanxicô không làm một tác phẩm nhỏ. Ngài sắp thẳng tắp một loạt các câu với mức độ nghiêm khắc không thể tả được, để chống nạn pharisêu giả hình, nạn cửa quyền văn phòng làm ung hoại Giáo hội. Này nhé: “Các luân lý không được trở thành viên đá dùng để ném lên đời sống con người.” Hay câu tố cáo các “tâm hồn khép kín thường được che giấu đằng sau các lời giảng dạy của Giáo hội” và nạn “luân lý cửa quyền lạnh lùng”. Vì thế, Tông huấn Niềm vui Yêu thương là một bản văn tinh tế và tuyệt vời.
Đức Phanxicô làm như Đức Gioan-Phaolô II. Các quy chiếu của một Giáo hoàng cao lớn của… cách mạng tình dục có mặt ở đó (đúng, đó chính là Wojtyla dù… có dụng cụ tránh thai). Cũng có sự có mặt của Đức Bênêđictô XVI, nhưng ít rõ hơn, trong tinh thần giữ gìn nguyên vẹn giáo huấn đức tin. Nhưng dứt khoát đây là phong cách của Đức Phanxicô! Đối với ngài, nếu truyền thống là đưa ra con đường, thì chính ngọn đèn lòng thương xót sẽ chiếu sáng đường đi. Và nó thay thế phán xét bằng nhận định.“Không còn có thể nói, tất cả những ai ở trong tình trạng bất bình thường là sống trong tình trạng tội nặng”. Và “không một ai có thể bị lên án mãi mãi, bởi vì nó không nằm trong tính hợp lý của Phúc âm.”
Con đường nhận các phép bí tích thì rõ ràng đóng lại với “những” người ly dị tái hôn. Nhưng nó lại mở ra cho “một số người” ly dị và tái hôn. Tất cả đều xứng hợp. Yêu đích thực, một cách trung thành và mãi mãi: đối với những người trẻ dấn thân và những cặp lâu bền thì tông huấn là một phép lành. Nhưng yêu thương cũng là và nhất là trong những trường hợp thực tế cụ thể: khi cơ thể già nua, khi ước muốn thay đổi, khi không có con, khi trong tình trạng đồng tính, khi tình yêu mong manh, khi bạo lực giáng xuống, sự cắt đứt là điều không thể tránh hoặc trong một vài trường hợp, tốt hơn là cắt đứt, sự tái xây dựng lại, xen lẫn trong đó bao nhiêu là niềm vui, nỗi đau đớn, tuổi già, sự nghèo khó, khoái lạc và ơn sủng.
Tông huấn Niềm vui Yêu thương sẽ làm cho hai nhóm người thất vọng. Trước hết là những người muốn luật có tiếng nói cuối cùng và tiếng nói cuối cùng này bất di bất dịch; những người có khuynh hướng cóc cần thực tế một chút. Sau là những người chống đối, những người muốn thay đổi tiêu chuẩn vì các tập tính đã thay đổi, và chắc chắn họ là những người cóc cần lý tưởng một chút. Hai nhóm người này chỉ là một: luôn luôn và vẫn còn, cùng một thái độ tôn trọng triệt để pháp chế, chuẩn tắc và chặt chẽ nằm ngầm trong các bước đi của họ. Một chút cách biệt nào giữa lý thuyết và thực hành đều bị cho là nhượng bộ, là đạo đức giả, là yếu đuối và cuối cùng là một đe dọa. Đó là lý của chủ trương hoặc có, hoặc không. Cái tổng quát được xem như bao gồm cái cá thể, trong tất cả mọi hoàn cảnh. Tất cả phải được cân nhắc theo cùng chuẩn mực.
Nhưng đời sống lại không như vậy và Phúc Âm lại chính là đời sống, Phúc Âm lại cũng không viết như vậy. Dù sao thì đó là Đức Giáo hoàng đã nghĩ như vậy. Đức Phanxicô quyết định không đụng đến chuẩn mực và tôi nghĩ, ngài làm như vậy trước hết, vì ngài xem trọng bối cảnh giáo hội hiện nay. Các cuộc họp thượng hội đồng cho thấy không thể nào giải quyết vấn đề các người ly dị và tái hôn qua con đường giáo luật, là con đường tôn trọng quy chế. Khi đó sẽ làm cho nền tảng Giáo hội chịu áp lực và có thể đi đến chia rẽ. Vậy thì làm sao Đức Giáo hoàng lại có thể rút chân ra trong tình huống mà chính mình lại bị kẹp chân trong đó?
Với khả năng khéo léo đã thành thạo, Đức Phanxicô quyết định vượt lên việc tranh cãi các nố lương tâm. Ngài đi ra khỏi cái lôgic của hoặc có, hoặc không, để đề nghị một cái gì đó khiêm tốn giả tạo. Nhận định trở thành la bàn. Linh mục Dòng Tên biến nghệ thuật giải các nố lương tâm thành một phương pháp làm việc cho toàn Giáo hội. Đối với người thích chuẩn mực thì không có gì dứt khoát. Chúng ta có thể chắc chắn: cuối văn bản tông huấn sẽ mở ra các tranh cãi khó khăn khi chú giải. Và đó là điểm yếu chính của tông huấn. Các linh mục, các giám mục hay các hội đồng giám mục sẽ chú giải theo ý mình và tin chắc là tài liệu ngầm thay đổi mà không nói ra. Có người sẽ giữ vững lập trường, cho rằng chuẩn mực không được thay đổi, tin rằng điều quan trọng là mọi sự thay đổi để không có gì thay đổi.
Ván bài Đức Phanxicô đánh là ván bài trọng tâm triều giáo hoàng của ngài, nhưng cùng một lúc là một ngộ nhận lớn mà ngài chuốc lấy. Là không đụng đến các cơ cấu, ưu tiên cho sự hoán cải sứ mệnh của những người làm Giáo hội. Không có cải cách luật lệ hay thể chế, nhưng một tham vọng cải cách thái độ cá nhân. Điều này thậm chí còn tham vọng hơn, có nguy cơ nổ như nổ chai nước có ga. Chúng ta hy vọng cho Giáo hội Công giáo, để Đức Giáo hoàng thật sự đọc những gì ngài viết, chứ không phải những gì người ta muốn ngài nói.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét