Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh và Thần Học (7)
Vũ Văn An
b. Quan điểm tóm kết các hành vi tự do. Do đó, đối với các nhà thần học này, hành vi của linh hồn vào lúc chết, lúc tự do của họ từ đó trở đi mãi mãi được nối kết nhất định với một cùng đích đặc thù, chứ không còn tự do theo nghĩa có thể khác đi, xét vì lịch sử cụ thể của cá nhân thực hiện hành vi. Nó tự do theo nghĩa hoàn toàn tự phát, không bị bắt buộc hay ấn định bởi bất cứ điều gì ở bên ngoài linh hồn, nhưng phát sinh hoàn toàn từ những gì linh hồn đã trở nên lúc còn ở trên đời và nói lên hoàn toàn đặc tính đã hoàn thành bởi nhiều chọn lựa tự do trước đó. Hành vi này tự do theo nghĩa nó hoàn toàn tóm kết mọi hành vi tự do đã thực hiện lúc còn sống trong cuộc sống tử sinh. Nó đặc biệt hiện thân cho hướng đi triệt để của ý chí vốn đã được cá nhân này tự do chọn lựa lần cuối cùng trong một hành vi diễn ra trước giờ chết, một hành vi tự do diễn ra một cách đặc biệt dưới sự quan phòng đầy yêu thương và khôn ngoan của Thiên Chúa. Việc kêu gọi tới ơn thánh trong giây phút này có thể cực kỳ mạnh mẽ, nhưng hành vi tự do thực hiện trước cái chết, về phẩm lượng, là một với bất cứ hướng đi tự do nào đã chấp nhận trong suốt đời cá nhân lúc còn sống. Như thế, giờ chết thực đối với mỗi người là vấn đề có liên hệ đặc biệt khiến Thiên Chúa phải săn sóc con người. Điều này không có nghĩa sự chết luôn xẩy ra trong các hoàn cảnh được Thiên Chúa muốn một cách tích cực: vì một số người chết vào một lúc đặc thù nào đó là do ác ý hay do bất cẩn của người khác, chứ Thiên Chúa không tích cực muốn như thế. Nhưng nó có nghĩa: ơn thánh của Thiên Chúa chắc chắn có đó để biến sự chết thành biến cố cứu rỗi, ngoại trừ trường hợp người nào đó, do các chọn lựa trước đó, đã cứng lòng đến nỗi tự đặt mình ra khỏi tầm tay của lòng Chúa thương xót vì, trong sự khôn ngoan của Người, Thiên Chúa ngỏ lòng thương xót này cho mọi con người. Như thế, hành vi của ý chí, diễn ra ngay lúc chết như giây phút đầu tiên của trạng thái vĩnh viễn của linh hồn, là hoa trái cần thiết của mọi đáp trả tự do của con người đối với ơn thánh Thiên Chúa, nhất là đối với ơn thánh sau cùng Chúa dùng để đem con người, cuối cùng, về với Người.
Các nhà thần học này trả lời các luận điểm chọn lựa tự do vào lúc chết bằng cách trước nhất cho rằng điều mà các chọn lựa tự do cá thể thực hiện trong đời thiếu trách nhiệm đầy đủ sẽ được bù đắp bởi chính con số và các nối kết qua lại của các chọn lựa này. Không như các thiên thần, con người không quyết định số phận của họ trong một khoảnh khắc duy nhất trong đó họ hiểu biết và cam kết trọn vẹn, nhưng như một hữu thể lệ thuộc không gian và thời gian mà đời sống gồm các quyết định tự do, chỉ tăng tiến dần dần, hướng tới các chiều kích vĩnh viễn của một nhân cách dứt khoát. Như thế, hành vi xuất hiện như là hậu quả nhất thiết của diễn trình này đã giải thích một cách hữu lý việc loại bỏ người có tội ra khỏi nhan Thiên Chúa một cách công bình, và cả việc giập tắt các thói quen của đức tin và đức cậy. Vì mọi tội không được ăn năn tự nhiên có xu hướng làm sói mòn đức tin và đức cậy; ở đây, xu hướng này hết sức hữu hiệu. Các nhà thần học này cho rằng số phận các trẻ thơ chết mà chưa được chịu Phép Rửa là điểm quá tối tăm không thể dùng để minh giải bất cứ điều nào khác. Và sau cùng, họ nhấn mạnh rằng: như đã được các người chủ trương chọn lựa cuối cùng vào lúc chết mô tả, hành vị tự do cuối cùng này không phải là một hành vi nhân bản mà là một hành vi thiên thần, phản ảnh quan điểm Platông trá hình.
Các điểm tương tự. Dù có sự khác nhau về ý kiến giữa các nhóm thần học gia trên liên quan đến bản chất hành vi của linh hồn lúc chết, nhưng phóng đại sự khác nhau này sẽ là một sai lầm. Vỉ cả hai nhóm cùng đồng ý rằng hành vi này lệ thuộc một cách sâu sắc và không thể nào tránh khỏi vào các chọn lựa đã thực hiện trước đó, lúc linh hồn còn ở trong trạng thái kết hợp với thân xác. Dù có chủ trương cho rằng các chọn lựa trước đó không xác định hành vi này tự bên trong một cách toàn diện và nhất thiết, nhưng điều này không có nghĩa khuyến khích người có tội triển hạn việc thống hối của họ, hòng sẽ giải quyết sự việc vào phút chót, mà có nghĩa làm cho người này nhận trọn trách nhiệm một cách rõ ràng về câu trả lời đối với ơn thánh của Thiên Chúa. Cả hai nhóm cũng đồng ý rằng trong hành vi này, con người trở nên chính họ một cách dứt khoát, và chính trong giây phút này, việc họ liên kết một cách nội tại với hạnh phúc thiên giới hay với trống vắng khủng khiếp của tội lỗi sẽ kéo dài mãi mãi. Cuối cùng, cả hai nhóm đồng ý rằng trạng thái liền sau sự chết, xét theo yếu tính, không tiếp nhận tính bất biến của nó từ một mệnh lệnh ngoại tại, tự do của Thiên Chúa, mà từ chính bản chất của sự chết và sinh hoạt của linh hồn trong lúc đó. Sự chết và vĩnh cửu tùy thuộc đời sống và thời gian tử sinh.
c.Quan điểm dự ứng. Nhưng vì đời sống tử sinh và các chọn lựa của nó tất cả đều qui hướng về sự hoàn thành lúc chết, nên sự sống quả lệ thuộc sự chết. Sinh hoạt của linh hồn vào lúc chết đã hiện diện qua dự ứng (anticipation) và mục đích nội tại của mọi sinh hoạt tự do có chủ tâm lúc sống. Chính điều này đem lại cho mọi biến cố nhân bản khía cạnh bất phản hồi của nó. Các biến cố này không diễn ra trong một vòng tròn tự lặp lại không cùng mà là theo cách nếu sự vật diễn ra cách này vào lúc này thì nó sẽ diễn ra cách khác vào lần kế tiếp; vì sẽ không bao giờ có lần kế tiếp, theo nghĩa sâu xa nhất của từ ngữ. Bất cứ điều gì xẩy ra cũng chỉ xẩy ra một lần cho tất cả. Dĩ nhiên, ảnh hưởng của một chọn lựa tự do không biệt lập và có tính xác định từ ngay trong nó; nhưng nó đã được lồng một cách bất phản hồi vào đời một con người để xuất hiện như là được chấp nhận hay bác bỏ lần cuối cùng trong lúc chết.
Sự hiện diện dự ứng của sinh hoạt lúc chết này trong tất cả các chọn lựa tự do lúc còn sống cũng đem lại cho các kinh nghiệm hoàn toàn nhân bản đặc tính đã thể hiện một cách dự ứng. Nó có nghĩa: mọi đau khổ và thử thách trong đời đều tạo thành một phần của việc từ bỏ mình có tính cứu rỗi (redemptive unselfing) được sự chết làm cho hoàn hảo. Nó cũng có nghĩa: mọi niềm vui không vị kỷ ở trong đời, qua đó, hạnh phúc của nhiều người khác cũng là hạnh phúc của chính mình và các chiến thắng của lòng Chúa thương xót qua Chúa Kitô cũng là các chiến thắng của chính mình, những niềm vui này đều là khởi đầu cho một vinh quang trọn vẹn sẽ được tỏ lộ nơi con người. Ta thấy điều này đúng trong trường hợp của chính Chúa Kitô: tất cả việc sẵn lòng chấp nhận thiếu thốn và lo âu của Người là một dự ứng cho việc chấp nhận sự chết của Người và Núi Tabo cũng như các biểu hiện khác của việc xuất hiện Nước Thiên Chúa đều là các kinh nghiệm được dự ứng của sự chiến thắng Phục Sinh của Người.
4. Sự thành toàn có tính yếu tính
Thiển nghĩ cũng nên xem xét vấn đề: đặc tính hoàn thành có tính yếu tính của kinh nghiệm chết đã giúp giải thích các phương diện đặc biệt của mầu nhiệm sự chết được bàn từ trước đến nay ra sao.
Mặc dù sự chết, như một biến cố tự nhiên, nhất quyết không phải là một biến cố kết án hay cứu rỗi, nhưng việc nó xuất hiện đầu tiên trong lịch sử loài người là một biểu hiện của việc Thiên Chúa phán xét con người tội lỗi. Trong trường hợp người tội lỗi, việc bề ngoài đánh mất sự sống xác thân tượng trưng cho và duy trì việc họ phải xa lìa Thiên Chúa một cách bất phản hồi. Vì trong sinh hoạt lúc chết, người tội lỗi đã nói lên một cách trọn vẹn việc họ tách đời họ ra khỏi Thiên Chúa và chỉ còn thấy sự cô lập khủng khiếp của bản thân mình trong sự chọn lựa đã đặt mình vào thế xa lạ với toàn thể vũ trụ. Bởi thế, hỏa ngục chủ yếu chỉ là việc kéo dài giây phút này tới muôn đời mà thôi.
Người ta cũng thấy rõ ràng rằng việc biến đổi hiện hữu con người chỉ có thể thực hiện được qua việc biến đổi sự chết của họ; vì trọn cuộc sống của con người đều hướng về sự chết, và sinh hoạt lúc chết đã được dự ứng trong mọi chọn lựa lúc sống. Như thế, điều này có nghĩa: nếu Chúa Kitô muốn cứu chuộc nhân loại bằng cách trở nên nguồn nội tại của quyền lực biến đổi đầy vinh quang Thiên Chúa ngay bên trong nòi giống nhân loại, thì Người phải trở nên như thế bằng cách chính Người trải qua kinh nghiệm chết. Dĩ nhiên, ngay từ đầu, Chúa Kitô, trong yếu tính, vốn đã hoàn hảo ngay trong bản tính nhân loại của Người; Người đã là một người được chiêm ngắm Thiên Chúa và việc chiêm ngắm này không thể nào mất đi được. Nhưng bản tính nhân loại của Người, như Người đã mang lấy, chưa được thành toàn (consummated) trọn vẹn; nó phải chịu đau khổ, bị hắt hủi, bị cô đơn, và tối tăm chết chóc. Nó chưa là nguồn vinh hiển trao ban Thần Khí. Nó chỉ trở nên như thế bởi việc hoàn thành kinh nghiệm chết, qua đó, mọi tình yêu và đức vâng lời lúc còn sống của Người tập trung vào hành vi hiến mình hoàn toàn cho Chúa Cha và bản tính nhân loại của Người được chuyển vào lãnh vực vinh quang thần thánh, một chuyển dịch sẽ được hoàn tất trong Phục Sinh.
Đối với Kitô hữu cũng thế, nhờ dần dần mỗi ngày mỗi được đồng hóa với Chúa Kitô hơn, nên sự chết, vì hoàn toàn nắm được sự trọn vẹn của câu trả lời đối với Thiên Chúa, sẽ trở thành giây phút họ chiếm hữu được sự sống và sự chết của Chúa Kitô lần cuối cùng và cũng là giây phút họ ráng sức hướng tới sự phục sinh thân xác. Đức tin, đức cậy và đức mến và toàn bộ việc thờ phượng bằng đời sống bí tích của Giáo Hội sẽ đạt tới độ chín mùi vào giây phút hoàn toàn suy phục này với Chúa Kitô. Hành động này, một hành động đặt người Kitô hữu mãi mãi ở bên kia khả năng có thể sa vào các gian dối của Satan, sẽ giúp họ dự phần vào cộng đoàn các thánh, những vị sẽ trỗi dậy đón mừng Chúa Kitô vào những ngày sau hết, khi Người đến trong vinh quang để chuyển giao nước Thiên Chúa cho Chúa Cha để Người là tất cả trong mọi sự.
Kỳ cuối: IV. Chuẩn Bị Sự Chết
Các nhà thần học này trả lời các luận điểm chọn lựa tự do vào lúc chết bằng cách trước nhất cho rằng điều mà các chọn lựa tự do cá thể thực hiện trong đời thiếu trách nhiệm đầy đủ sẽ được bù đắp bởi chính con số và các nối kết qua lại của các chọn lựa này. Không như các thiên thần, con người không quyết định số phận của họ trong một khoảnh khắc duy nhất trong đó họ hiểu biết và cam kết trọn vẹn, nhưng như một hữu thể lệ thuộc không gian và thời gian mà đời sống gồm các quyết định tự do, chỉ tăng tiến dần dần, hướng tới các chiều kích vĩnh viễn của một nhân cách dứt khoát. Như thế, hành vi xuất hiện như là hậu quả nhất thiết của diễn trình này đã giải thích một cách hữu lý việc loại bỏ người có tội ra khỏi nhan Thiên Chúa một cách công bình, và cả việc giập tắt các thói quen của đức tin và đức cậy. Vì mọi tội không được ăn năn tự nhiên có xu hướng làm sói mòn đức tin và đức cậy; ở đây, xu hướng này hết sức hữu hiệu. Các nhà thần học này cho rằng số phận các trẻ thơ chết mà chưa được chịu Phép Rửa là điểm quá tối tăm không thể dùng để minh giải bất cứ điều nào khác. Và sau cùng, họ nhấn mạnh rằng: như đã được các người chủ trương chọn lựa cuối cùng vào lúc chết mô tả, hành vị tự do cuối cùng này không phải là một hành vi nhân bản mà là một hành vi thiên thần, phản ảnh quan điểm Platông trá hình.
Các điểm tương tự. Dù có sự khác nhau về ý kiến giữa các nhóm thần học gia trên liên quan đến bản chất hành vi của linh hồn lúc chết, nhưng phóng đại sự khác nhau này sẽ là một sai lầm. Vỉ cả hai nhóm cùng đồng ý rằng hành vi này lệ thuộc một cách sâu sắc và không thể nào tránh khỏi vào các chọn lựa đã thực hiện trước đó, lúc linh hồn còn ở trong trạng thái kết hợp với thân xác. Dù có chủ trương cho rằng các chọn lựa trước đó không xác định hành vi này tự bên trong một cách toàn diện và nhất thiết, nhưng điều này không có nghĩa khuyến khích người có tội triển hạn việc thống hối của họ, hòng sẽ giải quyết sự việc vào phút chót, mà có nghĩa làm cho người này nhận trọn trách nhiệm một cách rõ ràng về câu trả lời đối với ơn thánh của Thiên Chúa. Cả hai nhóm cũng đồng ý rằng trong hành vi này, con người trở nên chính họ một cách dứt khoát, và chính trong giây phút này, việc họ liên kết một cách nội tại với hạnh phúc thiên giới hay với trống vắng khủng khiếp của tội lỗi sẽ kéo dài mãi mãi. Cuối cùng, cả hai nhóm đồng ý rằng trạng thái liền sau sự chết, xét theo yếu tính, không tiếp nhận tính bất biến của nó từ một mệnh lệnh ngoại tại, tự do của Thiên Chúa, mà từ chính bản chất của sự chết và sinh hoạt của linh hồn trong lúc đó. Sự chết và vĩnh cửu tùy thuộc đời sống và thời gian tử sinh.
c.Quan điểm dự ứng. Nhưng vì đời sống tử sinh và các chọn lựa của nó tất cả đều qui hướng về sự hoàn thành lúc chết, nên sự sống quả lệ thuộc sự chết. Sinh hoạt của linh hồn vào lúc chết đã hiện diện qua dự ứng (anticipation) và mục đích nội tại của mọi sinh hoạt tự do có chủ tâm lúc sống. Chính điều này đem lại cho mọi biến cố nhân bản khía cạnh bất phản hồi của nó. Các biến cố này không diễn ra trong một vòng tròn tự lặp lại không cùng mà là theo cách nếu sự vật diễn ra cách này vào lúc này thì nó sẽ diễn ra cách khác vào lần kế tiếp; vì sẽ không bao giờ có lần kế tiếp, theo nghĩa sâu xa nhất của từ ngữ. Bất cứ điều gì xẩy ra cũng chỉ xẩy ra một lần cho tất cả. Dĩ nhiên, ảnh hưởng của một chọn lựa tự do không biệt lập và có tính xác định từ ngay trong nó; nhưng nó đã được lồng một cách bất phản hồi vào đời một con người để xuất hiện như là được chấp nhận hay bác bỏ lần cuối cùng trong lúc chết.
Sự hiện diện dự ứng của sinh hoạt lúc chết này trong tất cả các chọn lựa tự do lúc còn sống cũng đem lại cho các kinh nghiệm hoàn toàn nhân bản đặc tính đã thể hiện một cách dự ứng. Nó có nghĩa: mọi đau khổ và thử thách trong đời đều tạo thành một phần của việc từ bỏ mình có tính cứu rỗi (redemptive unselfing) được sự chết làm cho hoàn hảo. Nó cũng có nghĩa: mọi niềm vui không vị kỷ ở trong đời, qua đó, hạnh phúc của nhiều người khác cũng là hạnh phúc của chính mình và các chiến thắng của lòng Chúa thương xót qua Chúa Kitô cũng là các chiến thắng của chính mình, những niềm vui này đều là khởi đầu cho một vinh quang trọn vẹn sẽ được tỏ lộ nơi con người. Ta thấy điều này đúng trong trường hợp của chính Chúa Kitô: tất cả việc sẵn lòng chấp nhận thiếu thốn và lo âu của Người là một dự ứng cho việc chấp nhận sự chết của Người và Núi Tabo cũng như các biểu hiện khác của việc xuất hiện Nước Thiên Chúa đều là các kinh nghiệm được dự ứng của sự chiến thắng Phục Sinh của Người.
4. Sự thành toàn có tính yếu tính
Thiển nghĩ cũng nên xem xét vấn đề: đặc tính hoàn thành có tính yếu tính của kinh nghiệm chết đã giúp giải thích các phương diện đặc biệt của mầu nhiệm sự chết được bàn từ trước đến nay ra sao.
Mặc dù sự chết, như một biến cố tự nhiên, nhất quyết không phải là một biến cố kết án hay cứu rỗi, nhưng việc nó xuất hiện đầu tiên trong lịch sử loài người là một biểu hiện của việc Thiên Chúa phán xét con người tội lỗi. Trong trường hợp người tội lỗi, việc bề ngoài đánh mất sự sống xác thân tượng trưng cho và duy trì việc họ phải xa lìa Thiên Chúa một cách bất phản hồi. Vì trong sinh hoạt lúc chết, người tội lỗi đã nói lên một cách trọn vẹn việc họ tách đời họ ra khỏi Thiên Chúa và chỉ còn thấy sự cô lập khủng khiếp của bản thân mình trong sự chọn lựa đã đặt mình vào thế xa lạ với toàn thể vũ trụ. Bởi thế, hỏa ngục chủ yếu chỉ là việc kéo dài giây phút này tới muôn đời mà thôi.
Người ta cũng thấy rõ ràng rằng việc biến đổi hiện hữu con người chỉ có thể thực hiện được qua việc biến đổi sự chết của họ; vì trọn cuộc sống của con người đều hướng về sự chết, và sinh hoạt lúc chết đã được dự ứng trong mọi chọn lựa lúc sống. Như thế, điều này có nghĩa: nếu Chúa Kitô muốn cứu chuộc nhân loại bằng cách trở nên nguồn nội tại của quyền lực biến đổi đầy vinh quang Thiên Chúa ngay bên trong nòi giống nhân loại, thì Người phải trở nên như thế bằng cách chính Người trải qua kinh nghiệm chết. Dĩ nhiên, ngay từ đầu, Chúa Kitô, trong yếu tính, vốn đã hoàn hảo ngay trong bản tính nhân loại của Người; Người đã là một người được chiêm ngắm Thiên Chúa và việc chiêm ngắm này không thể nào mất đi được. Nhưng bản tính nhân loại của Người, như Người đã mang lấy, chưa được thành toàn (consummated) trọn vẹn; nó phải chịu đau khổ, bị hắt hủi, bị cô đơn, và tối tăm chết chóc. Nó chưa là nguồn vinh hiển trao ban Thần Khí. Nó chỉ trở nên như thế bởi việc hoàn thành kinh nghiệm chết, qua đó, mọi tình yêu và đức vâng lời lúc còn sống của Người tập trung vào hành vi hiến mình hoàn toàn cho Chúa Cha và bản tính nhân loại của Người được chuyển vào lãnh vực vinh quang thần thánh, một chuyển dịch sẽ được hoàn tất trong Phục Sinh.
Đối với Kitô hữu cũng thế, nhờ dần dần mỗi ngày mỗi được đồng hóa với Chúa Kitô hơn, nên sự chết, vì hoàn toàn nắm được sự trọn vẹn của câu trả lời đối với Thiên Chúa, sẽ trở thành giây phút họ chiếm hữu được sự sống và sự chết của Chúa Kitô lần cuối cùng và cũng là giây phút họ ráng sức hướng tới sự phục sinh thân xác. Đức tin, đức cậy và đức mến và toàn bộ việc thờ phượng bằng đời sống bí tích của Giáo Hội sẽ đạt tới độ chín mùi vào giây phút hoàn toàn suy phục này với Chúa Kitô. Hành động này, một hành động đặt người Kitô hữu mãi mãi ở bên kia khả năng có thể sa vào các gian dối của Satan, sẽ giúp họ dự phần vào cộng đoàn các thánh, những vị sẽ trỗi dậy đón mừng Chúa Kitô vào những ngày sau hết, khi Người đến trong vinh quang để chuyển giao nước Thiên Chúa cho Chúa Cha để Người là tất cả trong mọi sự.
Kỳ cuối: IV. Chuẩn Bị Sự Chết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét