Lễ Giáng Sinh và Hiển Linh Trong Phụng Vụ Công Giáo
Fr. Joseph Nguyễn Hiển, OP.
Có hai chu kỳ lễ hội chính của năm phụng vụ được thể hiện qua chu kỳ mùa đông và mùa hạ, và được kiến tạo trên cùng một cách thức với hai chiều hướng : chiều đi lên và chiều đi xuống. Theo hướng thượng đó là việc chuẩn bị con đường dẫn đến đỉnh cao của những ngày lễ; hướng đi xuống được diễn tả trong sự phẳng lặng của thời gian khép lại chu kỳ của năm.
1.- CHU KỲ MÙA ĐÔNG
Thời gian chuẩn bị của chu kỳ mùa đông là Mùa Vọng mà chúng ta vừa kết thúc. Bây giờ thời gian ấy đã khép lại, và chúng ta đang ở trong một sự chiêm ngưỡng về sự phong phú của biến cố vừa có tính chất biểu tượng thơ ca vừa mang tính kịch tính mà Giáo hội đã được qui tụ. Hãy để cho chính phụng vụ nói lên trong các bài ca và những bài đọc phụng vụ, và nhờ đó chúng ta có thể tưởng thưởng sự phong phú này. Cần khẳng định rằng, chẳng có thời gian nào trong năm phụng vụ sở hữu một sự phong phú tuyện vời như thế về ý nghĩa của chu kỳ này mà những bài thánh ca, những câu văn và những bài kinh phụng vụ cho thấy. Điều này diễn tả sự lan tỏa một cách tự nhiên hương sắc của Mùa Vọng diễn ra cách liên tục qua mùa Giáng Sinh. Thời gian lễ hội của hai chu kỳ này vẫn còn ở đây những điểm chung, chứa đựng hai đại lễ mà trong từng trường hợp được ví như hai trụ cột của chiếc cầu chịu đựng cho tất cả thời gian lễ hội.
Trong chu kỳ của mùa đông có hai đại lễ : Noël và Hiển Linh. Trong chu kỳ mùa hạ cũng có hai đại lễ : Phục Sinh và Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Tuy nhiên, có một sự khác nhau giữa hai thời gian của những lễ này. Lễ Phục Sinh và Chúa Thánh Thần Hiện Xuống giới thiệu sự phát triển cách trật tự cùng một suy tư về ơn cứu độ, trong khi đó, Noël và Hiển Linh là một sự lập lại cùng một ý tưởng.
Việc cử hành hai lễ này (Noël và Hiển Linh) chỉ được giải thích bởi những lý do lịch sử. Noël là cử hành Sinh nhật của đấng Emmanuel ở Tây phương và lễ Chúa Hiển Linh là lễ của Giáo hội Đông phương. Giáo hội Tây phương đã đón nhận lễ Chúa Hiển Linh và Giáo hội Đông phương đón nhận lễ Noël. Hai lễ này của cả Đông và Tây phương cho thấy một sự kiện chân thật về sự hiệp nhất đã từng hiện hữu trước đây giữa hai Giáo hội, sự hiệp nhất mà chúng ta muốn được thấy trong sự tái sinh, sau ngàn năm chia cắt. Sự hiệp nhất mặc cho những sự khác biệt về ý thức hệ và tình cảm ! Những hoàn cảnh lịch sử đã làm nên hai lễ này đạt đến mức độ cao nhất của chúng về ý nghĩa, giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm và giải quyết được những khó khăn đã thu gọn trong hai cách thực hiện của lễ.
Đối với những người theo nghi thức Tây phương, ngày lễ Noël luôn luôn xuất hiện một cách đặc biệt hơn so với lễ Hiển Linh, mặc dù lễ Hiển Linh có một mức độ đặc biệt hơn (xét trên ý nghĩa) so với lễ Noël. Trong khi Noël là và trở thành ngày lễ đặc biệt đối với chúng ta, những người theo nghi thức Roma, thì lễ Hiển Linh lại chiếm được ít giá trị đặc biệt trong chúng ta.
Sau bốn tuần ước mơ và đợi chờ, Noël là một sự hoàn thành của Mùa Vọng. Cần phải thú nhận rằng, giữa Mùa Vọng và Hiển Linh, không phải là một sự liên hệ họ hàng, nhưng có tính liên hệ chặt chẽ. Noël xuất hiện như một sự đóng lại của thời gian Mùa Vọng. Cần phải đọc qua những bản văn của đêm Canh thức lễ Giáng Sinh, để thấy được ý nghĩa này. Chúng ta luôn luôn sử dụng lại bài hát này : « Ngày mai » tội nguyên tổ sẽ bị huy diệt. Noël vì thế là một lễ Cứu Độ. Ngược lại, chúng ta cần phải đợi cho đến lễ Hiển Linh để thấy được sự hiện thực trong vinh quang của cuộc viếng thăm của Vua hoàn vũ, được đề cập đến trong suốt thời gian Mùa Vọng.
Một cách khác, không nên đơn giản nghĩ rằng, Noël và Hiển Linh chỉ là một cặp lễ (vì cùng cử hành một biến cố về sự xuất hiện của Thiên Chúa giữa con nguời). Giáo hội Phương tây đã đón nhận từ Giáo hội Đông phương lễ Sinh nhật (Hiển Linh) với nội dung theo tinh thần đông phương và Giáo hội đã làm phát triển nghi lễ này theo sự tuyệt vời riêng của mình. Giáo hội đã làm cho nó được biểu tỏ cách tuyệt diệu. Cái nhìn của Giáo hội được nâng lên theo một vòng tròn lịch sử khăng khít với sự sinh ra của Thiên Chúa cho đến sự xuất hiện các hiện thực của vương quốc của Đức Kitô, Đấng làm chủ thời gian.
Vì thế, mùa Vọng của Giáo hội Tây phương và ngày lễ Noël được đón nhận một cách rộng rãi theo cách nhìn này. Cuối cùng, hai lễ về Sinh nhật này trở nên hai cuộc cử hành long trọng đặc biệt phân biệt với một chủ đề độc lập và một sự tiến triển từ bên trong.
2.- CHU KỲ MÙA HẠ
Bây giờ chúng ta thử nói một vài điểm của chu kỳ Phục Sinh. Vào ngày Phục Sinh, ánh sáng mặt trời của sự Phục Sinh xuất hiện và chiếu sáng rạng ngời trên thế giới. Vào lễ Hiện Xuống, ánh mặt trời ở chính ngọ và sức nóng ánh sáng tạo ra đời sống và sự phong phú của nó.
Vào lễ Noël, ánh mặt trời của lễ Sinh nhật xuất hiện trên những cánh đồng Bethléem ; vào lễ Hiển Linh « vinh quang của Thiên Chúa » chiếu trên Giêrusalem. Trong lễ Noël, chúng ta sinh ra và tái sinh với Đức Kitô, người Anh của chúng ta ; vào lễ Hiển Linh, Đức Kitô cử hành với Giáo hội và dẫn vào trung tâm của tiệc cưới nhiệm mầu. Vào lễ Noël « Đức Kitô sinh ra cho chúng ta », đó giống như một lễ của gia đình ở đó có sự hiện diện của các thành viên trong gia đình và một số những người thân cận, với Đức Maria và những người chăn cừu ; vào ngày lễ Hiển Linh, « Đức Kitô xuất hiện cho chúng ta », nghĩa là Người biểu tỏ ánh vinh quang của Người cho thế giới.
Những sự kiện lịch sử như Sinh nhật, sự thờ lạy của những Đạo Sĩ và Bí tích Thánh Tẩy ở đây là những chứng tá và dấu chứng về việc tốt lành mà Đấng, Con Người-Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ của thế giới.
Hai lễ này được chia tách cách rõ ràng : Noël và Hiển Linh, kiến tạo nên cả hai sự long trọng thứ nhất và thứ hai. Noël có một đêm canh thức mà chúng ta đã coi như một phần của Mùa Vọng, cũng như một tuần Bát nhật tiếp theo. Bát nhật này được khép lại bằng một lễ độc lập : lễ Dâng Chúa trong đền Thờ (hay còn gọi là lễ cắt bì). Một sự đặc biệt của ngày lễ Noël đó là sự thêm vào ba lễ khác về các thánh : Thánh Etienne, Thánh Gioan và Các Thánh Anh Hài. Tuy nhiên, Chúa nhật trong tuần Bát nhật của Noël có sự tương ứng về không khí lễ hội trong chu kỳ của tuấn Bát nhật sau lễ Hiển Linh, nhưng nguồn gốc của nó được thấy như một sự chuyển tiếp giữa Noël và Hiển Linh.
Hiển nhiên, phụng vụ trước Vatican 2 cho thấy, đêm trước lễ Hiển Linh là đêm canh thức, và tuần Bát nhật của lễ này có một giá trị xứng đáng cho thấy lễ này không thuộc hàng những lễ trung bình (xét trên khiá cạnh quan trọng của nó), điều này mời gọi chúng ta dâng hiến một sự tập trung đặc biệt, một sự chiêm ngẫm cao sâu nhất về mầu nhiệm.
3.- LỄ THÁNH GIA THẤT TRONG MẦU NHIỆM GIÁNG SINH
Lịch phụng vụ trước Vatican 2 ấn định việc cử hành lễ kính Thánh Gia Thất liền sau lễ Hiển Linh.
Nguồn gốc lễ Thánh Gia Thất hay Gia đình Thánh Gia không thực sự mang tính phụng vụ. Lễ này có nguồn gốc từ Canada bởi lòng tôn kính của tu sĩ Phanxicô đờ Laval đối với thánh Giuse và Đức Trinh Nữ. Năm 1660, Đan viện Thánh Giuse Bessillon đã loan báo những phép lạ mà Thánh Giuse và Đức Maria đã thực hiện cho dân chúng vùng đảo Orléans. Tiếp đến, lễ này được thiết lập bởi Đức Giáo Hoàng Léon 13, vào năm 1893, và được cử hành như một lễ không bắt buộc. Kế đến lễ này được ấn định cử hành vào Chúa nhật thứ 3 sau lễ Hiển Linh. Vào năm 1914, Đức Giáo Hoàng Biển Đức thứ 15 đã chuyển lễ này vào ngày 19 tháng Giêng. Vào năm 1921, cũng chính Đức Biển Đức 15 ấn định việc cử hành lễ này trong lịch phụng vụ Roma cho tất cả Giáo hội theo nghi thức Roma và cử hành vào Chúa nhật thứ nhất liền sau lễ Hiển Linh. Đức Giáo Hoàng Phaolo VI, vào năm 1969 đã ấn định lễ này liền sau lễ Noël và Công đồng Vatican 2 tái khẳng định lịch phụng vụ này trong những tuyên bố của Công đồng.
Lễ này được thiết lập nhằm tái khẳng định những giá trị của đạo đức gia đình, vốn đang gặp những khủng hoảng đang ngày lớn lên. Có một sự căng thẳng giữa những người muốn duy trì tích cách độc lập giữa xã hội và Giáo hội. Sự thay đổi các thể chế chính trị và quyền ly dị được công nhận…, mặc cho Giáo huấn của Giáo hội về giá trị đời sống gia đình.
Việc Công đồng Vatican II tái khẳng định trong việc đặt lễ này vào Chúa nhật thứ 1 liền sau Noël, cho thấy lễ này có giá trị như một phần quan trọng của mầu nhiệm Nhập Thể. Đồng thời, bằng cách cử hành này, Giáo hội ở Công đồng Vatican 2 muốn làm nổi bật vai trò gia đình (gia đình kitô giáo) được gọi là gia đình thánh và là môi trường đầu tiên đặt nền tảng niềm tin và đạo đức cho những người con trong gia đình.
Viết theo
Martimort A.G. et alii, L’Eglise en prière, vol. 4 : La liturgie et le temps, novelle édition, Paris, Desclée, 1983.
Parsch Pius, Le guide dans l’année liturgique, vol 1er : Le Cycle de Noël, Paris, Casterman, 1935.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét