Trang

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2025

Vật lộn với tình yêu

 Vật lộn với tình yêu




Ronald Rolheiser, 2025-02-17

Vài năm trước, tôi có quen một mục sư của Hội thánh Trưởng Lão, mục sư thách thức giáo đoàn của mình mở rộng cửa nhà và tâm hồn trọn vẹn hơn nữa cho người nghèo. Ban đầu, giáo đoàn rất nhiệt tình, họ thực hiện một vài chương trình để mời những người gặp khó khăn về kinh tế, những người vô gia cư đến gặp họ.

Nhưng loại lãng mạn này đã nhanh chóng tan biến, khi chiếc tách cà phê, khi các vật dụng bắt đầu biến mất, khi vài chiếc túi bị trộm, nhà thờ và nơi hội họp thường bừa bộn và đầy đất cát. Giáo dân bắt đầu than phiền, họ xin chấm dứt loại thử nghiệm này: “Chúng ta đâu dự trù sẽ gặp những cảnh như thế này! Nhà thờ không còn an toàn, không còn sạch sẽ! Chúng ta muốn đến với họ, để rồi nhận lại như thế này! Lộn xộn quá rồi, không thể tiếp tục được nữa!”

Nhưng mục sư vẫn kiên định, mục sư cho họ biết mong chờ của họ là ngây thơ, chính xác những gì họ chịu đựng là cái giá để đến với người nghèo và chính Chúa Giêsu đã khẳng định: tình yêu là không an toàn và lộn xộn, không chỉ trong việc đến với người nghèo mà cả những khi chúng ta muốn đến với bất cứ ai.

Chúng ta muốn nghĩ mình tử tế và yêu thương, nhưng sự thật cho thấy, giả định đó thường dựa trên một khái niệm ngây thơ về tình yêu. Chúng ta vật lộn để yêu thương khi Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến với tình yêu, mời gọi chúng ta “yêu thương như Thầy đã yêu thương anh em”. “Yêu thương như Thầy đã yêu thương anh em” là cả một thách thức. Chúa Giêsu không nói chúng ta hãy yêu thương nhau theo phản ứng tự phát của mình, cũng không yêu thương nhau theo tiêu chuẩn của xã hội. Nhưng: “Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”

Và hầu như lúc nào chúng ta cũng phải vật lộn để làm được như thế.

Chúng ta vật lộn để yêu thương kẻ thù, để chìa má kia ra, để vươn ra và ôm lấy những người ghét chúng ta. Chúng ta vật lộn để cầu nguyện cho những người đối nghịch mình.

Chúng ta vật lộn để tha thứ cho những ai làm tổn thương chúng ta, cho những kẻ giết hại người thân của mình. Chúng ta vật lộn để xin Chúa tha thứ cho những người làm hại chúng ta. Chúng ta vật lộn để tin rằng họ không biết việc họ làm, như Chúa Giêsu đã tin.

Chúng ta vật lộn để có tấm lòng quảng đại và hành xử cao thượng khi bị xem thường hay khi bị bỏ lơ, chúng ta đấu tranh để thông hiểu và cảm thông, thay thế cho cay đắng và thôi thúc chỉ muốn rút lui. Chúng ta vật lộn để buông bỏ những căm tức này.

Chúng ta vật lộn để trở nên dễ bị tổn thương, để liều mình chịu bị sỉ nhục, để nói lời yêu thương. Chúng ta vật lộn để từ bỏ nỗi sợ bị hiểu lầm, bị cho là không giỏi, không mạnh mẽ, không nắm được tình thế. Chúng ta vật lộn để trần trụi bước tới, để yêu thương không phòng vệ.

Chúng ta vật lộn để mở lòng, để noi gương Chúa, để ôm tất cả vào lòng không phân biệt như Chúa Giêsu đã ôm, mở lòng để thấy mọi người là anh em, bất kẻ chủng tộc, màu da hay tôn giáo. Chúng ta vật lộn để không nghĩ cuộc đời của chúng ta, của những người thân yêu thì quý hơn cuộc đời của người khác.

Chúng ta vật lộn để chọn lựa ưu tiên là chọn lựa dành cho người nghèo, để đưa người nghèo vào bàn ăn với mình, để từ bỏ khuynh hướng ưu tiên dành cho những người hấp dẫn và có ảnh hưởng.

Chúng ta vật lộn để hy sinh bản thân đến mức có thể chịu mất hết tất cả vì người khác, để thực sự đánh đổi tính mạng vì bằng hữu – và cho cả kẻ thù. Chúng ta vật lộn để sẵn sàng chết cho những người chống đối và đang cố đóng đinh chúng ta lên thập giá.

Chúng ta vật lộn để yêu thương với một tâm hồn thuần khiết, để không lẳng lặng tìm kiếm bản thân trong các mối quan hệ. Chúng ta vật lộn để sống khiết tịnh, để hoàn toàn tôn trọng và không xâm phạm đến ai.

Chúng ta vật lộn để bước đi trong nhẫn nại, để cho người khác nơi chốn trọn vẹn họ cần để liên hệ với chúng ta theo ý họ muốn. Chúng ta vật lộn để đổ máu cho sự trung tín. Chúng ta vật lộn để trong nhẫn nại và theo thời điểm thích hợp của Thiên Chúa, chờ đợi phán quyết đúng sai của Ngài.

Chúng ta vật lộn để chống lại thôi thúc tự nhiên là phán xét người khác, vật lộn để không quy kết nguyên do. Chúng ta vật lộn để biết rằng phán xét là việc của Thiên Chúa.

Cuối cùng và không kém quan trọng, chúng ta vật lộn để yêu thương và tha thứ cho chính mình, biết rằng không có sai lầm nào của chúng ta cản trở chúng ta và Thiên Chúa đến với nhau. Chúng ta vật lộn để tin tưởng rằng tình yêu là đủ, và chúng ta luôn mãi được ở trong lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa.

Đúng, tình yêu là một cuộc vật lộn.

J.B. Thái Hòa dịch

https://phanxico.vn/2025/02/18/vat-lon-voi-tinh-yeu/

https://phanxico.vn/2025/02/18/vat-lon-voi-tinh-yeu/


HỌC HỎI PHÚC ÂM CN 7 TN C (LC 6,27-38)

 

HỌC HỎI PHÚC ÂM CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN NĂM C (LC 6,27-38)

avatarLm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
 
WHĐ (19/02/2025) - Nếu bạn là người nghèo, bài Tin Mừng này nói với bạn điều gì? Nếu bạn là người giàu, bài Tin Mừng này nói với bạn điều gì?

PHÚC ÂM: Lc 6,27-38

27 "Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây : hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, 28 hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. 29 Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. 30 Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. 31 Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. 32 Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa ? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. 33 Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa ? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. 34 Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa ? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. 35 Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác. 

36 "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. 37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. 38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy."


CÂU HỎI TÌM HIỂU

1. Đọc Lc 6,27. Theo bạn, chúng ta có thể yêu kẻ thù được không? Trong câu trên, “yêu kẻ thù” đồng nghĩa với thái độ nào? Đọc Xuất hành 23,4-5; Châm ngôn 25,21.

2. Đọc Lc 6,28. Bạn nghĩ gì về lời Đức Giêsu dạy khi ta phải nghe những lời nói gây tổn thương? Đọc Lc 23,34; Cv 7,60.

3. Đọc Lc 6,29. Bạn nghĩ gì về lời Đức Giêsu dạy ta cách ứng xử trước các hành vi bạo lực?

4. Đọc Lc 6,30. Bạn nghĩ gì về sự siêu thoát và quảng đại mà Đức Giêsu mời gọi trong câu này?

5. Đọc Lc 6,32-34. Tìm ba điểm Đức Giêsu đòi các môn đệ của Ngài phải cư xử khác với người tội lỗi.

6. Nếu chúng ta sống như Đức Giêsu dạy ở Lc 6,32-35, chúng ta sẽ nhận được những gì?

7. So sánh Lc 6,36 với Mt 5,48, có gì khác biệt? Để sống thương cảm, nhân từ như Cha trên trời, các môn đệ cần tránh làm điều gì và nên làm điều gì?

8. Theo bạn, bài Phúc Âm hôm nay có áp dụng được trong thực tế không? Đâu là bài học Đức Giêsu muốn dạy chúng ta?


GỢI Ý SUY NIỆM:

Bạn có nghĩ bài Tin Mừng này là một giáo huấn tuyệt vời về cách sống với tha nhân không? Thế giới sẽ ra sao nếu mỗi kitô hữu đều sống theo tinh thần của những giáo huấn này của Chúa Giêsu?


PHẦN TRẢ LỜI

1. Trong Lc 6,27 Đức Giêsu đòi các môn đệ “yêu các kẻ thù của anh em.” Ngoài ra Ngài còn đòi họ “làm ơn cho những kẻ ghét anh em.” Có thể nói, hai vế song song này có ý nghĩa tương đồng. Kẻ thù của chúng ta là những kẻ ghét chúng ta. Và yêu họ là làm ơn cho họ. Về mặt tình cảm tự nhiên, hẳn chúng ta không thể yêu kẻ thù của chúng ta như yêu một người thân, vì họ đã làm hại ta cách này cách khác. Tuy nhiên, về mặt hành động, ta vẫn có thể làm ơn cho một kẻ đã ghét ta, đã làm hại ta và đang là kẻ thù của ta, như sách Xuất hành đã dạy: “Nếu gặp bò hay lừa của kẻ thù đi lạc, người phải dẫn nó về cho người ấy. Nếu thấy lừa của kẻ ghét ngươi quỵ ngã vì chở nặng, người không được để mặc người ấy; ngươi phải giúp người ấy nâng lừa dậy” (Xh 23,4-5). Sách Châm ngôn cũng dạy: “Kẻ thù con có đói, hãy cho nó bánh ăn; nó có khát, hãy cho nước uống” (Cn 25,21).

2. Lời Chúa dạy ở Lc 6,28 liên hệ đến lời nói: chúc lành cho những kẻ nguyền rủa và cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Theo phản ứng tự nhiên, chúng ta dễ công kích hay nguyền rủa lại. Đức Giêsu mời chúng ta vượt qua phản ứng tự nhiên để có thái độ siêu nhiên, dùng lời chúc lành để đáp lại lời nguyền rủa, dùng lời cầu nguyện để đáp lại lời vu khống. Lời Chúa dạy tuy khó nhưng không phải là không làm được. Đức Giêsu trên thập giá đã cầu nguyện, nài xin Cha tha thứ cho những kẻ giết mình (Lc 23,34). Khi bị ném đá cho chết, Stêphanô cũng cầu nguyện cho những giết mình: Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này (Cv 7,60).

3. Lời Chúa dạy ở Lc 6,29 liên hệ đến hành động. Đức Giêsu dạy ta cách phản ứng khi bị người khác dùng những hành vi bạo lực để ức hiếp mình: Ai vả má này thì đưa cả má kia nữa, ai đoạt áo ngoài thì để cho nó lấy cả áo trong (Lc 6,29). Đây là thái độ nhượng bộ hơn cả điều kẻ thù đỏi hỏi ! Khi đọc câu trên, ta thường nghĩ đây là một thái độ hèn yếu, chấp nhận chịu thiệt thòi, để tránh gây ra xung đột bằng mọi giá. Có người còn cho rằng sống ôn hòa hiền lành như vậy có thể làm cho những kẻ gây bạo lực trở nên tàn bạo hơn, chứ không giải quyết được gì. Đức Giêsu đã không nghĩ như vậy. Trái lại, Ngài coi đây là cách thức để hóa giải và vô hiệu hóa tận căn bạo lực giữa người với người. Ngài mời chúng ta ra khỏi thái độ ăn miếng trả miếng. Ngài tin rằng chính sự nhu thuận lại có thể khắc chế được sức mạnh thô bạo của người ác (x. Rm 12,21).

4. Qua Luca 6,30, Đức Giêsu mời ta hãy cho bất cứ ai xin ta. Và đối với kẻ đã lấy của cải ta có, thì ta đừng đòi lại. Có thể nói Đức Giêsu dạy ta ứng xử cách quảng đại với những người hành khất và cả với những tên trộm cướp. Không khư khư nắm chặt sự giàu có vật chất của mình, nhưng với tinh thần siêu thoát, chúng ta được mời gọi mở ra trước nhu cầu của những người thiếu thốn. Cả đối với kẻ đã lấy trộm đồ của mình, chúng ta cũng không cố đòi lại cho bằng được.

5. Luca 6,32-34 là ba câu có cùng một cấu trúc. Qua những câu này, Đức Giêsu cho thấy tại sao Ngài đòi hỏi các môn đệ phải có thái độ sống cao thượng hơn hẳn những người tội lỗi. Đối với Ngài, yêu mến kẻ yêu mến mình, làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, cho vay người mà mình hy vọng sẽ đòi lại được, những thái độ đó đâu có gì là đáng khen. Đó chỉ là chuyện có qua có lại thôi, “tôi cho anh để anh cho lại tôi” (do ut des). Cả những người tội lỗi cũng có thể sống như thế. Đức Giêsu mời các môn đệ vươn lên khỏi thái độ tự nhiên đó.

6. Đức Giêsu đã mời các môn đệ yêu kẻ thù, làm ơn và cho vay mà không mong được đền trả (Lc 6,35a). Sống như thế có thể bị người đời chê cười hay bị coi là dại dột. Tuy nhiên, các môn đệ sống thanh thoát, quảng đại, cam chịu thiệt thòi, bởi lẽ họ tin vào Đấng Tối Cao là Cha trên trời của họ. Chính Cha sẽ bù đắp và ban cho họ phần thưởng lớn lao, bởi vì Ngài là Đấng nhân hậu. Thiên Chúa không chỉ nhân hậu với người tốt, nhưng cả với kẻ vô ơn và quân độc ác (Lc 6,35). Khi cư xử nhân hậu với kẻ thù và ác nhân, chúng ta trở nên giống Thiên Chúa Cha, và trở thành con cái của Đấng Tối Cao. Đây là phần thưởng lớn hơn mọi phần thưởng vật chất khác.

7. Trong Mt 5,48 Đức Giêsu mời các môn đệ hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời. Còn trong Lc 6,36 Đức Giêsu mời môn đệ hãy có lòng thương cảm, nhân từ như Cha. Lòng thương cảm đó cần được thể hiện ra đối với tha nhân (Lc 6,37-38). Chúng ta cư xử với tha nhân thế nào, thì Thiên Chúa sẽ cư xử với chúng ta như vậy. Có hai lời Đức Giêsu khuyên chúng ta đừng làm: đừng xét đoán và đừng lên án người khác, nhờ đó Thiên Chúa là Đấng thấu suốt lòng dạ con người, cũng sẽ không xét đoán và lên án chúng ta (Lc 6,37ab). Có hai lời Đức Giêsu khuyên chúng ta nên làm: hãy tha thứ và hãy cho, nhờ đó Thiên Chúa là nguồn mạch mọi ơn, sẽ ban cho chúng ta dồi dào gấp bội những gì chúng ta đã làm hay đã cho người khác (Lc 6,37c-38a).

8. Chắc nhiều kitô hữu thấy bài Phúc Âm hôm nay rất đẹp nhưng vượt quá sức con người. Có một số điểm khó áp dụng nếu hiểu theo nghĩa đen. Khi bị vả má bên này, hãy đưa má bên kia. Kẻ thù lấy áo ngoài, không cản nó lấy áo trong. Ai lấy đồ của mình thì đừng đòi, nếu cho vay thì đừng mong trả lại! Tuy nhiên, qua những lối nói trên đây, Đức Giêsu muốn chúng ta ngừng lại những hành vi bạo lực để trả đũa, và bắt chước Thiên Chúa nhân từ bằng cách yêu thương và làm điều tốt cho kẻ hại mình. Kitô hữu tin rằng chỉ tình yêu tha thứ mới thắng được hận thù và đem lại bình an đích thực cho thế giới.

CỚ VẤP PHẠM TRONG CHƯƠNG 6 TIN MỪNG GIOAN

 



CỚ VẤP PHẠM TRONG CHƯƠNG 6 TIN MỪNG GIOAN

avatarGiám mục Robert Barron
 
Bài này được trích từ tác phẩm This Is My Body của Đức Giám mục Robert Barron (Word on Fire xuất bản), nội dung tập chú vào các trang 70-77.

WGPQN (17/02/2025) - Cả bốn Tin mừng đều tường thuật về việc hóa bánh và cá ra nhiều. Trong Tin mừng Gioan, câu chuyện này được được tìm thấy ngay từ đầu Chương 6. Theo những gì được kể lại, ngay sau khi thực hiện phép lạ này, Đức Giêsu liền lánh lên núi rồi băng qua Biển hồ Galilê, Ngài bị đám đông dân chúng hăm hở đuổi theo bởi họ muốn nhìn thấy nhiều phép lạ hơn nữa, cũng như muốn tôn tác giả của những điều mà họ xem là thần kỳ ấy lên làm vua. Cuối cùng, họ bắt gặp Ngài đang ngồi trong hội đường ở thành Caphácnaum ven hồ, tại đó đã diễn ra một cuộc đối thoại hết sức lạ thường. Về nhiều phương diện, giáo lý Công giáo về Sự hiện diện đích thực [của Đức Giêsu trong bí tích Thánh thể] bắt nguồn từ và không ngừng quy chiếu trở lại chính cuộc hội thoại này. Vì vậy, chúng ta phải đặc biệt lưu tâm đến nó.

Khi họ hỏi Đức Giêsu làm sao Ngài có thể đến đó trước, Chúa đã khiển trách: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6,26-27). Bánh ăn thông thường chỉ khỏa lấp cơn đói thể lý và mang tính cách tạm thời: người ta ăn để rồi lại phải tiếp tục ăn. Nhưng như Đức Giêsu ám chỉ, bánh bởi trời sẽ làm no thỏa cơn đói khát sâu xa nhất của tâm hồn, và làm cho kẻ ăn được nên thích ứng với sự sống đời đời. Các Giáo phụ rất yêu thích việc suy đi ngẫm lại về chủ đề thần hóa nhờ Thánh thể, một tiến trình giúp kẻ ăn bánh sự sống có thể sẵn sàng cho một đời sống ở tầm mức vĩnh cửu. Trong các Tin mừng nhất lãm, chúng ta thấy lời kinh của Chúa chứa cụm từ ton arton… ton epiousion, thường được diễn đạt là “lương thực/bánh hằng ngày”. Nhưng nghĩa mặt chữ trong Hy ngữ được hiểu là “bánh siêu bản thể” [epi: siêu, vượt, trên/ ousion: bản thể], có ý diễn tả rằng đây không phải là bánh mà bình thường con người tiêu thụ, nhưng là bánh giúp họ tương hợp với một cấp độ hiện hữu cao hơn.

Như thường thấy trong Tin mừng Gioan, một câu hỏi mang tính cách hoài nghi sẽ giúp mở ra một hiểu biết sâu sắc: “Họ lại hỏi: ‘Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông?... Tổ tiên chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc’” (Ga 6,30-31). Hiển nhiên là họ đang nhắc lại phép lạ Giavê nuôi ăn cho con cái Israel suốt bốn mươi năm trường lang thang trong sa mạc, nhưng Đức Giêsu lại muốn họ hiểu rằng, Ngài đang trao ban thứ lương thực nuôi dưỡng họ ở một mức độ bền vững hơn. “Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết” (Ga 6,49-50). “Bánh bởi trời” rất ăn khớp với nghịch lý trong đạo lý chính thống liên quan đến Thánh thể: dẫu vẫn là tấm bánh phổ thông như mắt thường nhìn thấy, nhưng Thánh thể thực ra lại thông phần vào một phương thức hiện hữu hoàn toàn siêu việt, và do đó, sở hữu năng lực mang lại sự sống đời đời. Ở câu nói tiếp theo của Đức Giêsu, chúng ta thấy rõ tại sao bánh bởi trời lại có hiệu năng này: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,51). Một lần nữa chúng ta nhận ra hiện thực bất di bất dịch mà truyền thống Công giáo sẽ luôn gìn giữ. Một cách minh nhiên, Đức Giêsu đồng hóa chính Ngài với bánh này, bánh nuôi dưỡng đoàn dân của Ngài và dẫn đưa họ đạt tới sự sống đời đời.

Tiếp theo là một trong những câu văn nói giảm nói tránh tinh tế nhất của Tin mừng Gioan: “Người Do Thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: ‘Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?’” (Ga 6,52). Tôi cho rằng “nói giảm nói tránh” là vì thuật ngữ “tranh luận” chỉ mới bóng gió về mức độ dữ dội liên quan đến phản ứng mà hẳn là đám đông đã đưa ra khi nghe Đức Giêsu nói những lời ấy. Họ chắc chắn phải nhận thấy diễn từ này không những khó hiểu về mặt lý trí lẫn tôn giáo nhưng, nếu có thể nói thẳng thừng, còn gây cảm giác tởm lợm. Khắp cả Cựu ước, chúng ta có thể tìm thấy hàng loạt luật cấm minh nhiên đối với việc ăn xác thịt và máu huyết. Chẳng hạn, ở sách Sáng thế, trong bối cảnh câu chuyện về Nôê, chúng ta thấy Thiên Chúa truyền lệnh này: “Mọi loài di động và có sự sống sẽ là lương thực cho các ngươi; Ta ban cho các ngươi tất cả những thứ đó, cũng như đã ban cỏ xanh tươi. Tuy nhiên các ngươi không được ăn thịt với mạng sống của nó, tức là máu” (St 9,3-4). Ở đây có ý muốn nói rằng, vì máu huyết là nguyên lý của sự sống, là điều thuộc về một mình Thiên Chúa, nên con người không có quyền kiểm soát. Chúng ta cũng thấy điều cấm tương tự trong các khoản luật do sách Lêvi và Đệ nhị luật đưa ra: “Ðây là quy tắc vĩnh viễn cho các thế hệ của các ngươi, tại khắp nơi các ngươi ở: tất cả những gì là mỡ và huyết, các ngươi không được ăn” (Lv 3,17), và “Anh em phải nhất quyết không ăn tiết, vì máu là mạng sống, và anh em không được ăn mạng sống cùng với thịt” (Đnl 12,23). Hơn thế nữa, trong thị kiến về ngày chung thẩm, ngôn sứ Êdêkiel nhắc đến loài chim ăn xác thối sà xuống và ăn thịt uống máu kẻ thù của Israel: “Các ngươi [loài chim ăn xác thối] sẽ ăn thịt các dũng sĩ, sẽ uống máu các ông hoàng trong xứ: Cả bọn chúng là chiên, cừu, dê và bò mộng béo xứ Basan. Các ngươi sẽ ăn mỡ đến phát ngấy và sẽ uống máu đến say sưa trong hy tế Ta sắp hiến các ngươi” (Ed 39,18-19). Cuối cùng, một tục ngữ phổ biến vào thời Đức Giêsu đã đồng hóa ma quỷ với “kẻ ăn thịt”. Nếu các lệnh cấm vừa được nhắc đến cấm đoán việc ăn thịt còn chứa máu của con vật, thì những lời của Đức Giêsu, khi Ngài khuyến khích việc ăn xác thịt của chính Ngài, còn ghê tởm gấp bao nhiêu lần. Vì thế, theo bản năng của mình, thính giả nghe Đức Giêsu chắc chắn phải có phản ứng tiêu cực.

Nếu Đức Giêsu muốn làm dịu đi hoặc đưa giáo huấn của Ngài vào trong một bối cảnh giải thích thoáng hơn, hay muốn nhấn mạnh ý nghĩa ẩn dụ hoặc biểu tượng của ngôn từ Ngài sử dụng, thì đây là cơ hội hoàn hảo để làm điều đó. Như tôi đã lưu ý, trong Tin mừng Gioan, những câu hỏi mang tính cách hoài nghi từ người đối thoại thường là dịp để Đức Giêsu làm sáng tỏ ý nghĩa các tuyên bố của mình. Một ví dụ rõ nét là việc giải thích ý nghĩa có tính biểu tượng của chuyện “sinh ra một lần nữa bởi ơn trên” khi Nicôđêmô đặt ra cho Đức Giêsu một câu hỏi theo nghĩa đen: “Chẳng lẽ người đó có thể trở vào lòng mẹ lần thứ hai để sinh ra sao?” (Ga 3,3-5). Thế nhưng trong tình huống ở Chương 6, thay vì thiêng liêng hóa lời lẽ của mình, Đức Giêsu lại làm điều trái ngược. Ngài nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình” (Ga 6,53). Ở câu này, từ “ăn” của bản Anh ngữ không phát xuất bởi động từ phagein trong Hy ngữ, vốn là từ thông dụng để chỉ hành vi ăn. Hạn từ được Hy ngữ sử dụng ở đây là trogein, một động từ được dùng riêng để diễn đạt hành vi của thú vật khi chúng ăn thức ăn của mình; trong Anh ngữ, có thể được dịch là “gặm nhấm” hoặc “nhai ngấu nghiến”. Như thế, nếu họ đã phải bực bội vì những hàm ý trắng trợn về hành vi như thú vật trong những lời Đức Giêsu đã tuyên bố, thì giờ, một cách có chủ đích, Ngài lại càng làm họ khó chịu thêm nữa. Như thể sợ họ còn chưa lĩnh hội được, Ngài lại bồi thêm: “Vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống” (Ga 6,55). Rồi Ngài rút ra kết luận đầy gai góc cho hết thảy những tuyên bố “thô mà thực” này: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,56-57). Đối với các Kitô hữu, Đức Giêsu không chỉ là một thầy dạy với những lời lẽ khôn ngoan đáng được người đời tôn trọng (như Khổng Tử) hay một hình mẫu đạo đức để noi gương bắt chước (như Gandhi hay thánh Phanxicô), hay thậm chí là người mang mặc khải chung quyết khiến người ta cảm thấy phải vâng nghe (như Muhammad); thay vào đó, Đức Giêsu là một sức mạnh mà chúng ta thông dự, một trường lực mà trong đó chúng ta sống, vận động và hiện hữu. Trong ẩn dụ tuyệt diệu của mình, thánh Phaolô dùng hình ảnh Thân thể Đức Giêsu với chi thể là những kẻ chịu phép rửa. Lối diễn đạt mà chúng ta vừa nhắc đến hàm ý một sự tương liên hết sức mật thiết giữa Chúa Cha, Đức Giêsu và Giáo hội, theo đó, Giáo hội đón nhận sự sống của mình từ Đức Giêsu, Đấng đón nhận sự sống của Ngài từ Chúa Cha. Chúng ta phải ăn Thịt và uống Máu của Chúa, bởi đây là cách để chúng ta tham dự vào Ngài, và nhờ đó, cũng tham dự vào sự sống của Chúa Cha. Ở chỗ khác trong Tin mừng Gioan, chúng ta gặp thấy thứ ngôn ngữ tương tự về sự sống: hơn cả việc bước theo Đức Giêsu, chúng ta là những kẻ được tháp nhập vào Ngài như ngành nho gắn liền với thân nho. Suy tư thần học sớm nhất về Thánh thể được tìm thấy trong Thư thứ nhất của Phaolô gửi tín hữu Côrintô, được soạn tác khoảng đầu thập niên 50 của thế kỷ thứ nhất, bản văn đặc biệt làm rõ tính chất của mối gắn kết hữu cơ này. Phaolô khẳng định, nhờ chính hiệu quả của Thánh thể, có một sự đồng nhất hóa mạnh mẽ giữa Đức Giêsu và Giáo hội: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?” (1Cr 10,16). Thuật ngữ giàu hình tượng trong Hy ngữ ẩn sau từ “dự phần” là koinonia, nghĩa là hiệp thông hoặc tham dự cách mầu nhiệm.

Đạo lý này có khó tiếp nhận không? Ở phần kết của diễn từ Thánh thể, được phát biểu tại hội đường Caphácnaum, Đức Giêsu gần như mất đi toàn bộ Giáo hội của Ngài: “Nghe rồi, nhiều môn đệ của Người liền nói: ‘Lời này chướng tai quá! Ai mà đón nhận nổi?’” (Ga 6,60). Cần nhắc lại, nếu Ngài chỉ nói theo lối biểu tượng mà thôi thì tại sao đạo lý thần học này lại khó chấp nhận đến vậy? Đâu có ai bỏ đi khi Ngài tuyên bố rằng Ngài là cây nho, là mục tử nhân lành hay là ánh sáng thế gian, bởi lẽ chúng rõ ràng là những diễn giải có tính cách ẩn dụ và vì thế không đặt ra những thách đố quá lớn lao cho trí hiểu. Chính thái độ bài xích của các môn đệ đối với diễn từ bánh hằng sống cho thấy họ hiểu tận tường ý của Đức Giêsu và nắm bắt rõ tính chất khác biệt của tuyên bố mà Ngài đưa ra. Không thể đón nhận giáo huấn về Thánh thể, “nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa” (Ga 6,66). Lúc đó, Đức Giêsu quay lại với nhóm Mười hai, là nhóm môn đệ nòng cốt và hỏi họ một cách thẳng thắn: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” (Ga 6,67). Câu hỏi này chất chứa điều gì đó trầm trọng và đanh thép, dường như Đức Giêsu không chỉ đặt ra cho nhóm nhỏ đang qui tụ quanh Ngài mà thôi, nhưng còn có tất cả những môn đệ về sau ở mọi nơi mọi thời. Có thể thấy được rằng chúng ta đang ở điểm mấu chốt, quyết định cho việc đứng vững hoặc vấp ngã, và rằng, bằng cách này hay cách khác, việc trở thành môn đệ của Đức Giêsu không thể tách biệt khỏi lập trường đối với Bí tích Thánh thể. Trả lời câu hỏi của Đức Giêsu, như thường xảy ra trong các Tin mừng, Phêrô đã lên tiếng thay cho cả nhóm: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,68-69). Giống như trong các Tin mừng nhất lãm, ở đây trong Gioan cũng thế, chính lời tuyên xưng của Phêrô đặt nền tảng và đảm bảo cho sự tồn tại của Giáo hội. Trong bối cảnh của Tin mừng Gioan, lời tuyên xưng minh nhiên về việc Đức Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa gắn liền với lời tuyên xưng hàm ngụ về niềm tin rằng Thánh thể thật là Mình và Máu của Chúa. Khi hai tuyên bố này được đưa ra cách đối ứng, Gioan đang nói cho chúng ta biết, Giáo hội sẽ tiếp tục tồn tại. Dưới ánh sáng của khung cảnh này, quả là đáng ngạc nhiên biết bao vì Giáo hội lại cứ chia rẽ ở chính vấn đề Sự hiện diện đích thực [của Đức Giêsu trong bí tích Thánh thể].

Grêgôriô Võ Trần Nhựt

Chuyển ngữ từ: wordonfire.org

Nguồn: gpquinhon.net (17/02/2025)

TÌM HIỂU BÀI CA ANH MẶT TRỜI - MỘT MỐI DÂY HUYNH ĐỆ TÌM LẠI ĐƯỢC

 

TÌM HIỂU BÀI CA ANH MẶT TRỜI - MỘT MỐI DÂY HUYNH ĐỆ TÌM LẠI ĐƯỢC

hình đại diệnGioan-Phanxicô Nguyễn Gia Thịnh, OFM
 
Bài ca anh Mặt Trời có lẽ là sáng tác nổi tiếng nhất trong các sản phẩm của Thánh Francis Assisi. Bài diễn tả tầm nhìn, cảm nhận và kiến ​​trúc độc đáo của bạn về thiên nhiên và hiện vẫn đánh động tâm tư tình cảm của nhiều người.

OFMVN (06/02/2025) -  Bài ca anh Mặt Trời [1]  có lẽ là sáng tác nổi tiếng nhất trong các tác phẩm của Thánh Francis Assisi. Bài diễn tả tầm nhìn, cảm nhận và kiến ​​trúc độc đáo của bạn về thiên nhiên và hiện vẫn đánh động tâm tư tình cảm của nhiều người. Trước những thiệt hại lớn gây ra do việc khai thác cạn kiệt các tài nguyên của trái đất, môi trường sống, môi trường sống, người ta vui mừng được gặp một sáng tác đầy tình liên đới với thế giới tự nhiên như  Bài ca anh Mặt Trời.  Năm 1979, Đức Giáo hoàng Giăng II tuyên bố Thánh Francis Assisi là người bảo trợ sinh thái học. Năm 2015, Đức Thánh Cha Francis đã công bố một thông điệp về việc bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại, lấy nhân đề là  Laudato Si' . Đây chính là cụm từ mở đầu  Bài ca anh Mặt Trời  (viết tắt  BcMT ).

BcMT  đã trở thành đề tài của nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc từ phía những thầy dẫn thần thiêng, cũng như trở thành đề tài của nhiều công trình nghiên cứu từ phía những chuyên gia về linh đạo, về văn học Tây Âu thời Trung Cổ. Bài viết này không có tham vọng trình bày một kiến ​​trúc giải quyết mới về  BcMT  nhưng chỉ đơn giản trình bày một số điều tâm đắc khi tìm hiểu về tác phẩm. Các thông tin có tính chất chuyên môn đều được vay từ các nhà nghiên cứu khác [2] .

Bài này bao gồm bốn phần, gọi tạm thời là đi từ bên ngoài vào trong. Trước hết sẽ tìm hiểu các văn bản của  BcMT  được các anh em Hèn Mọn thời gian đầu lưu giữ và truyền tụng. Tiếp đến sẽ xem các nguồn tài liệu phan sinh [3]  nói gì về hoàn cảnh sáng tác  BcMT . Phần thứ ba sẽ xem một số chương trình văn học đặc sắc của  BcMT,  ví dụ như Thánh Francis bố trí tương tác giữa các bên trong bài thơ và cách bạn sử dụng “ngôn ngữ gia đình” [4] . Phần cuối cùng sẽ thử tìm hiểu xem đâu là nguồn cảm hứng của Thánh Francis khi sáng tác  BcMT , để tìm lời giải cho câu hỏi: “Ngôn ngữ gia đình” trong  BcMT  là một thủ pháp thi ca, một cảm nhận nghệ thuật, hay một cảm giác thần bí?” Nói cách khác, khi gọi các vật thể và hiện vật trong trời đất là anh và chị, Thánh lướt chỉ đơn giản dùng một thủ pháp tu từ là nhân cách hóa, hay vì là một người có tâm hồn này học sĩ, Thánh bảo đã nhận được một mối liên lạc gần gũi với các vật thể và hiện vật có khả năng coi những vật vô tri ấy như những người mình có thể tâm sự, hay Thánh thiện thật sự cảm nhận được bản anh của em trong sáng thần linh?

I. Quá trình lưu giữ và truyền tụng bản văn Bài ca anh Mặt Trời

II. Hoàn cảnh sáng tác

Một. Hoàn cảnh sáng tác đau khổ thơ đầu

b. Hoàn cảnh sáng tác hai khổ thơ cuối

III. Phân tích bản văn

Một. Các bên tham gia vào lời khen

b. Bố cục bản văn

c. Cách gọi các vật vô tri là “anh, chị”

IV. Nguồn cảm hứng

a. Cảm hứng văn chương

b. Cảm hứng tôn giáo

c. Một vài thắc mắc

Kết luận


I. Quá trình lưu giữ và truyền tụng bản văn  Bài ca anh Mặt Trời

Một. Một số kinh nghiệm được cho là của Thánh Francis nhưng chỉ được xuất bản về sau. Nổi tiếng nhất phải kể đến  Kinh Hòa Bình . Theo các chứng cứ lịch sử,  Kinh Hòa Bình  xuất hiện lần đầu tiên trong một tạp chí đạo đức bằng tên Pháp là  La Clochette  vào năm 1912 và không có tên tác giả [5] . Còn về  BcMT,  tuy chúng ta không còn bản văn do chính tay thánh nhân viết và chỉ có những bản sao chép tay, nhưng bản sao cổ xưa nhất có ghi lại  BcMT  là Thủ bản số 338 được lưu giữ tại  Biblioteca publice Assisi (Thư viện thành phố Assisi) . Thủ bản này thu thập các bản văn của Thánh Francis và được thực hiện chỉ hơn hai mươi năm sau khi Thánh Francis qua đời [6] . Trong Thủ bản số 338,  BcMT  được xếp vào phần Kinh nguyện và sao chép bằng tiếng Umbria, một phương ngữ Italia.

b. Ngoài ra, các bộ sưu tập sao chép các bài viết của Thánh Francis,  BcMT  vẫn được lưu toàn bộ phần hoặc một phần trong một số truyện biên soạn vào đầu. Tác phẩm  Lập tập Assisi  (viết tắt SA) [7]  có ghi lại hai nỗi khổ thơ của  BcMT.  Khổ thơ thứ nhất là khổ thơ nói về chị Chết, được biên soạn ở số 7:

Laudato sie mio Segnore,
per sora nostra morte company,
dalla quale nullomo vivente po Scampare… [8] .

(Mong sao Người được khen khen, ôi Chúa của tôi
vì chị Chết phần xác chúng tôi,
không ai hiện đang sống thoát được chị…).

Khổ thơ thứ hai là khổ thơ nói về thứ thứ và được sao chép lại ở số 84:

Laudato si, miu Segnore,
per quilli ke perdonano per lo tuo amore
e sustengu enfirmitate e tribulatione;. [9]

(Mong sao Người được khen ngợi, ôi Chúa của tôi,
vì những ai tha thứ vì khách viếng Chúa,
vì những ai chịu đựng đau đau và gian nan…).

c. Sách  Mẫu Trọn Lành [10]  bản dài (viết tắt  2 GTl ) ở cuối chương 119 cho biết Thánh Francis có soạn những lời khen Thiên Chúa về các thụ tạo và đặt tên cho các lời khen khen ấy là  Bài Ca Anh Mặt Trời [11] ,  sau đó biên soạn lại nguyên văn  BcMT .

Cả hai khổ thơ viết trong SA lẫn toàn văn  BcMT  chép trong 2 GTl đều được viết lại bằng phương ngữ Umbria trong khi các tác phẩm được viết hoàn toàn bằng tiếng La Tinh.

d. Tôma Celano, người anh đầu tiên được chính thức giao nhiệm vụ viết hạnh phúc Thánh Francis, đã mời đến  BcMT  dưới một tên gọi khác là  Kinh  Ngợi Khen Thiên Chúa  và không sao chép lại nội dung, nhưng đã trình bày cách Thánh thiện yêu thương mọi thụ tạo vì xin kính thưa Tạo với những lời chúc rất giống  BcMT.  Chương 29 trong cuốn “ Tiểu sử thú chân Phước Francis ”, tức 1 Cel  (Hạnh Thánh Francis, q.1),  củaTôma Celano có đoạn viết:

“Ai có thể mô tả cho ta cảm giác ngọt ngào lưu hồn thánh nhân khi bạn đứng quan sát, quyền năng và lòng nhân hậu của Bãi Hóa Công trong các thụ tạo?Quả vậy, khi thấy mặt trời, nhìn mặt trăng, hoặc quan sát các tinh tú và bầu trời, tâm trí thư giãn một niềm vui lạ thường không miêu tả …

“Bất cứ thụ tạo nào cũng được bạn gọi là anh, là chị. Một cách lạ lùng không ai hiểu được, bạn hãy nhìn vào những điều điều bí mật ẩn trong những thứ được tạo ra, giống như một người đã vượt lên đến sự tự động hiển thị vinh quang của con cái Thiên Chúa” [12] .

Đây có thể coi là bài quảng diễn những tình huống tâm trí mà Tôma Celano cảm nhận được khi đọc hoặc nghe hát  BcMT. BcMT còn được Tôma Celanonhắc đến khi ghi lại lời căn dưới đây của Thánh Francis:

“Khi biết giờ tạm biệt thế gian đã tới, bạn tiếp tục cho gọi hai anh em là những người được bạn yêu quý riêng tới bên giường và truyền cho họ khi đến giờ sắp chết hay đúng hơn khi đến giờ bạn sắp đi vào sự sống, họ phải nổi tiếng Kinh Ngợi Khen Thiên Chúa với vui sướng phấn khởi” (1 Cel 109, x. 2 Cel 217; ĐT 14/5).

đ. Giống như Tôma Celano, khi biên hạnh thành Thánh Francis, Thánh Bônaventura không trực tiếp nêu tên  BcMT  nhưng vẫn ghi nhận những tâm tình và những kiểu nói đặc thù Thánh Francis dùng trong  BcMT.  Trong một bài nghiên cứu có nhan đề   The Canticle Of Brother Sun: A Song Of Christ Mysticism ( Bài ca Anh Mặt Trời: một bài ca của nền thần bí bí quy hướng về Chúa Kitô ), Ilia Delio, OSF viết:

“ Bài ca  không được Bônaventura thuật lại mặc dầu quý ông có gián tiếp nhắc đến trong hai chương Tám và Chín của Quyển  Đại Truyện  (tức  1 Bon)  do bạn biên tập. Ngài đặt nhân chủ đề cho chương Tám “Về tâm tình đạo đức sốt sắng của thánh nhân và về việc các vật vô tri như bạn thu hút” và viết:

'Khi nhìn đến nguồn nguyên thủy của vạn vật, ngài [Thánh Francis] được đầy lòng sốt mến, và thường gọi tất cả mọi thụ tạo, đến cả những loài nhỏ bé nhất bằng “anh” bằng “chị” vì biết rằng các thụ tạo đều chung một nguyên lý phát duy duy nhất như mình' (1 Bon 8,6).

“Thánh Bônaventura còn quy chiếu cách minh nhiên hơn đến  BcMT  khi bạn viết:

'Với một lòng khách mến phi thường, ngài [Thánh két] thơm dặm nguồn ưu đãi Thiện Hảo nơi mỗi thụ tạo như nơi những dòng nước nhỏ… và theo cách tiên tri Đavít dụ dễ mời vạn vật lưu trữ tiếng thơm khen Chúa' (1 Bon 9,1)” [13] .

f. Qua những nhận định phê bình ngoại giao ở trên, chúng tôi có cơ sở để khẳng định rằng Thánh giáo thực sự đã sáng tác một bài thánh ca được biết đến với các tên gọi là  Kinh  Ngợi Khen Thiên Chúa (Laus Domino) [14] , Bài Ca Anh Mặt Trời (Canticum fratris solis) [15]  và bản văn của bài báo ca được bảo tồn và lưu truyền cách tương đốivẹn.

Sau đây là nguyên văn  BcMT  bằng phương ngữ Umbria [16] ,

Altissimu, onnipotente, bon Signore,
Tue so' le laude, la gloria e l'honore et onne benedictione.
Ad Te solo, Altissimo, se konfano
e nullu homo e`ne dignu Te menovare.

Laudato sie, mi' Signore, cum tutte le Tue sinh vật,
spetialmente lộn xộn lo frate Sole,
lo qual è iorno et allumini noi per lui
Et ellu è bellu e rạng rỡ kiêm grande lộng lẫy:
de Te, Altissimo, porta significatione.

Laudato si', mi' Signore, per sora Luna e le stelle:
in celu l'ài formate clarite e pretiose e belle
 .

Laudato si', mi' Signore, per frate Vento
e per aere e nubilo e sereno et one tempo,
per lo quale a le Tue sinh vật dài sustentamento.

Laudato si', mi' Signore, per sor'Acqua,
la quale e` multi utile et humile e pretiosa e casta.

Laudato si', mi' Signore, per frate Focu,
per lo quale ennallumini la nocte:
et ello è bello e iocundo e Robustoso e forte.

Laudato si', mi' Signore, per sora nostra matre Terra,
la quale ne sustenta e governa,
e sản xuất nhiều loại trái cây với màu sắc hoa và thảo mộc.

Laudato si', mi' Signore,
per quelli ke perdonano per lo Tuo amore
e sostengo infirmitate e tribulatione.
Beati quelli ke 'l sosterrano in speed,
ka da Te, Altissimo, sirano incoronati.

Laudato si', mi' Signore,
per sora nostra Morte corporale,
da la quale nullu homo vivente po' skappare:
guai a quelli ke morrano ne le peccata fatali;
beati quelli ke trovarà ne le Tue santissime tình nguyện,
ka la morte secunda no 'l farrà male.

Hãy khen ngợi và chúc phúc cho bạn Signore e rengratiate
e serviateli cum grande nhục nhã
 .

Dịch sát:

1  Lạy Thiên Chúa Tối Cao, Toàn năng và Tốt lành,
mọi lời khen, vinh quang, danh dự, và chúc tụng đều là của Chúa,
Tất cả là của riêng mình Ngài, lạy Bát Tối Cao,
và không ai xứng gọi Danh Ngài.

 Mong sao Ngài được khen khen, ôi Chúa của con, cùng với muôn loài Chúa xây nên;
cách riêng của Mặt trời là anh ta con.
Anh là ngày, Chúa dùng anh để soi sáng chúng con.
Anh đẹp và tỏa sáng với ánh sáng rạng ngời
 ,
Anh biểu thị Ngài, tái tối Cao.

 Mong sao Ngài được khen ngợi, ôi Chúa của con,
vì chị Trăng cùng sao
Chúa đã tạo dựng trên nền trời, trong sáng, cao quý và diễm lệ.

 Mong sao Ngài được khen ngợi, ôi Chúa của con,
vì anh Gió
và vì trời lúc đám mây phủ và lúc thanh quang cùng mọi thời tiết
Chúa dùng để bảo tồn mọi loài chúa xây dựng nên.

 Mong sao Ngài được khen khen, ôi Chúa của con,
vì chị Nước;
Chị thật lợi và khiêm tốn, quý hóa và trình trong.

6  Mong sao Ngài được khen khen, ôi Chúa của con,
vì anh Lửa;
Chúa dùng ánh sáng ban đêm.
Anh đẹp và vui tươi, hoành tráng và dũng mãnh.

 Mong sao Ngài được khen ngợi, ôi Chúa của con,
vì Mẹ Đất, chị chúng con;
Chị hỗ trợ nâng và cai quản
chị sinh đủ loại trái trăng với cỏ hoa muôn sắc.

 Mong sao Ngài được khen ngợi, ôi Chúa của con,
vì những người thứ tha lòng yêu mến Chúa,
những người chịu đựng bệnh tật và gian nan.
Phúc cho những ai chấp nhận trong bình an
vì họ sẽ được Chúa, tái tối Cao, ban thưởng triều thiên.

9  Mong sao Ngài được khen khen, ôi Chúa của con,
vì chị Chết phần xác chúng con,
không ai hiện đang sống thoát được Chị;
bất hạnh thay ai sẽ chết trong tội ác!
Hạnh phúc cho ai Chị tìm thấy
ở trong ý muốn rất thánh của Ngài,
vì cái chết thứ hai sẽ không gây hại được họ

10  Xin hãy khen ngợi và chúc tụng Chúa của tôi [17] ,
hãy tạ ơn và phụng sự Ngài với hết lòng Khiêm Hạ”
 .

II. Hoàn cảnh sáng tác

Một. Hoàn cảnh sáng tác đau khổ thơ đầu

Quyển  Lập tập Assisi [18]  là sản phẩm cho chúng ta biết nhiều thông tin nhất về hoàn cảnh sáng tác của  BcMT.  Tuy nhiên các thông tin lại có vẻ hơi trái ngược nhau [19] . Theo số 83,  BcMT  được viết vào năm cuối cùng của đời sống Thánh Francis, khi thân thể của thánh nhân đã được vào năm dấu thánh, đồng thời cũng là bệnh tật hành hạ. Tác giả của  SA  mô tả hoàn cảnh của Thánh Francis lúc đó như sau:

“Hai năm trước chết, khi đã lâm bệnh trầm trọng, đặc biệt là bệnh, bạn đến ngụ tại địa điểm gần nhà nguyện Thánh Đamianô … Cả ngày bạn bị chứng đau mắt hành hạ đau đến kiệt sức về đêm bạn hầu như không thể ngủ hoặc ngủ được một chút… Một lần nữa, suy nghĩ về bao nhiêu đau khổ mình phải cảm, chân an ủi và tự động: ' Lạy Chúa xin mau giúp con  trong bệnh, để con cứu!'…tiết nhiên có tiếng nói trong tâm trí bạn: ' Người tu sĩ, nói ta nghe, giá nghĩ sao nếu đổi các thứ khốn khó bệnh tật của tử, có người tặng cho một kho báu?' … Người tu sĩ, hãy mau mau và vui mừng trong cơn nguy hiểm và bệnh tật, vì từ nay lùn sẽ cứng bụng và vui lòng như thể đã ở trong vương quốc của Ta'.

“Sáng hôm sau khi dậy dậy, ngài nói với các bạn đồng hành của mình: 'Nếu được hoàng đế ban cho cả một vương quốc, người bề tôi sẽ thơm mừng lắm sao? Nhưng nếu được cấm toàn đế quốc, ông ta còn vui mừng biết thêm ai nữa?' Sau đó nói với họ: “Vì thế tôi phải hết sức vui mừng trong các nguy hiểm khó khăn cơ, tìm nguồn an toàn trong Chúa, và luôn cung cấp lời tạ ơn Thiên Chúa Cha cùng Con Một của Ngài là Đức Kiệt Chúa ta, và với Chúa Thánh Thần Chúa đã ban cho tôi một ân huệ và phúc lành lao như thế.… Vì thế để ca Chúa và để có được an ủi cho bản thân và xây dựng tâm trí cho tha nhân, tôi muốn một bài ca mới, ca khen ngợi của bạn mà chúng tôi vẫn sử dụng ngày không đổi, những thụ động tạo nếu thiếu chúng ta không thể tồn tại.

“Nói xong ngồi xuống, bắt đầu suy nghĩ rồi cửa hàng hóa đá: ' Altissimo,   omnipotente , bon Segnore (Lạy Chúa chí tôn, toàn năng và tốt lành)'. Ngài chào các lời phổ thông thành nhạc và dạy cho các bạn đồng hành hát theo. Tâm trí lúc ấy chìm ngập trong một sự dịu dàng và một nguồn an ủi lớn đến mức độ muốn cho gọi anh Paxificô, người khi còn sống trong thế gian vẫn được cúng tụng là 'Thi Bá', và là một bậc thầy âm nhạc rất tài hoa, giao cho anh một vài anh em lành thánh thiện để cùng anh đi thiên thế gian rao giảng và khen Thiên Chúa” ( SA  83).

Tuy nhiên ở số 88, tác giả  SA  lại trình bày một hoàn cảnh sáng sủa có một phần khác của hơi nước.  BcMT  không phải là tiếng kêu chiến thắng xuất phát từ những nỗi đau khổ lớn lao, mà xuất phát từ “lòng yêu mến và kính trọng của Thánh Francis đối với hết mọi thụ tạo”:

 Khi rửa tay, bạn vẫn chọn chỗ nào chân mình không hưng lên nước sau khi rửa. Khi đi trên những đá bảo vệ, quý khách bước đi với lòng sợ hãi và cung kính vì lòng viếng thăm đối thoại được gọi là “Đá Tảng'.

“Chính vì vậy mỗi khi đọc đến các câu thánh bay: Ngài đã đặt con lên cao trên nền đá, quý vị đều nhận được cung kính và sùng mộ mà đọc trại đi là: Ngài đã đặt con lên cao, dưới chân đá.

“Với người anh em đi tìm cây để chữa cháy, y tá cơ thể không thể hạ hết cây, nhưng phải rút lại một phần, chỉ chặt một phần, và bạn cũng sẽ chuyển giao như thế cho một người anh em ở cùng phòng với bạn. Ngài nói với anh làm vườn đừng trồng rau hết đất trong vườn, nhưng hãy nhẹ lại một phần để cỏ dại mọc, như thế khi đến mùa sẽ lướt nhiều hoa mà bạn coi là chị em của bạn. Ngài còn nói với anh làm vườn phải dành một góc vườn để trồng đủ mọi thứ dây leo và đủ mọi thứ cây có hoa đẹp, để đến lúc những thứ cây ấy sẽ mời gọi mọi người khen Chúa khi thấy hoa đẹp, vì mỗi thụ tạo đều bá đạo và nói lên: “Thiên Chúa đã có nên tôi cho bạn đấy, người ơi!”

 Chúng tôi, những người từng sống bên bạn, luôn thấy bạn vui tươi cả bên trong lẫn bên ngoài khi tiếp tục xúc động hầu hết mọi thụ tạo, thích thú nhìn ngắm và đưa tay vuốt ve. Có thể nói tâm trí của bạn không còn ở dưới đất nhưng đã ở trên trời. Rõ ràng và đúng thật là do biết bao nhiêu mật mã nhận được từ các thụ tạo của Thiên Chúa, ít lâu trước khi chết, bạn đã tạo và sáng tác bài thánh ca  Ngợi Khen Chúa  vì các thụ tạo Chúa đã xây dựng nên, để thúc giục người nghe ca ngợi Thiên Chúa và để Thiên Chúa được mọi người khen ngợi trong các thụ tạo của Ngài” (SA 88).

b. Hoàn cảnh sáng tác hai khổ thơ cuối

Hai khổ thơ áp dụng cuối cùng của  BcMT , khổ 8 và 9, không được sáng tác trong cùng một cảnh với phần chính của bài ca. Theo sách  Lập tập Assisi,  khổ thứ 8 được viết khi xảy ra xung đột giữa các nhà chức trách dân sự và Đức Giám mục Assisi. Sách viết:

“Trong thời gian [Phanxicô] nằm trong giường, đức giám mục thành phố Assisi đã xác nhận thông tin công ty trưởng. Xin nhắc lại, người lúc này đang tổ chức thị trưởng nổi tiếng, và cho công bố bùng nổ khắp nơi trong thành Assisi một lệnh bất kỳ: không ai được phép mua bán hay ký kết văn kiện gì với giám mục. By như vậy hai bên đáng yêu yêu nhau giận dữ.

“Mặc dầu bệnh nặng lắm, két chân két sắt vẫn thấy thương cho hai vị ấy, nhất là vì không có ai, tu sĩ hay người đời, đứng ra can cào để bảo hòa giữa hai bên. Ngài nói với các bạn đồng hành của mình: 'Thật đáng hùng mạnh mẽ cho anh em là những bề tôi của Thiên Chúa, khi để cho đức giám mục và quan thị trưởng thù hận nhau như vậy mà không có ai đứng ra chiến hòa cho hai bên'.

 Vì lý do ấy, Ngài đã bổ sung thêm một câu cho bài hát  Ngợi Khen Thiên Chúa:

“ Mong sao Ngài được khen khen, ôi Chúa của con,
vì những ai tha thứ vì lòng thánh Chúa
 ”… ( SA  84).

Về hoàn cảnh sáng tác của khổ thứ 9 nói về chị Chết, Sách  Lập tập Assisi  cho biết như sau:

“Mặc dầu được các chứng bệnh hành hạ, két chân Phước vẫn hết lòng khen Chúa trong niềm tin hoan cả thể chất tinh thần. Ngài nói với người anh em ấy: 'Nếu tôi sắp chết, xin anh gọi anh Angiêlô và anh Lêô đến để hát cho tôi nghe về chị Chết'.

 Các anh này đến đứng trước mặt bạn và nước mắt đầm đìa, cửa hàng tiếng hát bài thánh ca về  Anh Mặt Trời  và các thụ tạo khác của Chúa do chính thánh nhân ra trong lúc đau đớn để ca ngợi Thiên Chúa và để an ủi linh hồn mình và linh hồn người khác. Ngài bổ sung vào trước đoạn cuối cùng một bài thơ nói về chị Chết:

Mong sao Người được khen, ôi Chúa của con,
vì chị Chết phần xác chúng con
 …'” (SA 7).

III. Phân tích bản văn

Một. Các bên tham gia vào lời khen

Một chút về các mối tương tác bên trong bài thơ, trong  BcMT  có một hành động và ba bên tham gia vào hành động động [20] . Hành động là việc khen ngợi. Ba bên tham gia vào việc khen khen là chủ thể thực hiện việc khen khen (Ai khen?), đối tượng nhận lời khen khen (Ai được khen khen?) và các chủ thể khác tham gia vào việc khen khen (Nhờ ai, cùng với ai, nhân việc gì, vì mục đích gì…?).

· Bình thường, chủ thể khen ngợi là người sáng tác  BcMT , tức Thánh Francis. Nhưng trong bài ca, không có câu nào nói: “Lạy Chúa, con xin khen Chúa”. Hầu như tất cả các câu của  BcMT  đều dùng một động từ là  Laudato si . Động từ này ở thể thụ động ( Passive voice/voix pass ): “Mong sao Người được khen khen”. Trong câu có động từ ở thể thụ động, chủ thể hành động có thể để trống [21] , và qua đó tạo khả năng tồn rộng để có thể bao gồm tất cả mọi người (“Mong sao Chúa được mọi người khen”), và toàn thể các thụ tạo (“Mong sao Chúa được tặng khen”) [22] .

Tuy tác giả  BcMT  đã cố ý xóa tên mình khi viết: “ không ai khen Danh Người ” và trình bày hành động chào khen ở thể thụ động, nhưng vẫn không xóa hết dấu vết vì cái tôi của người sáng tác vẫn xuất hiện trong những cụm từ như  meo Segnore  ( Ôi Chúa của con ), hay  sora nostra matre Terra  ( Mẹ Đất chị chúng con)

· Đối tượng của lời khen là Thiên Chúa như được khẳng định ngay từ câu đầu tiên: “ Lạy Thiên Chúa Tối Cao, Toàn năng và Tốt lành, mọi lời khen khen, vinh quang, danh dự, và chúc tụng đều về Chúa ”.

· Các thụ tạo tham gia vào hành động khen ngợi như thế nào? Để diễn tả cách các thụ tạo tham gia vào việc khen, trong nguyên bản, Thánh Francis dùng giới từ / “quan hệ từ” mỗi lần và  dùng đến 10 lần. Vấn đề là, theo các học giả, trong tiếng Ý xưa, từ   thể có nhiều nghĩa giá trị: giá trị nguyên nhân hay lý do, giá trị cơ hội hay hoàn cảnh, giá trị tác nhân, giá trị phương tiện tiện lợi [23] .

Tôma Celano, người đầu tiên được giao nhiệm vụ viết tiểu sử Cha Thánh, đã hiểu  theo  định nghĩa  của  (chỉ tác nhân). Trong  tưởng nhớ trong tâm tình ước  (tức là  Hạnh thứ hai ) ông viết:

“Chính lúc đó (lúc cảm nhận lời hứa hẹn ơn cứu độ của Chúa) Ngài đã sáng tác Bài ca các thụ tạo để mời gọi tất cả cùng ca tụng tạo Tạo Hóa theo cách của mình” (2 Cel 213).

Hiểu theo nghĩa này, chính các thụ tạo dâng lên Thiên Chúa lời khen còn Thánh Francis chỉ là người được mời. Khi ấy  BcMT  có ý tưởng và cấu trúc tương tự  Bài ca của ba thiếu niên trong lò lửa : người viết bài ca (ngôi thứ nhất) lời khuyên với các thụ tạo (ngôi thứ hai), kêu gọi các thụ tạo khen khen Thiên Chúa (ngôi thứ ba):

“Chúc tụng Chúa đi, nguồn nước tận cao xanh,
Chúc tụng Chúa đi, mọi cơ binh thượng binh,
Chúc tụng Chúa đi, mặt trời với mặt trăng,
Chúc tụng Chúa đi, chào tinh tú trên trời,

Chúc tụng Chúa đi, nào mưa sương tất cả,
chúc tụng chúa đi, luồng mọi gió gió thổi,
chúc tụng chúa đi, sức nóng lửa hồng,
chúc tụng chúa đi, trời nồng và khí lạnh”…  (Đn 3, 57-86). [24]

Nếu cho rằng từ   có giá trị phương tiện tiện ích  các thụ tạo không còn là chủ thể dâng lời khen ngợi Thiên Chúa, nhưng lời khen sẽ được dâng lên Thiên Chúa qua trung gian thụ tạo. Nhiều bản dịch hiểu giới từ mỗi  là “  nhờ/qua trung gian”. Ví dụ bản tiếng Anh trong bộ  Francis of Assisi: Early Documents [25] ,  câu 4 của  Bài Ca Anh Mặt Trời  được dịch là “ Ngợi khen Chúa, lạy Chúa, qua Chị Nước  / Ôi lạ Chúa của con, mong sao Người được khen qua trung gian chị Nước”. Lý do người phải nhờ trung gian thụ tạo là vì:

“ Ngay cả việc trực tiếp gọi tên Thiên Chúa, nhân loại cũng không xứng đáng, vì vậy con người dâng lên lời ca Nguy hiểm tiếp, thông qua các cách thụ tạo của Thiên Chúa. Tương tự như trong các nghi thức tại các đại thánh đường, cộng đoàn im lặng lên sự thờ phụng phượng thông qua tiếng hát của một nền tảng tuyệt vời” [26] .

Các vật phẩm có thể ca ngợi Thiên Chúa chỉ đơn giản bằng cách hiện hữu và làm những gì Ngài dự định cho họ. Đây là bản hợp pháp im lặng được phản ánh trong các công trình kiến ​​trúc và mỹ thuật.

Nếu cho rằng từ   giá trị lý do hay nguyên nhân, các thụ tạo là lý do thành mã hóa dâng lời khen ngợi Thiên Chúa. Đây là cách hiểu của tác giả bộ  Lập tập Assisi [27]  và các tác phẩm viết dựa vào Sản xuất  tập Assisi  như  Hộp quà lành.  Sách  Thư  viết vui:

“Lúc phung đông, khi mặt trời mọc, mọi người đều phải chào khen Thiên Chúa là đã xây dựng nên mặt trời để hữu ích cho chúng ta ta vì nhờ mặt trời mắt chúng ta được soi sáng lúc ban ngày. Khi chiều đến và đêm về, mọi người phải khen Thiên Chúa vì anh Lửa. Nhờ anh mà mắt chúng ta được soi sáng lúc đêm tối… Chính vì thế chúng ta phải thưởng khen Tạo Hóa đặc biệt vì hai anh ấy cũng như các loài côn trùng thụ tạo khác chúng ta dùng hằng ngày” (2 GTl 119).

Khi ấy  BcMT  có ý tưởng và cấu trúc giống  Thánh bay 104 : người viết bài ca (ngôi thứ nhất) dâng lời khen ngợi lên Thiên Chúa (ngôi thứ hai) vì sự kỳ diệu được tìm thấy noi các thụ tạo (ngôi thứ ba),

“Tôn thờ Thần đi, thần tôi Lôi!
Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, Chúa muôn trùng cao cả !…

Chúa khơi nguồn: hào thác thác,
giữa núi đồi, hồi khúc xung quanh co,
cung cấp nước uống cho loài dã thú,
bầy ngựa hoang đang say mê tài.

Bên dòng hoang, chim trời làm tổ,
dưới lá cành cửa hàng nhỏ lẻ lo.

Từ cao sơn, Chúa đổ mưa xuống núi,
đất chứa chan lộc của Ngài.
Ngài toàn thân cỏ xanh nuôi sống đàn gia bạch,
làm tốt tươi thảo mộc cho người thế giới dùng…

Chúa đặt trăng trăng để đo thời gian,
dạy mặt trời biết lặn đúng thời gian
 …(Tv 104 1.9-19).

· Nhiều học giả cho rằng đây là một trường hợp đa nghĩa tích hợp ( polysémie  /  polysem y) và giới từ  có  thể mang tất cả những ý nghĩa đó vào cùng một lúc và không thể tách rời [28] . Tuy cũng nghĩ “các cách giải thích không loại trừ nhau, nhưng bổ túc cho nhau”, nhưng khi dịch  BcMT  sang tiếng Việt, N. Nguyễn Văn Khánh đã phải chọn một nghĩa. Anh viết: “Khi dịch thì phải chọn. Chúng tôi đã chọn dịch từ “ per”  là “ vì” , theo lời giải thích của chính thánh Francis mà anh Lêô viết lại” [29] .

Người viết bài này cũng dịch từ “ per”  là “ vì” . Ngoài lý do khách quan đây là lời giải thích được anh Lêô ghi lại, xin thêm một lý do chủ quan. Theo cảm nhận riêng, sở dĩ Thánh Francis đã cố gắng tìm ra những biểu hiện đẹp đẽ tinh tế cho mỗi thụ tạo, đó là vì bạn muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ, khả năng của mình trước những điều kỳ diệu Chúa đã xây dựng. Giống như chúng ta muốn khen ngợi một tác giả nào đó, chúng ta sẽ nêu lên những cái hay, những cái tài tình trong các tác phẩm của người ấy.

Thánh Francis kể ra những nét đẹp đẽ để khen ngợi Thiên Chúa, không những người là tạo dựng nên những thụ tạo đẹp như thế mà còn vì vẻ đẹp của các sản phẩm phản chiếu vẻ đẹp đẹp đẽ của Sản xuất hóa học. Không dành riêng anh Mặt trời “ biểu thị Người, tối tối Cao” , biểu thị ánh sáng quang rạng ngời của Thiên Chúa, nhưng chị Trăng cùng tối sao, anh Gió, chị Nước đều biểu thị một góc đẹp dù nơi Thiên Chúa.  BcMT  khen ngợi Thiên Chúa  vì  Người đã xây dựng nên những tuyệt tác. Lời khen khen càng chân thực khi người khen đã nhận được và diễn tả những vẻ đẹp của buổi sáng tạo.

b. Bố cục bản văn

Dựa vào việc xuất hiện cụm từ khóa  Laudato Si',  BcMT  có thể gây ra  mười khổ đau.

· Khổ thứ nhất là lời khen Thiên Chúa bằng cách nêu lên các sản phẩm tính của Người:

Lạy Thiên Chúa Tối Cao, Toàn năng và Tốt lành,
mọi lời khen ngợi, vinh quang, danh dự, và chúc tụng đều thuộc về Chúa,

Tất cả đều thuộc riêng mình Ngài, bạch tối Cao
và không ai xứng đáng gọi Danh Người.

Chúng tôi đã tìm cách mở đầu như thế trong một số kinh nghiệm khác của Thánh Francis. Ví dụ như Kinh  Suy tôn đọc vào mọi giờ kinh  mở đầu như sau:

Thánh, Thánh, Thánh, Đức Chúa, Thiên Chúa toàn năng, múa
hiện có, đã có và sẽ đến:
Chúng ta hãy ca tụng và suy tôn Người đến huyền đời.

Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con,
Ngài xứng đáng lãnh nhận lời khen khen,
vinh quang và danh dự cùng lời chúc tụng:
Chúng ta hãy ca tụng và suy tôn Người đến muôn đời 
 (KSt 1-2).

Hầu như toàn bộ Kinh  Ngợi Khen Thiên Chúa Tối Cao sao  chép trong  Thủ bút gửi anh Lêô  được dành để kể lên các sản phẩm tính chất của Thiên Chúa:

Ngài thánh thiện, là Đức Chúa, Thiên Chúa duy nhất,
duy mình 
 Ngài làm nên những điều kỳ diệu  .

Ngài cao hùng, huyền vĩ đại, Ngài cao cả,

Ngài toàn năng, lạ Cha chí thánh,
Ngài là Vua thống trị trời đất.

Ngài là Ba Ngôi và là Một Thiên Chúa,
là Đức Chúa, Thần trên mọi chư thần.

Ngài là sự thiện, tất cả mọi sự thiện, sự thiện tuyệt đỉnh,
là Thiên Chúa thường hằng và chân thật…
 (KLeo 1-6) [30] .

· Những đau khổ từ 2 cho đến 7 lần kể cả tên một số thụ tạo cùng với những nét đẹp, những giá trị đặc biệt. Khổ 2 ​​nói đến Mặt Trời ( Anh đẹp và tỏa ánh sáng rạng ngời ,
Anh biểu thị Người, tái tối Cao ). Khổ 3 nói đến Mặt Trăng và nhiều sao ( trong sáng, cao quý và diễm lệ ). Khổ 4 nói đến Gió và khí trời lúc mây phủ lúc thanh quang ( Chúa dùng để tồn tại mọi bầy Chúa dựng nên ). Khổ 5 nói đến Nước ( thật ích lợi và khiêm tốn, quý hóa và trình trong ). Khổ 6 nói đến Lửa ( đẹp và vui tươi, hoành tráng và điêu luyện ). Khổ 7 nói đến Trái Đất ( nâng đỡ và cai quản, sinh đủ loại trái trăng với cỏ hoa đa sắc).

Những vật thể ở đây đều là những vật thể vô tri hay những hiện vật tự nhiên. Không thấy  BcMT  kể đến tên một sinh vật nào, trong khi đó các truyện ký có rất nhiều giai thoại kể lại công việc Thánh Francis kết thân với mọi loài thú vật. Ngài nói chuyện với chim muông cầm thú, gọi các con vật là “anh”, “chị” hay “em”. Trong  BcMT , Thánh Francis gọi những vật vô tri là “anh, chị” nhưng không nhắc tên một sinh vật nào, ngoại trừ con người.

· Các vấn đề 8-9 cho người dùng. Dựa trên những gì được thuật lại ở SA 84, Khổ 8 nói về sự thứ tha và được sáng tác để kêu gọi quan thị trưởng và Đức Giám mục của các thành phố Assisi làm hòa với nhau. Tuy nhiên, nguyên văn SA 84 viết: “ Et sic unum versum fecit”  và phải hiểu Thánh Francis chỉ thêm một câu, tức câu “ Mong sao Ngài được khen khen, ôi Chúa của tôi, vì những ai tha thứ vì lòng Chúa ” [31] …

Như thế chủ đề của khổ 8 sẽ không phải là thứ thứ nhưng phải chấp nhận chịu đựng bệnh tật và gian nan. Tuy nhiên dù có hiểu là nói về sự tha thứ hay sự chấp nhận chịu đựng, thì đau khổ 8 và đau khổ 9 vẫn nói về những trải nghiệm đau đớn của con người: tranh chấp bất hòa, bệnh tật gian nan và sự chết. Sở dĩ được đưa vào  BcMT  để làm đề tài khen Thiên Chúa, đó là vì các tranh chấp bất hòa đã được vượt qua trong tha thứ; Bệnh tật gian nan và tử vong đã vượt qua trong chiến thắng trước “cái chết thứ hai”.

· Khổ 10 nói lên ý hướng và mục tiêu của  BcMT  nói riêng và của toàn thể vũ trụ nói chung  khen khen, chúc tụng, tạ ơn và phụng sự Thiên Chúa Tối Cao  Đây là câu kết của toàn bài và cũng có thể là điệp khúc hát trước mỗi khổ thơ .

c. Cách gọi các vật vô tri là “anh, chị”

Trong Cựu Ước, nhiều Thánh vịnh đã đưa các thụ tạo vào trong lời kinh khen khen (hoặc để mời cùng chung lời khen, hoặc được nêu lên như những đề tài để khen khen). Ví dụ như Tv 8, Tv 19, Tv 104, Tv 148, hay bài “Thánh ca của ba thiếu niên trong lò lửa”:

“ Chúc tụng Chúa đi, nguồn nước tận cao cao xanh,
chúc tụng Chúa đi, mọi cơ binh thượng binh,
chúc tụng Chúa đi, mặt trời với mặt trăng,
chúc tụng Chúa đi, tôn tinh tú nến ngàn
 ” (Đn 3, 60-63).

Điểm độc đặc của  BcMT  là công việc khi đưa các thụ tạo vào trong lời kinh nghiệm của mình, Thánh Francis gọi các loài đó là  fratre  và  suor  (“anh” và “chị”) [32] .

Trước khi sáng tác  BcMT , chính Thánh Francis cũng đã từng gọi các sinh vật là “anh” là “chị” và mời các anh chị ấy dâng lời khen Thiên Chúa. Hương vị như công việc sau đây được Tôma Celano thuật lại trong Thư  Tiểu sử khoái chân nứt Phúc  (tức 1 Cel): Một ngày kia, khi đang trên đường băng qua thung lũng Spoleto, thánh nhân gặp một đàn chim rất đông, bạn tiếp đến gần họ và nói:

“Thần các anh chim, các anh có thần linh phải luôn ca tụng và yêu mến mộ tạo nên các anh. Người đã cấm cho các anh lông vũ làm áo mặc, đôi cánh để bay, cùng tất cả những thứ anh cần. Thiên Chúa đặt các anh ở một địa điểm cao sang để các thụ tạo tạo ra, bởi vì Người đã cấm các anh khoảng không trung trong nơi làm việc lành ở. Các anh không gieo, không ngã ,  không phải lo lắng gì, nhưng chính Người che cường và chăm lo cho các anh” (1 Cel 21).

Chúng ta đều rất quen thuộc với chuyện Thánh Francis đi gặp con hoang ở Gubbio được thuật lại trong sách  Fioretti di San Francesco  (Những Bông Hoa Nhỏ) và tiền thân của nó là  Actus b.  Francisci et sosorum eius (Các việc làm đức hạnh của thú chân hạnh phúc và các bạn đồng hành của bạn ). Thánh Francis đi hai tay không đến gặp con trả tiền chuyên ăn thịt gia lượng và tấn công cả người. Ngài nói với con ngựa:

“Này anh Sói, anh đã gây ra bao nhiêu thiệt hại trong vùng này. Anh gây ra tội bao ác khủng khi tàn sát không thương tiếc các thụ tạo của Thiên Chúa” (CĐc 23; NBHn 2).

Trong  BcMT , Thánh Francis mở rộng mối mối quan hệ gia đình hát đến cả các vật vô tri (như trăng, sao, đất, nước) và các hiện tượng tự nhiên (như gió,fire). Trong cách gọi của Thánh Francis, chúng tôi thấy có một số điểm đáng lưu ý.

Điểm đáng lưu ý thứ nhất là quý ngài gọi một số thụ tạo là “anh” còn số khác gọi là “chị”. Bạn có thể xem đây là điều khiển bắt buộc bằng ngôn ngữ bạn sử dụng. Trong tiếng La Tinh và trong các cách phát âm từ tiếng La Tinh, đa số danh từ đều được sắp xếp thành “giống đực” hay “như cái”. Thông thường, việc sắp xếp theo giống đực hay giống cái dựa trên bản chất tự nhiên, như  pater  (cha) thuộc “giống đực”, còn  mater  (mẹ) thuộc giống cái. Nhưng cũng có khi chỉ theo quy ước thói quen. Tại sao trong tiếng La Tinh, tên các con sông đều thuộc “giống đực” trong khi tên các loài cây đều thuộc “như cái”? Không có lý do logic, chỉ làm quy ước. Trong tiếng La Tinh, tiếng Italia và phương ngữ Umbria, “mặt trời” ( sol,sole ) thuộc giống ngựa, “mặt trăng” ( luna ) thuộc giống cái. Có thể là lý do đầu tiên cung cấp Thánh Francis gọi mặt trời là anh, gọi “mặt trăng” là chị.

Tuy nhiên khi gọi các thụ tạo là “anh” là “chị” Thánh Francis còn nêu lên những đặc thù sắc bén của từng “anh”, từng “chị”. Anh Mặt trời thì “đẹp và tỏa ánh sáng rạng ngời”, Chị Mặt trăng thì “trong sáng, cao quý và diễm lệ”. Chị Nước thì “thật lợi và khiêm nhu, quý hóa và trinh trong” còn Anh Lửa thì “đẹp và vui tươi, khỏe và Đỗ”. Việc sắp xếp thành “giống đực” hay “như cái” vì thế không còn mang tính cách thuận tiện, nhưng phát hiện từ một trải nghiệm sâu xa. Có thể là tiềm thức tập thể của con người, tức là từ một cảm nhận chung trong nhiều nền văn hóa về tính âm và tính dương của sự vật.

Trong tiếng Việt, danh từ không có giống đực, giống cái. Nhưng trong văn hóa Trung Hoa, các vật cũng được sắp xếp thành các loại mang tính âm hay tính Dương. “Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con nội, cây cỏ, đều được quy vào âm dương. Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, nóng, cháy, sáng. Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, lạnh, nước, tối” [33] .

Trong cách trình bày của  BcMT  , chúng tôi thấy có một sự bình đẳng về mặt âm dương. Khổ 2 ​​nói về Mặt Trời (thuộc Dương), khổ 3 nói về Mặt Trăng (thuộc Âm). Khổ 4 nói về Nước (thuộc âm), khổ 5 nói về Lửa (thuộc Dương).

Điểm đáng lưu ý thứ hai là khi gọi các loài thụ tạo và các hiện vật tự nhiên là “anh” là “chị”, Thánh Phanxicô dành một vị trí riêng cho Mặt Trời và Trái Đất. Ngài không chỉ gọi Mặt Trời là “anh” nhưng còn gọi là “ Messer lu fratresole”  ( Ngài Mặt Trời là anh chúng con, BcMT  c.2 [34] .  Mặt Trời được nhắc đến cách trang trọng ngay đầu bài, được gọi bằng tước hiệu “ Messer”,  lại được xác định là biểu tượng chính vinh quang của Tối Cao .  Tuy nhiên, dù uy nghi cao trọng, dù đã có tước hiệu là “ Messer ”, dù là “ngài Mặt Trời”, thì Mặt Trời vẫn là “anh Mặt Trời”, thành viên của gia đình.

Thánh Francis cũng dành một ví trí đặc biệt cho Trái Đất mà bạn gọi là “Mẹ Đất, chị chúng tôi”. Được gọi là “Mẹ Đất” vì Trái Đất có đầy đủ các sản phẩm chất của một người mẹ: Trái Đất “đỡ nâng và cai quản, sản sinh đủ loại trái trăng với cỏ hoa muôn sắc” ( BcMT  c.7). Được gọi là Mẹ, nhưng vẫn là chị, vì Mẹ Đất giống như một chị đã đi lấy chồng, con cái đầy đàn. Ở nhà mình, Mẹ Đất là mẹ, nhưng về nhà bố mẹ thì vẫn là Chị. Vì thế Thánh Francis mới gọi bà chị lắm con ấy là “Mẹ đất, chị chúng con”.

Về từ vựng, trong hai đau khổ thơ cuối, Thánh Francis không nói đến một sự vật hay một hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên nhưng lại nói về những sự việc xảy ra nơi chính con người, đó là sự tha thứ và sự chết. Có điều lạ là, riêng trong đoạn nói về sự tha thứ, Thánh Francis lại không dùng “ngôn ngữ gia đình”, không gọi ai là “anh” là “chị”, trong khi giải hòa là lúc thích hợp nhất để nhắc đến tình huynh đệ.

IV. Nguồn cảm hứng

a. Cảm hứng văn chương

Theo hồi ức của các tác giả biên bộ Lập  tập Assisi,  khi sáng tác  BcMT,  Thánh Francis có ba mục tiêu: “để ca ngợi Thiên Chúa, để an ủi linh hồn mình và linh hồn người khác” ( SA  7). Để ca ngợi Thiên Chúa hay để an ủi linh hồn mình có thể không cần nói thành lời hoặc chỉ dùng ngôn ngữ ở mức tối thiểu, nhưng để an ủi linh hồn người khác, tức là để chia sẻ cảm xúc của mình, Thánh chiến lực phải sử dụng phương tiện truyền tải là ngôn ngữ trong một quá trình được gọi là “văn tự hóa”( văn học hóa ) [35] .

Ngôn ngữ mà thánh nhân dùng để viết  BcMT  là phương ngữ Umbria, lúc đó là một ngôn ngữ bình dân, chưa có hệ thống ký âm chính thức [36] . Nhưng nhờ có tiếng La Tinh nên vẫn có thể cung cấp cho tác giả  BcMT  một kho từ vựng và ngữ pháp phong phú. Ví dụ: theo ngữ pháp, danh từ  duy nhất  (mặt trời)đã là giống đực,  luna  (mặt trăng) đã thuộc giống cái. Điều này giúp cho Thánh Francis dễ hình dung và dễ gọi mặt trời là “anh”, và mặt trăng là “chị”. Ví dụ thứ hai: Thánh Francis dùng động từ “ngợi khen” ở thể thụ động và thức giả định  (Laudato si' – Ước gì/Chớ gì Người được khen ). Sử dụng động từ có thể thụ động và định nghĩa giả cho Thánh Francis có thể bỏ chủ vị trí.

Tuy nhiên Thánh Francis lại không chỉ diễn tả cảm xúc bằng ngôn ngữ đời thường nhưng còn muốn diễn tả bằng hình thức thi ca nên có thêm một quá trình nữa, gọi là quá trình “văn chương hóa” ( văn học hóa ) [37] . Trong thi ca, người sáng tác được tự làm hơn khi trình bày, không phải cothủ chặt các quy luật của lý luận hay các quy ước thông thường của ngữ pháp. Nhà thơ có thể cứ viết như mình cảm nhận mà không cần quan tâm đến điều mình viết có logic hay không.

Khi cảm nhận được một sự đồng điệu dù đó là cách thiên nhiên, nhà thơ có thể dùng biện pháp tu từ “nhân hóa” để nói với sự vật vô tri. Nhà thơ lãng mạn người Pháp tên là Lamartine đã sáng tác bài thơ  Lê Lạc (Hồ ơi!)  khi không gặp lại người yêu bên hồ Bourget như lời hẹn ước. Nhà thơ nói chuyện với hồ nước như với một người bạn để giãi bày tỏ tâm sự:

Năm gần xong, bên sóng hồ yêu dấu
Vắng bóng nàng về thăm lại, hồ ơi!
Đây hồ xem mỏ đá xưa nàng Thỏ
Nay còn lại một mình ta trên đó! [38]

Câu hỏi đặt ra là từ vựng, ngữ pháp và các biện pháp tu từ chỉ là phương tiện để Thánh Francis diễn tả một cảm hứng tôn giáo hay các yếu tố ngôn ngữ và văn chương cũng ảnh hưởng đến việc hình thành cảm hứng độc nguyên thủy. Thành Thánh Francis gọi vạn vật là “anh” là “chị” có phải hoàn toàn phát sinh từ cảm hứng thần bí hay cũng phát sinh từ cảm hứng thi ca hay chăng?

Theo phân tâm học, trong sáng tạo nghệ thuật, các nhà thơ, nhà văn, kể cả những người viết truyện phim, viết quảng cáo, viết cổ động, đều vận dụng đến những “hình ảnh nguyên mẫu” ( hình ảnh nguyên mẫu ) có sẵn trong vô thức tập thể. Chính nhờ đó các sản phẩm của họ có thể đánh động nhiều người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau [39] . Phải chăng, theo Daniel T. Lunney nhận xét, “Bài ca Mặt Trời tiếp tục có sức mạnh truyền cảm hứng cho mọi người trên khắp thế giới và qua nhiều thế kỷ vì Francis vận dụng được hình ảnh nguyên mẫu của chúng ta về gia đình đã của các thụ tạo để ca ngợi Tạo Hóa” [40] ?

Mẫu nguyên hình ảnh thường được lưu trữ qua các thần thoại của dân gian tín hiệu. Người ta gặp thấy rất nhiều truyện về thần sông, thần núi, thần mưa, thần gió, thần mặt trời, thần mặt trăng… trong thần thoại của các nền văn hóa khác nhau. Các câu truyện được sử dụng để làm nền cho việc thờ cúng các thần thoại. Tiếp nối Do Thái giáo, Kitô giáo là một tôn giáo độc thần tuyệt đối và mạnh mẽ chống đối việc thờ cúng bất cứ thần tượng nào khác ngoài Thiên Chúa, Sản xuất xây dựng trời đất. Tuy nhiên ngay trong những nền văn hóa Hiến lâu đời, vẫn bổ bổ tồn tại những hình thức dị chất, những hình thức thờ cúng các sức mạnh tự nhiên.

Việc  BcMT  chỉ được làm ngay nhưng không được nêu tên theo cách minh nhiên trong các truyện ký tự của Tôma Celano cũng như trong các truyện ký tượng của Thánh Bônaventura có thể vì hai lý do ấy. Về mặt văn học,  BcMT  là một sáng văn được sáng tác bằng phương ngữ Umbria trong khi ngôn ngữ chính thức của xã hội và Giáo Hội thời đó là tiếng La Tinh. Các truyện ký của Tôma Celano và Thánh Bônaventura lại là những tác phẩm chính thức của Đức Giáo Hoàng, do Tổng Phục vụ hay Tổng Tu đề nghị yêu cầu biên soạn [41] .

Hơn nữa  BcMT  còn gọi các vật thể vô tri và các hiện tượng tự nhiên là “anh” là “chị”. Màu về phương diện tín lý, điều ấy dễ dẫn đến những báo cáo cho rằng bạn rơi vào tín ngưỡng vật linh ( animism ), cho rằng mọi vật (người, động vật, thực vật, đá, sông, núi vv), và mọi hiện vật tượng tự nhiên (sấm, chớp, mây, mưa) hay các thực thể khác trong môi trường tự nhiênđều có thiêng liêng. Ưu tiên bạn có thể được coi là theo tôn giáo đốt thần thoại , cho rằng mọi vật đều có thần tính.

Trong bài nghiên cứu đã trích dẫn, Ilia Delio đã nhận xét:

“Các hành động của Thánh Francis đôi khi được cho là không chính thống, và điều này đã trở thành đề tài bàn luận giữa các học giả ngày nay. Ví dụ, Lynn White ( Medieval Religion and Technology  [Berkeley: University Berkeley Press, 1978]: 38) cho cách Thánh Giáo giao tiếp tiếp với thiên nhiên là một sai lầm về cơ bản vì vậy giáo dục chính thống vì bạn rao giảng cho chim và hoa, qua đó chỉ cho chúng một cách tư vấn, thậm chí chính xác phải làm cho con Cubbio ăn cải thiện” [42] .

Có lẽ để tránh những lời trích dẫn ngắn gọn, Tôma Celano đã trình bày  BcMT  như một tác phẩm sáng tạo theo cảm hứng của  Thánh ca ba thiếu niên  trong sách Đanien. Nếu có thì cũng chỉ khác ở chỗ “nhân cách hoá” mạnh hơn qua việc gọi các thụ tạo là “anh” là “chị”. Còn Thánh Bônaventura tránh các lời chỉ trích bằng cách không nhắc đến tên  BcMT , nhưng vẫn duy trì và nhấn mạnh cảm nhận thần bí về tình huynh đệ đại đồng làm nền tảng cho bài ca.

b. Cảm hứng tôn giáo

Cảm giác ngẫu hứng của  BcMT  có thể được cho là mang tính chất thi ca tinh hoặc chịu đựng ảnh hưởng của tín ngưỡng vật linh hay liều thần. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, ngay cả khi gọi Mặt Trời là “ngài”, và Đất là “Mẹ Đất” thì bạn Mặt Trời vẫn là “anh” và Mẹ Đất vẫn là “chị” chứ không phải là một linh thiêng nào phải thờ Phụng vụ. Thánh Hồng xem thiên nhiên là cơ hội, là phương tiện tiện lợi, để khen ngợi Thiên Chúa.

Qua những thông tin liên quan đến hoàn cảnh sáng tác, được nhận từ những anh em khởi đầu của Thánh Francis  chúng ta có thể tìm thấy cảm hứng của  BcMT  không phải là cảm hứng thi ca ngộ cũng phải cảm ngẫu mang tính chất tín ngưỡng vật linh.

Thông tin thứ nhất là công việc Thánh Francis sáng tác  Bài Ca  khi thân thể bị bệnh nặng, hai mắt gần như mù lòa, nằm co ro trong một căn phòng nhỏ tại địa điểm nhà thờ gần Thánh Đamianô (x.  SA  83). Cảm hứng không đến với tác giả khi được ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, trong một buổi bình bình minh rực rỡ hay trong một khu rừng có thác đổ, có sói nước róc rách, có tiếng chim hót, có tiếng vượn kêu. Cảm hứng sáng tác đến với Thánh Francis khi chịu đau đớn và được Chúa rắn chắc ban cho phần thưởng Nước Trời. Tâm trạng của Thánh Francis khi sáng tác  BcMT  không giống với tâm trạng của Xuân Diệu khi sáng tác bài thơ  Cảm xúc:

Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió,
Mơ theo trăng và nhẹ nhàng cùng mây… [43]

Thông tin thứ hai giúp chúng tôi hiểu rõ cảm xúc của  BcMT , đó là  Bài Ca  chỉ được Thánh Francis sáng tác vào cuối đời. Trước đó là một cuộc đời đền tội, khắc phục đau khổ, liên tục từ bỏ, hạn chế mình. Sau đây là một ví dụ điển hình:

Ngày kia “ma quỷ làm ngài phải trả lời cám ơn rất nặng nề về dục dục. Nhưng ngay khi cảm thấy được cám dỗ, vị Hiền Phụ chân An toàn xoa bóp như thế này là đúng quá rồi! Áo dòng là của người hành động: anh không được phép lấy trộm mặc định. Nếu anh muốn bỏ thì cứ bỏ!” (2 Cel 82).

Trong giai đoạn này, gọi thân thể mình là “anh Lừa” đúng chỉ là một nhân cách hóa chứ không hề có một thiện cảm nào. Chỉ đến cuối đời, khi đã “đóng cửa tính xác thịt mình vào thánh giá với Chúa Kitô”, Thánh Francis mới có thể gọi thân thể mình là anh cách thân thiện. Như Tôma Celano viết:

“Cuối đời, Thánh Francis thú vị với một trong những anh em của mình rằng lương tâm bạn áy náy về việc chăm sóc cơ thể của mình, và vẫn sợ nuông chiều nó quá nhiều trong thời gian bệnh tật, lo lắng về việc cung cấp cho nó những món ăn ngon hoặc thức ăn bổ sung. Người anh trả lời bằng cách hỏi Thánh Francis rằng cơ sở của bạn đã vâng lời như thế nào qua nhiều năm và vị trí thừa nhận rằng nó vâng lời trong mọi công việc, " không khó khăn, không sợ phải tổn hại, sao hoàn thành thành nhiệm vụ." Khi người anh em ấy hỏi lại: “Nếu như vậy thì thưa cha, cha để lòng quảng đại của cha ở đâu? Này có phải là cách trả công xứng đáng cho bạn bè chung thủy không?” thì Thánh Francis đã xin lỗi thân thể của mình: “Thân Anh Thân xác ơi, vui lên đi và tha thứ cho tôi, bây giờ tôi sẵn sàng làm theo ý anh, và vui vẻ nhanh chóng tìm cách cho anh hỗ trợ hơn van” (2 Cel 160).

BcMT  là kết tinh của một quá trình hiển thị “cùng chết với Chúa Kitô”, “đóng chốt tính xác thịt vào thập giá cùng với các giáo dục hy vọng và đam mê” để cùng Người sống lại” (x. Rm 6,8; Gl 5,24). Chỉ khi đã được ở năm dấu thánh và được đảm bảo ơn cứu độ, Thánh Francis mới có thể gọi vạn vật là “anh, chị”, giống như chỉ khi đi đến cuối đời thần đền tội, Thánh Francis mới có thể làm hòa với thân thể mình và gọi thân thể của mình là “anh Lừa” một cách thân thương.

Thánh Francis có thể là một người sẵn có tâm hồn nghệ sĩ, dễ đồng cảm với vạn vật, tuy nhiên tâm tính tự nhiên đã phải tôi luyện tập trong hỏa hoạn đau đớn và  BcMT  chỉ có thể thành hình sau khi có lời Chúa hứa: “ Người tu sĩ, hãy tận hưởng và vui mừng trong cơn khốn cùng bệnh tật, từ nay chắc chắn sẽ đau đớn quốc gia như thể có thể ở trong thiên vương của Ta”. Trước đó chỉ là tủ thân và gần như tuyệt vọng.

Mối liên hệ gia đình giữa các loài côn trùng thụ tạo đã có từ khi cùng được Thiên Chúa tạo thành. Nhưng cảm nhận về mối liên hệ lụi tàn dần sau khi tội phạm tội phạm. Đất vẫn được hỗ trợ và nuôi dưỡng, nhưng “đất sẽ làm sạch góc cho sừng; sẽ phải đổ mồ hôi mới có mà ăn” (St 2, 18-19). Người ta không còn sống nhờ đất và bảo tồn đất, nhưng coi đất là đối tượng để khai thác, để cướp phá. Tình huynh đệ đại đồng trong  BcMT  không phải là một tình huynh đệ ngây thơ trong trắng của tuổi thơ hay của nhân loại trước khi sa ngã. Đây là “tình huynh đệ tìm lại được” của những người “đã nên một với Đức Cứu được chết như Người đã chết,… được sống lại như Người đã sống lại” (x. Rm 6,5).

Bởi vì bản chất của vạn vật là đồng thụ tạo, nên mối dây huynh đệ vẫn tồn tại, cảm nhận về mối dây huynh đệ vẫn còn trong cảm ngẫu thi ca hay trong các thần thoại của các tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên chỉ sau khi cùng với Chúa Kitô thực hiện cuộc vượt qua, Thánh Francis mới tìm lại được cảm nhận về mối mối huynh đệ giữa những loài cùng một nguồn, “cùng một nguyên lý xuất phát”.

Thánh Bônaventura đã summ tắt nguồn cảm hứng đã cung cấp Thánh Francis sáng tác  BcMT  trong một câu: “lời thường gọi tất cả mọi thụ tạo, đến cả những loài nhỏ bé nhất bằng 'anh' bằng 'chị' vì biết rằng các thụ tạo đều chung một nguyên lý sản xuất phát duy nhất như mình" (1 Bon 8,6).

c. Một vài thắc mắc

Khi tìm hiểu  BcMT , có một số câu hỏi đã được trả lời tạm thời. Nhưng vẫn còn một số chưa tìm được câu trả lời xứng đáng.

· Thắc mắc thứ nhất: theo các dữ liệu sử học thì Thánh Francis sáng tác  BcMT  để ca tụng Chúa khi được Chúa rắn chắc sẽ cấm Nước Trời. Thế tại sao trong  BcMT , thánh nhân không ca tụng Chúa vì công trình nghiên cứu độ mà lại khen ngợi Chúa vì những công việc kỳ diệu Chúa làm khi sáng tạo trời đất vạn vật? Trong Tân Ước có nhiều thánh ca ca tụng công trình nghiên cứu của Thiên Chúa, ví dụ như thánh ca ở đầu  Thư gửi tín hữu Êphêxô: “ Trọng Thánh Tử, nhờ thánh Tử tông ra, chúng ta được cứu cứu, được thứ tha bồi lỗi, theo lượng ân sủng rất phong phú của Người” (Tập 1,7). Nhưng “trong  Bài ca Anh Mặt Trời,  không có chỗ nào nói đến Chúa Vẽ một cách minh nhiên” [44] . “Làm sao có thể không nhắc đến Chúa Kỵ, đã hoàn thành cuộc đời của vị Thánh nghèo, trong chính bài ca mà bạn muốn nghe hát lên vào giây phút xa đời?” [45]

Một số học giả cho rằng đúng là Chúa Kitô không được nhắc đến cách minh nhiên nhưng Chúa Kitô là điều kiện cần thiết, là nền tảng Thánh Francis phải dựa vào mới có thể hát lên  BcMT , vì  BcMT  trong bản là bài ca của một người đã được Chúa Giết cứu Cứu, một người đã được hòa hợp với thiên nhiên giúp được hòa hợp với Thiên Chúa, với đồng loại và với chính mình. Chính vì được làm hòa trong Chúa Kitô, Thánh Francis mới có thể cảm nhận được vạn vật là anh chị em của mình. A. Vauchez viết:

“Đàng sau con người nghèo thành Assisi, người ta nhận ra tiếng nói của Chúa Kitô, phương tiện tình yêu thích– nhất là trong câu “ Phúc cho những ai chấp nhận trong bình an…”  nơi gặp thấy âm thanh của các Cơn Phúc – và Cơn duy nhất có thể “gọi” Danh Thiên Chúa, nghĩa là cực duy nhất có khả năng cho chúng ta tiếp cận Thiên Chúa và tỏ ra cho chúng ta biết Thiên Chúa” [46] .

Ilia Delio OSF đã viết chắc chắn một bài dài, nhân đề là  The  Canticle of Brother Sun : A Song of Christ Mysticism (Bài Ca Anh Mặt Trời: Một ca khúc của nền thần bí hướng về Chúa Kitô) đăng trên tạp chí  Franciscan Studies . Dựa trên thần học của Thánh Bônaventura, Delio quả quyết định:

“Theo cách nhìn của Bônaventura, một người như Francis, trong Hiệp nhất với Chúa Kitô, đã bước vào hiệp nhất với vạn vật trong Chúa Kitô, Bát làm đầu đích thực. Trong Chúa Kitô, chúng ta đứng ở trung tâm của sự sáng tạo. Do đó, việc kết hợp thần bí với Chúa Kitô chịu đóng kín, dẫn người ta vào thiên đường mới trong Hiệp nhất với Chúa Kitô, Ađam mới. Đây là khóa của  Bài ca Anh Mặt Trời” [47] .

Cũng có thể cho rằng bởi vì  BcMT  chỉ là một khúc ca, một bài thơ, không phải là một bài khảo luận, một trường thi, nên không thể nói hết những gì cần phải nói. Một khúc ca, một bài thơ chỉ cần diễn tả một trực giác, một cảm nhận, và chỉ cần diễn tả bằng hình ảnh, bằng ẩn dụ. Thật ra Thánh Phàm vẫn luôn khen ngợi, chúc tụng Thiên Chúa vì những việc Người làm trong lịch sử nghiên cứu độ trong các lời kinh của bạn [48] . Trong  BcMT , Thánh Francis chỉ nhắc đến các vật vô tri khi khen Chúa, phải chăng vì khi ngài cảm nhận được cách mạnh mối dây liên kết với vật vô tri, điều trước đó bạn chưa “ngộ” ra hết? [49]

Lời kinh ở cuối Chương 23 của Luật  không sắc chỉ  cũng có một lời khẳng định về việc không ai xứng gọi tên Chúa và khi ấy Thánh Francis đã kêu xin Chúa Kitô Chết ra cầu giúp đỡ thay:

“Vì tất cả chúng con đều khốn nạn và tội lỗi, không đáng kêu gọi Danh Cha, nên chúng con tha thiết nài xin Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, là “Con yêu dấu của Cha, Đệ làm vui lòng Cha hết mực” để Người cùng với Chúa Thánh Thần, Trầm Bảo hỗ trợ, tạ ơn Cha về tất cả mọi sự, hợp lý theo ý của Cha và của Người, vì Người thường xuyên làm cho Cha trong mọi sự và giúp Người Cha đã làm việc bảo vệ cho chúng con. Alleluia!” (Lksc 23, 5).

Nếu hiểu chính Chúa Kitô là chủ thể thì  BcMT  sẽ là bài ca của Chúa Kitô, Ngôi Lời Nhập thể, thủ tử của mọi loài côn trùng thụ tạo (x. Cl 1,15; Rm 8,29), dâng lên Chúa Cha lời chúc khen vì đã ban cho mình biết bao nhiêu là anh chị em trong vũ trụ rộng lớn bao la này.

· Thắc mắc thứ hai: tại sao trong đau khổ 8 nói về việc tha thứ và chịu khó Thánh lại không dùng “ngôn ngữ gia đình”, không gọi ai là “anh” là “chị”? Không có câu trả lời rõ ràng. Chỉ có thể xác định rằng, tuy khổ 8 không dùng “ngôn ngữ gia đình” nhưng lại làm rõ hơn bất kỳ nơi nào khác bản chất của tình anh chị em đích thực. Trong một thế giới tội phạm, chúng ta chỉ có thể là anh chị em của nhau nếu chúng ta biết tha thứ và chịu đựng lẫn nhau, cũng như trong một thế giới tội phạm, chúng ta chỉ có thể là con Thiên Chúa nếu chúng ta được Thiên Chúa tha thứ. Ngoài ra, trong một thế giới tội phạm, chúng tôi chỉ có thể là anh chị em của các thụ tạo nếu chúng tôi làm hòa với thế giới tự nhiên, tức là bỏ hết những ước muốn sử dụng hữu và thống trị.

· Thắc mắc thứ ba: làm sao Thánh Francis có thể dùng “ngôn ngữ gia đình” trong câu 9 khi nói về sự chết? Trước sự chết, người ta sợ hãi, trốn chạy. Kinh Thánh còn coi sự chết như kẻ thù [50] . Nếu hiểu được cái chết là một việc không thể tránh được, người ta có thể bình tĩnh tiếp nhận cái chết. Suy yếu, trong hoàn cảnh quá đau đớn, người ta có thể sẽ chết. Tuy nhiên ngay cả khi đó, người ta vẫn coi chết là một giải pháp bất đắc dĩ. Nhưng để có thể chào đón sự chết một cách thân thể và gọi là chị Chết giả thiết kế, bằng một cách nào đó, đã vượt qua nỗi sợ hãi bẩm sinh trước khi chết và hơn thế nữa, đã chuyển hóa được thù địch thành thân thiện.

Nơi Thánh Hồng thực hiện cuộc chuyển hóa đó? Câu trả lời có thể nằm ở thánh nhân chỉ sáng tác đau khổ thơ ấy vào lúc cuối đời, khi đã làm hòa được với một kẻ thù khác là chính thân xác mình. Ngài là một con người cứng đời chống trả lại những người kéo dài xác thịt, và đã thiết lập lời nhắc nhở anh em mình: “Mỗi người có một kẻ thù dưới quyền mình: đó là thân xác… Bằng song phúc thay tôi tới ai luôn kiềm chế thù thuộc quyền mình” (Huấn ngôn ngữ 9). Làm hòa được với thân xác nghĩa là không còn sợ hãi thân xác lôi kéo phạm tội. Mà “lương đền bù lỗi trả cho người ta, là cái chết; còn ân huệ Thiên Chúa ban không, là sự sống đời đời trong Đức Kitô Chúa Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,6). Khi nhờ ơn Chúa, Thánh Francis đã kiềm chế thân xác, khi dựa vào lời Chúa hứa, bạn đã tin tưởng tưởng chắc chắn sự sống đời đời, có lẽ khi ấy chết đối với bạn không còn là kẻ thù nữa, nhưng trở thành bà chị giúp vượt qua sự sống trần gian.

· Bệnh mắc thứ tư:  BcMT  là một bài ca, một khúc hát, thế nhưng vì sao chỉ còn truyền tải đến chúng ta phần lời mà không có phần nhạc? Trong khi đó các truyện ký thời trang đầu cho chúng ta biết Thánh Francis là người rất yêu thích âm nhạc.  Lập tập Assisi  kể lại câu chuyện Thánh Francis đã cảm thấy được xoa dịu như thế nào giữa những cơn đau vì bệnh tật khi , “vào lúc nửa đêm,… từ chung quanh căn nhà khách ngụ, vẳng lên tiếng đàn luýt. Đàn lên một giai điệu âm nhạc du dương tuyệt vời, hơn bất cứ một giai điệu âm nhạc nào bạn đã từng nghe” [51] .

Một lý do có thể giải quyết giai điệu của  BcMT  không được ghi lại, đó là vì có nhiều khả năng Thánh Francis không sáng tác một giai điệu mới nhưng dạy anh em hát theo một giai điệu đã được phổ biến rộng rãi trước đó. Tương tự như các bài bản có sẵn trong cải lương. Soạn giả khi soạn một bản vọng cổ sẽ nương theo những làn sóng có sẵn để soạn lời.  BcMT  có thể đã được sáng tác để hát các làn sóng phục vụ dùng để hát thánh vịnh, ca vịnh hay thánh ca [52] . Có phải như vậy mà không thấy cần phải ghi lại phần nhạc chăng?

Kết luận

Qua công việc tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác và phân tích cách sử dụng câu chữ, có thể kết luận  BcMT  là một lời cầu nguyện, một lời kinh đồng thời là một bài thơ, một tác phẩm nghệ thuật. Cảm hứng của  BcMT  là một cảm hứng thần bí, đúng giáo lý chính thống. Thánh Francis có thể mượn những yếu tố có sẵn trong ngôn ngữ dùng để “văn tự hóa”, có thể mượn những hình thức tu từ để “văn chương hóa” cảm hứng của mình, có thể mượn những “hình ảnh nguyên mẫu” của tiềm thức tập thể. Nhưng cảm hứng và ngôn từ của  BcMT  vẫn là cảm hứng và ngôn ngữ từ Kitô giáo, bắt nguồn từ cả một cuộc đời đi theo Chúa Kitô khó nghèo và chịu đóng mà đỉnh cao là nhận lấy trên Năm Dấu Thánh.

Nguồn:  ofmvn.org (02/06/2025)

CÁM ƠN

Bài viết đã được Anh P. Nguyễn Xuân Diệu, ofm, đọc và góp ý sửa chữa.

SÁCH VÀ BÀI TIẾT KIỆM KHẢO

ARMSTRONG REGIS J.  et al.,  (biên tập),  Francis of Assisi: Tài liệu ban đầu, tập 1 , New York, London, Manila, 1999.

CAROLI E. (ed).,  Fonti francescane , Nuova edizione, Padova, 2004

DALARUN J.  và cộng sự  (eds,),  François d'Assise, Ecrits, Vies témoignages . TI và II, Cerf-EF, Paris, 2010.

DALARUN J., Le Canticle de Frère Soleil,  Paris, 2024 

DELIO I, OSF,  Bài ca của Anh Mặt trời: Bài ca về Chúa Kitô Thần bí,  Nghiên cứu Phanxicô, Tập 52, 1992.

MENESTÒ E.  và cộng sự.  (eds.),  Fontes Franciscani,  Assisi, 1995.

N. NGUYỄN VĂN KHÁNH, OFM,  Tác phẩm của Thánh Francis Assisi , Tp. Hồ Chí Minh, 2015.

LUNNEY DT,  Kinship in the Canticle of Brother Sun: A Socio-Spiritual Analysis , truy cập ngày 17/3/2023, trên  https://www.academia.edu/6618061 /  .


[1]  Trong các Tài liệu nguồn phan sinh, bài thánh ca này được biết đến dưới tên gọi là Kinh  Ngợi Khen Thiên Chúa  (1 Cel 109; SA 84),  Bài ca các thụ tạo  (2 Cel 213),  Bài ca anh Mặt Trời  (SA 7).

[2]  Đặc biệt JACQUES DALARUN,  Le Canticle de Frère Soleil , Paris, 2024.

[3]  “Tài liệu nguồn phan sinh” là các bản văn, hạnh tích, chứng từ liên quan đến Thánh Francis được viết lúc Thánh Francis còn sống hay vào thời đầu của Dòng Francis.

[4]  “Ngôn ngữ gia đình” ( Kinship ngôn ngữ ), khái niệm mượn của DT Lunney,  Kinship in the Canticle of Brother Sun: A Socio-Spiritual Analysis,  đăng trên https://www.academia.edu/6618061/ ,  truy cập ngày 17/3/2023 .

[5]  x. Renoux, Christian. "Nguồn gốc lời cầu nguyện hòa bình của Thánh Phanxicô". The Franciscan Archive, trích dẫn trong bài  The Pray of Saint Francis,  đăng trên  https://en.wikipedia.org/wiki/Prayer_of_Saint_Francis  truy cập ngày 15/1/2025.

[6]  x. J. DALARUN,  Le cantique de Frère Soleil,  Paris, 2024, tr. 34-37.

[7]  Nhiều khả năng SAlà do ba người bạn khởi động lần đầu tiên của Thánh Francis (Lêô, Rufinô, Angiêlô)biên soạn.

[8]  “Compilatio Assisiensis” 7, trong  Fontes Franscicani,  ed. Porziuncola, 1995, tr. 1477.

[9]  “Compilatio Assisiensis” 84,  op.cit. , tr. 1600.

[10]  2 GTl là một tác phẩm được viết về sau và chủ yếu được biên soạn lại và bổ sung các thông tin đã có trong bộ  lập tập Assisi

[11]  “Speculum Perfectionis” 119,  op.cit.,  tr. 2044.

[12]  1 Cel 80.81.

[13]  ILIA DELIO OSF,  Bài ca của Anh Mặt trời: Bài ca về Chúa Kitô Thần bí,  Nghiên cứu Phanxicô, Tập 52, 1992, (Nghệ thuật), tr.3.

[14]  x. 1 Cel 109, 5.

[15]  x. 2 GTl, 120.

[16]  J. DALARUN,  Le cantique de Frère Soleil,  Paris, 2024, tr. 17-12. Bản văn bản này Dalarun được sao chép lại từ Thủ bản 338 của  xã Biblioteca  của thành phố Assisi (x. ghi chú 4).

[17]  Ở câu này, Thánh Francis nói với các thụ tạo để mời tất cả dâng lời khen “Chúa của tôi”.

[18]  Các học giả biên bộ  François d'Assise, Ecrits, Vies témoignages  cho rằng  Lập tập Assisi  đã gom lại những hồi ức của anh Lêô và một số bạn đồng hành lần đầu tiên khởi động Thánh Giáo, trong số đó anh Lêô là người góp phần chính  Vì thế  Lập tập Assisi  cùng một số tác phẩm phụ thuộc (như  Truyện ba người bạn, Thư gió lành)  được gọi chung là các “văn sản phẩm Lêô” ( Éccrits virginnins  hay  Corpus sociarum ) và các thông tin làm các sản phẩm này cung cấp có giá trị sử dụng tương đối chắc chắn .

[19]  x. J. DALARUN,  Le Cantique de Frère Soleil,  Paris, 2024, tr. 38.

[20]  Về công việc phân tích phần đóng góp của mỗi nhân viên vào tiến trình của một chương trình thuật toán, x. AJ GREIMAS,  Sémantique Structuree, Larousse, 1966, tr. 129, trích dẫn trong ROLAND BARTHES,  Giới thiệu á l'analyse Structuree des récits,  đăng lại trên trang  https://www.persee.fr/doc/comm_0588-8018_1966_num_8_1_1113#comm_0588-8018_1966_num_8_1_T1_0018_0000 , truy cập ngày 1/5/2025. Có thể xem thêm N. NGUYỄN VĂN KHÁNH,  Tín hiệu học,  nxb. Đồng Nai, 2019.

[21]  Giống nhiều câu tiếng Việt, chủ từ để trống. Ví dụ: “Ăn quả nhớ trồng cây”.

[22]  Việc không xác định chủ thể hành động bằng cách sử dụng động từ ở cơ thể thụ động cũng có thể là một cách Thánh Francis dùng để tránh không nói đến bản thân đúng, như bạn đã quyết định ở đầu bài ca: “Không ai xứng đáng gọi Danh Người”.

[23]  x. J. DALARUN,  Le Cantique de Frère Soleil,  Paris, 2024  tr. 65. Cũng xem N. NGUYỄN VĂN KHÁNH, “Bài Ca Anh Mặt Trời”, trong  Tác phẩm của Thánh Francis Assisi , Tp. Hồ Chí Minh, 2015, tr. 97.

[24]  Trong khổ thơ cuối cùng của BcMT Rõ ràng là Thánh Francis mời các thụ tạo dâng lời khen ngợi Thiên Chúa: “[Các anh các chị]  Hãy dâng khen và chúc tụng Chúa của tôi ”. x. Comment 16 ở trên.

[25]  REGIS J. ARM MẠNH  và cộng sự . (eds. et trans.),  Francis of Assisi: Early Documents, tập. 1 , New York, Luân Đôn, Manila,1999, tr. 113. Bản tiếng Ý của CARLO PAOLAZZI trong  Francisci Assisiensis Scripta,  2009, cũng được dịch    “nhờ phương tiện” (“per mezzo di”). x. N. NGUYỄN VĂN KHÁNH,  op.cit.,  tr. 98

[26]  MOLONEY,  Phanxicô Assisi , 51. Trích theo DANIEL T. LUNNEY,  art.cit., tr.3.

[27]  Nhiều khả năng, tác giả đó là anh Lêô, người bạn đồng hành thân thiết bị và thư ký riêng của Thánh Francis. x. SYLVAIN PIRON, “Les Écrits de Frère Léon”, trong J. DALARUN  và cộng sự,  (eds. et trans.),  François d'Assise, Écrits, Vies témoignages . TI, Cerf-EF, Paris, 2010, tr. 1163-1184;  Lập tập Assisi,  Tp. Hồ Chí Minh, 2024, tr. 16.

[28]  x. J.DALARUN,  op. cit.,  tr. 65.

[29]  N. NGUYỄN VĂN KHÁNH, o p. cit.  tr, 98 .

[30]  cx. Lksc 23,9: “Chỉ mình Người là Thiên Chúa thật, là thiện viên mãn nguyện, tất cả thiện, thiện hoàn toàn, thiện chân thật và cao cả; chỉ mình Người là tốt lành , khoan nhân, khả ái, ngọt ngào và dịu dàng; chỉ mình Người là thiện, công chính, chân thật, và ngay thẳng; chỉ mình Người là nhân từ, vô tội, trong trắng”.

[31]  x. J.DALARUN,  op. cit.,  tr. 76-77.

[32]  Cũng có thể là em trai, em gái. Nhưng chỉ gồm anh chị em bé, không bao gồm anh chị em họ.

[33]  TÂN VIỆT, “Thế nào là âm dương, ngũ hành?”, trong Phong tục Việt Nam,  đăng trên trang mạng  https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/phongtuc/cau_106 , truy cập ngày 10/4/2023. 

[34]  “ Messer ”, tiếng Pháp là ” Messire ”, tiếng Anh là “ Sir ”, tước hiệu dành để gọi các bậc vị vọng. x. NGUYỄN VĂN KHÁNH,  op.cit . tr. 99, chú thích 83.

[35]  CAVAZOS-GONZALEZ, "Phương pháp xã hội-tâm linh", 8., trích dẫn theo DANIEL T. LUNNEY,  art.cit., tr.10.

[36]  Trong các thủ tục sao chép  BcMT,  có nhiều chữ nhưng cách viết khác nhau.

[37] Như trên . 

[38]  Bản dịch của Phạm Nguyên Phẩm, truy cập trên trang  https://www.thivien.net/Alphonse-de-Lamartine/H%E1%BB%93-%C6%A1i/poem-4nOY3hWCSJuScw0vSv9Rxg , ngày 5/9/2023.

[39]  THOMAS SINGER, MD,  Nguyên mẫu và Hình ảnh Nguyên mẫu – Bản chất và Sự khác biệt,  truy cập trên trang  https://thisjungianlife.com/archetypal_images/ , ngày 11/5/2023.

[40]  DANIEL T. LUNEY,  nghệ thuật. cit ., tr.10

[41]  x. ILIA DELIO, OSF,  nghệ thuật. cit.,  tr.4.

[42] Như trên,  Chân chú số 13. 

[43]  XUÂN DIỆU, “Cảm xúc”, trong  thơ Thơ,  1938. tái bản, Sài Gòn, 1971.

[44]  ANDRÉ VAUCHEZ,  François d'Assise, entre histoire et mémoire,  Paris, 2009, tr. 415, trích trong J. DALARUN,  op.cit.,  tr. 91.

[45]  J. DALARUN,  Ibid.

[46]  ANDRÉ VAUCHEZ,  Ibid.

[47]  ILIA DELIO OSF,  nghệ thuật. cit.,  tr. 7-8.

[48]  ​​Đặc biệt phải kể đến  Kinh Các Mầu nhiệm Chúa Giêsu  còn gọi là  Thần thánh Thương Khó Chúa,  được ghi chú là “phải đọc vào mỗi giờ kinh ban ngày và ban đêm”, trong N. NGUYỄN VĂN KHÁNH, OFM,  Tác phẩm của Thánh Francis Assisi , Tp. Hồ Chí Minh, 2015, tr. 53-89.

[49]  Chính Thánh Francis cũng chỉ xem  BcMT  như diễn tả một phần tâm tình của mình vì theo 1 Cel 109-110, khi hấp hấp, giúp các anh Lêô và Angiêlô Hát  BcMT , sau đó bạn lên Tv 141 (“Con rắn kêu lên cùng Chúa, xin Ngài mau đến giúp con”) và cuối cùng nhờ anh em đọc bài Thương theo Thánh. x. J.DALARUN,  op. cit.,  tr. 92 và ghi chú số 66.

[50]  Trong  Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô,  Thánh Mộc viết: “Đức Kitô phải nắm vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người. Chiến tranh cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết” (1Cr 15, 25-26).

[51]  SA 66.

[52]  J. DALARUN,  op. cit.,  tr. 93.