Vì sao không ai đọc Kinh Thánh?
la-croix.com, Marie Grand, Giáo sư Triết học, Viện trưởng trường Cao đẳng Lyon, Pháp, 2025-02-03
Thomas Römer, học giả Kinh thánh nổi tiếng trong giới nói tiếng Pháp gần đây xuất bản quyển Kinh Thánh, điều gì đã thay đổi? (La Bible, qu’est-ce que ça change? Nxb. Labor et Fides). Trong bài biên khảo hàng tuần, Giáo sư Mary Grand nói đến các điểm chính trong bài tiểu luận khai sáng, giáo sư nhấn mạnh đến tính đa dạng của các tiếng nói và thông điệp của Kinh Thánh.
Tổng thống Donald Trump tuyên thệ trong lễ nhậm chức ngày 20 tháng 1 tại Capitol Rotunda, Washington D.C, bà Melania Trump cầm quyển Kinh Thánh / KiMORRY GASH / AFP
Theo tác giả Umberto Eco, Kinh Thánh là một phần của Những quyển sách tuyệt vời chưa được đọc” (GUB, Great Unread Books). Quyển sách không thể thiếu nhưng lại không được mở ra đọc. Vì sao? Không đặt câu hỏi trực tiếp nhưng tác giả Thomas Römer đã trả lời câu hỏi này trong quyển sách Kinh thánh, điều gì đã thay đổi?
Nếu không ai đọc Kinh Thánh thì đơn giản là Quyển Kinh Thánh không tồn tại với họ! Giáo sư Marie Grand nhấn mạnh có nhiều Kinh Thánh: Kinh Thánh Do Thái, Công giáo, Kinh Thánh Tin lành… Và mỗi tôn giáo đều có thư viện rộng lớn với vô số sách có tên gọi và phân loại khác nhau tùy theo truyền thống.
Mỗi quyển sách là một diễn đàn, các biên tập viên, các văn bản liên tiếp sao chép, đôi khi mâu thuẫn nhau. Không thể nói hết tất cả cũng như không thể nói bất cứ gì về các văn bản, chúng ta không có một thông điệp duy nhất. Ai mạo hiểm, chắc chắn họ không đọc Kinh thánh nhưng đọc một quyển sách khác, trong đó tính đa âm này đã bị thuần hóa.
Các lỗi phương pháp
Nếu không ai đọc Kinh Thánh thì vì những người chú giải đã làm cho Kinh Thánh thành khó hiểu. Tác giả Thomas Römer không ngần ngại nói, Kinh Thánh đã có thể bị dùng để biện minh cho chế độ nô lệ, chế độ thực dân, cho sự thống trị của nam giới, cho chứng sợ người đồng tính, v.v. Gốc rễ của những lỗi này là vấn đề phương pháp. Một câu văn, một quyển sách bị tách biệt khỏi bối cảnh, khỏi nhiều tiếng nói. Tác giả Thomas Römer lưu ý: “Cách đọc thông minh là tôn trọng sự đa dạng, không sắp xếp, không thiết lập các hệ thống phân cấp tùy tiện. Vì thế đôi khi chúng ta phải bảo vệ Kinh thánh với những người chú giải.”
Nhưng điều này cũng có thể xảy ra khi các văn bản tự bảo vệ và thực sự được chính độc giả tìm thấy. Đó là trường hợp của Sách Gio-suê. Cuộc chinh phục đáng kinh ngạc vùng đất Canaan của người Do Thái, sau khi tiêu diệt người dân bản địa, đã giúp hợp pháp hóa các cuộc thập tự chinh hoặc sự tồn tại của một “Israel vĩ đại” mà không có người Palestine. Nhưng tác giả Thomas Römer nhắc lại, người nô lệ da đen cũng đề cao: “Gio-suê đã chiến đấu trong Trận Giêricô, vì họ thấy các tường thành bị sụp đổ, đó là niềm hy vọng của họ; nghĩa là sự giải phóng của một nhóm thiểu số bị áp bức chứ không phải một đội quân hùng mạnh tự xưng hùng, tin chắc vào quyền lợi của mình.”
Và cách đọc này giúp nâng cao tính công bằng của văn bản. Ngày nay chúng ta biết sự xâm chiếm này chưa bao giờ xảy ra. Dân tộc Giuđêa nhỏ bé không có sức mạnh quân sự thực sự, không có khả năng thực hiện một cuộc chinh phục như vậy. Nhưng họ cần trận chiến tưởng tượng, cần câu chuyện phản diện này để chống lại người Assyria đang kiểm soát vùng này.
Bản văn thay đổi
Cuối cùng, thường khi chúng ta muốn đọc Kinh Thánh một cách chân thực nhưng lại không đọc được. Quyển Kinh Thánh được để trên bàn thờ hay trên bục giảng nhưng không được đọc như phải đọc. Chúng ta nghĩ trên đường đi Đa-mát, Thánh Phaolô bị ngã ngựa, nhưng con ngựa… không có trong văn bản. Cũng không có trái táo hay tội nguyên tổ trong câu chuyện “sa ngã”. Mặt trái của tấm huy chương trong những văn bản này đã tạo nên nền văn hóa của chúng ta: chính thông qua chúng mà chúng ta đọc Kinh Thánh.
Các hình ảnh, phim ảnh, các cấu trúc thần học đôi khi làm cho việc đọc trở nên khó hiểu hơn. Tác giả Thomas Römer lưu ý: “Kinh Thánh đã và luôn là một lãnh vực rộng lớn để khai thác. Ông của tôi thích ngẫu hứng mở Quyển Kinh Thánh, ông đọc một câu sấm truyền và ông tự giảng giải cho ông!”
Nhưng nếu chúng ta nghĩ, chúng ta đã đọc Kinh Thánh, nghĩ rằng Kinh Thánh phải trả lời các câu hỏi của chúng ta thì Kinh Thánh có thể thay đổi gì? Không có gì thay đổi hoặc rất ít. Bài viết nhỏ nhưng sâu sắc về phương pháp này sẽ giúp chúng ta chân thực trước các văn bản để chúng có thể làm thay đổi chúng ta.
Marta An Nguyễn dịch
https://phanxico.vn/2025/02/16/vi-sao-khong-ai-doc-kinh-thanh/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét