Ba viên bi màu đỏ
Giúp đỡ và giáo dục thế nào để các em bé có thể trưởng thành?
Có hai cậu bé nữa như thế ở làng này. Chúng nghèo lắm. Ông Jim nhà tôi cứ thích đổi chác, cho chúng quả đậu, táo, cà chua và những thứ khác. Cứ khi chúng giơ viên bi màu xanh ra, ông ấy lại bảo chúng cầm một ít rau quả về nhà và lần sau mang viên bi màu đỏ cho ông ấy.
Trong suốt những năm khủng hoảng ở cái bang Idaho bé nhỏ nằm phía Đông Nam nước Mỹ này, tôi thường đến cửa hàng nhỏ của ông Miller để mua rau quả tươi. Thực phẩm và tiền bạc đều khan hiếm, nên đôi khi chúng tôi dùng hình thức đổi chác.
Một hôm, khi ông Miller đang bỏ một ít khoai tây vào túi cho tôi, thì tôi nhìn thấy một cậu bé gầy gò, ăn mặc rách rưới nhưng khá sạch sẽ, đang nhìn giỏ đựng quả đậu xanh với ánh mắt đói khát. Tôi trả tiền xong liền đứng lại nghe cuộc nói chuyện giữa ông Miller và cậu bé ăn mặc rưới kia.
- Chào Barry, cháu khỏe không? – Tiếng của ông Miller.
- Chào ông Miller, cháu khỏe ạ! Cháu nghĩ đang ngắm giỏ quả đậu này. Trông chúng ngon thật đấy!
- Chúng ngon lắm, Barry ạ! Mẹ cháu khỏe không?
- Cũng bình thường ạ. Hình như mẹ cháu đang khỏe lên.
- Tốt! Ta có thể giúp gì cho cháu nào?
- Không ạ, thưa ông. Cháu chỉ ngắm giỏ quả đậu thôi!
- Cháu có muốn lấy một ít không?
- Không ạ, thưa ông. Cháu không có tiền trả đâu.
- Được, cháu có gì để đổi nào?
- Cháu? – Tiếng cậu bé ngập ngừng – Cháu chỉ có một viên bi cháu mới chơi thắng được thôi ạ!
- Thế à? Cho ta xem nào!
- Đây, viên đẹp nhất đấy ạ!
- Nó màu xanh à… Nhưng ta đang cần viên màu đỏ. Cháu có viên màu đỏ không?
- Cháu không nhớ, để cháu xem…
- Này, cháu đem giỏ đậu này về nhà đi và lần sau mang cho ta viên đỏ nhé!
- Chắc chắn rồi, cảm ơn ông?
Có hai cậu bé nữa như thế ở làng này. Chúng nghèo lắm. Ông Jim nhà tôi cứ thích đổi chác, cho chúng quả đậu, táo, cà chua và những thứ khác. Cứ khi chúng giơ viên bi màu xanh ra, ông ấy lại bảo chúng cầm một ít rau quả về nhà và lần sau mang viên bi màu đỏ cho ông ấy. Vừa để chúng chịu mang rau quả về nhà ngay, vừa để chúng cảm thấy chúng thực sự đã làm gì cho để trao đổi, chứ không phải được cho không.
Tôi thấy rất cảm phục ông Miller. Không lâu sau, tôi chuyển nhà, nhưng câu chuyện về ông Miller, người nông dân nhân hậu ấy, thì tôi không bao giờ quên.
Nhiều năm sau, lại có lần tôi quay về làng quê ở Idaho và rất buồn vì trong thời gian ở đó thì nghe tin ông Miller mất. Khi cùng vài người bạn cũ đến nhà ông Miller, tôi thấy ở đó có ba chàng trai trẻ, trông rất thành đạt. Họ đến gần bà Miller, ôm lấy bà và nói những lời an ủi. Rồi từng người một, họ đến bên ông Miller đang nằm đó, chạm những bàn tay nóng ấm của mình vào bàn tay lạnh lẽo của ông Miller và lau nước mắt.
Rồi tôi cũng lại gần bà Miller và nói rằng tôi vẫn nhớ câu chuyện về những viên bi ve ngày nào. Bà Milìer nói:
- Ba chàng trai lúc nãy chính là những cậu bé ngày trước, tôi kể với cô. Họ vừa nói với tôi là họ đã biết ơn ông Jim và những gì ông đã “đổi chác” cho họ biết chừng nào. Và cuối cùng, bây giờ, khi ông Jim không còn đòi họ đổi những viên bi màu nào nữa, thì họ quay lại để tỏ lòng biết ơn ông ấy. Ông Jim luôn nghĩ mình là người giàu có nhất ở bang Idaho này với những viên bi ông có được.
Rất nhẹ nhàng, bà Miller nhấc bàn tay của ông Jim lên. Dưới bàn tay ông là ba viên bi đỏ, sáng bóng và trong veo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét