Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Khi triết gia Sartre suy niệm về Noel

Khi triết gia Sartre suy niệm về Noel

padreblog.fr, 2010-12-26
Chúng tôi đang ở trong một trại tù giam người Pháp ở Đức năm 1940.
Các linh mục tù nhân xin triết gia Jean-Paul Sartre, cũng là tù nhân từ mấy tháng nay với họ, thảo một suy niệm ngắn cho buổi canh thức trước lễ Giáng sinh. Sartre, người vô thần, chấp nhận. Ông cho các bạn đồng tù với mình một vài hàng suy niệm tuyệt vời. Làm sao nghi ngờ được ơn sủng đã đến với ông lúc này dù cho triết gia không chấp nhận?
Satre - Giáng Sinh“Quý vị có quyền đòi hỏi người ta trưng máng cỏ ra cho quý vị thấy. Và đây là máng cỏ. Đây là Trinh Nữ, đây là Thánh Giuse và đây là Hài đồng Giêsu. Người nghệ sĩ đã để tất cả tình yêu của ông vào bức tranh này, quý vị có thể thấy nó ngây ngô, nhưng quý vị nghe này. Quý vị chỉ cần nhắm mắt nghe tôi và tôi sẽ nói cho quý vị nghe trong lòng tôi, tôi thấy họ như thế nào.
Trinh Nữ thì xanh xao và bà nhìn hài đồng. Điều phải vẽ trên mặt bà là một sự kinh ngạc vừa thán phục vừa lo lắng, chỉ xuất hiện một lần trên khuôn mặt của một con người, vì Chúa Kitô là một hài đồng, thịt da của thịt da mình và là hoa quả từ dạ của mình. Bà đã mang chín tháng. Bà đã cho hài đồng bú và sữa của mình thành máu thánh của Chúa. Bà ôm hài đồng trong tay và nói: “Con bé nhỏ của mẹ”!
Nhưng trong các lúc khác, bà bị cấm và bà nghĩ: “Thiên Chúa ở đó”, và bà cảm thấy mình bị kẹt trong một nỗi sợ thần thánh cho một Thiên Chúa câm lặng này, cho hài đồng này, vì tất cả các bà mẹ đều bị kẹt bởi giây phút này, bởi một mảnh của da thịt mình là da thịt con mình, các bà cảm thấy mình như bị ở ngoài đời sống mới, đời sống từ đời sống của mình nhưng lại mang các tư tưởng khác lạ.
Nhưng chưa một ai bị giựt ra khỏi mẹ mình một cách tàn ác và nhanh chóng như vậy, vì Người là Thiên Chúa, Người vượt hết tất cả mọi khía cạnh mà bà có thể hình dung. Và đó là một thử thách gay go cho một người mẹ đã phải sợ chính mình, sợ cho thân phận con người của mình đứng trước con mình. Nhưng tôi nghĩ cũng có những lúc khác, rất nhanh chóng và tế nhị mà bà vừa cảm thấy Chúa Kitô là con mình, đứa con nhỏ bé của mình và nó là Chúa. Bà nhìn nó và nghĩ: “Thiên Chúa này là con mình! Nhiệm thể này là da thịt mình, Nhiệm thể này là từ tôi, có con mắt của tôi, và hình dáng của cái miệng này, đó là hình dáng của tôi. Nó giống tôi, Nó là Thiên Chúa và Nó giống tôi”.
Và không có một phụ nữ nào có riêng Thiên Chúa cho riêng mình. Một Thiên Chúa rất nhỏ mình có thể bồng trên tay và hôn hít, một Thiên Chúa nóng ấm, cười, thở, một Thiên Chúa mình có thể sờ, có thể thấy và chính những giây phút này của Maria mà tôi muốn vẽ nếu tôi là họa sĩ, tôi sẽ cố gắng phác họa nét táo bạo vừa hiền dịu vừa rụt rè khi bà sờ vào da thịt mịn màng của em bé Thiên Chúa mà bà đang đặt trên đầu gối, cảm nhận sức nặng nóng ấm và cười với hài đồng. Và đó là cho Giêsu và cho Trinh Nữ Maria.
Còn Giuse. Giuse? Tôi sẽ không vẽ Giuse. Tôi sẽ đưa ra cho thấy một bóng mờ ở cuối kho thóc, cặp mắt sáng long lanh vì tôi không biết nói gì về Giuse. Và Giuse không biết nói gì về mình. Giuse yêu tha thiết và ông hạnh phúc được yêu tha thiết. Ông cảm thấy mình như ở bên ngoài. Tôi nghĩ ông đau khổ mà không thú nhận. Ông đau khổ vì ông thấy người đàn bà mình yêu biết bao này giống Thiên Chúa. Bà đã ở gần bên Chúa biết là chừng nào. Vì Thiên Chúa đã đến trong mật thiết của gia đình này. Giuse và Maria xa nhau mãi mãi vì sự trong sáng sáng rực này, và tôi nghĩ, suốt cuộc đời Giuse, ông học để chấp nhận. Giuse không biết nói gì về mình: Giuse yêu tha thiết và ông hạnh phúc được yêu tha thiết”.
Bài này làm cho những người đi theo triết gia Sartre bực mình, bằng chứng là bà Simone de Beauvoir, bạn đời của ông tìm cách phản bác nguồn gốc bài này. Nhưng năm 1962 Sartre xác nhận ông là tác giả bài này trong ghi chú sau: “Nếu tôi lấy chủ đề của tôi trong huyền thoại của kitô giáo, điều đó không có nghĩa là đường hướng suy nghĩ của tôi thay đổi, dù đó là trong thời gian tôi bị bắt. Đó chỉ là một việc đơn giản, tôi thuận tình với các linh mục đang bị tù, tôi tìm một chủ đề nói lên được sự hợp nhất trong nghĩa rộng nhất của các người tin và không tin vào một buổi chiều của lễ Giáng sinh.
(Trích từ “Baronia hay Đứa con của sấm sét, Baronia ou le Fils du tonnerre”, bài nguyên văn trong tác phẩm toàn bộ Các Bài Viết của Sartre, của M. Contat và M. Rybalka, NRF 1970).
Một tranh luận khác về một khả năng trở lại của triết gia Sartre bùng lên sau khi ông chết.
Trong một cuộc phỏng vấn đăng trên báo Người Quan Sát Mới (Le Nouvel Observateur) không lâu trước khi triết gia mất, người ta thấy từ miệng ông suy tư mang nhiều ý nghĩa: “Tôi cảm thấy tôi không phải là hạt bụi xuất hiện trên quả đất này, nhưng như một bản thể được chờ đợi, được khích động, được hình dung trước, một bản thể dường như đến từ một người sáng tạo và ý tưởng của một bàn tay cứu chuộc đã tạo dựng tôi gởi trả tôi về với Chúa.”
Triết gia người Pháp Jean Guitton cho rằng đây là bằng chứng cho thấy, trước khi chết Sartre đã từ bỏ thuyết vô thần của mình. nhưng các bạn vô thần của ông thì cho rằng cuộc phỏng vấn này không đúng.
Còn tín hữu kitô chúng ta, chúng ta hy vọng ơn sủng của lễ Giáng sinh sẽ chạm đến những tâm hồn nào chai đá nhất.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịcha

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét