Trang

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

VUI HỌC THÁNH KINH LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA


VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Tin Mừng thánh Luca 3,15-16.21-22

TIN MỪNG

15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a!16 Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.

Đức Giê-su chịu phép rửa (Mt 3:13 -17; Mc 1:9-11 )

21 Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra,22 và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.


15 Now the people were filled with expectation, and all were asking in their hearts whether John might be the Messiah.

16  John answered them all, saying, "I am baptizing you with water, but one mightier than I is coming. I am not worthy to loosen the thongs of his sandals. He will baptize you with the holy Spirit and fire.


21 After all the people had been baptized and Jesus also had been baptized and was praying, heaven was opened 22  and the holy Spirit descended upon him in bodily form like a dove. And a voice came from heaven, "You are my beloved Son; with you I am well pleased."

 I. HÌNH TÔ MÀU



* Chủ đề của hình này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn hãy viết câu TM thánh Luca 3,21b-22
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .




II. TRẮC NGHIỆM

01. Khi ông Gioan rao giảng và làm phép rửa, dân chúng nghĩ ông là ai? (Lc 3,15)
a. Một Đấng Thánh của Thiên Chúa
b. Đấng Mêsia
c. Một vị thượng tế được Thiên Chúa sai đến
d. Cả a, b và c đúng.

02. Ông Gioan nói về Đấng đến sau ông mà ông không đáng làm chuyện gì cho Người? (Lc 3,16)
a. Hầu chuyện
b. Cởi quai dép
c. Làm phép rửa
d. Giới thiệu môn đệ

03. Ông Gioan nói về một người đang đến, người đó sẽ làm phép rửa cho anh em thế nào?(Lc 3,16)
a. Trong nước
b. Trong Thánh Thần
c. Trong lửa
d. Chỉ b và c đúng

04. Ai đã đến với ông Gioan để chịu phép rửa? (Lc 3, 21)
a. Thượng tế Caipha
b. Tổng trấn Philatô
c. Tiểu vương Hêrôđê
d. ĐứC Giêsu

05. Đây là lời từ trời phán: (Lc 3,22)
a. Con là Con của Cha, ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con
b. Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người
c. Con hãy ngự bên hữu Cha
d. Giờ đây Cha tôn vinh Con

III. Ô CHỮ 


Những gợi ý

01. Ai ngự xuống trên Đức Giêsu dưới hình chim bồ câu? (Lc 3,22)

02. Toàn dân đến với ông Gioan để chịu điều gì? (Lc 3,21)

03. Thánh Thần ngự xuống trên Đức Giêsu dưới hình gì? (Lc 3,22)

04. Ai cũng đến với ông Gioan để chịu phép rửa? (Lc 3,21)

05. Khi ông Gioan rao giảng và làm phép rửa, dân chúng nghĩ ông là ai? (Lc 3,15)

06. Ai làm phép rửa cho Đức Giêsu? (Lc 3,15-22)

07. “Con là Con của Cha, Con là Con của Cha, ngày hôm nay, Cha đã sinh ra con”. Đó là tiếng phán từ đâu? (Lc 3,22)

08. Đức Giêsu sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và … … … ? (Lc 3,16)

Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?

IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

Con là Con của Cha;
ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.
Tin Mừng thánh Luca 3,22b


Lời giải đáp VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA Năm C

I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề :
Chúa Giêsu  chịu phép rửa

* Câu Tin Mừng thánh Luca 3,21b-22

Đức Giê-su cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra,22 và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.


II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM

01. b. Đấng Mêsia (Lc 3,15)
02. b. Cởi quai dép (Lc 3,16)
03. d. Chỉ b và c đúng (Lc 3,16)
04. d. ĐứC Giêsu (Lc 3,21)
05. a. Con là Con của Cha, ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con (Lc 3,22)

III. Lời giải đáp Ô CHỮ 

01. Thánh Thần (Lc 3,22)
02. Phép rửa (Lc 3,21)
03. Chim bồ câu (Lc 3,22)
04. Đức Giêsu (Lc 3,21)
05. Đấng Mêsia (Lc 3,15)
06. Gioan (Lc 3,15-22)
07. Trời (Lc 3,22)
08. Lửa (Lc 3,16)

Hàng dọc : Trời mở ra

GB. NGUYỄN THÁI HÙNG
http://vuihocthanhkinh.blogspot.com/





HIỆP SỐNG TIN MỪNG

LỄ CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA C
Is 40,1-5.9-11 ; Tt 2,11-14;3,4-7 ; Lc 3,15-16.21-22

SỐNG NHƯ CON THIÊN CHÚA

I. HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Lc 3,15-16.21-22

(15) Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi về ông Gio-an: Biết đâu ông chẳng phải là Đấng Mê-si-a ! (16) Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước. Nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến. Tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và Lửa”. (21) Khi toàn dân chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa. Sau đó, đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra (22) và Thánh Thần ngự xuống trên Người như chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con của Cha. Ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con”.

2.Ý CHÍNH:

Bài Tin mừng hôm nay được chia làm hai phần: Trong phần đầu: dân chúng thắc mắc và nghĩ Gio-an có lẽ là Đấng Mê-si-a. Nhưng ông đã khiêm tốn phủ nhận điều này và còn giúp họ phân biệt giữa phép rửa bằng nước sông do ông làm khác với phép rửa trong Thánh Thần và Lửa do Đấng Thiên Sai sẽ thực hiện. Trong phần hai: Khi Đức Giê-su vừa chịu phép rửa do Gio-an thực hiện thì một cuộc Thần hiện đã xảy ra: Chúa Cha giới thiệu Đức Giê-su chính là Người Con độc nhất được sinh ra trước mọi thời gian và được Chúa Cha rất mực yêu quý..

3.CHÚ THÍCH:

-C 15-16: +Đấng Mê-si-a: Mê-si-a trong tiếng Do thái có nghĩa là Đấng Thiên Sai. Từ Mê-si-a này mang nặng ý nghĩa về mặt chính trị ái quốc cực đoan. Mê-si-a đồng nghĩa với Chris-tos trong tiếng Hy lạp hay Ki-tô tiếng La tinh, nghĩa là “Người được Chúa xức dầu” (x. Lc 22,67; 23.3). Về sau tại An-ti-o-ki-a, lần đầu tiên các tín hữu đã được gọi là Ki-tô hữu, nghĩa là người thuộc về Đức Ki-tô (x Cv 11,26).+Cởi quai dép: Là hành vi của các nô lệ người ngọai quốc. +Làm phép Rửa trong Thánh Thần:Ở đây và trong sách Công vụ (1,5;11,16), Lu-ca phân biệt giữa phép rửa bằng nước do Gio-an thực hiện với phép rửa thanh tẩy bằng quyền năng Thánh Thần. Phép rửa mới này sẽ được khai diễn vào lễ Ngũ Tuần khi Thánh Thần lấy hình ngọn lửa hiện xuống trên đầu mỗi tông đồ hay môn đệ của Đức Giê-su. +Lửa: “Lửa” tượng trưng tác động của Chúa Thánh Thần thanh luyện tâm hồn các tín hữu, đang khi “nước” chỉ có tác dụng để tẩy rửa bên ngoài thân xác mà thôi (x. 1 Pr 1,7). Câu này tiên báo việc Chúa Thánh Thần sẽ tác động trên các tông đồ vào lễ Ngũ Tuần, tức ngày thứ mười sau khi Chúa lên trời (x. Cv 2,3-4).

-C 21-22: +Đức Giê-su cũng chịu phép rửa: Người khiêm tốn hòa nhập vào đoàn người sám hối đang xếp hàng lần lượt xuống sông Gio-đan để được Gio-an làm phép Rửa thanh tẩy cho +Đang khi Người cầu nguyện: Lu-ca thường ghi nhận những lần Đức Giê-su cầu nguyện trước các biến cố quan trọng (5,16; 6,12; 9,18.28-29). +Trời mở ra: Tin mừng Mác-cô viết: “Các tầng trời xé ra” (Mc 1,10). Còn ở đây Lu-ca viết: “Trời mở ra” có vẻ nhẹ nhàng hơn. Đức Giê-su chấm dứt thời kỳ Cựu ước của Do thái giáo và bắt đầu một kỷ nguyên mới là thời kỳ Tân ước. Từ đây trời đất đã giao hòa. Cửa Trời không còn đóng lại, nhưng đã được mở ra (x. Cv 7,56). +Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu: Chim bồ câu là hình dáng mà Thánh Thần mượn khi muốn cho người phàm xem thấy. Đây cũng là hình ảnh nhắc lại cuộc tạo dựng vào lúc khởi nguyên, báo hiệu một cuộc tạo thành mới (x. St 1,2). Trong biến cố đại hồng thủy thời No-e, chim bồ câu cũng báo trước về một thế giới mới (x. St 8,8). Cuối cùng, chim bồ câu ở đây còn bao hàm một ý nghĩa nữa là: Thần Khí đã xức dầu thiêng liêng cho Đức Giê-su (x. Cv 10,38), để tấn phong Người là Đấng Mê-si-a (x. Mt 12,18). +“Con là Con của Cha. Ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”: Đây là Lời Chúa trích trong Thánh kinh (x Tv 2,7 ; Cv 13,33 ; Dt 1,5). Qua lời này, Đức Giê-su được Chúa Cha tấn phong làm Đấng Mê-si-a và bắt đầu sứ mệnh cứu độ dân Chúa. Cũng qua câu này, Thiên Chúa mặc khải mầu nhiệm quan trọng: “Đức Giê-su là Con Một Thiên Chúa” (x. Lc 1,35).

4.CÂU HỎI: 1-Ý nghĩa của từ Ki-tô và Ki-tô hữu là gì? Các tín hữu của Chúa Giê-su lần đầu tiên được gọi là Ki-tô hữu tại đâu? 2-Phân biệt phép rửa của Gio-an và phép rửa tội củaĐức Giê-su giống và khác nhau thế nào? 3-“Lửa” trong câu Lc 3,16 có  nghĩa ra sao vàtiên báo về điều gì? 4-Tại sao Đức Giê-su là Đấng vô tội mà lại đứng xếp hàng chung với các tội nhân để xin Gio-an làm phép rửa ? 5-Câu nào cho thấy Đức Giê-su đã được Chúa Cha tấn phong làm Đấng Mê-si-a?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1.LỜI CHÚA: “Con là Con Cha. Cha hài lòng về Con” (Lc 1,35)

2.CÂU CHUYỆN: SỨC MẠNH CỦA GƯƠNG SÁNG

Tại một bệnh viện, một bé gái được đưa vào phòng giải phẫu. Bác sĩ nói: “Cháu ạ, trước khi giải phẫu, ta phải làm cho cháu ngủ đã!” Cô bé, vốn được bà mẹ đạo đức huấn luyện từ nhỏ về thói quen cầu nguyện trước khi đi ngủ, liền đáp: “Ồ, nếu bác sĩ làm cho cháu ngủ, thì xin hãy để cho cháu được cầu nguyện trước đã”. Rồi em ngồi dậy sốt sắng cầu nguyện. Sau một phút, em nói: “Bây giờ thì bác sĩ có thể cho cháu bắt đầu ngủ được rồi đấy!” Sau đó, chính bác sĩ giải phẫu cũng âm thầm cầu nguyện khi sắp bắt tay vào việc chuyên môn gây mê và giải phẫu khối u cho em nhỏ. Đây là lần cầu nguyện đầu tiên của ông sau 30 năm xa Chúa. Không biết sức mạnh nào ở nơi cô bé yếu đuối kia đã làm khơi dậy niềm tin nơi vị bác sĩ đáng bậc cha chú của em!

3.SUY NIỆM:

1) SỐNG NHƯ CON HIẾU THẢO LUÔN LÀM ĐẸP LÒNG CHÚA CHA: Ngày lễ hôm nay nhắc nhở ta một điều rất quan trọng mà chúng ta thường hay quên, là cần ý thức và sống ơn gọi đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội: Trở nên con của Thiên Chúa noi gương Đức Giê-su. Phép rửa tội không chỉ là một lễ nghi để cử hành, nhưng còn là khởi đầu một cuộc sống mới kéo dài trong suốt cuộc đời người tín hữu. Chúng ta vui mừng vì được tái sinh làm con Thiên Chúa. Ta phải sống thế nào để Thiên Chúa cũng xác nhận chúng ta như đã xác nhận Đức Giê-su : “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17).

2) LÀ CÙNG CHẾT VÀ SỐNG LẠI VỚI ĐỨC KI-TÔ: Hôm nay Hội thánh cũng muốn nhắc nhở các tín hữu chúng ta về những cam kết mà chúng ta đã hứa trong ngày chịu phép rửa tội. Qua nghi lễ thanh tẩy bằng nước, diễn tả mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh của Đức Giê-su, Hội thánh nhắc nhở các tín hữu cũng phải chết đi cho những gì thuộc về ma quỉ, thế gian cùng các đam mê tội lỗi bất chính để cùng được sống lại một đời sống mới làm con Thiên Chúa. Chết đi cho các thói hư cụ thể là lọai trừ óc bè phái cục bộ, tính tự cao khi cho mình là hay và chê bai anh em. Từ bỏ những việc làm xấu xa như: tham ô hối lộ, ăn cắp của công, bóc lột người nghèo, giết người cướp của, chè chén say sưa, cờ gian bạc lận, gian tham tục tĩu… Loại bỏ những ý nghĩ đen tối, những lời nói hành nói xấu, vu oan giáng hoạ, kết án kẻ mình không ưa, nói sai sự thật. Loại bỏ cả những sự tọc mạch, soi mói vào đời tự kẻ khác…

3) NHỮNG CÁCH LÀM CHỨNG CHO CHÚA HÔM NAY: Làm chứng cho Chúa là sứ vụ phát xuất do bí tích rửa tội và Thêm sức. Nhờ Thần Khí của Đức Giê-su Phục Sinh, người tín hữu có bổn phận làm chứng cho Đức Giê-su như sau:

+ Trước hết là sống hiếu thảo với Chúa Cha noi gương Đức Giê-su là Con yêu dấu luôn làm hài lòng Cha (x Mt 3,17), bằng việc kết hiệp qua kinh nguyện hằng ngày, luôn tìm thi hành thánh ý Chúa Cha (x Dt 10,9; Mt 26,39), tích cực góp phần xây dựng xã hội mình đang sống ngày một an tòan sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, để dần dần trở thành “Trời Mới Đất Mới” (Kh 21,1-4) theo thánh ý Thiên Chúa.

+ Làm chứng cho Đức Giê-su không nhất thiết đòi chúng ta phải nói về Chúa, nhưng là thực hành đức tin bằng đức cậy, chiếu sáng đức ái qua cuộc sống hòa hợp với mọi người chung quanh.noi gương em bé trong câu chuyện trên, tuy không nói nhiều về Chúa, nhưng chính gương sáng cầu nguyện với lòng tin cậy phó thác của em đã có sức lay động đức tin nguội lạnh của viên bác sĩ giải phẫu cho em.

+ Làm chứng cho Đức Giê-su đòi chúng ta phải thay đổi con người cũ bằng một đời sống đổi mới trong Thánh Thần. như lời thánh Phao-lô: "Anh em đã được chỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa" (Cl 3, 1-2).

+ Làm chứng cho Đức Giê-su là chu tòan sứ vụ loan báo Tin Mừng, làm cho “danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến” (Mt 6,9-10), bằng sự cầu nguyện kết hiệp, bằng thái độ ứng xử thân thiện, lời nói hòa nhã vui vẻ, việc làm phục vụ khiêm tốn, nhất là năng sự thăm viếng chia sẻ cơm bánh và phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật và bị bỏ rơi như Lời Chúa dạy: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16). 

4.THẢO LUẬN: Khi chịu phép rửa tội, chúng ta đã được công nhận là con yêu dấu của Chúa Cha như Đức Giê-su xưa. Người cũng truyền cho các môn đệ phải làm chứng cho Người(Cv 1,8). Vậy ngày nay các tín hữu cần làm chứng cho Đức Giê-su bằng cách nào?

5.NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con học tập nơi Chúa nhân đức hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Xin cho chúng con luôn biết nhận ra những thiếu sót và lầm lỗi của mình. Xin cho chúng con đừng cố làm cho mình nổi trội hơn anh em. Xin cho chúng con luôn ăn nói khiêm tốn nhỏ nhẹ, không la mắng to tiếng với tha nhân. Xin cho chúng con biết chọn phần ít hơn người khác về quyền lợi, nhưng sẵn sàng dấn thân phục vụ nhiều hơn cho họ. Xin cho chúng con biết nói ít làm nhiều. Nhờ đó, “hữu xạ tự nhiên hương”: Chúng con sẽ chiếu ánh sáng tình yêu của Chúa trước mặt thiên hạ, và qua chúng con, anh em lương dân sẽ nhận biết yêu mến Chúa để cùng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng con.

X)HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ)XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH
www.hiephoithanhmau.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét