Trọn bản văn ghi lại cuộc phỏng vấn Đức Giáo Hoàng trên đường ngài từ Phi Châu trở lại Rôma
Theo CNA/EWTN ngày 30 tháng 11, trên chuyến máy bay từ Bangui, Cộng Hòa Trung Phi, trở về Rôma, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời nhiều câu hỏi của các nhà báo khắp thế giới về các liên hệ liên tôn, vai trò truyền thông và những kỷ niệm về Phi Châu mà ngài thích hơn cả. Sau đây là trọn bản văn ghi lại cuộc phỏng vấn, được CNA chuyển sang tiếng Anh.
Cha Lombardi: Kính thưa Đức Thánh Cha, xin nghinh đón Đức Thánh Cha tới cuộc gặp gỡ này, một cuộc gặp gỡ nay đã thành truyền thống để chúng con mong đợi. Chúng con rất biết ơn vì sau một chuyến đi bận rộn, Đức Thánh Cha vẫn muốn dành thì giờ cho chúng con. Chúng con hiểu rõ Đức Thánh Cha sẵn lòng có mặt để giúp đỡ chúng con xiết bao.
Trước khi bắt đầu các câu hỏi, con xin nhân danh một số đồng nghiệp cám ơn Liên Hiệp Phát Hình Âu Châu (EBU) đã tổ chức việc trực tiếp phát hình từ Cộng Hòa Trung Phi. Các buổi phát hình trực tiếp ra khắp thế giới từ Trung Phi này sở dĩ khả hữu là nhờ EBU cả. Thành thử con xin cám ơn họ nhân dạnh mọi người.
Bây giờ, như thường lệ, thiển nghĩ nên bắt đầu với các khách qúy từ các nước chúng ta vừa tới xong. Chúng ta có 4 người từ Kenya, và hai câu hỏi của họ.
Bernard Namuname, Kenya Daily Nation: Kính thưa Đức Thánh Cha, con xin kính chào Đức Thánh Cha. Lúc ở Kenya, Đức Thánh Cha có gặp gỡ các gia đình nghèo ở Kangemi, Đức Thánh Cha nghe truyện họ kể về việc bị loại khỏi các nhân quyền căn bản, như thiếu nước sạch. Cùng ngày, Đức Thánh Cha đã tới vận động trường Kasarani nơi Đức Thánh Cha gặp giới trẻ, và họ cũng đã kể cho Đức Thánh Cha nghe các câu truyện về việc họ bị loại trừ chỉ vì lòng tham vị kỷ và tham nhũng của người ta. Đức Thánh Cha cảm thấy gì lúc nghe các câu truyện của họ? Và phải làm gì để chấm dứt bất công? Cám ơn Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha: Về vấn đề này, tôi đã nói một mạnh mẽ ít nhất ba lần. Lần thứ nhất là lúc gặp các phong trào bình dân ở Vatican, lần thứ hai lúc gặp các phong trào bình dân ở Santa Cruz della Sierra (Bolivia). Rồi hai lần nữa: trong (văn kiện) Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng) và cũng rất mạnh trong thông điệp Laudato Si’. Tôi không nhớ các con số thống kê, nên tôi yêu cầu các bạn đừng công bố chúng, vì tôi không biết liệu chúng có đúng hay không, nhưng tôi tin rằng 80% sự giầu có trên thế giới đang nằm trong tay 17% dân số. Tôi không biết con số này có đúng không nhưng nếu nó không đúng… (Ngài hỏi có ai biết số thống kê thì làm ơn nói giùm để được chính xác hơn).
Hiện đang có một hệ thống kinh tế đặt đồng tiền ở trung tâm, ông thần tài. Tôi nhớ có lần vị đại sứ Pháp nói với tôi câu này, và ông không phải là một người Công Giáo: “Chúng ta đã rơi vào việc thờ ngẫu thần tiền bạc” (ngài nói bằng tiếng Pháp). Nếu sự việc cứ tiếp diễn như thế này, thì thế giới tất sẽ tiếp tục như thế.
Ông hỏi xem tôi cảm nhận ra sao khi nghe các chứng từ của giới trẻ và của người nghèo tại Kangemi. Tôi đã nói rõ về nhân quyền. Tôi cảm thấy đau đớn. Tôi nghĩ, làm thế nào người ta không lưu ý cho được? Tôi cảm thấy rất đau đớn. Hôm qua, chẳng hạn, tôi tới một bệnh viện nhi khoa, là bệnh việc duy nhất ở Bangui và có lẽ ở cả nước, và trong đơn vị điều trị tăng cường (ICU), họ không có dụng cụ thở dưỡng khí. Ở đấy, có rất nhiều trẻ em thiếu dinh dưỡng, nhiều lắm, và bác sĩ cho tôi hay đa số các em sẽ chết nay mai vì các em bị sốt ré rất nặng mà lại thiếu dinh dưỡng nữa.
Tôi không muốn giảng lễ ở đây, nhưng Chúa luôn trách cứ dân Israel… rằng chúng ta đã chấp nhận và thờ ngẫu thần. Ngẫu thần là khi người ta đánh mất căn tính của mình, không còn là con cái Thiên Chúa nữa, mà thích đi tìm một Thiên Chúa theo tầm cỡ của mình hơn. Đó là khởi đầu. Nếu nhân loại không thay đổi, chúng ta sẽ tiếp tục phải chịu nhiều khốn khổ hơn, nhiều thảm trạng hơn, nhiều chiến tranh hơn, nhiều trẻ em chết vì đói, vì bất công hơn. Người ta nghĩ gì về những người nắm trong tay 80 phần trăm của cải thế giới? Đó không phải là chủ nghĩa cộng sản. Đó là sự thật. Nhưng là một sự thật khó thấy. Cám ơn ông về câu hỏi này.
Michael Mumo Makau, 98.4 Capital FM Radio (Kenya): Giây phút đáng ghi nhớ nhất trong chuyến viếng thăm Phi Châu lần đầu của Đức Thánh Cha là giây phút nào? Đức Thánh Cha có sẽ trở lại lục địa này nay mai không? Và đâu là chuyến đi ngay sau đây của Đức Thánh Cha?
Đức Thánh Cha: Chúng ta nên bắt đầu với câu hỏi chót. Nếu sự việc thuận lợi, tôi tin chuyến đi kế tiếp sẽ thực hiện ở Mễ Tây Cơ. Chi tiết chưa được xác định. Thứ hai: tôi có trờ lại Phi Châu không? Tôi không biết. Tôi đã già và các chuyến đi thì nhiêu khê.
Còn câu hỏi thứ nhất, về gì nhỉ? Về thời khắc, tôi nhớ đúng chứ? Đám đông. Niềm vui. Khả năng có thể cử hành lễ trong lúc bụng rỗng. Nhưng đối với tôi, Phi Châu là một ngạc nhiên. Tôi nghĩ, Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên, nhưng Phi Châu còn làm chúng ta ngạc nhiên hơn nữa. Có nhiều giây phút như thế lắm. Nhưng các đám đông, họ cảm thấy họ được viếng thăm. Họ có cảm thức lớn được nghinh đón. Tôi thấy ở cả ba quốc gia: dân chúng đều có cảm thức được nghinh đón này vì họ rất sung sướng được viếng thăm. Hơn nữa, mỗi nước có một bản sắc riêng. Kenya thì hơi tân tiến, phát triển hơn một chút. Uganda có bản sắc tử đạo. Dân chúng Uganda, cả Công Giáo lẫn Anh Giáo, đều tôn kính các vị tử đạo. Tôi có mặt ở cả hai đền thánh. Đền Anh Giáo rồi đền Công Giáo. Ký ức về các vị tử đạo là “thẻ căn cước” của họ, lòng can đảm hy sinh mạng sống vì một chính nghĩa. Cộng Hòa Trung Phi: khát vọng hòa bình, hòa giải, tha thứ. Cho tới cách nay 4 năm, họ sống chung với nhau, Công Giáo, Thệ Phản, Hồi Giáo, như anh chị em! Hôm qua, tôi đi gặp các người Tin Lành, làm việc chăm chỉ. Và buổi tối, họ tới tham dự Thánh Lễ. Hôm nay, tôi tới đền thờ Hồi Giáo. Tôi cầu nguyện tại đền thờ Hồi Giáo này. Ngay vị giáo sĩ Hồi Giáo cũng lên giáo hoàng xa làm một vòng quanh vận động trường nhỏ. Đó là những cử chỉ nhỏ mọn, là điều họ muốn. Vì, ở đấy có một nhóm nhỏ. Tôi nghĩ nhóm ấy là Kitô hữu, hay họ nói những người đó là Kitô hữu, một nhóm rất bạo động. Tôi thực sự không hiều được điều đó. Nhưng, nhóm này không phải là ISIS, nó là một nhóm khác. Nhóm Kitô Giáo. (Dân chúng) thì muốn hòa bình. Giờ đây, họ sắp sửa tổ chức các cuộc bầu cử. Họ đã chọn một tình trạng chuyển tiếp. Họ đã chọn một phụ nữ trước đây là thị trường để làm Tổng Thống Chuyển Tiếp, và bà ấy hiện đang tổ chức các cuộc bầu cử. Nhưng họ đang tìm kiếm hòa bình, hoà giải chứ không hận thù nữa.Không hận thù.
Phil Pulella, Reuters: Tại Uganda, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu và cho biết: tham nhũng có mặt khắp nơi, cả ở Vatican nữa. Câu hỏi của con là: đâu là tầm quan trọng của báo chí, của báo chí tự do, thế tục trong việc nhổ tận gốc nạn tham nhũng ở bất cứ nơi nào nó hiện diện?
Đức Thánh Cha: Báo chí tự do, thế tục và cả tôn giáo nữa, nhưng phải chuyên nghiệp; vì báo chí, thế tục hay tôn giáo, đều phải chuyên nghiệp cả. Điều quan trọng là họ thực sự chuyên nghiệp, không được thao túng tin tức. Đối với tôi việc này quan trọng, vì tố cáo tham những, bất công, là việc tốt, vì quả có tham nhũng. Và người có trách nhiệm phải làm điều gì đó, phải kết án, phải đưa ra tòa. Báo chí chuyên nghiệp phải nói hết, không nên rơi vào ba tội rất thông thường là đưa tin sai, chỉ nói một nửa không chịu nói nửa kia; nói hành đâu phải chuyên nghiệp, khi không có chuyên nghiệp, ông bôi bẩn người khác, dù đúng sự thật hay không; và phỉ báng, làm mất danh thơm tiếng tốt của người cho tới nay chưa hề làm bất cứ điều gì sai quấy cho bất cứ ai, có thể là một việc trong quá khứ. Đó là ba thiếu sót tấn công thẳng vào tính chuyên nghiệp của báo chí. Ta cần tính chuyên nghiệp, điều đúng là: sự việc như thế như thế. Còn về tham nhũng thì sao? Nhìn kỹ sự kiện và nói ra: điều này, điều này và điều này. Nếu có tham nhũng thì họ phải nói nó ra. Và nếu một nhà báo mà nói sai, thì phải xin lỗi, nếu họ thực sự chuyên nghiệp. Mọi sự sẽ tốt đẹp nếu hành động như thế.
Philippine De Saint-Pierre, KTO (France): Kính thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha ca ngợi cương lĩnh do một vị tổng giám mục, một giáo sĩ Hồi Giáo và một mục sư ở Bangui đưa ra. Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta biết rằng chủ nghĩa cực đoan đang đe dọa toàn thể hành tinh. Chúng ta cũng đã thấy điều đó tại Paris. Trước mối nguy hiểm này, Đức Thánh Cha có nghĩ rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo nên can thiệp nhiều hơn vào lãnh vực chính trị? (Đức Thánh Cha hỏi cho rõ)… các “chức sắc” tôn giáo, giám mục và giáo sĩ Hồi Giáo?
Đức Thánh Cha: “Can thiệp vào lãnh vực chính trị”. Nếu điều này có nghĩa là làm chính trị, thì không. Bất cứ ai là linh mục, mục sư, giáo sĩ Hồi Giáo hay giáo sĩ Do Thái Giáo, đây là ơn gọi của họ, nhưng họ làm “chính trị sống” bằng cách rao giảng các giá trị. Các giá trị chân thực. Và một trong các giá trị lớn nhất chính là tình huynh đệ giữa chúng ta. Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa. Chúng ta có người Cha chung. Theo nghĩa này, chúng tôi phải làm cuộc chính trị hợp nhất, hòa giải. Một chữ mà tôi không ưa nhưng phải dùng là “khoan dung”. Nhưng không chỉ khoan dung, cả sống chung và tình bằng hữu nữa. Sự việc phải như thế. Chủ nghĩa cực đoan là cơn bệnh có mặt trong mọi tôn giáo. Người Công Giáo chúng tôi cũng có một ít người, không phải chỉ một ít, mà nhiều người lắm, tin rằng họ có sự thật tuyệt đối và họ đi khắp nơi mang theo nói hành, phỉ bang và làm mếch lòng người ta, họ làm mếch lòng. Và tôi nói điều này vì đây là Giáo Hội của tôi, cả chúng tôi nữa, mọi người chúng ta. Cần phải đả phá nó. Chủ nghĩa cực đoan tôn giáo không phải là tôn giáo. Tại sao? Vì thiếu Thiên Chúa. Nó thờ ngẫu thần, vì tiền bạc chính là ngẫu thần. Làm chính trị theo nghĩa thuyết phục những ai có khuynh hướng trên là một nền chính trị mà các nhà lãnh đạo tôn giáo của chúng ta nên làm, còn chủ nghĩa cực đoan thì luôn kết cục trong thảm họa hay tội ác, trong điều xấu mà tôn giáo nào cũng có chút chút.
Cristiana Caricato, TV2000 (Italy): Kính thưa Đức Thánh Cha, sáng nay, khi chúng ta còn ở Bangui, thì ở Rôma, có phiên xử mới xử Đức Ông Vallejo Balda, Bà Chaouqui, (Maio) và hai nhà báo. Con muốn hỏi Đức Thánh Cha, và đây là một câu hỏi mà nhiều người từng hỏi chúng ta: tại sao lại có hai việc bổ nhiệm này? Làm thế nào có thể có việc trong diễn trình cải tổ mà Đức Thánh Cha đã khởi sự, hai người như thế lại có thể lọt vào một ủy ban như COSEA được? Đức Thánh Cha có nghĩ là Đức Thánh Cha sai lầm không?
Đức Thánh Cha: Tôi nghĩ đã có sự sai lầm. Đức Ông Vallejo Balda đã bước vào vai trò ngài có và ngài có vai trò đó cho tới nay. Ngài là thư ký của Phủ Kinh Tế Sự Vụ. Ngài đã bước vào như thế. Còn làm sao bà ấy bước vào được, thì tôi không biết chắc, nhưng tôi nghĩ tôi đúng, nhưng tôi nghĩ, tôi không biết chắc, tôi nghĩ chính Đức Ông giới thiệu bà ấy như một phụ nữ hiểu biết thế giới thương mãi và những điều như thế, phải không? Họ làm việc được. Khi công việc đã xong, trong các thành viên của Ủy Ban gọi là COSEA, một số tiếp tục nhiệm sở tại Vatican. Đức Ông Vallejo Balda là một trong số này. Còn người phụ nữ tên Chaouqui thì không ở lại Vatican vì bà ấy bước vào với Ủy Ban nên đã không ở lại. Một số người nói rằng bà ấy bất mãn về việc này, nhưng các thẩm phán sẽ cho ta biết sự thực trong ý hướng, họ đã làm việc đó như thế nào. Đối với tôi, đây không phải là một ngạc nhiên. Tôi không mất ngủ vì việc này cho thấy việc làm đã đuợc bắt đầu với ủy ban các Hồng Y, nhóm C9, đang điều tra tham nhũng và những điều không hữu hiệu. Và ở đây, tôi muốn nói một điều, không phải về Đức Ông Vallejo Balda và bà Chaouqui, mà về mọi sự. Và tôi sẽ trở lại vấn đề này nếu cô muốn.
Chữ “tham nhũng” đã được một trong hai nhà báo Kenya nhắc tới. Mười ba ngày trước khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, trong Chặng Đàng Thánh Giá năm đó, Đức Hồng Y Ratzinger lúc ấy, là người hướng dẫn Đàng Thánh Giá, có nói tới rác rưởi trong Giáo Hội. Ngài tố cáo nó đầu tiên. Rồi, trong tuần tám ngày Lễ Phục Sinh sau Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời và ngài trở thành giáo hoàng. Nhưng, trong Thánh Lễ cầu cho việc bầu cử giáo hoàng, ngài là Niên Trưởng, hay ngài là Nhiếp Chính, không, Niên Trưởng, và ngài cũng nói lại điều ấy, và chúng tôi đã bầu ngài vì ngài đã tự do nói lên sự việc. Thành thử từ đó, người ta mới kháo nhau là có tham nhũng ở Vatican. Mà có tham nhũng ở đó thật.
Còn về vụ xử này: tôi đã trao cho các thẩm phán các trách nhiệm cụ thể, vì điều quan trọng đối với bên biện hộ là việc lên cáo trạng. Tôi không đọc các lời kết tội thực sự, có tính kỹ thuật, không phải sao? Tôi muốn kết thúc vụ xử trước ngày 8 tháng Mười Hai vì Năm Thánh Thương Xót, nhưng tôi không nghĩ họ có khả năng làm được như vậy, vì tôi muốn mọi luật sư biện hộ có đủ thì giờ để biện hộ, họ được tự do biện hộ. Tất cả. Như họ đã chọn, thì (nghe không rõ). Nhưng tham nhũng thì đã quanh quẩn từ lâu.
Caricato: Đức Thánh Cha dự tính làm gì? Đức Thánh Cha dự tính tiến hành ra sao để những việc này không tái diễn?
Đức Thánh Cha: Tôi chỉ biết tạ ơn Chúa vì Lucrezia Borgia không quanh quẩn đâu đây. (Cười). Nhưng, tôi không biết, (chắc phải) tiếp tục với các vị Hồng Y, với các ủy ban để trong sạch hóa.
Nestor Ponguta Puerto, Radio Colombia: Kính thưa Đức Thánh Cha, trước nhất, con xin cám ơn Đức Thánh Cha vì tất cả những gì Đức Thánh Cha đã làm cho hòa bình tại đất nước chúng con, tại Colombia và tất cả những gì Đức Thánh Cha đã làm cho thế giới. Nhân dịp này, con mốn hỏi Đức Thánh Cha một câu hỏi hợp thời: Có một chủ đề liên quan tới việc “thay đổi bàn cờ” ở Mỹ Châu La Tinh từng đem Ông Macri ở chính quê hương Đức Thánh Cha (lên cầm quyền) sau hơn 12 năm của chủ nghĩa Kirchner, nay sự việc đã thay đổi đôi chút, Đức Thánh Cha nghĩ gì về những thay đổi mới mẻ này, về việc hướng đi mới đang thắng lướt như thế nào đối với lục địa Mỹ Châu La Tinh, nơi Đức Thánh Cha xuất thân?
Đức Thánh Cha: Tôi có nghe một số ý kiến, nhưng thú thực về vấn đề địa chính trị này trong lúc này, tôi thục sự không biết phải nói gì, tôi không biết vì vào lúc này ở nhiều quốc gia cũng có vấn đề như thế. Nhưng, quả thực, tôi không biết tại sao nó khởi sự và khởi sự như thế nào. Tôi thực sự không biết. Sự kiện nhiều nước Mỹ Châu La Tinh đang ở trong tình thế có một số thay đổi đường lối là sự kiện có thật, nhưng tôi không biết giải thích sự kiện này.
Juergen Baetz, DPA (Germany): Kính thưa Đức Thánh Cha, HIV đang tàn phá Phi Châu. Thuốc men tuy có nghĩa nhiều người ngày nay sống lâu hơn, nhưng nạn dịch này vẫn đang tiếp diễn. Ở Uganda mà thôi, đã có thêm 135,000 lây nhiễm HIV mới, ở Kenya, tình hình còn tệ hơn thế. Đây là nguyên nhân gây nên nhiều cái chết nhất ở Phi Châu. Kính thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha từng gặp các trẻ em mang HIV, Đức Thánh Cha đã nghe chứng từ cảm động ở Uganda. Ấy thế nhưng, Đức Thánh Cha nói rất ít về vấn đề này. Chúng ta biết rằng ngăn ngừa là chìa khóa. Chúng ta biết rằng bao cao su không những là phương pháp có thể giải quyết cơn dịch, mà còn là một phần quan trọng của giải pháp. Há đây không phải là lúc để Giáo Hội thay đổi chủ trương của mình về vấn đề này hay sao? Để cho phép việc dùng bao cao su để ngăn ngừa lây lan thêm?
Đức Thánh Cha: Vấn đề này xem ra quá nhỏ đối với tôi, dường như nó cũng là một câu hỏi phiến diện nữa. Vâng, nó là một trong các phương pháp. Ở đây, ta thấy luân lý của Giáo Hội về điểm này đang gặp một điều khó xử: điều răn thứ năm hay điều răn thứ sáu? Bảo vệ sự sống hay các liên hệ tính dục phải mở cửa đón nhận sự sống? Nhưng đấy không phải là vấn đề. Vấn đề lớn hơn thế… câu hỏi này làm tôi nghĩ tới có lần người ta hỏi Chúa Giêsu: “thưa Thầy, xin Thầy cho biết có được phép chữa bệnh vào ngày Sabát không? Có bắt buộc phải chữa bệnh không?”. Câu hỏi “có được phép không” này… nhưng nạn thiếu dinh dưỡng, việc phát triển con người, nạn lao động nô dịch, việc thiếu nước uống, tất cả đều là vấn đề. Ta đừng nên nói (về chúng) nếu ta có thể sử dụng thứ băng dán này hay thứ băng dán cho một vết thương nhỏ, vết thương trầm trọng là bất công xã hội, bất công về môi sinh, bất công mà… Tôi không muốn đi vào các suy tư đối với các trường hợp điển hình trong đó, người ta chết vì thiếu nước, vì đói, môi sinh… khi mọi người được chữa lành, khi không còn những chứng bệnh này, những thảm kịch do con người tạo ra này, bất kể là bất công xã hội hay kiếm nhiều tiền hơn, tôi nghĩ tới việc buôn bán vũ khí, khi những vấn đề này không còn nữa, tôi nghĩ chúng ta có thể hỏi “có được phép chữa bệnh vào ngày Sabát không?”.Vì, nếu việc buôn bán vũ khí cứ tiếp tục, chiến tranh là nguyên nhân lớn nhất gây ra chết chóc… Tôi muốn nói đừng nghĩ tới việc có được phép chữa bệnh vào ngày Sabát hay không, tôi muốn nói với nhân loại: “hãy thực hiện công lý” và khi mọi người được chữa lành, khi không còn bất công nữa, ta có thể nói về ngày Sabát.
Marco Ansaldo, Repubblica: Kính thưa Đức Thánh Cha, con muốn hỏi Đức Thánh Cha một câu hỏi như sau: vì tuần qua có hai biến cố lớn mà giới truyền thông lưu tâm: một là chuyến đi Phi Châu của Đức Thánh Cha, mà tất cả chúng ta hiển nhiên đều vui mừng đã thành công mỹ mãn xét theo mọi góc nhìn, biến cố kia là cuộc khủng hoảng trên bình diện quốc tế giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay Nga vì đã bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ 17 giây với nhiều lời tố cáo, không có lời xin lỗi nào từ cả hai phía, việc này đã nổ bùng thành một cuộc khủng hoảng…một cuộc khủng hoảng mà thực tình chúng ta không cần có trong Thế Chiến Thứ Ba mà Đức Thánh Cha nói là đang khởi diễn “từng mảnh” trên thế giới. Do đó, câu hỏi của con là đâu là lập trường của Vatican về vấn đề này? Và con muốn đi xa hơn (và hỏi) xem liệu Đức Thánh Cha có nghĩ sẽ đi dự lễ kỷ niệm các biến cố lần thứ 101 tại Armenia sẽ diễn ra vào năm tới, như Đức Thánh Cha đã làm trong năm ngoái ở Thổ Nhĩ Kỳ không?
Đức Thánh Cha: Năm ngoái, tôi có hứa với ba thượng phụ là tôi sẽ đi. Lời hứa còn đó. Tôi không biết liệu nó có thực sự diễn ra không, nhưng lời hứa còn đó.
Rồi, các cuộc chiến tranh. Các cuộc chiến tranh vì tham vọng. Các cuộc chiến tranh, tôi nói tới các cuộc chiến tranh không phải để tự vệ chống kẻ gây hấn bất chính nhưng các cuộc chiến tranh vốn là một kỹ nghệ. Trong lịch sử, ta đã bao lần biết điều này: tại một quốc gia, khi bản cân bằng chi thu không khả quan, người ta bèn bảo nhau “nào, ta hãy gây chiến tranh” và thế là sự thiếu cân bằng được giải quyết. Chiến tranh là một vụ kinh doanh, kinh doanh vũ khí. Quân khủng bố, họ có chế tạo vũ khí không? Có, có lẽ có chút đỉnh. Ai cung cấp cho họ vũ khí để họ gây chiến tranh? Có cả một mạng lưới quyền lợi với tiền tài và quyền lực sau lưng, một mạng lưới hoặc có tính đế quốc hoặc có tính liên minh quyền lực. Nhưng chúng ta lâm cảnh chiến tranh cả bao nhiêu năm nay rồi và còn nhiều năm nữa. Các mảnh này ngày càng ít hơn nhưng lớn hơn. Tôi nghĩ gì đây? Tôi không biết Vatican nghĩ gì, nhưng tôi nghĩ gì đây? (Cười). Chiến tranh là một thứ tội. Chúng chống lại nhân loại. Chúng hủy diệt nhân loại. Chúng là nguyên nhân của bóc lột, của buôn bán người, của rất nhiều điều. Chúng phải được chặn đứng. Tại Liên Hiệp Quốc, tôi đã nói tới chữ này hai lần, cả ở Kenya lẫn New York, rằng công việc của qúy vị đừng là duy danh “chỉ nhằm tuyên bố”, mà nó phải hữu hiệu, đem lại hòa bình. Họ đang làm nhiều việc. Ở đây, ở Phi Châu này, tôi đã thấy “các Mũ Xanh” làm việc ra sao. Nhưng như thế chưa đủ. Chến tranh không phát xuất từ Thiên Chúa. Thiên Chúa là Thiên Chúa của hòa bình. Thiên Chúa dựng nên thế giới. Thiên Chúa dựng nên mọi sự đẹp đẽ nhưng rồi, theo trình thuật của Thánh Kinh, anh giết em. Đó là cuộc chiến tranh đầu tiên, chiến tranh thế giới lần thứ nhất, giữa anh em. Đó là điều tôi nghĩ đến và nó làm tôi rất đau đớn.
Francois Beaudonnet, France Television: Kính thưa Đức Thánh Cha, dù con là người Pháp, con vẫn muốn hỏi Đức Thánh Cha một câu bằng tiếng Tây Ban Nha. Hôm nay, tại Paris, hội nghị về thay đổi khí hậu đang diễn ra. Đức Thánh Cha đã cố gắng rất nhiều nhằm làm mọi sự trở nên tốt đẹp hơn. Đức Thánh Cha có hy vọng quá nhiều ở hội nghị này không? Chúng ta có chắc chắn là COP-21 sẽ khởi diễn một giải pháp không?
Đức Thánh Cha: Tôi không biết chắc. Tôi không biết chắc. Nhưng tôi có thể cho ông hay: phải là bây giờ hay chẳng bao giờ nữa. Nhưng, từ hội nghị trước ở Tokyo, thì không. Họ làm được một số việc. Mỗi năm, các vấn đề mỗi ra trầm trọng thêm. Khi tôi nói trong một buổi gặp gỡ các sinh viên đại học về việc ta để lại cho con cháu ta một thế giới như thế nào, có người bảo: “nhưng Đức Thánh Cha có chắc là sẽ có con cháu trong thế hệ này không? Chúng ta đã đạt tới giới hạn rồi. Chúng ta đang ở trên bờ tự sát, có thể nói mạnh như thế. Và tôi dám chắc gần như toàn bộ những người đang ở Paris tham dự Hội Nghị COP-21 đều ý thức được điều đó và muốn làm một điều gì. Ngày nọ, tôi đọc thấy ở Greenland, các núi băng đã mất đi hàng ngàn tấn. Ở Thái Bình Dương, có một quốc gia đang mua đất của một quốc gia khác để chuyển cả nước tới đó vì chỉ 20 năm nữa nước của họ không còn ở đó nữa. Tôi tin chắc, tôi tin chắc rằng những người này sẽ làm một điều gì đó vì tôi biết chắc họ có thiện chí làm như thế. Và tôi hy vọng điều đó sẽ xẩy ra và tôi cầu nguyện để nó xẩy ra.
Delia Gallagher, CNN: Đức Thánh Cha đã làm nhiều cử chỉ kính trọng đối với người Hồi Giáo. Con thắc mắc Hồi Giáo và giáo huấn của Tiên Tri Mohammed có gì để nói với thế giới hôm nay?
Đức Thánh Cha: Họ có các nhân đức, nhiều nhân đức lắm và những nhân đức này có tính xây dựng. Tôi cũng cảm nghiệm được nhiều tình bằng hữu, tình bằng hữu vốn là một từ ngữ mạnh mẽ, với một người Hồi Giáo, một nhà lãnh đạo tầm cỡ thế giới, có thể nói như thế, và ông có niềm tin của ông còn tôi có niềm tin của tôi, ông cầu nguyện và tôi cũng cầu nguyện. (Có nhiều) giá trị, cầu nguyện chẳng hạn, ăn chay, đều là các giá trị tôn giáo. Và cả các nhân đức khác nữa… Chúng ta không thể loại bỏ một người tôn giáo vì có một số, thậm chí nhiều nhóm cực đoan vào một thời điểm lịch sử nào đó. Đúng, chiến tranh giữa các tôn giáo luôn diễn ra trong lịch sử, luôn luôn. Chúng ta cũng cần phải xin lỗi, Catherine de’Medici không phải là một vị thánh, và có cuộc chiến tranh (tôn giáo) 30 năm và cái đêm hãi hùng vào ngày kính Thánh Bartôlômêô, nên chúng ta cũng phải xin những người cực đoan quá khích trong các cuộc chiến tranh tôn giáo tha thứ nữa.
Nhưng họ có các nhân đức, nên người ta có thể đối thoại với họ. Hôm nay, tôi có mặt tại một đền thờ Hồi Giáo, một giáo sĩ Hồi Giáo cầu nguyện với tôi, ngài muốn đi với tôi một vòng vận động trường, nơi nhiều người không vào được, bằng giáo hoàng xa, và trong giáo hoàng xa, có vị giáo hoàng và một giáo sĩ Hồi Giáo. Có thể nói như thế. Cũng giống mọi nơi khác, có những người có các giá trị tôn giáo, và có những người không có các giá trị ấy… người Kitô Giáo chúng ta cũng đã gây ra biết bao trận chiến tranh, không chỉ có tính tôn giáo. Không phải người Hồi Giáo đã cướp phá Rôma. Họ cũng có các nhân đức.
Martha Calderon, Catholic News Agency: Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng con biết Đức Thánh Cha sắp sửa đi Mễ Tây Cơ, chúng con muốn biết một chút hơn nữa về chuyến đi này và cũng theo đường hướng ấy, Đức Thánh Cha có sẽ đi thăm các quốc gia đang gặp các vấn đề hay không? Đức Thánh Cha có nghĩ sẽ thăm Colombia hay trong tương lai có thể sẽ thăm các quốc gia Mỹ Châu La Tinh khác như Peru chẳng hạn mà có lần Đức Thánh Cha đã nhắc đến.
Đức Thánh Cha: Vâng, các cuộc du hành vào tuổi tôi không được khỏe khoắn lắm. Người ta vẫn sống thoát chúng nhưng chúng để lại dấu vết. Tôi sẽ đi Mễ Tây Cơ. Đầu tiên, tôi muốn kính viếng Đức Mẹ, vì ngài là Mẹ Mỹ Châu, vì thế, tôi sẽ đến Thành Phố Mexico. Nếu Đức Mẹ Guadalupe không có ở đấy, chắc tôi không đến Mễ Tây Cơ vì các tiêu chuẩn của chuyến đi: thăm ba hay bốn thành phố chưa được vị giáo hoàng nào viếng thăm, nhưng tôi sẽ tới Thành Phố Mexico vì Đức Mẹ Đồng Trinh.
Rồi tôi sẽ tới Chiapas, ở phía nam, giáp biên giới Guatemala, sau đó, đi Morelia và hầu như chắc chắn, trên đường trở về Rôma, có lẽ tôi sẽ dành một ngày, có lẽ ít hơn ở Ciudad Juarez. Về các cuộc viếng thăm các nước Mỹ Châu La Tinh khác: năm 2017, tôi đã được mời đến (viếng Đức Mẹ) Aparecida, cũng là quan thầy của Mỹ Châu nói tiếng Bồ Đào Nha, vì có hai quan thầy, phải không? Từ đó, tôi mong có thể thăm một nước khác để dâng Thánh Lễ nhưng tôi chưa biết. Chưa có kế hoạch.
Mark Masai, National Media of Kenya: Trước nhất, xin cám ơn Đức Thánh Cha đã thăm Kenya và Phi Châu. Đức Thánh Cha được nghinh đón lần nữa ở Kenya để nghỉ ngơi, chứ không để làm việc. Nay thì đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Thánh Cha và ai cũng lo ngại về an ninh. Đức Thánh Cha muốn nói gì với thế giới vốn nghĩ Phi Châu chỉ có chiến tranh tàn phá và đầy hủy diệt mà thôi?
Đức Thánh Cha: Phi Châu là nạn nhân. Phi Châu luôn bị bóc lột bởi các cường quốc khác. Từ Phi Châu, người ta tới Mỹ Châu, bị bán làm nô lệ. Có những cường quốc chỉ tìm cách lấy của cải lớn lao của Phi Châu, có lẽ là lục địa phong phú nhất. Nhưng, họ không hề nghĩ tới việc giúp cho các quốc gia lớn mạnh, người dân có việc làm, mọi người có việc làm. Bóc lột. Phi Châu là một vị tử đạo, tử đạo trong tay bóc lột. Những người cho rằng từ Phi Châu phát xuất mọi tai họa và mọi cuộc chiến tranh có lẽ đã không hiểu rõ các tai hại mà một số hình thức phát triển đã đem lại cho nhân loại. Chính vì thế, tôi yêu mến Phi Châu, vì Phi Châu là nạn nhân của các cường quốc khác.
Cha Lombardi: Kính thưa Đức Thánh Cha, xin nghinh đón Đức Thánh Cha tới cuộc gặp gỡ này, một cuộc gặp gỡ nay đã thành truyền thống để chúng con mong đợi. Chúng con rất biết ơn vì sau một chuyến đi bận rộn, Đức Thánh Cha vẫn muốn dành thì giờ cho chúng con. Chúng con hiểu rõ Đức Thánh Cha sẵn lòng có mặt để giúp đỡ chúng con xiết bao.
Trước khi bắt đầu các câu hỏi, con xin nhân danh một số đồng nghiệp cám ơn Liên Hiệp Phát Hình Âu Châu (EBU) đã tổ chức việc trực tiếp phát hình từ Cộng Hòa Trung Phi. Các buổi phát hình trực tiếp ra khắp thế giới từ Trung Phi này sở dĩ khả hữu là nhờ EBU cả. Thành thử con xin cám ơn họ nhân dạnh mọi người.
Bây giờ, như thường lệ, thiển nghĩ nên bắt đầu với các khách qúy từ các nước chúng ta vừa tới xong. Chúng ta có 4 người từ Kenya, và hai câu hỏi của họ.
Bernard Namuname, Kenya Daily Nation: Kính thưa Đức Thánh Cha, con xin kính chào Đức Thánh Cha. Lúc ở Kenya, Đức Thánh Cha có gặp gỡ các gia đình nghèo ở Kangemi, Đức Thánh Cha nghe truyện họ kể về việc bị loại khỏi các nhân quyền căn bản, như thiếu nước sạch. Cùng ngày, Đức Thánh Cha đã tới vận động trường Kasarani nơi Đức Thánh Cha gặp giới trẻ, và họ cũng đã kể cho Đức Thánh Cha nghe các câu truyện về việc họ bị loại trừ chỉ vì lòng tham vị kỷ và tham nhũng của người ta. Đức Thánh Cha cảm thấy gì lúc nghe các câu truyện của họ? Và phải làm gì để chấm dứt bất công? Cám ơn Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha: Về vấn đề này, tôi đã nói một mạnh mẽ ít nhất ba lần. Lần thứ nhất là lúc gặp các phong trào bình dân ở Vatican, lần thứ hai lúc gặp các phong trào bình dân ở Santa Cruz della Sierra (Bolivia). Rồi hai lần nữa: trong (văn kiện) Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng) và cũng rất mạnh trong thông điệp Laudato Si’. Tôi không nhớ các con số thống kê, nên tôi yêu cầu các bạn đừng công bố chúng, vì tôi không biết liệu chúng có đúng hay không, nhưng tôi tin rằng 80% sự giầu có trên thế giới đang nằm trong tay 17% dân số. Tôi không biết con số này có đúng không nhưng nếu nó không đúng… (Ngài hỏi có ai biết số thống kê thì làm ơn nói giùm để được chính xác hơn).
Hiện đang có một hệ thống kinh tế đặt đồng tiền ở trung tâm, ông thần tài. Tôi nhớ có lần vị đại sứ Pháp nói với tôi câu này, và ông không phải là một người Công Giáo: “Chúng ta đã rơi vào việc thờ ngẫu thần tiền bạc” (ngài nói bằng tiếng Pháp). Nếu sự việc cứ tiếp diễn như thế này, thì thế giới tất sẽ tiếp tục như thế.
Ông hỏi xem tôi cảm nhận ra sao khi nghe các chứng từ của giới trẻ và của người nghèo tại Kangemi. Tôi đã nói rõ về nhân quyền. Tôi cảm thấy đau đớn. Tôi nghĩ, làm thế nào người ta không lưu ý cho được? Tôi cảm thấy rất đau đớn. Hôm qua, chẳng hạn, tôi tới một bệnh viện nhi khoa, là bệnh việc duy nhất ở Bangui và có lẽ ở cả nước, và trong đơn vị điều trị tăng cường (ICU), họ không có dụng cụ thở dưỡng khí. Ở đấy, có rất nhiều trẻ em thiếu dinh dưỡng, nhiều lắm, và bác sĩ cho tôi hay đa số các em sẽ chết nay mai vì các em bị sốt ré rất nặng mà lại thiếu dinh dưỡng nữa.
Tôi không muốn giảng lễ ở đây, nhưng Chúa luôn trách cứ dân Israel… rằng chúng ta đã chấp nhận và thờ ngẫu thần. Ngẫu thần là khi người ta đánh mất căn tính của mình, không còn là con cái Thiên Chúa nữa, mà thích đi tìm một Thiên Chúa theo tầm cỡ của mình hơn. Đó là khởi đầu. Nếu nhân loại không thay đổi, chúng ta sẽ tiếp tục phải chịu nhiều khốn khổ hơn, nhiều thảm trạng hơn, nhiều chiến tranh hơn, nhiều trẻ em chết vì đói, vì bất công hơn. Người ta nghĩ gì về những người nắm trong tay 80 phần trăm của cải thế giới? Đó không phải là chủ nghĩa cộng sản. Đó là sự thật. Nhưng là một sự thật khó thấy. Cám ơn ông về câu hỏi này.
Michael Mumo Makau, 98.4 Capital FM Radio (Kenya): Giây phút đáng ghi nhớ nhất trong chuyến viếng thăm Phi Châu lần đầu của Đức Thánh Cha là giây phút nào? Đức Thánh Cha có sẽ trở lại lục địa này nay mai không? Và đâu là chuyến đi ngay sau đây của Đức Thánh Cha?
Đức Thánh Cha: Chúng ta nên bắt đầu với câu hỏi chót. Nếu sự việc thuận lợi, tôi tin chuyến đi kế tiếp sẽ thực hiện ở Mễ Tây Cơ. Chi tiết chưa được xác định. Thứ hai: tôi có trờ lại Phi Châu không? Tôi không biết. Tôi đã già và các chuyến đi thì nhiêu khê.
Còn câu hỏi thứ nhất, về gì nhỉ? Về thời khắc, tôi nhớ đúng chứ? Đám đông. Niềm vui. Khả năng có thể cử hành lễ trong lúc bụng rỗng. Nhưng đối với tôi, Phi Châu là một ngạc nhiên. Tôi nghĩ, Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên, nhưng Phi Châu còn làm chúng ta ngạc nhiên hơn nữa. Có nhiều giây phút như thế lắm. Nhưng các đám đông, họ cảm thấy họ được viếng thăm. Họ có cảm thức lớn được nghinh đón. Tôi thấy ở cả ba quốc gia: dân chúng đều có cảm thức được nghinh đón này vì họ rất sung sướng được viếng thăm. Hơn nữa, mỗi nước có một bản sắc riêng. Kenya thì hơi tân tiến, phát triển hơn một chút. Uganda có bản sắc tử đạo. Dân chúng Uganda, cả Công Giáo lẫn Anh Giáo, đều tôn kính các vị tử đạo. Tôi có mặt ở cả hai đền thánh. Đền Anh Giáo rồi đền Công Giáo. Ký ức về các vị tử đạo là “thẻ căn cước” của họ, lòng can đảm hy sinh mạng sống vì một chính nghĩa. Cộng Hòa Trung Phi: khát vọng hòa bình, hòa giải, tha thứ. Cho tới cách nay 4 năm, họ sống chung với nhau, Công Giáo, Thệ Phản, Hồi Giáo, như anh chị em! Hôm qua, tôi đi gặp các người Tin Lành, làm việc chăm chỉ. Và buổi tối, họ tới tham dự Thánh Lễ. Hôm nay, tôi tới đền thờ Hồi Giáo. Tôi cầu nguyện tại đền thờ Hồi Giáo này. Ngay vị giáo sĩ Hồi Giáo cũng lên giáo hoàng xa làm một vòng quanh vận động trường nhỏ. Đó là những cử chỉ nhỏ mọn, là điều họ muốn. Vì, ở đấy có một nhóm nhỏ. Tôi nghĩ nhóm ấy là Kitô hữu, hay họ nói những người đó là Kitô hữu, một nhóm rất bạo động. Tôi thực sự không hiều được điều đó. Nhưng, nhóm này không phải là ISIS, nó là một nhóm khác. Nhóm Kitô Giáo. (Dân chúng) thì muốn hòa bình. Giờ đây, họ sắp sửa tổ chức các cuộc bầu cử. Họ đã chọn một tình trạng chuyển tiếp. Họ đã chọn một phụ nữ trước đây là thị trường để làm Tổng Thống Chuyển Tiếp, và bà ấy hiện đang tổ chức các cuộc bầu cử. Nhưng họ đang tìm kiếm hòa bình, hoà giải chứ không hận thù nữa.Không hận thù.
Phil Pulella, Reuters: Tại Uganda, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu và cho biết: tham nhũng có mặt khắp nơi, cả ở Vatican nữa. Câu hỏi của con là: đâu là tầm quan trọng của báo chí, của báo chí tự do, thế tục trong việc nhổ tận gốc nạn tham nhũng ở bất cứ nơi nào nó hiện diện?
Đức Thánh Cha: Báo chí tự do, thế tục và cả tôn giáo nữa, nhưng phải chuyên nghiệp; vì báo chí, thế tục hay tôn giáo, đều phải chuyên nghiệp cả. Điều quan trọng là họ thực sự chuyên nghiệp, không được thao túng tin tức. Đối với tôi việc này quan trọng, vì tố cáo tham những, bất công, là việc tốt, vì quả có tham nhũng. Và người có trách nhiệm phải làm điều gì đó, phải kết án, phải đưa ra tòa. Báo chí chuyên nghiệp phải nói hết, không nên rơi vào ba tội rất thông thường là đưa tin sai, chỉ nói một nửa không chịu nói nửa kia; nói hành đâu phải chuyên nghiệp, khi không có chuyên nghiệp, ông bôi bẩn người khác, dù đúng sự thật hay không; và phỉ báng, làm mất danh thơm tiếng tốt của người cho tới nay chưa hề làm bất cứ điều gì sai quấy cho bất cứ ai, có thể là một việc trong quá khứ. Đó là ba thiếu sót tấn công thẳng vào tính chuyên nghiệp của báo chí. Ta cần tính chuyên nghiệp, điều đúng là: sự việc như thế như thế. Còn về tham nhũng thì sao? Nhìn kỹ sự kiện và nói ra: điều này, điều này và điều này. Nếu có tham nhũng thì họ phải nói nó ra. Và nếu một nhà báo mà nói sai, thì phải xin lỗi, nếu họ thực sự chuyên nghiệp. Mọi sự sẽ tốt đẹp nếu hành động như thế.
Philippine De Saint-Pierre, KTO (France): Kính thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha ca ngợi cương lĩnh do một vị tổng giám mục, một giáo sĩ Hồi Giáo và một mục sư ở Bangui đưa ra. Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta biết rằng chủ nghĩa cực đoan đang đe dọa toàn thể hành tinh. Chúng ta cũng đã thấy điều đó tại Paris. Trước mối nguy hiểm này, Đức Thánh Cha có nghĩ rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo nên can thiệp nhiều hơn vào lãnh vực chính trị? (Đức Thánh Cha hỏi cho rõ)… các “chức sắc” tôn giáo, giám mục và giáo sĩ Hồi Giáo?
Đức Thánh Cha: “Can thiệp vào lãnh vực chính trị”. Nếu điều này có nghĩa là làm chính trị, thì không. Bất cứ ai là linh mục, mục sư, giáo sĩ Hồi Giáo hay giáo sĩ Do Thái Giáo, đây là ơn gọi của họ, nhưng họ làm “chính trị sống” bằng cách rao giảng các giá trị. Các giá trị chân thực. Và một trong các giá trị lớn nhất chính là tình huynh đệ giữa chúng ta. Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa. Chúng ta có người Cha chung. Theo nghĩa này, chúng tôi phải làm cuộc chính trị hợp nhất, hòa giải. Một chữ mà tôi không ưa nhưng phải dùng là “khoan dung”. Nhưng không chỉ khoan dung, cả sống chung và tình bằng hữu nữa. Sự việc phải như thế. Chủ nghĩa cực đoan là cơn bệnh có mặt trong mọi tôn giáo. Người Công Giáo chúng tôi cũng có một ít người, không phải chỉ một ít, mà nhiều người lắm, tin rằng họ có sự thật tuyệt đối và họ đi khắp nơi mang theo nói hành, phỉ bang và làm mếch lòng người ta, họ làm mếch lòng. Và tôi nói điều này vì đây là Giáo Hội của tôi, cả chúng tôi nữa, mọi người chúng ta. Cần phải đả phá nó. Chủ nghĩa cực đoan tôn giáo không phải là tôn giáo. Tại sao? Vì thiếu Thiên Chúa. Nó thờ ngẫu thần, vì tiền bạc chính là ngẫu thần. Làm chính trị theo nghĩa thuyết phục những ai có khuynh hướng trên là một nền chính trị mà các nhà lãnh đạo tôn giáo của chúng ta nên làm, còn chủ nghĩa cực đoan thì luôn kết cục trong thảm họa hay tội ác, trong điều xấu mà tôn giáo nào cũng có chút chút.
Cristiana Caricato, TV2000 (Italy): Kính thưa Đức Thánh Cha, sáng nay, khi chúng ta còn ở Bangui, thì ở Rôma, có phiên xử mới xử Đức Ông Vallejo Balda, Bà Chaouqui, (Maio) và hai nhà báo. Con muốn hỏi Đức Thánh Cha, và đây là một câu hỏi mà nhiều người từng hỏi chúng ta: tại sao lại có hai việc bổ nhiệm này? Làm thế nào có thể có việc trong diễn trình cải tổ mà Đức Thánh Cha đã khởi sự, hai người như thế lại có thể lọt vào một ủy ban như COSEA được? Đức Thánh Cha có nghĩ là Đức Thánh Cha sai lầm không?
Đức Thánh Cha: Tôi nghĩ đã có sự sai lầm. Đức Ông Vallejo Balda đã bước vào vai trò ngài có và ngài có vai trò đó cho tới nay. Ngài là thư ký của Phủ Kinh Tế Sự Vụ. Ngài đã bước vào như thế. Còn làm sao bà ấy bước vào được, thì tôi không biết chắc, nhưng tôi nghĩ tôi đúng, nhưng tôi nghĩ, tôi không biết chắc, tôi nghĩ chính Đức Ông giới thiệu bà ấy như một phụ nữ hiểu biết thế giới thương mãi và những điều như thế, phải không? Họ làm việc được. Khi công việc đã xong, trong các thành viên của Ủy Ban gọi là COSEA, một số tiếp tục nhiệm sở tại Vatican. Đức Ông Vallejo Balda là một trong số này. Còn người phụ nữ tên Chaouqui thì không ở lại Vatican vì bà ấy bước vào với Ủy Ban nên đã không ở lại. Một số người nói rằng bà ấy bất mãn về việc này, nhưng các thẩm phán sẽ cho ta biết sự thực trong ý hướng, họ đã làm việc đó như thế nào. Đối với tôi, đây không phải là một ngạc nhiên. Tôi không mất ngủ vì việc này cho thấy việc làm đã đuợc bắt đầu với ủy ban các Hồng Y, nhóm C9, đang điều tra tham nhũng và những điều không hữu hiệu. Và ở đây, tôi muốn nói một điều, không phải về Đức Ông Vallejo Balda và bà Chaouqui, mà về mọi sự. Và tôi sẽ trở lại vấn đề này nếu cô muốn.
Chữ “tham nhũng” đã được một trong hai nhà báo Kenya nhắc tới. Mười ba ngày trước khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, trong Chặng Đàng Thánh Giá năm đó, Đức Hồng Y Ratzinger lúc ấy, là người hướng dẫn Đàng Thánh Giá, có nói tới rác rưởi trong Giáo Hội. Ngài tố cáo nó đầu tiên. Rồi, trong tuần tám ngày Lễ Phục Sinh sau Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời và ngài trở thành giáo hoàng. Nhưng, trong Thánh Lễ cầu cho việc bầu cử giáo hoàng, ngài là Niên Trưởng, hay ngài là Nhiếp Chính, không, Niên Trưởng, và ngài cũng nói lại điều ấy, và chúng tôi đã bầu ngài vì ngài đã tự do nói lên sự việc. Thành thử từ đó, người ta mới kháo nhau là có tham nhũng ở Vatican. Mà có tham nhũng ở đó thật.
Còn về vụ xử này: tôi đã trao cho các thẩm phán các trách nhiệm cụ thể, vì điều quan trọng đối với bên biện hộ là việc lên cáo trạng. Tôi không đọc các lời kết tội thực sự, có tính kỹ thuật, không phải sao? Tôi muốn kết thúc vụ xử trước ngày 8 tháng Mười Hai vì Năm Thánh Thương Xót, nhưng tôi không nghĩ họ có khả năng làm được như vậy, vì tôi muốn mọi luật sư biện hộ có đủ thì giờ để biện hộ, họ được tự do biện hộ. Tất cả. Như họ đã chọn, thì (nghe không rõ). Nhưng tham nhũng thì đã quanh quẩn từ lâu.
Caricato: Đức Thánh Cha dự tính làm gì? Đức Thánh Cha dự tính tiến hành ra sao để những việc này không tái diễn?
Đức Thánh Cha: Tôi chỉ biết tạ ơn Chúa vì Lucrezia Borgia không quanh quẩn đâu đây. (Cười). Nhưng, tôi không biết, (chắc phải) tiếp tục với các vị Hồng Y, với các ủy ban để trong sạch hóa.
Nestor Ponguta Puerto, Radio Colombia: Kính thưa Đức Thánh Cha, trước nhất, con xin cám ơn Đức Thánh Cha vì tất cả những gì Đức Thánh Cha đã làm cho hòa bình tại đất nước chúng con, tại Colombia và tất cả những gì Đức Thánh Cha đã làm cho thế giới. Nhân dịp này, con mốn hỏi Đức Thánh Cha một câu hỏi hợp thời: Có một chủ đề liên quan tới việc “thay đổi bàn cờ” ở Mỹ Châu La Tinh từng đem Ông Macri ở chính quê hương Đức Thánh Cha (lên cầm quyền) sau hơn 12 năm của chủ nghĩa Kirchner, nay sự việc đã thay đổi đôi chút, Đức Thánh Cha nghĩ gì về những thay đổi mới mẻ này, về việc hướng đi mới đang thắng lướt như thế nào đối với lục địa Mỹ Châu La Tinh, nơi Đức Thánh Cha xuất thân?
Đức Thánh Cha: Tôi có nghe một số ý kiến, nhưng thú thực về vấn đề địa chính trị này trong lúc này, tôi thục sự không biết phải nói gì, tôi không biết vì vào lúc này ở nhiều quốc gia cũng có vấn đề như thế. Nhưng, quả thực, tôi không biết tại sao nó khởi sự và khởi sự như thế nào. Tôi thực sự không biết. Sự kiện nhiều nước Mỹ Châu La Tinh đang ở trong tình thế có một số thay đổi đường lối là sự kiện có thật, nhưng tôi không biết giải thích sự kiện này.
Juergen Baetz, DPA (Germany): Kính thưa Đức Thánh Cha, HIV đang tàn phá Phi Châu. Thuốc men tuy có nghĩa nhiều người ngày nay sống lâu hơn, nhưng nạn dịch này vẫn đang tiếp diễn. Ở Uganda mà thôi, đã có thêm 135,000 lây nhiễm HIV mới, ở Kenya, tình hình còn tệ hơn thế. Đây là nguyên nhân gây nên nhiều cái chết nhất ở Phi Châu. Kính thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha từng gặp các trẻ em mang HIV, Đức Thánh Cha đã nghe chứng từ cảm động ở Uganda. Ấy thế nhưng, Đức Thánh Cha nói rất ít về vấn đề này. Chúng ta biết rằng ngăn ngừa là chìa khóa. Chúng ta biết rằng bao cao su không những là phương pháp có thể giải quyết cơn dịch, mà còn là một phần quan trọng của giải pháp. Há đây không phải là lúc để Giáo Hội thay đổi chủ trương của mình về vấn đề này hay sao? Để cho phép việc dùng bao cao su để ngăn ngừa lây lan thêm?
Đức Thánh Cha: Vấn đề này xem ra quá nhỏ đối với tôi, dường như nó cũng là một câu hỏi phiến diện nữa. Vâng, nó là một trong các phương pháp. Ở đây, ta thấy luân lý của Giáo Hội về điểm này đang gặp một điều khó xử: điều răn thứ năm hay điều răn thứ sáu? Bảo vệ sự sống hay các liên hệ tính dục phải mở cửa đón nhận sự sống? Nhưng đấy không phải là vấn đề. Vấn đề lớn hơn thế… câu hỏi này làm tôi nghĩ tới có lần người ta hỏi Chúa Giêsu: “thưa Thầy, xin Thầy cho biết có được phép chữa bệnh vào ngày Sabát không? Có bắt buộc phải chữa bệnh không?”. Câu hỏi “có được phép không” này… nhưng nạn thiếu dinh dưỡng, việc phát triển con người, nạn lao động nô dịch, việc thiếu nước uống, tất cả đều là vấn đề. Ta đừng nên nói (về chúng) nếu ta có thể sử dụng thứ băng dán này hay thứ băng dán cho một vết thương nhỏ, vết thương trầm trọng là bất công xã hội, bất công về môi sinh, bất công mà… Tôi không muốn đi vào các suy tư đối với các trường hợp điển hình trong đó, người ta chết vì thiếu nước, vì đói, môi sinh… khi mọi người được chữa lành, khi không còn những chứng bệnh này, những thảm kịch do con người tạo ra này, bất kể là bất công xã hội hay kiếm nhiều tiền hơn, tôi nghĩ tới việc buôn bán vũ khí, khi những vấn đề này không còn nữa, tôi nghĩ chúng ta có thể hỏi “có được phép chữa bệnh vào ngày Sabát không?”.Vì, nếu việc buôn bán vũ khí cứ tiếp tục, chiến tranh là nguyên nhân lớn nhất gây ra chết chóc… Tôi muốn nói đừng nghĩ tới việc có được phép chữa bệnh vào ngày Sabát hay không, tôi muốn nói với nhân loại: “hãy thực hiện công lý” và khi mọi người được chữa lành, khi không còn bất công nữa, ta có thể nói về ngày Sabát.
Marco Ansaldo, Repubblica: Kính thưa Đức Thánh Cha, con muốn hỏi Đức Thánh Cha một câu hỏi như sau: vì tuần qua có hai biến cố lớn mà giới truyền thông lưu tâm: một là chuyến đi Phi Châu của Đức Thánh Cha, mà tất cả chúng ta hiển nhiên đều vui mừng đã thành công mỹ mãn xét theo mọi góc nhìn, biến cố kia là cuộc khủng hoảng trên bình diện quốc tế giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay Nga vì đã bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ 17 giây với nhiều lời tố cáo, không có lời xin lỗi nào từ cả hai phía, việc này đã nổ bùng thành một cuộc khủng hoảng…một cuộc khủng hoảng mà thực tình chúng ta không cần có trong Thế Chiến Thứ Ba mà Đức Thánh Cha nói là đang khởi diễn “từng mảnh” trên thế giới. Do đó, câu hỏi của con là đâu là lập trường của Vatican về vấn đề này? Và con muốn đi xa hơn (và hỏi) xem liệu Đức Thánh Cha có nghĩ sẽ đi dự lễ kỷ niệm các biến cố lần thứ 101 tại Armenia sẽ diễn ra vào năm tới, như Đức Thánh Cha đã làm trong năm ngoái ở Thổ Nhĩ Kỳ không?
Đức Thánh Cha: Năm ngoái, tôi có hứa với ba thượng phụ là tôi sẽ đi. Lời hứa còn đó. Tôi không biết liệu nó có thực sự diễn ra không, nhưng lời hứa còn đó.
Rồi, các cuộc chiến tranh. Các cuộc chiến tranh vì tham vọng. Các cuộc chiến tranh, tôi nói tới các cuộc chiến tranh không phải để tự vệ chống kẻ gây hấn bất chính nhưng các cuộc chiến tranh vốn là một kỹ nghệ. Trong lịch sử, ta đã bao lần biết điều này: tại một quốc gia, khi bản cân bằng chi thu không khả quan, người ta bèn bảo nhau “nào, ta hãy gây chiến tranh” và thế là sự thiếu cân bằng được giải quyết. Chiến tranh là một vụ kinh doanh, kinh doanh vũ khí. Quân khủng bố, họ có chế tạo vũ khí không? Có, có lẽ có chút đỉnh. Ai cung cấp cho họ vũ khí để họ gây chiến tranh? Có cả một mạng lưới quyền lợi với tiền tài và quyền lực sau lưng, một mạng lưới hoặc có tính đế quốc hoặc có tính liên minh quyền lực. Nhưng chúng ta lâm cảnh chiến tranh cả bao nhiêu năm nay rồi và còn nhiều năm nữa. Các mảnh này ngày càng ít hơn nhưng lớn hơn. Tôi nghĩ gì đây? Tôi không biết Vatican nghĩ gì, nhưng tôi nghĩ gì đây? (Cười). Chiến tranh là một thứ tội. Chúng chống lại nhân loại. Chúng hủy diệt nhân loại. Chúng là nguyên nhân của bóc lột, của buôn bán người, của rất nhiều điều. Chúng phải được chặn đứng. Tại Liên Hiệp Quốc, tôi đã nói tới chữ này hai lần, cả ở Kenya lẫn New York, rằng công việc của qúy vị đừng là duy danh “chỉ nhằm tuyên bố”, mà nó phải hữu hiệu, đem lại hòa bình. Họ đang làm nhiều việc. Ở đây, ở Phi Châu này, tôi đã thấy “các Mũ Xanh” làm việc ra sao. Nhưng như thế chưa đủ. Chến tranh không phát xuất từ Thiên Chúa. Thiên Chúa là Thiên Chúa của hòa bình. Thiên Chúa dựng nên thế giới. Thiên Chúa dựng nên mọi sự đẹp đẽ nhưng rồi, theo trình thuật của Thánh Kinh, anh giết em. Đó là cuộc chiến tranh đầu tiên, chiến tranh thế giới lần thứ nhất, giữa anh em. Đó là điều tôi nghĩ đến và nó làm tôi rất đau đớn.
Francois Beaudonnet, France Television: Kính thưa Đức Thánh Cha, dù con là người Pháp, con vẫn muốn hỏi Đức Thánh Cha một câu bằng tiếng Tây Ban Nha. Hôm nay, tại Paris, hội nghị về thay đổi khí hậu đang diễn ra. Đức Thánh Cha đã cố gắng rất nhiều nhằm làm mọi sự trở nên tốt đẹp hơn. Đức Thánh Cha có hy vọng quá nhiều ở hội nghị này không? Chúng ta có chắc chắn là COP-21 sẽ khởi diễn một giải pháp không?
Đức Thánh Cha: Tôi không biết chắc. Tôi không biết chắc. Nhưng tôi có thể cho ông hay: phải là bây giờ hay chẳng bao giờ nữa. Nhưng, từ hội nghị trước ở Tokyo, thì không. Họ làm được một số việc. Mỗi năm, các vấn đề mỗi ra trầm trọng thêm. Khi tôi nói trong một buổi gặp gỡ các sinh viên đại học về việc ta để lại cho con cháu ta một thế giới như thế nào, có người bảo: “nhưng Đức Thánh Cha có chắc là sẽ có con cháu trong thế hệ này không? Chúng ta đã đạt tới giới hạn rồi. Chúng ta đang ở trên bờ tự sát, có thể nói mạnh như thế. Và tôi dám chắc gần như toàn bộ những người đang ở Paris tham dự Hội Nghị COP-21 đều ý thức được điều đó và muốn làm một điều gì. Ngày nọ, tôi đọc thấy ở Greenland, các núi băng đã mất đi hàng ngàn tấn. Ở Thái Bình Dương, có một quốc gia đang mua đất của một quốc gia khác để chuyển cả nước tới đó vì chỉ 20 năm nữa nước của họ không còn ở đó nữa. Tôi tin chắc, tôi tin chắc rằng những người này sẽ làm một điều gì đó vì tôi biết chắc họ có thiện chí làm như thế. Và tôi hy vọng điều đó sẽ xẩy ra và tôi cầu nguyện để nó xẩy ra.
Delia Gallagher, CNN: Đức Thánh Cha đã làm nhiều cử chỉ kính trọng đối với người Hồi Giáo. Con thắc mắc Hồi Giáo và giáo huấn của Tiên Tri Mohammed có gì để nói với thế giới hôm nay?
Đức Thánh Cha: Họ có các nhân đức, nhiều nhân đức lắm và những nhân đức này có tính xây dựng. Tôi cũng cảm nghiệm được nhiều tình bằng hữu, tình bằng hữu vốn là một từ ngữ mạnh mẽ, với một người Hồi Giáo, một nhà lãnh đạo tầm cỡ thế giới, có thể nói như thế, và ông có niềm tin của ông còn tôi có niềm tin của tôi, ông cầu nguyện và tôi cũng cầu nguyện. (Có nhiều) giá trị, cầu nguyện chẳng hạn, ăn chay, đều là các giá trị tôn giáo. Và cả các nhân đức khác nữa… Chúng ta không thể loại bỏ một người tôn giáo vì có một số, thậm chí nhiều nhóm cực đoan vào một thời điểm lịch sử nào đó. Đúng, chiến tranh giữa các tôn giáo luôn diễn ra trong lịch sử, luôn luôn. Chúng ta cũng cần phải xin lỗi, Catherine de’Medici không phải là một vị thánh, và có cuộc chiến tranh (tôn giáo) 30 năm và cái đêm hãi hùng vào ngày kính Thánh Bartôlômêô, nên chúng ta cũng phải xin những người cực đoan quá khích trong các cuộc chiến tranh tôn giáo tha thứ nữa.
Nhưng họ có các nhân đức, nên người ta có thể đối thoại với họ. Hôm nay, tôi có mặt tại một đền thờ Hồi Giáo, một giáo sĩ Hồi Giáo cầu nguyện với tôi, ngài muốn đi với tôi một vòng vận động trường, nơi nhiều người không vào được, bằng giáo hoàng xa, và trong giáo hoàng xa, có vị giáo hoàng và một giáo sĩ Hồi Giáo. Có thể nói như thế. Cũng giống mọi nơi khác, có những người có các giá trị tôn giáo, và có những người không có các giá trị ấy… người Kitô Giáo chúng ta cũng đã gây ra biết bao trận chiến tranh, không chỉ có tính tôn giáo. Không phải người Hồi Giáo đã cướp phá Rôma. Họ cũng có các nhân đức.
Martha Calderon, Catholic News Agency: Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng con biết Đức Thánh Cha sắp sửa đi Mễ Tây Cơ, chúng con muốn biết một chút hơn nữa về chuyến đi này và cũng theo đường hướng ấy, Đức Thánh Cha có sẽ đi thăm các quốc gia đang gặp các vấn đề hay không? Đức Thánh Cha có nghĩ sẽ thăm Colombia hay trong tương lai có thể sẽ thăm các quốc gia Mỹ Châu La Tinh khác như Peru chẳng hạn mà có lần Đức Thánh Cha đã nhắc đến.
Đức Thánh Cha: Vâng, các cuộc du hành vào tuổi tôi không được khỏe khoắn lắm. Người ta vẫn sống thoát chúng nhưng chúng để lại dấu vết. Tôi sẽ đi Mễ Tây Cơ. Đầu tiên, tôi muốn kính viếng Đức Mẹ, vì ngài là Mẹ Mỹ Châu, vì thế, tôi sẽ đến Thành Phố Mexico. Nếu Đức Mẹ Guadalupe không có ở đấy, chắc tôi không đến Mễ Tây Cơ vì các tiêu chuẩn của chuyến đi: thăm ba hay bốn thành phố chưa được vị giáo hoàng nào viếng thăm, nhưng tôi sẽ tới Thành Phố Mexico vì Đức Mẹ Đồng Trinh.
Rồi tôi sẽ tới Chiapas, ở phía nam, giáp biên giới Guatemala, sau đó, đi Morelia và hầu như chắc chắn, trên đường trở về Rôma, có lẽ tôi sẽ dành một ngày, có lẽ ít hơn ở Ciudad Juarez. Về các cuộc viếng thăm các nước Mỹ Châu La Tinh khác: năm 2017, tôi đã được mời đến (viếng Đức Mẹ) Aparecida, cũng là quan thầy của Mỹ Châu nói tiếng Bồ Đào Nha, vì có hai quan thầy, phải không? Từ đó, tôi mong có thể thăm một nước khác để dâng Thánh Lễ nhưng tôi chưa biết. Chưa có kế hoạch.
Mark Masai, National Media of Kenya: Trước nhất, xin cám ơn Đức Thánh Cha đã thăm Kenya và Phi Châu. Đức Thánh Cha được nghinh đón lần nữa ở Kenya để nghỉ ngơi, chứ không để làm việc. Nay thì đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Thánh Cha và ai cũng lo ngại về an ninh. Đức Thánh Cha muốn nói gì với thế giới vốn nghĩ Phi Châu chỉ có chiến tranh tàn phá và đầy hủy diệt mà thôi?
Đức Thánh Cha: Phi Châu là nạn nhân. Phi Châu luôn bị bóc lột bởi các cường quốc khác. Từ Phi Châu, người ta tới Mỹ Châu, bị bán làm nô lệ. Có những cường quốc chỉ tìm cách lấy của cải lớn lao của Phi Châu, có lẽ là lục địa phong phú nhất. Nhưng, họ không hề nghĩ tới việc giúp cho các quốc gia lớn mạnh, người dân có việc làm, mọi người có việc làm. Bóc lột. Phi Châu là một vị tử đạo, tử đạo trong tay bóc lột. Những người cho rằng từ Phi Châu phát xuất mọi tai họa và mọi cuộc chiến tranh có lẽ đã không hiểu rõ các tai hại mà một số hình thức phát triển đã đem lại cho nhân loại. Chính vì thế, tôi yêu mến Phi Châu, vì Phi Châu là nạn nhân của các cường quốc khác.
Vũ Văn An12/2/2015(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét