Nền Tảng Kinh Thánh của Kinh Mân Côi
Nền Tảng Kinh Thánh của Kinh Mân Côi “Hail Mary, full of grace, the Lord is with thee… Kính mừng Maria đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng bà…”. Hằng ngày, chúng ta nhiều lần chúc tụng Đức Maria như vậy. Thật là hạnh phúc, nhất là khi Tháng Mười về, tháng biệt kính Đức Mẹ Mai Côi
Nền Tảng Kinh Thánh của Kinh Mân Côi “Hail Mary, full of grace, the Lord is with thee… Kính mừng Maria đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng bà…”. Hằng ngày, chúng ta nhiều lần chúc tụng Đức Maria như vậy. Thật là hạnh phúc, nhất là khi Tháng Mười về, tháng biệt kính Đức Mẹ Mai Côi
Vài năm trước, tạp chí TIME đã in hình Đức Mẹ trên bìa và có câu chuyện về cách mà nhiều người Thệ phản đã tái khám phá Đức Mẹ. Đây không phải là lần đầu tiên Đức Mẹ xuất hiện trên một bìa báo đời. Thật vậy, Đức Mẹ đã xuất hiện trên bìa tạp chí TIME nhiều lần. Nhưng đó là lần đầu tiên một tờ báo đời cho người ta thêm nhận thức về Đức Mẹ và phát triển Thánh Mẫu học trong hậu duệ của Thời Cải cách, những người đã coi Kinh Thánh là sức mạnh duy nhất của họ.
Martin Luther đã làm căng thẳng mối quan hệ với Rôma và chỉ đặt đức tin của mình vào Kinh Thánh, từ chối 15 thế kỷ về giáo quyền dưới sự lãnh đạo của Đức giáo hoàng đối với giáo lý mới của chủ trương Sola Scriptura (Chỉ Có Kinh Thánh). Kitô giáo giữa thế kỷ XVI bị tách thành Công giáo và Tin lành. Việc phân rẽ giáo lý sớm phát triển trong các nhà cải cách mà các vị lãnh đạo của họ, cho rằng đó là cẩn trọng để đoàn kết ổn định, nhóm họp tại Marlburg (Đức) năm 1529. Trong cuộc họp sôi nổi tiếp theo, họ không đạt được mục đích của họ nhưng lại phân thành bốn giáo phái chính của Luther, Zwingli, Calvin và những người rửa tội lại (Anabaptists), và họ lại tách với chủ trương “Chỉ Có Kinh Thánh”.
Khi Luther qua đời, cuộc cải cách đã tách thành 75 nhóm khác nhau. Các nhóm lại tiếp tục phân chia; ngày nay Tin lành có tới 35.000 giáo phái và phi giáo phái tự phát. Hậu duệ xa rời Tông truyền, xa rời cách hiểu Kinh Thánh và tước quyền phong phú của di sản Kitô giáo từ xưa và qua nhiều thế kỷ. Chiều kích Thánh Mẫu học cũng bị mất.
Cũng nên lưu ý rằng các nhà cải cách bám vào giáo lý về Đức Mẹ và vẫn là những người sùng kính Đức Mẹ cho tới lúc chết mặc dù họ không vâng phục giáo hoàng và khác với nhau. Thật vậy, Luther, Zwingli và Calvin vẫn là những người đáng tin cậy trong việc bảo vệ Tín điều Đức Mẹ Trọn Đời Đồng Trinh mà họ lý luận từ Kinh Thánh. Hơn nữa, họ cũng viết những lời cầu nguyện với Đức Mẹ. Nhưng ngày nay, người ta có thể gặp các Kitô hữu ly khai vẫn sùng kính và chân thành nhưng cho rằng việc sùng kính Đức Mẹ là cách sáng tạo dư thừa của Công giáo hồi cuối thời Trung cổ. Một số người thậm chí còn không thân thiện; đặc biệt là Chuỗi Mai Côi khiến những người theo trào lưu chính thống đã nổi giận, họ coi đó là sự phạm thánh. Đâu là những trang Kinh Thánh về Chuỗi Mai Côi? Không có gì không thấy trong Kinh Thánh đều không là Kinh Thánh.
Các tín đồ Tân giáo đã tái khám phá Đức Mẹ và Chuỗi Mai Côi. Nhóm chủ trương “chỉ có Kinh Thánh” cũng đã chợt nhận ra rằng Chuỗi Mai Côi chứa đựng Kinh Thánh – Kinh Thánh trong Chuỗi Mai Côi và Chuỗi Mai Côi trong Kinh Thánh. Hết khuynh hướng chống Công giáo, họ phát hiện Chuỗi Mai Côi là lời cầu nguyện theo Kinh Thánh nhiều nhất, chân nhận giá trị trong Chuỗi Mai Côi theo Kinh Thánh, và bắt đầu hiểu tại sao người Công giáo cầu nguyện bằng Chuỗi Mai Côi.
Chân phước GH Phaolô VI đã gọi Kinh Mai Côi là “Bản Tóm Lược Phúc Âm” (Compendium of the Gospels). Chúng ta suy niệm về Đức Kitô qua các mầu nhiệm khi chúng ta lần hạt và đọc Kinh Kính Mừng, lặp đi lặp lại lời chào của Sứ thần Gabriel và Thánh Elizabeth, đồng thời suy niệm theo Kinh Thánh. Mỗi chục được mở đầu bằng Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện chính Chúa Giêsu dạy chúng ta, và kết bằng Kinh Sáng Danh là lời các Thiên Thần tôn vinh Chúa Ba Ngôi.
Suy niệm là linh hồn của Kinh Mai Côi. Chúng ta không bị hạn chế bởi ngôn từ chúng ta đọc mà là Phúc Âm sống động trong từng lời suy niệm.
Đức Kitô là trung tâm của Kinh Thánh và Kinh Mai Côi. Trong giai đoạn phát triển hồi đầu, phần thứ nhất kết bằng một giai đoạn nào đó trong Tân ước, như thế này: …và phúc cho Con lòng Mẹ là Đấng đã cho Ladarô sống lại, hoặc Đấng đã xua đuổi ma quỷ ra khỏi những người bị ám ở Gadarenes – hoặc …chữa người cùi ở hồ Bethsaida – hoặc tha thứ cho người đàn bà ngoại tình... v.v..., với các đoạn Kinh Thánh được gắn vào xuyên suốt 150 Kinh Kính Mừng. Tại một số nơi ở Đức, Kinh Mai Côi vẫn được cầu nguyện như vậy. Qua thời gian, Kinh Mai Côi được phát triển thành 5 mầu nhiệm Vui, 5 mầu nhiệm Thương, và 5 mầu nhiệm Mừng. Và rồi Thánh GH Gioan Phaolô II đã thêm 5 Mầu Nhiệm Sáng để tập trung vào “sứ vụ công khai” của Đức Kitô.
Mỗi phần Phúc Âm được suy niệm. Thánh Gioan Phaolô II nói: “Đọc Kinh Mai Côi là cùng với Đức Mẹ chiêm ngắm khuôn mặt Đức Kitô”. Việc suy niệm Phúc Âm mở ra cho chúng ta cách hiểu đúng về Cựu ước. Thánh Augustinô nhấn mạnh: “Tân ước ẩn giấu trong Cựu ước, và Cựu ước được mặc khải trong Tân ước”.
Chúa Giêsu, cũng như nhân loại và các sự kiện kết hợp với Ngài, có những kiểu được mô tả trước trong Cựu ước. Các Giáo phụ đã nhận thấy và hiểu Lời Chúa được Chúa Thánh Thần linh hứng tập trung vào Đức Kitô. Ví dụ: Isaac, con trai duy nhất [của lời hứa] đem bó củi lên Núi Mô-ri-gia (Muriah) để hiến tế, tiên báo Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa, vác Thập giá lên đồi Can-vê để hiến tế. Tổ phụ Abraham, khi bằng lòng hiến tế con trai, là hình bóng của Chúa Cha Hằng Sinh vui lòng để Con Một Giêsu làm hiến lễ cứu độ.
Theo tự nhiên, điều này có nghĩa là chúng ta nên biết Kinh Thánh. Việc thực hành tốt là đặt ra thời gian cầu nguyện bằng cách đọc Kinh Thánh hằng ngày, suy niệm bằng cách đọc một, hai hoặc năm mầu nhiệm theo Kinh Mai Côi. Việc suy niệm theo Lịch sử Cứu độ được làm nổi bật bằng các sự kiện chính và Ngôi nhà Vĩnh cửu được hứa ban cho những người thi hành Thánh Ý Chúa Cha. Chúa Thánh Thần sẽ thúc đẩy chúng ta suy niệm các mầu nhiệm theo Kinh Mai Côi với cách thức phù hợp.
Thánh Tiến Sĩ Giêrônimô (347-420) nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô”. Như vậy, hãy đọc Kinh Thánh và cùng với Đức Mẹ cầu nguyện bằng Kinh Thánh qua Kinh Mai Côi, vì Thánh Augustinô gọi Đức Mẹ là khuôn đúc của Thiên Chúa. Chính nơi Mẹ mà Con Một Yêu Dấu của Chúa Cha đã xuống thế làm người nhờ quyền phép Chúa Thánh Thần, nhờ Mẹ mà chúng ta được đúc khuôn theo lời cầu nguyện bằng Kinh Thánh. Bậc Đáng Kính TGM Fulton Sheen (1895-1979) nói: “Đức Mẹ đã hình thành Chúa Giêsu trong cung lòng nên Đức Mẹ cũng hình thành Chúa Giêsu trong linh hồn chúng ta”.
JOSE MARIA FERNANDEZ
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét