NGUỒN GỐC VÀ CÁCH ĐỌC KINH MÂN CÔI
Kinh Mân Côi (Tràng hạt Mân Côi) là một truyền thống phổ biến quan trọng của Giáo hội công giáo. Kinh Mân Côi bao gồm một bộ tràng hạt và các câu kinh cầu theo mẫu. Khi thực hành cầu nguyện, đọc lên thành tiếng, cũng có thể đọc thầm hay đọc bằng ý nghĩ theo trình tự: một Kinh Lạy Cha , sau đó là mười Kinh Kính Mừng và kết thúc bằng một Kinh Sáng Danh. Mỗi trình tự như thế gọi là một "Mầu Nhiệm" (suy niệm), được hiểu là một bộ mười kinh. Một "mầu nhiệm" (còn được gọi là một "sự") tương ứng với một sự kiện về cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria theo Phúc Âm (Tân Ước). Cho tới đầu thế kỷ 21, Kinh Mân Côi bao gồm 15 mầu nhiệm, được chia ra thành ba tràng chuỗi:
NGUỒN GỐC KINH MÂN CÔI
Xuất phát từ tiêng La tinh: rosarium, nghĩa là khu vườn hoa hồng. Trong tiếng việt, Kinh Mân Côi còn được gọi bằng các tên như: Văn Côi, Môi Côi, Môi Khôi, Mai Khôi...
Kinh Mân Côi (Tràng hạt Mân Côi) là một truyền thống phổ biến quan trọng của Giáo hội công giáo. Kinh Mân Côi bao gồm một bộ tràng hạt và các câu kinh cầu theo mẫu. Khi thực hành cầu nguyện, đọc lên thành tiếng, cũng có thể đọc thầm hay đọc bằng ý nghĩ theo trình tự: một Kinh Lạy Cha , sau đó là mười Kinh Kính Mừng và kết thúc bằng một Kinh Sáng Danh. Mỗi trình tự như thế gọi là một "Mầu Nhiệm" (suy niệm), được hiểu là một bộ mười kinh. Một "mầu nhiệm" (còn được gọi là một "sự") tương ứng với một sự kiện về cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria theo Phúc Âm (Tân Ước). Cho tới đầu thế kỷ 21, Kinh Mân Côi bao gồm 15 mầu nhiệm, được chia ra thành ba tràng chuỗi:
- Mầu nhiệm năm Sự vui
- Mầu nhiệm năm Sự thương
- Mầu nhiệm năm Sự mừng.
Tất cả hầu như không có gì thay đổi cho đến năm 2002, ĐGH. Gioan Phaolô II công bố thêm năm mầu nhiệm mới, đó là:
Mầu Nhiệm NĂM SỰ SÁNG
Như vậy, Kinh Mân Côi ngày nay có 4 chuỗi, tổng cộng 20 mầu nhiệm.
Kinh Mân Côi gắn liền với những cách thức tôn kính Đức Mẹ Maria đã được rất nhiều đời ĐGH. khuyến khích thực hành, đặc biệt là ĐGH. Lêô XIII. Ngài được mệnh danh là "Giáo hoàng của Kinh Mân Côi" ngài đã ban phép lành và cho phổ biến kinh Mân Côi tới toàn Giáo Hội, và ngài cũng thêm câu "Nữ vương Rất thánh Mân Côi".vào kinh lạy Nữ Vương Thiên Đàng.
Đến đời ĐGH. Piô V ngài đưa vào lịch năm phụng vụ và truyền lấy ngày 7 tháng 10 hằng năm là ngày "Lễ kính Đức Mẹ Mân Côi"
Có những chi tiết khác nhau về lịch sử của Kinh Mân Côi. Theo truyền thống, giáo hội tin rằng Kinh Mân Côi được Đức Mẹ Maria trao cho Thánh Đaminh vào năm 1214 tại nhà thờ Prouille, gần Toulouse miền nam nước Pháp. Thực tế, việc cầu nguyện với một tràng hạt đã có nguồn gốc rất xa xưa. Vào những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, các tu sĩ trong vùng sa mạc Ai Cập có thói quen dùng những hạt cây hay những hòn sỏi nhỏ để đếm kinh - (kinh đây là Kinh Lạy Cha). Tùy mức độ sùng đạo, mỗi buổi sáng, họ quyết định chọn số kinh sẽ đọc trong ngày tương ứng với số lượng hạt này rồi cho vào túi, đọc xong một kinh thì họ bỏ ra ngoài một hạt. Đến thời Trung Cổ, các tu sĩ có thói quen đọc 150 bài Thánh Vịnh mỗi ngày trong giờ Kinh Phụng vụ. Nhưng có nhiều người không biết đọc và viết tiếng Latinh nên họ không hiểu và đọc 150 kinh Lạy Cha để thay thế cho 150 bài thánh vịnh. Để cho tiện đếm các kinh ấy, các ngài dùng những hạt gỗ xâu vào nhau nhờ một sợi dây và gọi đây là tràng hạt kinh Lạy Cha. Sau này, người ta dùng thêm Kinh Kính Mừng bên cạnh Kinh Lạy Cha. Thế kỷ thứ 7, là thế kỷ khởi sắc của việc sùng kính Đức Mẹ, giáo dân bắt đầu phổ biến việc đọc 150 Kinh Kính Mừng thay cho 150 kinh Lạy Cha và gọi đây là "sách Thánh Vịnh của Đức Mẹ".
Thế kỷ 13, thánh Đa Minh được sứ mệnh chống lại sự bành trướng của lạc giáo Albigens. Theo tục truyền, năm 1213, Đức Mẹ hiện ra với ngài và dạy phải dùng hai phương tiện để chiến thắng tà thần là giảng dạy và cầu nguyện bằng kinh Mân Côi.
Từ năm 1410 đến 1439, một thầy tu tên là Dominique ở Köln, nước Đức đề nghị đọc theo một hình thức mới, chỉ có 50 kinh Kính Mừng, trước mỗi kinh có phần suy niệm một đoạn Phúc Âm. Ý tưởng này phổ biến và phát triển mạnh mẽ. (Nếu ai có lần hạt Mân Côi chung với giáo dân Đức sẽ thấy có thêm phần này.)
Từ thế kỷ 16 đến tận đầu thế kỷ 21, cấu trúc của Kinh Mân Côi cơ bản vẫn không thay đổi, gồm 15 "mầu nhiệm" chia làm ba tràng chuỗi. Trong thế kỷ 20, người ta còn phổ biến kinh cầu Fatima vào đoạn sau của mỗi "mầu nhiệm".
Đến năm 2002, ĐGH. Gioan Phaolô II mới thêm vào chuỗi thư 4 Mầu nhiệm NĂM SỰ SÁNG - đây là sự thay đổi lớn sau năm thế kỷ.
20 MẦU NHIỆM:
NĂM SỰ VUI
Thứ nhất thì ngắm (ngẫm): Thiên Thần Truyền tin cho Đức bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.
Thứ hai thì ngắm: Đức Bà đi viếng bà thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.
Thứ ba thì ngắm: Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu trong hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
Thứ bốn thì ngắm: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh. Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
Thứ năm thì ngắm: Ðức Bà tìm được Ðức Chúa Giêsu trong Đền Thánh. Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
NĂM SỰ SÁNG (Bản này được in trong các sách giáo lý tại Việt Nam)
Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Gio-đan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa
Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana . Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Ngài
Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và ơn thống hối. Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin mừng
Thứ bốn thì ngắm: Đức Chúu Giêsu biến hình trên núi Tabor.Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành Lời Chúa
Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể . Ta hãy xin cho được năng kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể.
NĂM SỰ THƯƠNG
Thứ nhất thì ngắm: Ðức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu. Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
Thứ hai thì ngắm: Ðức Chúa Giêsu chịu đánh đòn. Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
Thứ ba thì ngắm: Ðức Chúa Giêsu chịu đội mão gai. Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
Thứ bốn thì ngắm: Ðức Chúa Giêsu vác cây Thánh giá. Ta hãy xin được vác Thánh giá theo chân Chúa.
Thứ năm thì ngắm: Ðức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá. Ta hãy xin đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.
NĂM SỰ MỪNG
Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu sống lại. Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.
Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Ðức Chúa Thánh Thần.
Thứ bốn thì ngắm: Đức Chúa Trời cho Đức Mẹ lên trời. Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Ðức Mẹ.
Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ lên trời. Ta hãy xin Ðức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Ðức Mẹ trên nước Thiên đàng.
CÁCH LẦN HẠT MÂN CÔI:
- Làm dấu Thánh Giá và đọc Kinh Tin Kính
- Đọc Kinh Lạy Cha (cầu cho ĐGH.)
- Đọc 3 Kinh Kính Mừng (Cầu xin ơn Đức tin-cậy-mên)
- Đọc Kinh Sáng Danh ( Cầu cho việc truyền giáo)
Ngắm Mầu Nhiệm thứ nhất
Kinh Lạy Cha
Đọc 10 Kinh Kính Mừng
Đọc Kinh Sáng Danh.
Lời nguyện Mân Côi sau mỗi chục kinh:
(Do chính Đức Mẹ dạy 3 trẻ ở Fatima)
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhầt là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.
Tiếp tục ngắm thứ hai và cũng đọc những kinh giống như trên...
CÁC KINH THƯỜNG ĐỌC:
Kinh Tin Kính
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa GiêSu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh: chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy, Amen.
Kinh Lạy Cha
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.
Kinh Kính Mừng
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. Amen.
Kinh Sáng Danh
Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen.
Kinh Lạy Nữ Vương
Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy, thân lạy Mẹ. Chúng con, con cháu E-và, ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương. Hỡi ôi! Bà là Chúa bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con. Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ. Ôi khoan thay! Nhân thay! Dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.
Kinh Trông Cậy
Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời con nguyện, trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ, Amen.
Các Câu Lạy thường đọc:
Xướng: Lạy rất thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu.
Đáp: Thương xót chúng con.
Xướng: Lạy Trái Tim cực Thanh cực tịnh Rất Thánh Đức Bà Maria.
Đáp: Cầu cho chúng con.
Xướng: Lạy Ông thánh Giuse là bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh.
Đáp: Cầu cho chúng con.
Xướng: Các Thánh Tử Vì Đạo nước Việt Nam.
Đáp: Cầu cho chúng con.
Xướng: Nữ Vương ban sự bằng an.
Đáp: Cầu cho chúng con
Làm dấu Thánh Giá và kết bằng một bài hát về Đức Mẹ.
CÁCH ĐỌC THEO NGÀY
Thứ Hai: Năm Sự Vui
Thứ Ba: Năm Sự Thương
Thứ Tư: Năm Sự Mừng
Thứ Năm: Năm Sự Sáng
Thứ Sáu: Năm Sự Thương
Thứ Bảy: Năm Sự Vui
Chủ nhật: Năm Sự Mừng
Ngoại Trừ:
(Những ngày Chúa Nhật Giáng Sinh mầu nhiệm VUI
Những Chúa Nhật mùa chay mầu nhiệm THƯƠNG)
Tháng Mân Côi 2015
Tóm lược từ nhiều nguồn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét