Trang

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

VUI HỌC THÁNH KINH THÁNH LÊÔ CẢ, GIÁO HOÀNG TIẾN SĨ


VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH LÊÔ CẢ, GIÁO HOÀNG TIẾN SĨ
Tin Mừng thánh Máccô 4,1-9.13-20
Ngày 10  tháng 11

Tin Mừng

Dụ ngôn người gieo giống (Mt 13: 1-9; Lc 8:4-8)
1 Đức Giê-su lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ. Một đám người rất đông tụ họp chung quanh Người, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi dưới biển, còn toàn thể đám đông thì ở trên bờ.2 Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều. Trong lúc giảng dạy, Người nói với họ:

3 "Các người nghe đây! Người gieo giống đi ra gieo giống.4 Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất.5 Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu;6 nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô.7 Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả.8 Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm."9 Rồi Người nói: "Ai có tai nghe thì nghe! "

13 Người còn nói với các ông: "Anh em không hiểu dụ ngôn này, thì làm sao hiểu được tất cả các dụ ngôn?14 Người gieo giống đây là người gieo lời.15 Những kẻ ở bên vệ đường, nơi lời đã gieo xuống, là những kẻ vừa nghe thì Xa-tan liền đến cất lời đã gieo nơi họ.16 Còn những kẻ được gieo trên sỏi đá là những kẻ khi nghe lời thì liền vui vẻ đón nhận,17 nhưng họ không đâm rễ mà là những kẻ nông nổi nhất thời; sau đó, khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì lời, họ vấp ngã ngay.18 Những kẻ khác là những kẻ được gieo vào bụi gai: đó là những kẻ đã nghe lời,19 nhưng những nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý cùng những đam mê khác xâm chiếm lòng họ, bóp nghẹt lời khiến lời không sinh hoa kết quả gì.20 Còn những người khác nữa là những người được gieo vào đất tốt: đó là những người nghe lời và đón nhận, rồi sinh hoa kết quả, kẻ thì ba mươi, kẻ thì sáu mươi, kẻ thì một trăm."


1  On another occasion he began to teach by the sea. 2 A very large crowd gathered around him so that he got into a boat on the sea and sat down. And the whole crowd was beside the sea on land.

2 And he taught them at length in parables, and in the course of his instruction he said to them,3 3 "Hear this! A sower went out to sow.

4 And as he sowed, some seed fell on the path, and the birds came and ate it up.

5 Other seed fell on rocky ground where it had little soil. It sprang up at once because the soil was not deep.

6 And when the sun rose, it was scorched and it withered for lack of roots.

7 Some seed fell among thorns, and the thorns grew up and choked it and it produced no grain.

8 And some seed fell on rich soil and produced fruit. It came up and grew and yielded thirty, sixty, and a hundredfold."

9 He added, "Whoever has ears to hear ought to hear."

13 Jesus said to them, "Do you not understand this parable? Then how will you understand any of the parables?14 The sower sows the word.

15 These are the ones on the path where the word is sown. As soon as they hear, Satan comes at once and takes away the word sown in them.

16 And these are the ones sown on rocky ground who, when they hear the word, receive it at once with joy.

17 But they have no root; they last only for a time. Then when tribulation or persecution comes because of the word, they quickly fall away.

18 Those sown among thorns are another sort. They are the people who hear the word,19 but worldly anxiety, the lure of riches, and the craving for other things intrude and choke the word, and it bears no fruit.

20 But those sown on rich soil are the ones who hear the word and accept it and bear fruit thirty and sixty and a hundredfold."


I. HÌNH TÔ MÀU


* Chủ đề của hình này là gì?

……………………………………………..

* Bạn hãy viết câu Tin Mừng thánh Máccô 4,1a.2a
……………………………………………..
……………………………………………..
……………………………………………..
……………………………………………..




II. TRẮC NGHIỆM

A.
a1. Qua trình thuật, Đức Giêsu dạy dân chúng dụ ngôn gì? (Mc 4,1)
a. Người gieo giống
b. Kho tàng
c. Lưới cá
d. Cỏ lùng

a2. Những hạt rơi vào đất tốt thì được bao nhiêu? (Mc 4,8)
a. Một trăm
b. Sáu mươi
c. Ba mươi
d. cả a, b và c đúng

a3. Những kẻ ở bên vệ đường, nơi lời đã gieo xuống, là những kẻ vừa nghe thì ai liền đến cất lời đã gieo nơi họ? (Mc 4,15)
a. Kẻ dữ
b. Xatan
c. Quan tòa
d. Người dân ngoại

a4. Những kẻ được gieo vào bụi gai đã vì sự gì mà không sinh hoa kết quả? (Mc 4,18-19)
a. Lo lắng sự đời
b. Những đam mê xâm chiếm
c. Bả vinh hoa phú quý
d. Cả a, b và c đúng

a5. Những kẻ nào nghe lời nhưng không đâm rễ sâu, khi gặp gian nan hay bị ngược đãi, họ vấp ngã ngay ? (Mc 4,17)
a. Kẻ được gieo vào bụi gai
b. Kẻ được gieo vào đất tốt
c. Kẻ được gieo trên sỏi đá
d. Kẻ được gieo ở bên vệ đường


B.
b1. Thánh Lêô Cả có lẽ sinh tại Etrurie khoảng năm 400 thuộc nước nào?
a. Nước Ý
a. Nước Ai cập
a. Nước Đức
a. Nước Tây Ban Nha

b2.  Năm 451, thánh Lêô Cả đã triệu tập công đồng với sự tham dự của hơn 630 Giám Mục tại đâu?
a. Êphêxô
b. Giêrusalem
c. Constantinople
d. Chalcédoine.

b3. Đây là những việc thánh Lêô Cả đã làm trong cuộc đời giáo hoàng của mình :
a. Kiểm soát lạc giáo bên Tây phương và can thiệp về giáo thuyết quan trọng bên Đông phương.
b. Bảo vệ Roma khỏi cuộc tấn công của dân rợ.
c. Những nỗ lực của một mục tử và một nhà giáo dục.
d. Cả a, b và c đúng

b4. Thánh Lêô Cả đã viết một bức thư gởi cho Plavianô trình bày về điều gì?
a. Mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể
b. Ngôi vị và bản tính của Chúa Giêsu Kitô.
c. Vai trò của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa
d. Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi

b5. Năm 1754, Thánh Lêô Cả  được tôn phong lên bậc thánh tiến sĩ trong Giáo hội bưởi Đức Giáo Hoàng nào?
a. Đức Giáo hoàng Benedictô 14
b. Đức Giáo hoàng Piô V
c. Đức Giáo hoàng Celestine I
d. Đức Giáo hoàng Sixtô V


III. Ô CHỮ 





Những gợi ý

01. Những hạt rơi vào đâu thì sinh hoa kết quả : hạt được 30, hạt được 60, hạt được một trăm? (Mc 4,8)  

02. Người gieo giống đi ra làm gì? (Mc 4,3)


03. Chúa Giêsu nói ‘Ai có tai nghe thì làm gì?   (Mc 4,9)

04. Đức Giêsu dùng điều gì mà dạy dân chúng? (Mc 4,2)  

05. Bên biển hồ, ai giảng dạy dân chúng bằng dụ ngôn? (Mc 4,1)  

06. Những kẻ nào nghe lời nhưng không đâm rễ sâu, khi gặp gian nan hay bị ngược đãi, họ vấp ngã ngay ? (Mc 4,17)  

Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?



IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt,
 nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả:
 hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi,
 hạt thì được một trăm.”
Tin Mừng thánh Máccô 4,8



Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH LÊÔ CẢ, GIÁO HOÀNG TIẾN SĨ
Tin Mừng thánh Máccô 4,1-9.13-20
Ngày 10  tháng 11

I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề :
Thánh Lêô Cả, Giáo Hoàng

* Tin Mừng thánh Máccô 4,1a.2a :

“ Đức Giêsu
lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ.
 Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều.”

II. TRẮC NGHIỆM

A.
a1. a. Người gieo giống  (Mc 4,1)
a2. d. cả a, b và c đúng (Mc 4,8)
a3. b. Xatan (Mc 4,15)
a4. d. Cả a, b và c đúng (Mc 4,18-19)
a5. c. Kẻ được gieo trên sỏi đá (Mc 4,17)


B.
b1. a. Nước Ý
b2.  d. Chalcédoine .
b3. d. Cả a, b và c đúng
b4. b. Ngôi vị và bản tính của Chúa Giêsu Kitô.
b5. a. Đức Giáo hoàng Benedictô 14

III. Ô CHỮ 

01. Đất tốt (Mc 4,8)
02. Gieo giống (Mc 4,3)
03. Nghe (Mc 4,9)
04. Dụ ngôn (Mc 4,2)
05. Đức Giêsu  (Mc 4,1)
06. Sỏi đá (Mc 4,17)

Hàng dọc : Tiến Sĩ

GB. NGUYỄN THÁI HÙNG



Ngày 10/11:
Thánh Lêô Cả Giáo hoàng,
Tiến sĩ Hội Thánh

Người ta không biết được thánh Leô sinh ra ngày nào và cả nơi sinh của Ngài cũng không được biết chắc. Có lẽ Ngài là người Roma. Chúng ta chỉ biết được rằng: Ngài là một phó tế góp phần cai quản dưới hai triều Giáo hoàng Cêlestinô I và Sixtô III và được bầu làm giáo hoàng năm 440. Được chọn làm giám mục Roma, phải đợi 40 ngày sau Ngài mới được trở về. Trước trách nhiệm chất đầy, Ngài đã sợ:

- Lạy Chúa, có sự cân xứng nào giữa gánh nặng Chúa trao và sự yếu hèn của con, giữa sự cất nhắc và sự hư không của con ?

Và Ngài tiếp:

- Chúa đã đặt gánh nặng cho con, xin Chúa gánh với con, xin Chúa hãy là người hướng dẫn và nâng đỡ con.

Công cuộc Ngài làm thật lớn lao và đa diện khó có thể tóm kết lại được mà không bất công. Dầu vậy, có thể nói công cuộc này qui về 4 hình thái chính: kiểm soát lạc giáo bên Tây phương, can thiệp về giáo thuyết quan trọng bên Đông phương, bảo vệ Roma khỏi cuộc tấn công của dân rợ và những nỗ lực của một mục tử và một nhà giáo dục.

Thánh Lêô đã phải có biện pháp đối với không dưới ba lạc giáo. Không còn dễ dãi cho những người theo Pêlagiô được hiệp thông nữa và đòi phải công khai tuyên xưng đức tin trước khi được nhận là phần tử đầy đủ của Giáo hội. Những người trốn thoát cuộc tấn công của Valda Phi Châu đã mang thuyết Manichêô đến Roma. Thánh Lêô thấy rằng: cộng đoàn bí mật này phải được công khai đưa ra ánh sáng. Ngài cũng nhiệt liệt ủng hộ các giám mục Tây Ban Nha và Phi Châu chống lại thuyết Priscillanô, những cuộc tranh luận về giáo thuyết tại Giáo hội bên Đông phương liên quan tới chính bản tính của Chúa. Hai nhà tiền phong của cuộc tranh luận là Eutiches, một tu viện trưởng ở Constantinople và thánh Plavianê, thượng phụ giáo chủ Constantinople là người trong cuộc chiến đã bị những người theo Eutiches hành hạ cho đến chết. Năm 451, một cộng đồng qui tụ trên 600 giám mục về Chalcedonia. Thánh Lêô đã viết lá thư danh tiếng gởi Plavianô, trình bày giáo thuyết về ngôi vị và bản tính của Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã đặt bức thư này trên mộ thánh Phêrô, vị thủ lãnh tiên khởi của Giáo hội và ăn chay cầu nguyện suốt 40 ngày. Bức thư được đọc tại công đồng và đã được nhận như một bản tuyên xưng đức tin. Quyền tối thượng của Đức giáo hoàng tỏ hiện khi giám mục đồng thanh kêu lớn:

- Chính thánh Phêrô đã nói qua Lêô .

Như thế đứng đầu các giám mục không mấy quan tâm tới quyền tối thượng của Roma. Ngài đã cất giữ được sự hiệp nhất Giáo hội. Ngài đã viết:

“Đức tin của Phêrô đã được chính Thiên Chúa mặc cho sự kiên vững không thể lay chuyển nổi. Dù cho sự cứng lòng của các lạc giáo hay sự man rợ của lương dân cũng sẽ không bao giờ đảo lộn được đức tin này”.

Trong số các quyết định, Ngài đã tạo được sự đồng ý giữa Đông Tây cử hành lễ phục sinh vào cùng một ngày ở khắp nơi.

Một cuộc chiến khác chờ đón Đức Giáo hoàng Attila và rợ Hung Nô võ trang hùng hậu, gieo rắc những khủng khiếp chiến tranh và tàn phá. Người ta nói rằng: những người man di này khi sinh ra là mẹ họ nghiền mặt đi cho hợp với nón sắt, và chính họ xẻ má cho râu hết mọc nổi. Họ thờ thanh gươm khắc sâu vào bàn thờ, tưới máu các tù nhân trên đó và làm một thiết đồ bằng đầu các địch thủ. Năm 452, họ đổ vào miền Bắc Italia gieo rắc tàn phá trên đường tiến quân. Không một đoàn quân nào có sức bảo vệ Roma. Các tướng lãnh và hoàng đế Valentinô III run sợ chỉ biết đặt niềm tin tưởng vào Đức giáo hoàng, Thánh Lêô sau 3 ngày cầu nguyện chay tịnh đã ra đón người gieo vãi kinh sợ trên thế gian. Và điều gì đã xảy ra ? Người ta có thể tưởng tượng được một Attila hùng hổ với đoàn quân đông đảo đối diện với người cha chung của các Kitô hữu mặc phẩm phục giáo hoàng và chỉ có tình yêu trong lòng làm khí giới. Attila tiến đến Roma với những dự tính đẫm máu, nhưng Đức Lêô đã đổi lòng hắn. Vương quốc được bình an với lễ vật triều cống hàng năm. Dân Hung Nô trở lại Pannonnia. Đức Giáo hoàng nói với nhà vua:

- Hãy tạ ơn Chúa vì Ngài đã cứu chúng ta khỏi tai họa khủng khiếp.

Đối với dân chúng vui mừng sung sướng, Ngài truyền cho họ phải cảm tạ Chúa.

Nhưng lòng nhiệt thành và biết ơn ban đầu đã không tồn tại được lâu. Dân chúng vô ơn và sa đọa, khi nỗi sợ qua rồi họ quên rằng lòng thương xót họ đã cứu vương quốc và họ lao mình vào các cuộc chơi bời phóng đãng. Cả đến nhà vua Valentinô cũng làm gương xấu cho dân chúng. Những lời trách cứ của đức giáo hoàng không được đếm xỉa tới. Và ba năm sau, những rợ Vandales dưới quyền vua Ghenséric kéo quân tới. Các nhân vật lớn chạy trốn, cửa thành bỏ ngõ và Đức giáo hoàng một mình ở lại với dân Roma. Ngài một lần nữa ra đón quân xâm lăng. Lần này họ ít bị khắc phục hơn lần trước. Dầu vậy, ảnh hưởng của thánh Lêô cũng đáng đủ để kiềm chế bớt cuộc chém giết và sự tàn phá, các nhà thờ được tôn trọng. Trái với lời hứa hẹn, nhiều dân thành vẫn bị bắt. Đức giáo hoàng đã chuyển đồ cứu tế cho họ, sai các linh mục tới nâng đỡ họ và còn mua chuộc lại một số lớn các tù nhân.

Những năm cuối đời Ngài dành sửa sang lại các tai họa do các cuộc xâm lăng gây nên, xây dựng lại các tu viện mà với cảm quan về nghệ thuật, Ngài đã làm giàu thêm bao nhiêu là họa phẩm. Ngài để lại nhiều bài giảng, nhiều thư từ rất quan trọng, ngày nay chúng ta còn đọc được.

Thánh Lêô từ trần năm 461. Ngài xứng đáng được mệnh danh là người đầu tiên được chôn cất trong đại vương cung thánh đường thánh Phêrô. Đức giáo hoàng Sergiô I ghi trên bia mộ của Ngài: “Tôi canh chừng kẻo lang sói luôn rình mò phá phách đoàn chiên”.

Đây là lời thánh Lêô để lại:

- “Các con được thấm nhập vào Chúa”.
- “ Trong tâm hồn mỗi tín hữu còn có cái trên trời mà người ta thán phục”.
- “Nước Trời không đến với những người ngủ mê.

Năm 1754, Ngài được tôn phong lên bậc thánh tiến sĩ trong Giáo hội.

Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của thánh nhân, ban cho chúng ta trung thành với Chúa và Giáo hội trong ơn đức tin và tình yêu mến.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét