Tài Liệu Chuẩn Bị Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ 15: ''Người trẻ, Đức Tin và sự Biện PhânƠn Gọi" (2)
1/17/2017
1/17/2017
Chương I: Người Trẻ trong Thế Giới Ngày Nay
Chương này không phải là một phân tích toàn diện về xã hội hay thế giới của người trẻ, nhưng là các kết quả nghiên cứu trong lãnh vực xã hội rất hữu ích để bàn về vấn đề biện phân ơn gọi, "để nhìn sâu và nêu lên một nền tảng cụ thể cho đường hướng đạo đức và tinh thần" (Laudato sì, 15).
Ở bình diện hoàn cầu, việc tiếp cận đề tài này đòi phải có sự thích nghi đối với các hoàn cảnh cụ thể của mỗi vùng. Xét theo các xu hướng hoàn cầu, các khác biệt giữa các khu vực khác nhau của hành tinh là điều quan trọng. Bằng nhiều cách, ta có thể hợp tình hợp lý mà nói rằng: khi nói đến người trẻ, có rất nhiều thế giới khác nhau, chứ không phải chỉ có một. Trong số các thế giới này, một số đáng chú ý một cách đặc biệt. Thế giới đầu tiên là kết quả của khoa nhân khẩu học, nó tách biệt các nước có sinh xuất cao, nơi người trẻ chiếm một tỷ lệ dân số đáng kể và ngày càng gia tăng, với các nước đang giảm dần dân số. Sự khác biệt thứ hai dựa trên lịch sử, nó phân biệt các nước và các lục địa thuộc truyền thống và văn hóa Kitô giáo cổ xưa, vốn không nên bị mất đi, với các nước và lục địa có nền văn hóa, ngược lại, được đánh dấu bởi các truyền thống tôn giáo khác, trong đó, Kitô giáo là thiểu số và đôi khi chỉ mới hiện diện gần đây thôi. Cuối cùng, không thể làm ngơ là những khác biệt phát sinh tùy theo phái tính, nam và nữ. Một đàng, phái tính xác định ra các cách nhìn thực tại khác nhau, đàng khác, phái tính là căn bản của nhiều hình thức thống trị, loại trừ và phân biệt đối xử khác nhau, những điều mà mọi xã hội cần phải khắc phục.
Trong các trang kế tiếp, chữ "tuổi trẻ" có ý nói đến những người trong hạn tuổi khoảng từ 16 đến 29, nhưng nên lưu ý rằng chữ này cần được thích nghi đối với các hoàn cảnh địa phương. Dù sao, nên nhớ rằng chữ “tuổi trẻ”, ngoài việc chỉ một lớp người, còn là một giai đoạn của đời sống mà mỗi thế hệ hiểu một cách không như nhau và rất độc đáo.
1. Một thế giới đang thay đổi nhanh chóng
Một diễn trình thay thay đổi và biến đổi nhanh chóng là đặc điểm chính của các xã hội và nền văn hóa đương đại (xem Laudato sì, 18). Bản chất và nhịp độ phức tạp cao độ của diễn trình này đang tạo ra một tình thế lưu chuyển (fluidity) và bất trắc chưa từng có bao giờ. Không dám đánh giá một cách tiên thiên xem tình trạng sự việc này là một vấn đề hay là một cơ hội, nó vẫn đòi hỏi ta phải hoàn toàn lưu ý tới sự việc và thủ đắc khả năng thiết lập kế hoạch lâu dài, đồng thời, để ý tới độ bền lâu và các hậu quả mà các lựa chọn ngày hôm nay có thể có đối với tương lai.
Việc gia tăng bất trắc sẽ mang lại một tình trạng dễ bị tổn thương, nghĩa là, một tổng hợp của bất ổn xã hội và khó khăn kinh tế cũng như sự bất an trong đời sống của một số đông dân chúng. Về công ăn việc làm, tình thế này khiến ta nghĩ đến nạn thất nghiệp, một sự gia tăng về tính linh động trong thị trường lao động và bóc lột, nhất là các vị thành niên, hay hàng loạt các nguyên nhân dân sự, kinh tế và xã hội, kể cả các nguyên nhân môi trường, từng tạo ra việc gia tăng ồ ạt số người tị nạn và người di cư. So với một số ít người có đặc quyền, những người đã lợi dụng được các cơ hội do diễn trình hoàn cầu hóa kinh tế mang lại, nhiều người đang phải sống trong một tình trạng bấp bênh và không an toàn, một tình trạng tác động đến dòng đời và các lựa chọn trong đời sống của họ.
Về phương diện hoàn cầu, thế giới đương đại được đánh dấu bằng một nền văn hóa đặt căn bản trên "khoa học", thường bị thống trị bởi kỹ thuật và man vàn các khả thể được khoa học hứa hẹn, trong đó "nỗi buồn và sự cô đơn rõ ràng đang gia tăng, cả trong số những người trẻ" (Misericordia et misera, 3). Như đã dạy trong Thông Điệp Laudato sì, sự đan kết qua lại của tiêu chuẩn kỹ trị (technocratic) và việc điên cuồng tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn là cơ sở tạo nên nền văn hóa "vứt bỏ", từng loại trừ hàng triệu người, kể cả nhiều người trẻ, và dẫn đến sự bóc lột bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường, đe dọa tương lai các thế hệ sắp đến (xem 20-22).
Ta không nên bỏ qua điều này: nhiều xã hội đang ngày càng càng đa văn hóa và đa tôn giáo nhiều hơn. Một cách đặc biệt, sự hiện diện của các truyền thống tôn giáo khác nhau đang là một thách thức và là một cơ hội. Tình thế này có thể dẫn đến sự bất trắc và cơn cám dỗ duy tương đối, nhưng, đồng thời, cũng có thể gia tăng nhiều khả thể cho cuộc đối thoại hữu hiệu và làm phong phú lẫn nhau. Từ vọng nhìn đức tin, tình thế này được coi là dấu chỉ thời đại ta, đòi ta phải lắng nghe, tôn trọng và đối thoại với nhau nhiều hơn.
2. Các thế hệ mới
Thế hệ người trẻ ngày nay đang sống trong một thế giới khác với thế giới của các phụ huynh và các nhà giáo dục của họ. Các thay đổi kinh tế và xã hội tác động tới toàn bộ các nghĩa vụ và cơ hội. Các khát vọng, nhu cầu, cảm xúc và cách thức liên hệ với người khác của người trẻ cũng đã thay đổi. Hơn nữa, từ một quan điểm nào đó, vì hiện tượng hoàn cầu hóa, người trẻ có xu hướng đồng nhất hơn ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục ở lại trong môi trường địa phương của họ và các khung cảnh văn hóa và định chế độc đáo của họ, là những thứ tạo nhiều ảnh hưởng đối với diễn trình xã hội hoá và hình thành bản sắc bản thân.
Thách thức của chủ nghĩa đa văn hóa có mặt một cách đặc biệt trong thế giới người trẻ; thí dụ, với các đặc tính của "thế hệ thứ hai" (tức là, những người trẻ lớn lên trong một xã hội và một nền văn hóa khác với xã hội và nền văn hóa của cha mẹ họ, do hậu quả của việc di cư), hoặc, theo một nghĩa nào đó, con cái của những cha mẹ lấy nhau "hỗn hợp" (giữa các sắc tộc, văn hóa và / hoặc tôn giáo khác nhau).
Tại nhiều nơi trên thế giới, người trẻ đang gặp những khó khăn đặc biệt khiến họ khó thực hiện các lựa chọn thực sự trong đời họ, vì họ không có cả khả thể tối thiểu để thể hiện quyền tự do. Tình huống này bao gồm những người trẻ đang phải trải qua cảnh nghèo đói và bị loại trừ; Những người lớn lên mà không có cha mẹ hoặc gia đình, hoặc không thể đến trường; các trẻ em và thiếu niên nam nữ đang phải sống trên các đường phố ở nhiều vùng ngoại ô; những người trẻ thất nghiệp, tản cư và di cư; những người là nạn nhân của bóc lột, của buôn bán người và chế độ nô lệ; các trẻ em và thanh thiếu niên bị cưỡng bức tuyển dụng vào các băng đảng tội phạm hoặc du kích chiến đấu; và các cô dâu con nít hay các cô gái buộc phải kết hôn ngược với ý chí các em. Quá nhiều người trên thế giới đang trực tiếp chuyển từ tuổi thơ qua tuổi trưởng thành và gánh nặng trách nhiệm mà các em không thể chọn lựa. Đôi khi các trẻ nữ, các bé gái và thiếu nữ phải đối đầu với những khó khăn lớn lao hơn các đồng trang đồng lứa của các em.
Các cuộc nghiên cứu ở cấp quốc tế có thể giúp nhận diện một số đặc tính đặc trưng của người trẻ trong thời đại chúng ta.
Thuộc về và tham gia
Người trẻ không tự coi bản thân họ như một giai cấp xã hội thua thiệt hoặc một nhóm xã hội được bảo vệ hoặc, do đó, là người thụ động tiếp nhận các chương trình hay chính sách mục vụ. Nhiều người muốn được tham gia tích cực vào diễn trình thay đổi đang diễn ra vào lúc này, như đã được xác nhận bởi kinh nghiệm tham dự và canh tân ở cấp cơ sở, là những kinh nghiệm coi người trẻ như những người quan trọng, có khả năng lãnh đạo cùng với nhiều người khác.
Người trẻ, một mặt, chứng tỏ một sự sẵn lòng và sẵn sàng tham gia và dấn thân vào các sinh hoạt cụ thể, trong đó, việc đóng góp bản thân của mỗi người có thể là một cơ hội để thừa nhận bản sắc của một người. Mặt khác, họ lại chứng tỏ một sự bất khoan dung ở những nơi họ cảm thấy điều sau, bất kể là đúng hay sai: họ thiếu cơ hội để tham gia hoặc nhận được sự khuyến khích. Điều này có thể dẫn đến sự nhẫn nhục hoặc ý chí mệt mỏi đến không còn mong ước, mơ mộng và lên kế hoạch như đã thấy trong sự phổ biến của hiện tượng NEET ( "không trong giáo dục, việc làm hay đào tạo", tức là, người trẻ không tham gia vào bất cứ sinh hoạt học hỏi nào hoặc làm việc nào hay học nghề nào). Ngoài các kinh nghiệm cảm thức được ý nghĩa, mối liên hệ và các giá trị được hình thành ngay cả trước lúc bắt đầu bước vào tuổi trẻ, sự khác biệt giữa những người trẻ thụ động và nản chí và những người dám làm và tràn đầy năng lực là kết quả từ các cơ hội được cụ thể dành cho mỗi người trong bối cảnh xã hội và gia đình, nơi họ lớn lên. Sự thiếu tự tin ở bản thân và ở các khả năng của họ có thể tự biểu lộ không những ở tính thụ động, mà còn ở việc quá quan tâm tới hình ảnh về mình và qua việc phục tùng các mốt nhất thời.
Các điểm tham khảo bản thân và định chế
Các cuộc tìm tòi nghiên cứu khác nhau cho thấy: người trẻ cần có những người để tham khảo; những người này phải là những người gần gũi, đáng tin, nhất quán và trung thực, song song với những nơi và những dịp để thử nghiệm khả năng tương giao của họ với người khác (cả người lớn và những người cùng trang lứa) và xử lý các cảm giác và cảm xúc của họ. Người trẻ tìm người để tham khảo, những ai có khả năng biết bày tỏ lòng tương cảm (empathy) và cung ứng cho họ sự hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ để họ nhận ra các giới hạn của họ, nhưng không làm họ cảm thấy như đang bị kết án.
Theo tầm nhìn này, vai trò của cha mẹ và gia đình là rất quan trọng nhưng đôi khi cũng có vấn đề. Các thế hệ lớn tuổi thường có xu hướng đánh giá thấp tiềm năng của người trẻ. Các ngài hay nhấn mạnh các điểm yếu của họ và it1 khi hiểu được nhu cầu của những ai còn rất trẻ. Phụ huynh và các nhà giáo dục người lớn cũng có thể ý thức được các sai lầm của chính các ngài và biết những gì họ không muốn người trẻ làm. Tuy nhiên, đôi khi các ngài không có ý tưởng rõ ràng về việc làm cách nào giúp người trẻ chú tâm vào tương lai. Về vấn đề này, hai phản ứng thông thường nhất là thích không nói bất cứ điều gì nhưng lại áp đặt các lựa chọn riêng của mình. Các cha mẹ thiếu hoặc quá bảo vệ làm cho con cái họ ít được chuẩn bị hơn trong việc đương đầu với cuộc sống và có xu hướng đánh giá thấp các rủi ro liên hệ hoặc bị ám ảnh bởi nỗi sợ mắc sai lầm.
Tuy thế, các người trẻ tuổi không tìm kiếm người lớn mà thôi làm người để tham khảo; họ rất muốn chọn người cùng trang lứa làm người để tham khảo nữa. Thành thử, họ cần có cơ hội để được tự do tương tác với những người này, để bộc lộ cảm giác và cảm xúc, để học hỏi một cách xuề xòa và thử nghiệm các vai trò và khả năng của họ mà không phải căng thẳng và lo lắng.
Do bản chất vốn thận trọng đối với những ai đang ở bên ngoài vòng liên hệ bản thân của họ, nên đôi khi người trẻ nuôi dưỡng sự bất cần, thờ ơ hay tức giận đối với các định chế. Thái độ này không chỉ có đối với xã hội mà thôi, mà càng ngày nó càng ảnh hưởng đến các định chế giáo dục và cả Giáo Hội như một định chế nữa. Họ muốn Giáo Hội gần gũi hơn với mọi người và chú ý nhiều hơn đến các vấn đề xã hội, nhưng họ nhận ra rằng điều này sẽ không xảy ra ngay tức khắc.
Tất cả những điều trên diễn ra trong một bối cảnh trong đó việc thuộc về một hệ phái và việc thực hành tôn giáo ngày càng là các đặc điểm của một thiểu số và trong đó, người trẻ không "chống đối" công khai, nhưng học cách sống "không cần" Đấng Thiên Chúa do Tin Mừng trình bầy và "không cần" Giáo Hội, nếu không họ cũng dựa vào các hình thức tôn giáo và linh đạo khác, những hình thức chỉ bị định chế hóa một cách tối thiểu hay tìm chỗ nương tựa nơi các giáo phái hoặc kinh nghiệm tôn giáo có sự thống thuộc mạnh mẽ. Ở nhiều nơi, sự hiện diện của Giáo Hội đã trở nên ít phổ biến hơn và, do đó, khó gặp hơn, trong khi nền văn hóa đương thịnh đang mang theo các nhu cầu đôi khi mâu thuẫn với các giá trị của Tin Mừng, bất kể đó là các yếu tố thuộc truyền thống của họ hoặc là sự biến cách của địa phương đối với việc hoàn cầu hóa, vốn mang đặc tính duy tiêu thụ và quá nhấn mạnh tới cá nhân.
Hướng tới một Thế Hệ Siêu Nối Kết (Hyper-Connected)
Ngày nay, thế hệ trẻ hơn có đặc điểm là liên hệ nhiều với các kỹ thuật truyền thông hiện đại và điều thường được gọi là "thế giới ảo", nhưng có tác dụng rất thực tế. "Thế giới ảo" giúp ta lui tới một loạt cơ may mà các thế hệ trước chưa bao giờ được hưởng, nhưng không phải là không có rủi ro. Tuy nhiên, điều rất quan trọng là chú tâm vào vấn đề: việc cảm nghiệm các mối liên hệ do kỹ thuật làm trung gian sẽ cấu trúc hóa quan niệm của ta về thế giới, về thực tại và về các mối liên hệ liên ngã ra sao. Dựa trên cơ sở này, Giáo Hội được yêu cầu đánh giá sinh hoạt mục vụ của mình, một việc cần để phát triển một nền văn hóa thích đáng.
3. Người Trẻ và Các Chọn Lựa
Trong tính lưu chuyển (fluidity) và bất an đã phác họa trên đây, việc bước sang tuổi trưởng thành và việc xây dựng bản sắc cá nhân ngày càng đòi phải có một "diễn trình hành động có suy nghĩ”. Mọi người buộc phải tái định hướng hành trình đời mình và liên tục tái sở hữu các chọn lựa của mình. Hơn nữa, cùng với sự phổ biến của nền văn hóa phương Tây, đang xuất hiện một quan niệm coi tự do như khả thể được bước vào các cơ hội luôn mới mẻ. Người trẻ từ khước tiếp tục cuộc hành trình đời sống bản thân, nếu điều này có nghĩa phải từ bỏ những nẻo đường khác trong tương lai: "Hôm nay tôi chọn nẻo đường này, ngày mai chúng ta sẽ tính". Trong các liên hệ tình cảm cũng như trong thế giới việc làm, chân trời gồm các chọn lựa luôn luôn có thể đảo ngược chứ không hẳn là những chọn lựa dứt khoát.
Trong bối cảnh trên, các phương thức cũ không còn hữu hiệu và kinh nghiệm do các thế hệ trước truyền lại nhanh chóng trở thành lỗi thời. Các cơ hội có giá trị và các rủi ro hấp dẫn được đan kết với nhau trong một phức hợp không dễ gì gỡ nổi, do đó đòi phải có các phương tiện văn hóa, xã hội và tâm linh thích đáng, để diễn trình ra quyết định không bị trì hoãn và kết cục, có lẽ vì sợ mắc sai lầm, phải thay đổi thay vì hướng dẫn nó. Nói theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, "‘Làm thế nào chúng ta có thể làm sống dậy sự cao cả và sự can đảm của các chọn lựa toàn diện, của các thúc đẩy con tim ngõ hầu đối đầu với các thách đố của học tập và tình cảm?'. Câu tôi hay sử dụng là: Hãy chấp nhận rủi ro! Hãy chấp nhận rủi ro. Ai không chấp nhận rủi ro là người không tiến bước. ‘Nhưng nếu tôi lầm lỡ thì sao?’. Ngợi khen Chúa! Các con sẽ mắc nhiều lầm lỗi hơn nếu các con cứ đứng im đó’"(Diễn Văn tại Villa Nazareth, 18 tháng 6 năm, 2016).
Việc tìm kiếm những cách thức để làm sống dậy lòng dũng cảm và các thúc đẩy của con tim nhất thiết phải lưu ý tới điều này: con người của Chúa Giêsu và Tin Mừng được Người công bố tiếp tục lôi cuốn nhiều người trẻ.
Khả năng chọn lựa của người trẻ bị cản trở bởi các khó khăn liên quan đến hoàn cảnh bấp bênh, tức cuộc phấn đấu kiếm việc làm của họ hoặc việc họ khốn khổ không có cơ hội để làm việc; bởi các trở ngại trong việc họ khó đạt được sự độc lập về kinh tế; và bởi việc họ không có khả năng tiếp tục trong một nghề nghiệp nhất định. Nói chung, các trở ngại này còn khó khăn hơn nữa khiến các phụ nữ trẻ khó có thể vượt qua.
Các khó khăn về kinh tế và xã hội của các gia đình, cách người trẻ chấp nhận một số đặc điểm của nền văn hóa đương đại, và tác động của kỹ thuật mới đòi phải có một khả năng lớn để có thể đáp ứng thách đố giáo dục người trẻ, theo nghĩa rộng rãi nhất. Đây là điểm khẩn cấp về giáo dục đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhấn mạnh trong Thư của ngài gửi Thành Phố và Giáo Phận Rôma về Tính Cấp Thiết của Việc Giáo Dục Thanh Thiếu Niên (21 tháng Giêng, 2008). Ở bình diện hoàn cầu, các bất bình đẳng giữa các nước cần được lưu ý cũng như ảnh hưởng của họ về các cơ hội dành cho giới trẻ trong việc cổ vũ chính sách bao gồm (inclusion) nơi các xã hội khác nhau. Đàng khác, các nhân tố văn hóa và tôn giáo có thể dẫn đến sự loại trừ, thí dụ, qua tình thế bất bình đẳng phái tính hoặc kỳ thị đối với các nhóm thiểu số sắc tộc hay tôn giáo, khiến phần lớn người trẻ có tinh thần tháo vát phải tìm giải pháp di cư.
Tình huống trên khiến việc cổ vũ các kỹ năng cá nhân bằng cách đặt họ vào việc phục vụ kế hoạch vững chắc nhằm sự phát triển chung trở nên khó khăn. Người trẻ biết đánh giá cao quyết định làm việc chung với nhau trong các dự án có thực chất, những dự án có thể đo lường khả năng tạo thành quả của họ, quyết định thi hành tài lãnh đạo nhằm cải thiện môi trường nơi họ sống, và quyết định tìm kiếm cơ hội để thu lượm và mài dũa, một cách thực tế, các kỹ năng hữu dụng đối với đời sống và việc làm.
Việc đổi mới xã hội nói lên thái độ dấn thân tích cực nhằm đảo ngược tình thế của các thế hệ mới, biến đổi những người thua cuộc chuyên tìm cách được che chở khỏi rủi ro của việc thay đổi thành các tác nhân của sự thay đổi để tạo ra các cơ hội mới. Điều có ý nghĩa là: người trẻ, những người thường tự ý thu mình vào khuôn thước thụ động và thiếu kinh nghiệm, đang đề xuất và thực hành nhiều giải pháp cho thấy thế giới hay Giáo Hội có thể sẽ ra sao. Nếu xã hội hoặc cộng đồng Kitô hữu, một lần nữa, muốn làm một điều gì đó mới, họ phải dành chỗ để những người mới hành động. Nói cách khác, thiết kế các thay đổi phù hợp với nguyên tắc phát triển bền vững đòi phải giúp các thế hệ mới biết trải nghiệm một mô hình phát triển mới. Đây là điều gây nhiều vấn đề cho các quốc gia và các định chế nơi tuổi của những người chiếm giữ các chức vụ có trách nhiệm phải cao và làm chậm nhịp độ thay đổi thế hệ.
Kỳ sau: Chương II, Đức Tin, Biện Phân, Ơn Gọi
Chương này không phải là một phân tích toàn diện về xã hội hay thế giới của người trẻ, nhưng là các kết quả nghiên cứu trong lãnh vực xã hội rất hữu ích để bàn về vấn đề biện phân ơn gọi, "để nhìn sâu và nêu lên một nền tảng cụ thể cho đường hướng đạo đức và tinh thần" (Laudato sì, 15).
Ở bình diện hoàn cầu, việc tiếp cận đề tài này đòi phải có sự thích nghi đối với các hoàn cảnh cụ thể của mỗi vùng. Xét theo các xu hướng hoàn cầu, các khác biệt giữa các khu vực khác nhau của hành tinh là điều quan trọng. Bằng nhiều cách, ta có thể hợp tình hợp lý mà nói rằng: khi nói đến người trẻ, có rất nhiều thế giới khác nhau, chứ không phải chỉ có một. Trong số các thế giới này, một số đáng chú ý một cách đặc biệt. Thế giới đầu tiên là kết quả của khoa nhân khẩu học, nó tách biệt các nước có sinh xuất cao, nơi người trẻ chiếm một tỷ lệ dân số đáng kể và ngày càng gia tăng, với các nước đang giảm dần dân số. Sự khác biệt thứ hai dựa trên lịch sử, nó phân biệt các nước và các lục địa thuộc truyền thống và văn hóa Kitô giáo cổ xưa, vốn không nên bị mất đi, với các nước và lục địa có nền văn hóa, ngược lại, được đánh dấu bởi các truyền thống tôn giáo khác, trong đó, Kitô giáo là thiểu số và đôi khi chỉ mới hiện diện gần đây thôi. Cuối cùng, không thể làm ngơ là những khác biệt phát sinh tùy theo phái tính, nam và nữ. Một đàng, phái tính xác định ra các cách nhìn thực tại khác nhau, đàng khác, phái tính là căn bản của nhiều hình thức thống trị, loại trừ và phân biệt đối xử khác nhau, những điều mà mọi xã hội cần phải khắc phục.
Trong các trang kế tiếp, chữ "tuổi trẻ" có ý nói đến những người trong hạn tuổi khoảng từ 16 đến 29, nhưng nên lưu ý rằng chữ này cần được thích nghi đối với các hoàn cảnh địa phương. Dù sao, nên nhớ rằng chữ “tuổi trẻ”, ngoài việc chỉ một lớp người, còn là một giai đoạn của đời sống mà mỗi thế hệ hiểu một cách không như nhau và rất độc đáo.
1. Một thế giới đang thay đổi nhanh chóng
Một diễn trình thay thay đổi và biến đổi nhanh chóng là đặc điểm chính của các xã hội và nền văn hóa đương đại (xem Laudato sì, 18). Bản chất và nhịp độ phức tạp cao độ của diễn trình này đang tạo ra một tình thế lưu chuyển (fluidity) và bất trắc chưa từng có bao giờ. Không dám đánh giá một cách tiên thiên xem tình trạng sự việc này là một vấn đề hay là một cơ hội, nó vẫn đòi hỏi ta phải hoàn toàn lưu ý tới sự việc và thủ đắc khả năng thiết lập kế hoạch lâu dài, đồng thời, để ý tới độ bền lâu và các hậu quả mà các lựa chọn ngày hôm nay có thể có đối với tương lai.
Việc gia tăng bất trắc sẽ mang lại một tình trạng dễ bị tổn thương, nghĩa là, một tổng hợp của bất ổn xã hội và khó khăn kinh tế cũng như sự bất an trong đời sống của một số đông dân chúng. Về công ăn việc làm, tình thế này khiến ta nghĩ đến nạn thất nghiệp, một sự gia tăng về tính linh động trong thị trường lao động và bóc lột, nhất là các vị thành niên, hay hàng loạt các nguyên nhân dân sự, kinh tế và xã hội, kể cả các nguyên nhân môi trường, từng tạo ra việc gia tăng ồ ạt số người tị nạn và người di cư. So với một số ít người có đặc quyền, những người đã lợi dụng được các cơ hội do diễn trình hoàn cầu hóa kinh tế mang lại, nhiều người đang phải sống trong một tình trạng bấp bênh và không an toàn, một tình trạng tác động đến dòng đời và các lựa chọn trong đời sống của họ.
Về phương diện hoàn cầu, thế giới đương đại được đánh dấu bằng một nền văn hóa đặt căn bản trên "khoa học", thường bị thống trị bởi kỹ thuật và man vàn các khả thể được khoa học hứa hẹn, trong đó "nỗi buồn và sự cô đơn rõ ràng đang gia tăng, cả trong số những người trẻ" (Misericordia et misera, 3). Như đã dạy trong Thông Điệp Laudato sì, sự đan kết qua lại của tiêu chuẩn kỹ trị (technocratic) và việc điên cuồng tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn là cơ sở tạo nên nền văn hóa "vứt bỏ", từng loại trừ hàng triệu người, kể cả nhiều người trẻ, và dẫn đến sự bóc lột bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường, đe dọa tương lai các thế hệ sắp đến (xem 20-22).
Ta không nên bỏ qua điều này: nhiều xã hội đang ngày càng càng đa văn hóa và đa tôn giáo nhiều hơn. Một cách đặc biệt, sự hiện diện của các truyền thống tôn giáo khác nhau đang là một thách thức và là một cơ hội. Tình thế này có thể dẫn đến sự bất trắc và cơn cám dỗ duy tương đối, nhưng, đồng thời, cũng có thể gia tăng nhiều khả thể cho cuộc đối thoại hữu hiệu và làm phong phú lẫn nhau. Từ vọng nhìn đức tin, tình thế này được coi là dấu chỉ thời đại ta, đòi ta phải lắng nghe, tôn trọng và đối thoại với nhau nhiều hơn.
2. Các thế hệ mới
Thế hệ người trẻ ngày nay đang sống trong một thế giới khác với thế giới của các phụ huynh và các nhà giáo dục của họ. Các thay đổi kinh tế và xã hội tác động tới toàn bộ các nghĩa vụ và cơ hội. Các khát vọng, nhu cầu, cảm xúc và cách thức liên hệ với người khác của người trẻ cũng đã thay đổi. Hơn nữa, từ một quan điểm nào đó, vì hiện tượng hoàn cầu hóa, người trẻ có xu hướng đồng nhất hơn ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục ở lại trong môi trường địa phương của họ và các khung cảnh văn hóa và định chế độc đáo của họ, là những thứ tạo nhiều ảnh hưởng đối với diễn trình xã hội hoá và hình thành bản sắc bản thân.
Thách thức của chủ nghĩa đa văn hóa có mặt một cách đặc biệt trong thế giới người trẻ; thí dụ, với các đặc tính của "thế hệ thứ hai" (tức là, những người trẻ lớn lên trong một xã hội và một nền văn hóa khác với xã hội và nền văn hóa của cha mẹ họ, do hậu quả của việc di cư), hoặc, theo một nghĩa nào đó, con cái của những cha mẹ lấy nhau "hỗn hợp" (giữa các sắc tộc, văn hóa và / hoặc tôn giáo khác nhau).
Tại nhiều nơi trên thế giới, người trẻ đang gặp những khó khăn đặc biệt khiến họ khó thực hiện các lựa chọn thực sự trong đời họ, vì họ không có cả khả thể tối thiểu để thể hiện quyền tự do. Tình huống này bao gồm những người trẻ đang phải trải qua cảnh nghèo đói và bị loại trừ; Những người lớn lên mà không có cha mẹ hoặc gia đình, hoặc không thể đến trường; các trẻ em và thiếu niên nam nữ đang phải sống trên các đường phố ở nhiều vùng ngoại ô; những người trẻ thất nghiệp, tản cư và di cư; những người là nạn nhân của bóc lột, của buôn bán người và chế độ nô lệ; các trẻ em và thanh thiếu niên bị cưỡng bức tuyển dụng vào các băng đảng tội phạm hoặc du kích chiến đấu; và các cô dâu con nít hay các cô gái buộc phải kết hôn ngược với ý chí các em. Quá nhiều người trên thế giới đang trực tiếp chuyển từ tuổi thơ qua tuổi trưởng thành và gánh nặng trách nhiệm mà các em không thể chọn lựa. Đôi khi các trẻ nữ, các bé gái và thiếu nữ phải đối đầu với những khó khăn lớn lao hơn các đồng trang đồng lứa của các em.
Các cuộc nghiên cứu ở cấp quốc tế có thể giúp nhận diện một số đặc tính đặc trưng của người trẻ trong thời đại chúng ta.
Thuộc về và tham gia
Người trẻ không tự coi bản thân họ như một giai cấp xã hội thua thiệt hoặc một nhóm xã hội được bảo vệ hoặc, do đó, là người thụ động tiếp nhận các chương trình hay chính sách mục vụ. Nhiều người muốn được tham gia tích cực vào diễn trình thay đổi đang diễn ra vào lúc này, như đã được xác nhận bởi kinh nghiệm tham dự và canh tân ở cấp cơ sở, là những kinh nghiệm coi người trẻ như những người quan trọng, có khả năng lãnh đạo cùng với nhiều người khác.
Người trẻ, một mặt, chứng tỏ một sự sẵn lòng và sẵn sàng tham gia và dấn thân vào các sinh hoạt cụ thể, trong đó, việc đóng góp bản thân của mỗi người có thể là một cơ hội để thừa nhận bản sắc của một người. Mặt khác, họ lại chứng tỏ một sự bất khoan dung ở những nơi họ cảm thấy điều sau, bất kể là đúng hay sai: họ thiếu cơ hội để tham gia hoặc nhận được sự khuyến khích. Điều này có thể dẫn đến sự nhẫn nhục hoặc ý chí mệt mỏi đến không còn mong ước, mơ mộng và lên kế hoạch như đã thấy trong sự phổ biến của hiện tượng NEET ( "không trong giáo dục, việc làm hay đào tạo", tức là, người trẻ không tham gia vào bất cứ sinh hoạt học hỏi nào hoặc làm việc nào hay học nghề nào). Ngoài các kinh nghiệm cảm thức được ý nghĩa, mối liên hệ và các giá trị được hình thành ngay cả trước lúc bắt đầu bước vào tuổi trẻ, sự khác biệt giữa những người trẻ thụ động và nản chí và những người dám làm và tràn đầy năng lực là kết quả từ các cơ hội được cụ thể dành cho mỗi người trong bối cảnh xã hội và gia đình, nơi họ lớn lên. Sự thiếu tự tin ở bản thân và ở các khả năng của họ có thể tự biểu lộ không những ở tính thụ động, mà còn ở việc quá quan tâm tới hình ảnh về mình và qua việc phục tùng các mốt nhất thời.
Các điểm tham khảo bản thân và định chế
Các cuộc tìm tòi nghiên cứu khác nhau cho thấy: người trẻ cần có những người để tham khảo; những người này phải là những người gần gũi, đáng tin, nhất quán và trung thực, song song với những nơi và những dịp để thử nghiệm khả năng tương giao của họ với người khác (cả người lớn và những người cùng trang lứa) và xử lý các cảm giác và cảm xúc của họ. Người trẻ tìm người để tham khảo, những ai có khả năng biết bày tỏ lòng tương cảm (empathy) và cung ứng cho họ sự hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ để họ nhận ra các giới hạn của họ, nhưng không làm họ cảm thấy như đang bị kết án.
Theo tầm nhìn này, vai trò của cha mẹ và gia đình là rất quan trọng nhưng đôi khi cũng có vấn đề. Các thế hệ lớn tuổi thường có xu hướng đánh giá thấp tiềm năng của người trẻ. Các ngài hay nhấn mạnh các điểm yếu của họ và it1 khi hiểu được nhu cầu của những ai còn rất trẻ. Phụ huynh và các nhà giáo dục người lớn cũng có thể ý thức được các sai lầm của chính các ngài và biết những gì họ không muốn người trẻ làm. Tuy nhiên, đôi khi các ngài không có ý tưởng rõ ràng về việc làm cách nào giúp người trẻ chú tâm vào tương lai. Về vấn đề này, hai phản ứng thông thường nhất là thích không nói bất cứ điều gì nhưng lại áp đặt các lựa chọn riêng của mình. Các cha mẹ thiếu hoặc quá bảo vệ làm cho con cái họ ít được chuẩn bị hơn trong việc đương đầu với cuộc sống và có xu hướng đánh giá thấp các rủi ro liên hệ hoặc bị ám ảnh bởi nỗi sợ mắc sai lầm.
Tuy thế, các người trẻ tuổi không tìm kiếm người lớn mà thôi làm người để tham khảo; họ rất muốn chọn người cùng trang lứa làm người để tham khảo nữa. Thành thử, họ cần có cơ hội để được tự do tương tác với những người này, để bộc lộ cảm giác và cảm xúc, để học hỏi một cách xuề xòa và thử nghiệm các vai trò và khả năng của họ mà không phải căng thẳng và lo lắng.
Do bản chất vốn thận trọng đối với những ai đang ở bên ngoài vòng liên hệ bản thân của họ, nên đôi khi người trẻ nuôi dưỡng sự bất cần, thờ ơ hay tức giận đối với các định chế. Thái độ này không chỉ có đối với xã hội mà thôi, mà càng ngày nó càng ảnh hưởng đến các định chế giáo dục và cả Giáo Hội như một định chế nữa. Họ muốn Giáo Hội gần gũi hơn với mọi người và chú ý nhiều hơn đến các vấn đề xã hội, nhưng họ nhận ra rằng điều này sẽ không xảy ra ngay tức khắc.
Tất cả những điều trên diễn ra trong một bối cảnh trong đó việc thuộc về một hệ phái và việc thực hành tôn giáo ngày càng là các đặc điểm của một thiểu số và trong đó, người trẻ không "chống đối" công khai, nhưng học cách sống "không cần" Đấng Thiên Chúa do Tin Mừng trình bầy và "không cần" Giáo Hội, nếu không họ cũng dựa vào các hình thức tôn giáo và linh đạo khác, những hình thức chỉ bị định chế hóa một cách tối thiểu hay tìm chỗ nương tựa nơi các giáo phái hoặc kinh nghiệm tôn giáo có sự thống thuộc mạnh mẽ. Ở nhiều nơi, sự hiện diện của Giáo Hội đã trở nên ít phổ biến hơn và, do đó, khó gặp hơn, trong khi nền văn hóa đương thịnh đang mang theo các nhu cầu đôi khi mâu thuẫn với các giá trị của Tin Mừng, bất kể đó là các yếu tố thuộc truyền thống của họ hoặc là sự biến cách của địa phương đối với việc hoàn cầu hóa, vốn mang đặc tính duy tiêu thụ và quá nhấn mạnh tới cá nhân.
Hướng tới một Thế Hệ Siêu Nối Kết (Hyper-Connected)
Ngày nay, thế hệ trẻ hơn có đặc điểm là liên hệ nhiều với các kỹ thuật truyền thông hiện đại và điều thường được gọi là "thế giới ảo", nhưng có tác dụng rất thực tế. "Thế giới ảo" giúp ta lui tới một loạt cơ may mà các thế hệ trước chưa bao giờ được hưởng, nhưng không phải là không có rủi ro. Tuy nhiên, điều rất quan trọng là chú tâm vào vấn đề: việc cảm nghiệm các mối liên hệ do kỹ thuật làm trung gian sẽ cấu trúc hóa quan niệm của ta về thế giới, về thực tại và về các mối liên hệ liên ngã ra sao. Dựa trên cơ sở này, Giáo Hội được yêu cầu đánh giá sinh hoạt mục vụ của mình, một việc cần để phát triển một nền văn hóa thích đáng.
3. Người Trẻ và Các Chọn Lựa
Trong tính lưu chuyển (fluidity) và bất an đã phác họa trên đây, việc bước sang tuổi trưởng thành và việc xây dựng bản sắc cá nhân ngày càng đòi phải có một "diễn trình hành động có suy nghĩ”. Mọi người buộc phải tái định hướng hành trình đời mình và liên tục tái sở hữu các chọn lựa của mình. Hơn nữa, cùng với sự phổ biến của nền văn hóa phương Tây, đang xuất hiện một quan niệm coi tự do như khả thể được bước vào các cơ hội luôn mới mẻ. Người trẻ từ khước tiếp tục cuộc hành trình đời sống bản thân, nếu điều này có nghĩa phải từ bỏ những nẻo đường khác trong tương lai: "Hôm nay tôi chọn nẻo đường này, ngày mai chúng ta sẽ tính". Trong các liên hệ tình cảm cũng như trong thế giới việc làm, chân trời gồm các chọn lựa luôn luôn có thể đảo ngược chứ không hẳn là những chọn lựa dứt khoát.
Trong bối cảnh trên, các phương thức cũ không còn hữu hiệu và kinh nghiệm do các thế hệ trước truyền lại nhanh chóng trở thành lỗi thời. Các cơ hội có giá trị và các rủi ro hấp dẫn được đan kết với nhau trong một phức hợp không dễ gì gỡ nổi, do đó đòi phải có các phương tiện văn hóa, xã hội và tâm linh thích đáng, để diễn trình ra quyết định không bị trì hoãn và kết cục, có lẽ vì sợ mắc sai lầm, phải thay đổi thay vì hướng dẫn nó. Nói theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, "‘Làm thế nào chúng ta có thể làm sống dậy sự cao cả và sự can đảm của các chọn lựa toàn diện, của các thúc đẩy con tim ngõ hầu đối đầu với các thách đố của học tập và tình cảm?'. Câu tôi hay sử dụng là: Hãy chấp nhận rủi ro! Hãy chấp nhận rủi ro. Ai không chấp nhận rủi ro là người không tiến bước. ‘Nhưng nếu tôi lầm lỡ thì sao?’. Ngợi khen Chúa! Các con sẽ mắc nhiều lầm lỗi hơn nếu các con cứ đứng im đó’"(Diễn Văn tại Villa Nazareth, 18 tháng 6 năm, 2016).
Việc tìm kiếm những cách thức để làm sống dậy lòng dũng cảm và các thúc đẩy của con tim nhất thiết phải lưu ý tới điều này: con người của Chúa Giêsu và Tin Mừng được Người công bố tiếp tục lôi cuốn nhiều người trẻ.
Khả năng chọn lựa của người trẻ bị cản trở bởi các khó khăn liên quan đến hoàn cảnh bấp bênh, tức cuộc phấn đấu kiếm việc làm của họ hoặc việc họ khốn khổ không có cơ hội để làm việc; bởi các trở ngại trong việc họ khó đạt được sự độc lập về kinh tế; và bởi việc họ không có khả năng tiếp tục trong một nghề nghiệp nhất định. Nói chung, các trở ngại này còn khó khăn hơn nữa khiến các phụ nữ trẻ khó có thể vượt qua.
Các khó khăn về kinh tế và xã hội của các gia đình, cách người trẻ chấp nhận một số đặc điểm của nền văn hóa đương đại, và tác động của kỹ thuật mới đòi phải có một khả năng lớn để có thể đáp ứng thách đố giáo dục người trẻ, theo nghĩa rộng rãi nhất. Đây là điểm khẩn cấp về giáo dục đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhấn mạnh trong Thư của ngài gửi Thành Phố và Giáo Phận Rôma về Tính Cấp Thiết của Việc Giáo Dục Thanh Thiếu Niên (21 tháng Giêng, 2008). Ở bình diện hoàn cầu, các bất bình đẳng giữa các nước cần được lưu ý cũng như ảnh hưởng của họ về các cơ hội dành cho giới trẻ trong việc cổ vũ chính sách bao gồm (inclusion) nơi các xã hội khác nhau. Đàng khác, các nhân tố văn hóa và tôn giáo có thể dẫn đến sự loại trừ, thí dụ, qua tình thế bất bình đẳng phái tính hoặc kỳ thị đối với các nhóm thiểu số sắc tộc hay tôn giáo, khiến phần lớn người trẻ có tinh thần tháo vát phải tìm giải pháp di cư.
Tình huống trên khiến việc cổ vũ các kỹ năng cá nhân bằng cách đặt họ vào việc phục vụ kế hoạch vững chắc nhằm sự phát triển chung trở nên khó khăn. Người trẻ biết đánh giá cao quyết định làm việc chung với nhau trong các dự án có thực chất, những dự án có thể đo lường khả năng tạo thành quả của họ, quyết định thi hành tài lãnh đạo nhằm cải thiện môi trường nơi họ sống, và quyết định tìm kiếm cơ hội để thu lượm và mài dũa, một cách thực tế, các kỹ năng hữu dụng đối với đời sống và việc làm.
Việc đổi mới xã hội nói lên thái độ dấn thân tích cực nhằm đảo ngược tình thế của các thế hệ mới, biến đổi những người thua cuộc chuyên tìm cách được che chở khỏi rủi ro của việc thay đổi thành các tác nhân của sự thay đổi để tạo ra các cơ hội mới. Điều có ý nghĩa là: người trẻ, những người thường tự ý thu mình vào khuôn thước thụ động và thiếu kinh nghiệm, đang đề xuất và thực hành nhiều giải pháp cho thấy thế giới hay Giáo Hội có thể sẽ ra sao. Nếu xã hội hoặc cộng đồng Kitô hữu, một lần nữa, muốn làm một điều gì đó mới, họ phải dành chỗ để những người mới hành động. Nói cách khác, thiết kế các thay đổi phù hợp với nguyên tắc phát triển bền vững đòi phải giúp các thế hệ mới biết trải nghiệm một mô hình phát triển mới. Đây là điều gây nhiều vấn đề cho các quốc gia và các định chế nơi tuổi của những người chiếm giữ các chức vụ có trách nhiệm phải cao và làm chậm nhịp độ thay đổi thế hệ.
Kỳ sau: Chương II, Đức Tin, Biện Phân, Ơn Gọi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét