Trường hợp điển hình trong cuộc tranh luận về việc cho người ly dị tái hôn dân sự rước lễ
Vũ Văn An1/10/2017
Vũ Văn An1/10/2017
Ai cũng biết Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương mời gọi các mục tử biện phân các hoàn cảnh khác nhau để lượng định xem một người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự có được rước lễ hay không. Đáp lại lời mời gọi này, linh mục Paul Keller, thuộc dòng Truyền Giáo Claretian, phụ trách mục “Smells like sheep” (Có mùi chiên) trên tập san U.S. Catholic Magazine, chuyên chú trọng tới những điểm trong đó thừa tác mục vụ, chính sách công cộng, thần học và đạo đức học gặp nhau, đã đưa ra trường hợp điển hình sau đây mà ngài cho là “không mô tả một người hay một trường hợp chuyên biệt nào mà tôi từng gặp”; có nghĩa đây chỉ là một trường hợp điển hình giả định:
“Nhưng thưa cha, há con không thể lên rước lễ được sao?”
Khi chúng tôi đang ngồi trong toà giải tội, Irma, một người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự, nhìn tôi bằng đôi mắt van lơn. Chị ấy hỏi tôi một câu hỏi trực tiếp như trên.
Để trả lời câu hỏi ấy, tôi phải theo các hướng dẫn mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả trong Niềm Vui Yêu Thương sau nhiều cuộc thảo luận và biện phân của hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Đời Sống Gia Đình. Tôi được mời gọi đồng hành với Irma. Tôi cần phải thi hành sự khôn ngoan trong suốt diễn trình dài và tiệm tiến này để giúp Irma hiểu, biết đánh giá, và thi hành trọn vẹn những gì Thiên Chúa yêu cầu ở chị.
Dọc con đường này, tôi phải “tránh các phán đoán không biết kể chi tới tính phức tạp” của hoàn cảnh Irma. Biện phân mục vụ sẽ không cần thiết nếu mọi điều tôi phải làm là nói với Irma đâu là các qui luật và truyền cho chị phải tuân phục các qui luật này. Nhưng tôi không được phép coi các giới luật luân lý của Giáo Hội như những viên đá để tôi phải ném vào cuộc đời Irma.
Trong diễn trình biện phân và đồng hành, tôi phải hiểu rằng “rất có thể, trong một hoàn cảnh tội lỗi khách quan, nhưng rất có thể không thể qui tội về phương diện chủ quan, hay không qui tội hoàn toàn được, một người nào đó có thể đang sống trong ơn thánh của Thiên Chúa, có thể yêu thương và cũng có thể lớn lên trong đời sống ơn thánh và đức ái, trong khi vẫn tiếp nhận sự giúp đỡ của Giáo Hội để đạt được mục tiêu này”.
Đến điểm này, tôi từng đã nói nhiều lần, hầu như suốt hai năm, với Irma trong bí tích Hòa Giải. Trong suốt các cuộc chuyện trò và cầu nguyện khá nhiều của chúng tôi, tôi đã tiến tới chỗ biết khá nhiều về đời sống của chị.
Irma xuất thân từ El Salvador, nơi chị kết hôn với người tình lúc còn ở trung học, tên Francisco, lúc cả hai mới 21 tuổi. Chị nói với tôi anh là một người kỳ diệu: biết tôn trọng, đại lượng và hết sức khôi hài. Họ kết hôn trong Giáo Hội Công Giáo, dù nay Irma tự mô tả bà vào lúc đó thực sự chỉ là một người Công Giáo “về văn hóa”.
Cả chị lẫn người bạn trai chưa bao giờ thực sự suy nghĩ nghiêm túc về đức tin của họ. Gia đình họ đều theo Công Giáo. Mọi người họ biết đều là người Công Giáo. Ai cũng cho rằng khi kết hôn, bạn hẳn phải kết hôn trong Giáo Hội Công Giáo.
Chị cho biết năm đầu mới lấy nhau quả là “tuyệt diệu”. Mặc dù khó khăn lắm mới đủ tiêu dùng, nhưng họ lo liệu được. Rồi Francisco bị áp lực làm điều anh đã tránh được lúc ở trung học: tham gia băng đảng địa phương đang kiểm soát khu phố của họ. Sau đó, Francisco bắt đầu về trễ. Anh bắt đầu uống rất nhiều và, chị tin, anh còn sử dụng cả ma túy nữa.
Chị cho biết: “anh ấy trở nên một con người hoàn toàn khác hẳn”.
Cuối cùng, khi say, Francisco trở thành người hành hạ bằng thể lý và bằng ngôn từ. Bao giờ anh cũng xin lỗi vào ngày hôm sau, và hứa việc này sẽ không bao giờ xẩy ra nữa. Nhưng nó vẫn cứ luôn diễn ra một lần nữa.
Khi say, Francisco bắt đầu thường xuyên “khoác lác” về các vụ lăng nhăng của anh với các người đàn bà khác. Một số người láng giềng còn cho Irma hay một người đàn bà mang thai và cho rằng đứa con là của Francisco.
Francisco, có hồi, đi biệt tăm nhiều ngày mà không hề cho Irma hay anh đang ở đâu hay bao giờ trở về. Cuối cùng anh bỏ đi luôn không về nhà nữa. Một tuần… hai tuần… một tháng… sáu tháng.
Sau sáu tháng, Irma không biết phải làm gì. Francisco đã mất việc từ lâu. Irma không thể kiếm được việc làm. Cả gia đình chị đều qua Hoa Kỳ cả rồi.
Thành thử, vì tuyệt vọng, Irma ly dị Francisco và qua Hoa Kỳ (bất hợp pháp), nơi chị có thể sống với một số người trong gia đình chị và tìm được việc làm.
Sau khi ở Hoa Kỳ được khoảng một năm, Irma gặp Tony. Họ bắt đầu hẹn hò rồi yêu nhau. Irma mô tả Tony là người hiền hòa lịch thiệp và chăm làm.
“Anh ân cần, luôn làm con ngạc nhiên bằng những món quà nhỏ và đưa con đi chơi”. Cuối cùng, Tony và Irma kết hôn theo dân luật. Nhờ cuộc hôn nhân này, Irma có thể trở thành thường trú nhân. Sau đó, chị có thai. Sau khi lấy nhau được gần một năm, họ cho Araceli chào đời.
Irma muốn rửa tội cho Araceli trong Giáo Hội Công Giáo. Tony không phải là người Công Giáo và thực sự chưa bao giờ đến nhà thờ, nhưng anh ủng hộ Irma trong quyết định dưỡng dục Araceli thành người Công Giáo.
Sau lễ rửa tội, Irma và Tony bắt đầu tham dự Thánh Lễ. Irma bừng tỉnh đối với Đạo Công Giáo của mình. Chị muốn là một người Công Giáo tốt và lớn lên trong mối liên hệ của mình với Thiên Chúa. Chị đặc biệt muốn được rước lễ.
Irma không hề biết hiện nay Francisco đang ở đâu. Thậm chí, chị cũng không biết liệu anh còn sống hay không. Chị không còn gia đình ở El Salvador. Chị không mang theo giấy tờ gì của Giáo Hội hay của chính quyền khi tới Hoa Kỳ.
Chị muốn xin án tuyên bố hôn nhân trước của chị vô hiệu, nhưng hầu như chị không thể kiếm được bất cứ tín liệu nào hay sự giúp đỡ nào từ giáo xứ của chị ở El Salvador.
Mặc dù Irma tin chắc rằng họ còn quá trẻ để có thể kết hôn với nhau, nhưng điều cũng rõ là chị không có bất cứ lý do thực sự nào để yêu cầu án vô hiệu vì các vấn đề liên quan tới Francisco dường như chỉ là việc nghiện rượu (và có thể các thứ ma túy khác), là thứ chỉ phát triển sau khi họ đã kết hôn rồi.
"Nhưng thưa cha, há con không thể lên rước lễ được sao?"
Irma và tôi đã thảo luận về những gì Giáo Hội dạy liên quan đến việc rước lễ đối với người ly dị và tái hôn. Tôi đã giải thích với chị rằng nếu chị và Tony sống với nhau như "anh trai và em gái", thì chị có thể lên rước lễ được.
Chị nói với tôi rằng theo Tony, ý tưởng đó điên rồ. Vì họ chỉ mới 26 tuổi, nên Irma sợ điều có thể xảy ra cho mối liên hệ của họ nếu họ không còn khả năng lớn lên trong tình yêu của họ nhờ sự thân mật thể lý.
Chị không nghĩ Tony có thể xử lý được viễn ảnh phải cam kết sống độc thân hoàn toàn trong suốt thời gian 70 năm còn lại. Hơn nữa, cả chị lẫn Tony đều muốn có "ít nhất hai hoặc ba đứa con nữa".
Irma nói với tôi: mỗi Chúa Nhật, sau khi dự Thánh Lễ trở về nhà với Tony và bé Araceli, chị đều khóc cả ngày. Chị hết sức đau lòng khi không thể hiệp thông với Chúa và nhận ân sủng của Người trong Bí tích.
Sự tuyệt vọng của chị lớn đến nỗi là một mục tử và cũng là người có bằng cấp về huấn đạo, tôi lo sức khỏe tinh thần và tâm lý của chị bị tổn hại bởi việc tham dự Thánh Lễ mà không được rước lễ. Dù không nói như vậy với Irma, nhưng tôi tự hỏi liệu để chị tham dự một nhà thờ không Công Giáo có phải là điều tốt hơn cho chị không.
Chị nói với tôi rằng Tony bắt đầu từ chối việc tham dự Thánh Lễ vì anh không thể chịu đựng được việc mình trở thành một phần của điều đang gây cho chị rất nhiều đau khổ. Ngay cả bé Araceli cũng muốn biết lý do tại sao má lại luôn luôn khóc sau khi tham dự Thánh Lễ.
"Nhưng thưa cha, há con lại không thể lên rước lễ được sao?"
Sau hơn một năm đồng hành với chị, tôi sẽ trả lời câu hỏi trực tiếp của chị ra sao? Nếu chị đơn giản tiến lên rước lễ, có lẽ tôi sẽ không từ khước chị. Trước hết, mọi điều tôi biết về mối liên hệ của chị đã phát xuất bên trong khuôn khổ bí tích giải tội. Bên ngoài bí tích này, tôi không thể "sử dụng" thông tin này bất cứ cách nào, chắc chắn không phải qua việc công khai từ khước việc rước lễ của chị.
Mà dù tôi có biết về hoàn cảnh của Irma bên ngoài Phép Giải Tội đi chăng nữa, thì không ai khác trong giáo xứ biết. Đây không phải là tình huống của một tội công khai tỏ tường. Nên không hề có nguy cơ gây gương mù. Tôi cũng không biết vào một Chúa Nhật nhất định nào đó, liệu chị và Tony có quyết định bắt đầu sống với nhau như "anh trai và em gái" hay không.
Irma chắc chắn không có thái độ coi thường hay thiếu tình yêu đối với Giáo Hội và giáo huấn của Giáo Hội. Với những hoàn cảnh như thế, nếu chị tiến lên rước lễ, chắc chắn Giáo Hội không để tôi công khai khước từ chị.
Nhưng tôi không đối phó với việc liệu tôi sẽ khước từ việc rước lễ của chị hay không. Mà là đối phó với một trong các tín hữu hỏi tôi một câu hỏi trực tiếp, và chị này xứng đáng được một câu trả lời trực tiếp.
Irma chắc chắn có "sự khiêm tốn, cẩn trọng, và tình yêu đối với Giáo Hội và giáo huấn của Giáo Hội" đúng nghĩa mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương nói là cần thiết trước khi một người nào đó trong hoàn cảnh này có thể tiến lên rước lễ. Chị là người "chân thành tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa" và có một "mong muốn thực hiện một đáp trả hoàn hảo hơn với thánh ý Người".
Niềm Vui Yêu Thương mô tả một số điều tôi phải xem xét khi cung cấp việc chăm sóc mục vụ cho Irma.
Trước hết, tôi có thể thấy không có cảm thức tội lỗi thực sự nào về phần Irma đối với sự thất bại hôn nhân của chị. Dù chị buồn rằng chị và Tony không kết hôn trong Giáo Hội, nhưng chị cũng tin rằng Thiên Chúa đã đặt Tony vào đời chị vì phúc lợi của chị.
Mặc dù không được kết hôn trong Giáo Hội, nhưng mối liên hệ của họ, trong mọi khía cạnh, tỏ ra là một mối liên hệ lành mạnh về tâm linh, tâm lý, và xúc cảm. Họ có một mối liên hệ mạnh mẽ và một đứa con xinh đẹp. Họ trung thành, rộng lượng và tự hiến.
Cam kết Kitô Giáo của Irma là điều hiển nhiên, và theo Irma, trước khi không vui về nỗi thống khổ của Irma, Tony tỏ ý quan tâm đến việc học hỏi thêm về Thánh Lễ và Giáo Hội Công Giáo.
Tôi chia sẻ mối quan tâm của Irma rằng cố gắng sống độc thân suốt đời có thể gây nguy hại cho lòng trung thành và sự tiếp tục mối liên hệ của họ, một điều chắc chắn không tốt cho đứa con của họ. Tôi tin rằng sự kết thúc mối liên hệ của họ sẽ gây tổn hại cho cả ba người họ.
Trong trường hợp này, tôi đã đi đến chỗ tin mạnh mẽ rằng Irma sẽ được giúp đỡ rất nhiều nhờ ân sủng của bí tích Rước Lễ. Không có nó, tôi sợ rằng mọi người họ sẽ thôi, không đến dự Thánh Lễ nữa, và có lẽ nên như thế. Tôi có một niềm hy vọng hợp lý này là Tony cuối cùng sẽ trở thành người Công Giáo.
Tôi tin rằng rất có thể một ngày nào đó trong tương lai, có lẽ sau hai hoặc ba đứa con nữa, Irma và Tony sẽ sống một cuộc sống như "anh trai em gái".
"Nhưng thưa cha, há con không thể lên rước lễ được sao?"
Dựa trên tất cả mọi điều tôi biết trong tư cách một linh mục liên quan tới tội lỗi, lương tâm, hy vọng, Chúa Giêsu, giáo huấn của Giáo Hội, và nhất là chỉ thị mà Giáo Hội đã nhận được từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương, tôi nói với Irma, "Nếu con chân thành tin trong lương tâm của con rằng đây là cách Chúa Kitô có thể giúp con lớn lên trong sự thánh thiện, thì, được. Con được lên rước lễ".
Chúa Nhật tiếp theo, sau Thánh Lễ, Irma chào tôi với những giọt nước mắt trên mi - lần này là những giọt nước mắt hân hoan. Ngay đôi mắt của Tony dường như cũng đầm đề khi nắm tay bé Araceli đang nghịch ngợm.
Irma nói với tôi, "Trong tất cả các năm trước, ở mọi Thánh Lễ khi đến lúc rước lễ, con cảm thấy như Chúa Giêsu quay lưng lại với con. Hôm nay, lần đầu tiên, con cảm thấy như Chúa Giêsu ôm lấy con và nói với con Người yêu con!"
Kỳ sau: Nhận định của một chuyên viên giáo luật giáo dân về trường hợp điển hình trên
“Nhưng thưa cha, há con không thể lên rước lễ được sao?”
Khi chúng tôi đang ngồi trong toà giải tội, Irma, một người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự, nhìn tôi bằng đôi mắt van lơn. Chị ấy hỏi tôi một câu hỏi trực tiếp như trên.
Để trả lời câu hỏi ấy, tôi phải theo các hướng dẫn mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả trong Niềm Vui Yêu Thương sau nhiều cuộc thảo luận và biện phân của hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Đời Sống Gia Đình. Tôi được mời gọi đồng hành với Irma. Tôi cần phải thi hành sự khôn ngoan trong suốt diễn trình dài và tiệm tiến này để giúp Irma hiểu, biết đánh giá, và thi hành trọn vẹn những gì Thiên Chúa yêu cầu ở chị.
Dọc con đường này, tôi phải “tránh các phán đoán không biết kể chi tới tính phức tạp” của hoàn cảnh Irma. Biện phân mục vụ sẽ không cần thiết nếu mọi điều tôi phải làm là nói với Irma đâu là các qui luật và truyền cho chị phải tuân phục các qui luật này. Nhưng tôi không được phép coi các giới luật luân lý của Giáo Hội như những viên đá để tôi phải ném vào cuộc đời Irma.
Trong diễn trình biện phân và đồng hành, tôi phải hiểu rằng “rất có thể, trong một hoàn cảnh tội lỗi khách quan, nhưng rất có thể không thể qui tội về phương diện chủ quan, hay không qui tội hoàn toàn được, một người nào đó có thể đang sống trong ơn thánh của Thiên Chúa, có thể yêu thương và cũng có thể lớn lên trong đời sống ơn thánh và đức ái, trong khi vẫn tiếp nhận sự giúp đỡ của Giáo Hội để đạt được mục tiêu này”.
Đến điểm này, tôi từng đã nói nhiều lần, hầu như suốt hai năm, với Irma trong bí tích Hòa Giải. Trong suốt các cuộc chuyện trò và cầu nguyện khá nhiều của chúng tôi, tôi đã tiến tới chỗ biết khá nhiều về đời sống của chị.
Irma xuất thân từ El Salvador, nơi chị kết hôn với người tình lúc còn ở trung học, tên Francisco, lúc cả hai mới 21 tuổi. Chị nói với tôi anh là một người kỳ diệu: biết tôn trọng, đại lượng và hết sức khôi hài. Họ kết hôn trong Giáo Hội Công Giáo, dù nay Irma tự mô tả bà vào lúc đó thực sự chỉ là một người Công Giáo “về văn hóa”.
Cả chị lẫn người bạn trai chưa bao giờ thực sự suy nghĩ nghiêm túc về đức tin của họ. Gia đình họ đều theo Công Giáo. Mọi người họ biết đều là người Công Giáo. Ai cũng cho rằng khi kết hôn, bạn hẳn phải kết hôn trong Giáo Hội Công Giáo.
Chị cho biết năm đầu mới lấy nhau quả là “tuyệt diệu”. Mặc dù khó khăn lắm mới đủ tiêu dùng, nhưng họ lo liệu được. Rồi Francisco bị áp lực làm điều anh đã tránh được lúc ở trung học: tham gia băng đảng địa phương đang kiểm soát khu phố của họ. Sau đó, Francisco bắt đầu về trễ. Anh bắt đầu uống rất nhiều và, chị tin, anh còn sử dụng cả ma túy nữa.
Chị cho biết: “anh ấy trở nên một con người hoàn toàn khác hẳn”.
Cuối cùng, khi say, Francisco trở thành người hành hạ bằng thể lý và bằng ngôn từ. Bao giờ anh cũng xin lỗi vào ngày hôm sau, và hứa việc này sẽ không bao giờ xẩy ra nữa. Nhưng nó vẫn cứ luôn diễn ra một lần nữa.
Khi say, Francisco bắt đầu thường xuyên “khoác lác” về các vụ lăng nhăng của anh với các người đàn bà khác. Một số người láng giềng còn cho Irma hay một người đàn bà mang thai và cho rằng đứa con là của Francisco.
Francisco, có hồi, đi biệt tăm nhiều ngày mà không hề cho Irma hay anh đang ở đâu hay bao giờ trở về. Cuối cùng anh bỏ đi luôn không về nhà nữa. Một tuần… hai tuần… một tháng… sáu tháng.
Sau sáu tháng, Irma không biết phải làm gì. Francisco đã mất việc từ lâu. Irma không thể kiếm được việc làm. Cả gia đình chị đều qua Hoa Kỳ cả rồi.
Thành thử, vì tuyệt vọng, Irma ly dị Francisco và qua Hoa Kỳ (bất hợp pháp), nơi chị có thể sống với một số người trong gia đình chị và tìm được việc làm.
Sau khi ở Hoa Kỳ được khoảng một năm, Irma gặp Tony. Họ bắt đầu hẹn hò rồi yêu nhau. Irma mô tả Tony là người hiền hòa lịch thiệp và chăm làm.
“Anh ân cần, luôn làm con ngạc nhiên bằng những món quà nhỏ và đưa con đi chơi”. Cuối cùng, Tony và Irma kết hôn theo dân luật. Nhờ cuộc hôn nhân này, Irma có thể trở thành thường trú nhân. Sau đó, chị có thai. Sau khi lấy nhau được gần một năm, họ cho Araceli chào đời.
Irma muốn rửa tội cho Araceli trong Giáo Hội Công Giáo. Tony không phải là người Công Giáo và thực sự chưa bao giờ đến nhà thờ, nhưng anh ủng hộ Irma trong quyết định dưỡng dục Araceli thành người Công Giáo.
Sau lễ rửa tội, Irma và Tony bắt đầu tham dự Thánh Lễ. Irma bừng tỉnh đối với Đạo Công Giáo của mình. Chị muốn là một người Công Giáo tốt và lớn lên trong mối liên hệ của mình với Thiên Chúa. Chị đặc biệt muốn được rước lễ.
Irma không hề biết hiện nay Francisco đang ở đâu. Thậm chí, chị cũng không biết liệu anh còn sống hay không. Chị không còn gia đình ở El Salvador. Chị không mang theo giấy tờ gì của Giáo Hội hay của chính quyền khi tới Hoa Kỳ.
Chị muốn xin án tuyên bố hôn nhân trước của chị vô hiệu, nhưng hầu như chị không thể kiếm được bất cứ tín liệu nào hay sự giúp đỡ nào từ giáo xứ của chị ở El Salvador.
Mặc dù Irma tin chắc rằng họ còn quá trẻ để có thể kết hôn với nhau, nhưng điều cũng rõ là chị không có bất cứ lý do thực sự nào để yêu cầu án vô hiệu vì các vấn đề liên quan tới Francisco dường như chỉ là việc nghiện rượu (và có thể các thứ ma túy khác), là thứ chỉ phát triển sau khi họ đã kết hôn rồi.
"Nhưng thưa cha, há con không thể lên rước lễ được sao?"
Irma và tôi đã thảo luận về những gì Giáo Hội dạy liên quan đến việc rước lễ đối với người ly dị và tái hôn. Tôi đã giải thích với chị rằng nếu chị và Tony sống với nhau như "anh trai và em gái", thì chị có thể lên rước lễ được.
Chị nói với tôi rằng theo Tony, ý tưởng đó điên rồ. Vì họ chỉ mới 26 tuổi, nên Irma sợ điều có thể xảy ra cho mối liên hệ của họ nếu họ không còn khả năng lớn lên trong tình yêu của họ nhờ sự thân mật thể lý.
Chị không nghĩ Tony có thể xử lý được viễn ảnh phải cam kết sống độc thân hoàn toàn trong suốt thời gian 70 năm còn lại. Hơn nữa, cả chị lẫn Tony đều muốn có "ít nhất hai hoặc ba đứa con nữa".
Irma nói với tôi: mỗi Chúa Nhật, sau khi dự Thánh Lễ trở về nhà với Tony và bé Araceli, chị đều khóc cả ngày. Chị hết sức đau lòng khi không thể hiệp thông với Chúa và nhận ân sủng của Người trong Bí tích.
Sự tuyệt vọng của chị lớn đến nỗi là một mục tử và cũng là người có bằng cấp về huấn đạo, tôi lo sức khỏe tinh thần và tâm lý của chị bị tổn hại bởi việc tham dự Thánh Lễ mà không được rước lễ. Dù không nói như vậy với Irma, nhưng tôi tự hỏi liệu để chị tham dự một nhà thờ không Công Giáo có phải là điều tốt hơn cho chị không.
Chị nói với tôi rằng Tony bắt đầu từ chối việc tham dự Thánh Lễ vì anh không thể chịu đựng được việc mình trở thành một phần của điều đang gây cho chị rất nhiều đau khổ. Ngay cả bé Araceli cũng muốn biết lý do tại sao má lại luôn luôn khóc sau khi tham dự Thánh Lễ.
"Nhưng thưa cha, há con lại không thể lên rước lễ được sao?"
Sau hơn một năm đồng hành với chị, tôi sẽ trả lời câu hỏi trực tiếp của chị ra sao? Nếu chị đơn giản tiến lên rước lễ, có lẽ tôi sẽ không từ khước chị. Trước hết, mọi điều tôi biết về mối liên hệ của chị đã phát xuất bên trong khuôn khổ bí tích giải tội. Bên ngoài bí tích này, tôi không thể "sử dụng" thông tin này bất cứ cách nào, chắc chắn không phải qua việc công khai từ khước việc rước lễ của chị.
Mà dù tôi có biết về hoàn cảnh của Irma bên ngoài Phép Giải Tội đi chăng nữa, thì không ai khác trong giáo xứ biết. Đây không phải là tình huống của một tội công khai tỏ tường. Nên không hề có nguy cơ gây gương mù. Tôi cũng không biết vào một Chúa Nhật nhất định nào đó, liệu chị và Tony có quyết định bắt đầu sống với nhau như "anh trai và em gái" hay không.
Irma chắc chắn không có thái độ coi thường hay thiếu tình yêu đối với Giáo Hội và giáo huấn của Giáo Hội. Với những hoàn cảnh như thế, nếu chị tiến lên rước lễ, chắc chắn Giáo Hội không để tôi công khai khước từ chị.
Nhưng tôi không đối phó với việc liệu tôi sẽ khước từ việc rước lễ của chị hay không. Mà là đối phó với một trong các tín hữu hỏi tôi một câu hỏi trực tiếp, và chị này xứng đáng được một câu trả lời trực tiếp.
Irma chắc chắn có "sự khiêm tốn, cẩn trọng, và tình yêu đối với Giáo Hội và giáo huấn của Giáo Hội" đúng nghĩa mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương nói là cần thiết trước khi một người nào đó trong hoàn cảnh này có thể tiến lên rước lễ. Chị là người "chân thành tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa" và có một "mong muốn thực hiện một đáp trả hoàn hảo hơn với thánh ý Người".
Niềm Vui Yêu Thương mô tả một số điều tôi phải xem xét khi cung cấp việc chăm sóc mục vụ cho Irma.
Trước hết, tôi có thể thấy không có cảm thức tội lỗi thực sự nào về phần Irma đối với sự thất bại hôn nhân của chị. Dù chị buồn rằng chị và Tony không kết hôn trong Giáo Hội, nhưng chị cũng tin rằng Thiên Chúa đã đặt Tony vào đời chị vì phúc lợi của chị.
Mặc dù không được kết hôn trong Giáo Hội, nhưng mối liên hệ của họ, trong mọi khía cạnh, tỏ ra là một mối liên hệ lành mạnh về tâm linh, tâm lý, và xúc cảm. Họ có một mối liên hệ mạnh mẽ và một đứa con xinh đẹp. Họ trung thành, rộng lượng và tự hiến.
Cam kết Kitô Giáo của Irma là điều hiển nhiên, và theo Irma, trước khi không vui về nỗi thống khổ của Irma, Tony tỏ ý quan tâm đến việc học hỏi thêm về Thánh Lễ và Giáo Hội Công Giáo.
Tôi chia sẻ mối quan tâm của Irma rằng cố gắng sống độc thân suốt đời có thể gây nguy hại cho lòng trung thành và sự tiếp tục mối liên hệ của họ, một điều chắc chắn không tốt cho đứa con của họ. Tôi tin rằng sự kết thúc mối liên hệ của họ sẽ gây tổn hại cho cả ba người họ.
Trong trường hợp này, tôi đã đi đến chỗ tin mạnh mẽ rằng Irma sẽ được giúp đỡ rất nhiều nhờ ân sủng của bí tích Rước Lễ. Không có nó, tôi sợ rằng mọi người họ sẽ thôi, không đến dự Thánh Lễ nữa, và có lẽ nên như thế. Tôi có một niềm hy vọng hợp lý này là Tony cuối cùng sẽ trở thành người Công Giáo.
Tôi tin rằng rất có thể một ngày nào đó trong tương lai, có lẽ sau hai hoặc ba đứa con nữa, Irma và Tony sẽ sống một cuộc sống như "anh trai em gái".
"Nhưng thưa cha, há con không thể lên rước lễ được sao?"
Dựa trên tất cả mọi điều tôi biết trong tư cách một linh mục liên quan tới tội lỗi, lương tâm, hy vọng, Chúa Giêsu, giáo huấn của Giáo Hội, và nhất là chỉ thị mà Giáo Hội đã nhận được từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương, tôi nói với Irma, "Nếu con chân thành tin trong lương tâm của con rằng đây là cách Chúa Kitô có thể giúp con lớn lên trong sự thánh thiện, thì, được. Con được lên rước lễ".
Chúa Nhật tiếp theo, sau Thánh Lễ, Irma chào tôi với những giọt nước mắt trên mi - lần này là những giọt nước mắt hân hoan. Ngay đôi mắt của Tony dường như cũng đầm đề khi nắm tay bé Araceli đang nghịch ngợm.
Irma nói với tôi, "Trong tất cả các năm trước, ở mọi Thánh Lễ khi đến lúc rước lễ, con cảm thấy như Chúa Giêsu quay lưng lại với con. Hôm nay, lần đầu tiên, con cảm thấy như Chúa Giêsu ôm lấy con và nói với con Người yêu con!"
Kỳ sau: Nhận định của một chuyên viên giáo luật giáo dân về trường hợp điển hình trên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét