Những người mục đồng
Thánh Luca kể với chúng ta, vào đêm Chúa Giêsu sinh hạ tại Belem, có những người mục đồng thức đêm coi sóc đoàn vật. Thiên thần đã đến báo cho họ tin vui Đấng Cứu Thế sinh ra. Họ đã đến xem và thờ lạy Người. Tin mừng Giáng sinh không được loan báo trước hết cho những người giàu có hay uyên bác, mà là cho những người mục đồng đơn sơ chất phác. Đây chẳng phải là điều ngẫu nhiên, mà là ý định của Chúa quan phòng.
Người Việt Nam chúng ta thường quen với hình ảnh những em bé chăn trâu ở nông thôn. Đó là một hình ảnh thơ mộng và dễ thương: em bé mục đồng ngồi trên lưng trâu, thổi sáo vi vu trong làn gió hoàng hôn. Điều này hoàn toàn khác biệt so với đất nước Do Thái. Ở một đất nước có truyền thống du mục, và nghề chăn chiên là một nghề phổ biến và rất vất vả. Người mục đồng phải chăm sóc một đoàn vật lớn gồm nhiều con chiên, bò, lừa. Người mục đồng phải thường trực ngày cũng như đêm. Họ phải canh chừng vì có nhiều sói dữ, thậm chí có kẻ trộm rình mò để trộm cắp. Vì thế, chăn chiên là một công việc đòi hỏi sức lực và tâm huyết.
Vào một đêm nọ, cũng như bao đêm khác, họ đang canh thức để coi sóc đoàn vật, thì thiên sứ đã hiện ra. Họ ngỡ ngàng, kinh sợ, vì “vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh”. Sứ thần đã trấn an họ và đồng thời cho họ biết một “tin mừng cho cả toàn dân”, tức là Đấng Cứu Độ đã sinh ra đời. Sứ thần cũng cho họ biết những dấu chỉ để nhận ra Đấng Cứu thế (x. Lc 2,8-13).
Để cho lời ngôn sứ về nơi sinh hạ của Đấng Thiên Sai được thực hiện, Chúa đã thúc đẩy Hoàng đế Augustô thực hiện một cuộc tổng điều tra dân số. Cặp vợ chồng trẻ là Giuse và Maria phải về bản hương của mình là Belem, “thành của Đavít” để làm sổ thống kê. Ông bà đã gõ cửa các quán trọ, nhưng đều nhận được những cái lắc đầu, những lời từ chối. Chốn đô thị phồn hoa đã khước từ Đấng Cứu thế. Cuối cùng, Người đã chọn một hang đá, nơi dùng làm chỗ ở cho bò lừa, để chào đời. Là Đấng Thiên sai và là Chúa của muôn loài, Người đã khởi đầu cuộc sống dương thế trong cảnh cơ hàn. Trong khi những người chủ quán trọ giàu có và tính toán khước từ đón tiếp Chúa, thì những người mục đồng đơn sơ lại có diễm phúc đầu tiên đón chào Người. Dù không học hành uyên thâm, dù là những người bình dân lam lũ, nhưng khi được chiêm ngưỡng khung cảnh nghèo khó cơ hàn tại hang đá, họ đã nhận ra Hài nhi trong máng cỏ là Đấng Cứu Thế, và họ trở về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa.
Thiên Chúa thường dùng những phương tiện “hèn kém” để thực hiện những việc lạ lùng. Lịch sử Dân Chúa đã chứng minh điều đó. Nhiều vị thủ lãnh và ngôn sứ trong Cựu ước được Chúa gọi cách “bất chợt” và trao phó sứ mạng. Nhiều vị đã bối rối trước công việc được trao. Khi được Chúa gọi và sai đi, ngôn sứ Giêrêmia đã thốt lên: “Ôi! Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói…” Chúa đã trấn an ông, và Ngài hứa sẽ ở cùng ông, cũng như sẽ soi sáng cho ông biết những gì phải nói (x. Gr 1,4-10).
Khi khởi đầu sứ mạng loan báo Tin Mừng, Chúa Giêsu không chọn những người học thức uyên thâm, mà Người lại chọn những người dân chài ít học. Người gọi khi họ đang vá lưới, là công việc chuyên môn thường ngày của họ. Từ những người dân chài đơn sơ chất phác ấy, Chúa đã làm nên Giáo Hội vững bền, đến nỗi “quyền lực của tử thần cũng không làm gì nổi” (x. Mt 16,18). Mười một môn đệ được Đức Giêsu Phục Sinh sai đi từ Galilê, đã làm thay đổi thế giới, và Tin Mừng Cứu độ được loan truyền cho mọi nền văn hoá, quy tụ muôn dân thành gia đình của Thiên Chúa.
Qua việc Chúa gọi những mục đồng, Người khẳng định với chúng ta: không ai tự cho mình là không có khả năng sống ơn gọi tông đồ. Mọi người, tùy hoàn cảnh, trình độ, lứa tuổi… đều có thể đón nhận và loan báo Tin Mừng tình thương. Suốt bề dày của lịch sử, Chúa cũng sử dụng những người đủ mọi giai cấp xã hội và mọi trình độ kiến thức để làm chứng nhân cho Người. Họ là những cánh tay nối dài của Chúa, đem niềm vui và ơn phúc từ trời cho trần gian. Một số tác phẩm nghệ thuật khi trình bày hang đá Giáng sinh, có chú mục đồng tay bế một con chiên nhỏ, như của lễ tiến dâng Chúa Hài đồng. Của lễ thật đơn sơ, chân thành mà ý nghĩa sâu sắc. Những bức tranh khác diễn tả những mục đồng quỳ gối thờ lạy Hài Nhi, cung kính trang nghiêm trước Thiên tử giáng trần. Những hình ảnh này cho thấy nét đẹp của những người vất vả lam lũ, nhưng tâm hồn thanh tịnh và khiêm nhường. Nhờ lý trí và con tim mách bảo, họ dễ dàng nhận ra, Thiên Chúa đang hiện diện giữa cuộc đời.
Mừng Lễ Giáng Sinh, chúng ta được mời gọi hãy cùng với các mục đồng đến thờ lạy Chúa. Người không còn hiện diện trong hang đá như ngày xưa, mà Người đang hiện diện giữa cuộc đời, nơi những gương mặt đau khổ vì bệnh tật, vì nghèo đói, vì gánh nặng của cuộc đời. Hang đá máng cỏ thực ra chỉ là một mô hình và biểu tượng gợi nhớ sự kiện Con Chúa ra đời cách nay hơn hai ngàn năm. Chúa đang ở giữa chúng ta. Người là Đấng Emmanuel - Thiên Chúa ở giữa loài người. Cũng như các mục đồng, sau khi được chiêm ngưỡng khung cảnh hang đá máng cỏ, đã ra về, vui mừng hân hoan ca tụng Chúa và kể lại những gì họ thấy, mỗi chúng ta, với tư cách là người tín hữu, việc mừng Lễ Giáng Sinh, phải dẫn tới nhiệt tâm tông đồ, tức là nhiệt thành loan báo Đấng đang hiện diện trong cuộc sống, Đấng đã đến trần gian để nối liền đất với trời, để giao hoà giữa Thiên Chúa và nhân loại và để tái lập trật tự của vườn địa đàng của thuở bình minh nhân loại, tức là thời sáng tạo.
Con người thời đại hôm nay mang trong mình nhiều đam mê, nghi kỵ, nên không có chỗ để đón Chúa. Những người mục đồng nghèo khó, đơn sơ chất phác đã được gặp Chúa. Thánh Luca nói đến chi tiết các mục đồng “thức đêm canh giữ đàn vật” (Lc 2,8). Nhờ sự thức tỉnh mà họ đã được nghe lời loan báo của Sứ thần. Thức tỉnh trong cuộc đời cũng là lời mời gọi của Chúa, để nhờ đó mà chúng ta sẵn sàng đón Chúa đến bất kỳ ở thời điểm nào.
Mừng Lễ Giáng Sinh không chỉ dừng lại ở những trang trí hào nhoáng bên ngoài, nhưng còn ở việc dọn tâm hồn đón Chúa. Đấng Emmanuel sẽ đến và ngự trong tâm hồn những ai thành tâm. Có Người hiện diện, chúng ta sẽ được hưởng niềm vui đích thực mà Mùa Giáng Sinh trao tặng.
Người Việt Nam chúng ta thường quen với hình ảnh những em bé chăn trâu ở nông thôn. Đó là một hình ảnh thơ mộng và dễ thương: em bé mục đồng ngồi trên lưng trâu, thổi sáo vi vu trong làn gió hoàng hôn. Điều này hoàn toàn khác biệt so với đất nước Do Thái. Ở một đất nước có truyền thống du mục, và nghề chăn chiên là một nghề phổ biến và rất vất vả. Người mục đồng phải chăm sóc một đoàn vật lớn gồm nhiều con chiên, bò, lừa. Người mục đồng phải thường trực ngày cũng như đêm. Họ phải canh chừng vì có nhiều sói dữ, thậm chí có kẻ trộm rình mò để trộm cắp. Vì thế, chăn chiên là một công việc đòi hỏi sức lực và tâm huyết.
Vào một đêm nọ, cũng như bao đêm khác, họ đang canh thức để coi sóc đoàn vật, thì thiên sứ đã hiện ra. Họ ngỡ ngàng, kinh sợ, vì “vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh”. Sứ thần đã trấn an họ và đồng thời cho họ biết một “tin mừng cho cả toàn dân”, tức là Đấng Cứu Độ đã sinh ra đời. Sứ thần cũng cho họ biết những dấu chỉ để nhận ra Đấng Cứu thế (x. Lc 2,8-13).
Để cho lời ngôn sứ về nơi sinh hạ của Đấng Thiên Sai được thực hiện, Chúa đã thúc đẩy Hoàng đế Augustô thực hiện một cuộc tổng điều tra dân số. Cặp vợ chồng trẻ là Giuse và Maria phải về bản hương của mình là Belem, “thành của Đavít” để làm sổ thống kê. Ông bà đã gõ cửa các quán trọ, nhưng đều nhận được những cái lắc đầu, những lời từ chối. Chốn đô thị phồn hoa đã khước từ Đấng Cứu thế. Cuối cùng, Người đã chọn một hang đá, nơi dùng làm chỗ ở cho bò lừa, để chào đời. Là Đấng Thiên sai và là Chúa của muôn loài, Người đã khởi đầu cuộc sống dương thế trong cảnh cơ hàn. Trong khi những người chủ quán trọ giàu có và tính toán khước từ đón tiếp Chúa, thì những người mục đồng đơn sơ lại có diễm phúc đầu tiên đón chào Người. Dù không học hành uyên thâm, dù là những người bình dân lam lũ, nhưng khi được chiêm ngưỡng khung cảnh nghèo khó cơ hàn tại hang đá, họ đã nhận ra Hài nhi trong máng cỏ là Đấng Cứu Thế, và họ trở về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa.
Thiên Chúa thường dùng những phương tiện “hèn kém” để thực hiện những việc lạ lùng. Lịch sử Dân Chúa đã chứng minh điều đó. Nhiều vị thủ lãnh và ngôn sứ trong Cựu ước được Chúa gọi cách “bất chợt” và trao phó sứ mạng. Nhiều vị đã bối rối trước công việc được trao. Khi được Chúa gọi và sai đi, ngôn sứ Giêrêmia đã thốt lên: “Ôi! Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói…” Chúa đã trấn an ông, và Ngài hứa sẽ ở cùng ông, cũng như sẽ soi sáng cho ông biết những gì phải nói (x. Gr 1,4-10).
Khi khởi đầu sứ mạng loan báo Tin Mừng, Chúa Giêsu không chọn những người học thức uyên thâm, mà Người lại chọn những người dân chài ít học. Người gọi khi họ đang vá lưới, là công việc chuyên môn thường ngày của họ. Từ những người dân chài đơn sơ chất phác ấy, Chúa đã làm nên Giáo Hội vững bền, đến nỗi “quyền lực của tử thần cũng không làm gì nổi” (x. Mt 16,18). Mười một môn đệ được Đức Giêsu Phục Sinh sai đi từ Galilê, đã làm thay đổi thế giới, và Tin Mừng Cứu độ được loan truyền cho mọi nền văn hoá, quy tụ muôn dân thành gia đình của Thiên Chúa.
Qua việc Chúa gọi những mục đồng, Người khẳng định với chúng ta: không ai tự cho mình là không có khả năng sống ơn gọi tông đồ. Mọi người, tùy hoàn cảnh, trình độ, lứa tuổi… đều có thể đón nhận và loan báo Tin Mừng tình thương. Suốt bề dày của lịch sử, Chúa cũng sử dụng những người đủ mọi giai cấp xã hội và mọi trình độ kiến thức để làm chứng nhân cho Người. Họ là những cánh tay nối dài của Chúa, đem niềm vui và ơn phúc từ trời cho trần gian. Một số tác phẩm nghệ thuật khi trình bày hang đá Giáng sinh, có chú mục đồng tay bế một con chiên nhỏ, như của lễ tiến dâng Chúa Hài đồng. Của lễ thật đơn sơ, chân thành mà ý nghĩa sâu sắc. Những bức tranh khác diễn tả những mục đồng quỳ gối thờ lạy Hài Nhi, cung kính trang nghiêm trước Thiên tử giáng trần. Những hình ảnh này cho thấy nét đẹp của những người vất vả lam lũ, nhưng tâm hồn thanh tịnh và khiêm nhường. Nhờ lý trí và con tim mách bảo, họ dễ dàng nhận ra, Thiên Chúa đang hiện diện giữa cuộc đời.
Mừng Lễ Giáng Sinh, chúng ta được mời gọi hãy cùng với các mục đồng đến thờ lạy Chúa. Người không còn hiện diện trong hang đá như ngày xưa, mà Người đang hiện diện giữa cuộc đời, nơi những gương mặt đau khổ vì bệnh tật, vì nghèo đói, vì gánh nặng của cuộc đời. Hang đá máng cỏ thực ra chỉ là một mô hình và biểu tượng gợi nhớ sự kiện Con Chúa ra đời cách nay hơn hai ngàn năm. Chúa đang ở giữa chúng ta. Người là Đấng Emmanuel - Thiên Chúa ở giữa loài người. Cũng như các mục đồng, sau khi được chiêm ngưỡng khung cảnh hang đá máng cỏ, đã ra về, vui mừng hân hoan ca tụng Chúa và kể lại những gì họ thấy, mỗi chúng ta, với tư cách là người tín hữu, việc mừng Lễ Giáng Sinh, phải dẫn tới nhiệt tâm tông đồ, tức là nhiệt thành loan báo Đấng đang hiện diện trong cuộc sống, Đấng đã đến trần gian để nối liền đất với trời, để giao hoà giữa Thiên Chúa và nhân loại và để tái lập trật tự của vườn địa đàng của thuở bình minh nhân loại, tức là thời sáng tạo.
Con người thời đại hôm nay mang trong mình nhiều đam mê, nghi kỵ, nên không có chỗ để đón Chúa. Những người mục đồng nghèo khó, đơn sơ chất phác đã được gặp Chúa. Thánh Luca nói đến chi tiết các mục đồng “thức đêm canh giữ đàn vật” (Lc 2,8). Nhờ sự thức tỉnh mà họ đã được nghe lời loan báo của Sứ thần. Thức tỉnh trong cuộc đời cũng là lời mời gọi của Chúa, để nhờ đó mà chúng ta sẵn sàng đón Chúa đến bất kỳ ở thời điểm nào.
Mừng Lễ Giáng Sinh không chỉ dừng lại ở những trang trí hào nhoáng bên ngoài, nhưng còn ở việc dọn tâm hồn đón Chúa. Đấng Emmanuel sẽ đến và ngự trong tâm hồn những ai thành tâm. Có Người hiện diện, chúng ta sẽ được hưởng niềm vui đích thực mà Mùa Giáng Sinh trao tặng.
Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
Nguồn: WHĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét