Tài Liệu Chuẩn Bị Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ 15: ''Người trẻ, Đức Tin và sự Biện PhânƠn Gọi" (3)
1/19/2017
1/19/2017
Chương II: Đức Tin, Biện Phân, Ơn Gọi
Trong mọi giai đoạn của Thượng Hội Đồng này, Giáo Hội, một lần nữa, muốn tuyên bố mong muốn được gặp gỡ, đồng hành và chăm sóc mọi người trẻ, không trừ ai. Giáo Hội không thể, và cũng không muốn, bỏ mặc họ cho sự cô đơn và loại trừ mà thế giới bắt họ phải giáp mặt. Việc đời sống của người trẻ có thể là một trải nghiệm tốt; việc họ để mình đánh mất bản thân trong bạo lực hoặc chết chóc; và việc sự thất vọng không giam hãm họ và tha hóa họ, tất cả những điều này đều là mối quan tâm lớn lao đối với người từng tiếp nhận sự sống, được rửa tội trong đức tin và nhận thức rằng đó là những hồng ân tuyệt vời.
Vì những hồng phúc trên, việc được sinh ra đã mở lòng một con người đón nhận lời hứa được sống trọn vẹn và việc được chấp nhận và được chăm sóc là một trải nghiệm nền tảng; trải nghiệm này đặt trong trái tim mỗi con người không những niềm tin không bị bỏ rơi cho cảnh thiếu vắng cảm thức ý nghĩa hoặc tối tăm chết chóc, nhưng còn là niềm hy vọng có thể nói lên tính cá thể của mình trong cuộc hành trình tiến tới sự viên mãn của cuộc sống.
Sự khôn ngoan của Giáo Hội Đông Phương có thể giúp ta nhìn thấy niềm tin trên được đặt căn bản trên loại suy "ba sinh" như thế nào: sinh tự nhiên, nghĩa là, được sinh ra là nam hay nữ trong một thế giới biết chào đón và hỗ trợ sự sống; sinh trong phép rửa "khi một ai đó trở thành con cái Thiên Chúa nhờ ân sủng"; và rồi sinh ra lần thứ ba, nghĩa là, "từ cuộc sống thân xác ở đời này bước qua cuộc sống thiêng liêng ở đời sau", một cuộc sống dẫn con người đến chỗ thực thi đầy đủ sự tự do của mình (xem Diễn Từ của Philoxenus thành Mabbug, một vị giám mục Syria thế kỷ thứ năm, 9).
Hiến tặng người khác các hồng ơn mình đã nhận có nghĩa là đồng hành với họ và đi bên cạnh họ trong cuộc hành trình này, lúc họ đối phó với các yếu kém và khó khăn trong đời họ, và đặc biệt là hỗ trợ họ trong việc thực thi quyền tự do vẫn đang được hình thành nơi họ. Thành thử, Giáo Hội, bắt đầu với các mục tử của mình, được kêu gọi tự xét chính mình và tái khám phá ra ơn gọi chăm sóc người khác theo cách thức được Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến cáo ngay ở lúc khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài: "... việc chăm sóc [và] bảo vệ đòi phải có lòng tốt; [hai việc này] đòi một sự dịu dàng nào đó. Trong các Tin Mừng, Thánh Giuse xuất hiện như một người đàn ông mạnh mẽ và can đảm, một người đàn ông lao động, ấy thế nhưng trong trái tim của ngài, chúng ta thấy sự dịu dàng vĩ đại, một sự dịu dàng không phải là nhân đức của người yếu đuối nhưng đúng hơn là dấu hiệu của sức mạnh tinh thần và khả năng biết quan tâm, biết cảm thương, biết thực sự cởi mở đối người khác, biết yêu thương" (Bài Giảng lúc Bắt Đầu Thừa Tác Vụ Phêrô của Giám Mục Roma, ngày 19 tháng 3 năm 2013).
Bây giờ, từ quan điểm này, một số ý tưởng sẽ được trình bày liên quan tới việc đồng hành với người trẻ, bắt đầu với đức tin và lắng nghe truyền thống của Giáo Hội, với mục đích rõ ràng là hỗ trợ họ trong việc họ biện phân ơn gọi và thực hiện các chọn lựa căn bản trong cuộc sống của họ, khởi đầu bằng nhận thức rằng một số các chọn lựa này có tính vĩnh viễn.
1. Đức Tin và Ơn Gọi
Tin là nhìn sự vật như Chúa Giêsu nhìn (xem Lumen fidei, 18). Tin là nguồn giúp ta biện phân ơn gọi, vì tin cung cấp cho ta sự biện phân ơn gọi với nội dung nền tảng, khai triển chuyên biệt, phong thái bản thân và sư phạm của nó. Việc hân hoan và sẵn lòng chấp nhận hồng phúc này đòi phải làm nó sinh hoa trái qua các chọn lựa cụ thể và nhất quán ở trong đời.
“Các con đã không chọn Thầy, nhưng Thầy chọn các con và cử nhiệm các con để các con ra đi và sinh hoa trái và hoa trái của các con sẽ còn mãi; để bất cứ điều gì các con xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu thương nhau” (Ga 15:16-17). Nếu ơn gọi tiến tới niềm vui yêu thương là ơn gọi nền tảng mà Thiên Chúa đã đặt vào trái tim của mọi người trẻ để việc hiện hữu của mỗi người sinh hoa trái, thì đức tin vừa là một hồng phúc từ trên cao vừa là một đáp trả đối với việc cảm nhận được rằng mình là người được chọn lựa và được yêu thương.
Tin “không phải là nơi trú ẩn của người yếu bóng vía, nhưng là một điều thăng hoa cuộc sống ta. Nó làm ta ý thức được một ơn gọi tuyệt diệu, ơn gọi yêu thương. Nó bảo đảm với ta rằng tình yêu này đáng tin cậy và đáng ôm lấy, vì nó đặt căn bản trên lòng chung thủy của Thiên Chúa; lòng chung thủy này mạnh hơn mọi yếu đuối của ta” (Lumen fidei, 53). Đức tin này “trở thành một ánh sáng có khả năng soi sáng mọi mối liên hệ của ta trong xã hội”, góp phần vào việc xây dựng “tình huynh đệ phổ quát” giữa mọi người nam nữ thời ta (ibid., 54).
Thánh Kinh có nhiều trình thuật nói về người trẻ tiếp nhận lời mời ơn gọi và việc họ đáp trả. Dưới ánh sáng đức tin, họ dần dần ý thức được kế hoạch yêu thương sâu đậm của Thiên Chúa dành cho từng người. Đó là ý định của Thiên Chúa trong mỗi hành động của Người, từ thuở tạo ra thế giới như một nơi “tốt lành”, một nơi có khả năng đón nhận sự sống và là một nơi được thân tặng như một hồng phúc trong hệ thống liên hệ cần được tin cậy.
Tin là lắng nghe Thánh Thần và hết trí lòng đối thoại với Ngôi Lời, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (xem Ga 14:6) và học cách tín thác vào Ngôi Lời, “hiện thân Ngôi Lời” trong các hoàn cảnh cụ thể của đời sống hàng ngày, trong các thời khắc gặp thập giá và trong các thời khắc cảm nghiệm niềm vui vì được thấy các dấu chỉ của phục sinh, hệt như “vị môn đệ yêu quí” đã thấy. Mỗi cộng đồng Kitô hữu và mỗi tín hữu cá nhân cần đương đầu với thách thức này.
Nơi dành cho cuộc đối thoại trên chính là lương tâm. Như Công Đồng Vatican II từng dạy, lương tâm “là cốt lõi và cung thánh bí nhiệm của một con người. Tại đây, họ ở một mình với Thiên Chúa; tiếng nói của Người vang dội trong thẳm sâu lòng họ” (Gaudium et spes, 16). Lương tâm, do đó, là nơi bất khả xâm phạm trong đó lời mời gọi đầy hứa hẹn đang hiện diện. Biện phân được tiếng nói của Thánh Thần khỏi những tiếng gọi khác và quyết định phải trả lời ra sao là nhiệm vụ của mỗi người. Người khác có thể đồng hành và củng cố một người nào đó, nhưng, về phương diện này, họ không bao giờ thay thế được người này.
Đời sống và lịch sử dạy ta rằng các hữu thể nhân bản vốn không dễ dàng gì nhận ra hình thức cụ thể của niềm vui mà Thiên Chúa vốn kêu gọi mỗi người và mỗi người vốn khát mong, huống chi là vào lúc này đang có nhiều thay đổi và đầy bất trắc. Trong những thời khác, con người từng phải đương đầu với chán chường thất vọng hay các áp lực do các gắn bó xúc cảm khác gây ra, khiến họ khó có thể tiến bước trên hành trình hoàn tất bản thân mình. Nhiều người trải nghiệm điều đó; thí dụ, chàng thanh niên quá giầu đến không thể tiếp nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu, và vì vậy, phải bước đi rầu rĩ, thay vì được hân hoan trọn vẹn (xem Mc 10:17-22). Bất chấp sự kiện nó luôn cần được thanh tẩy và hoàn hảo hóa, tự do của con người không bao giờ mất khả năng nền tảng giúp nó nhận ra điều tốt và thi hành điều tốt này. “Dù có thể làm điều xấu hơn, nhưng các hữu thể nhân bản vẫn có khả năng vươn cao hơn chính mình, chọn lựa điều tốt một lần nữa, và khởi đầu lại, bất kể các điều kiện tâm trí và xã hội của họ” (Laudato si’, 205).
2. Ơn phúc biện phân
Đưa ra quyết định và hướng dẫn các hành động của mình trong các hoàn cảnh bất trắc và trước các sức mạnh nội tâm trái ngược nhau chính là chỗ để thực thi sự biện phân, một hạn từ cổ điển trong truyền thống Giáo Hội áp dụng vào các hoàn cảnh khác nhau. Thực vậy, một hình thức thực thi biện phân là đọc các dấu chỉ thời đại; nó sẽ dẫn ta tới việc nhận ra sự hiện diện và hành động của Thánh Thần trong lịch sử. Biện phân luân lý, ngược lại, là phân biệt điều tốt khỏi điều xấu. Hình thức biện phân khác nữa là biện phân thiêng liêng, nhằm nhận ra cơn cám dỗ để bác bỏ nó và tiếp tục bước trên hành trình tiến tới sự viên mãn của đời sống. Sự nối kết giữa các ý nghĩa khác nhau của những hình thức này khá hiển nhiên, một nối kết không bao giờ có thể hoàn toàn tách rời nhau được.
Ý thức được điều trên, tập chú của Thượng Hội Đồng Giám Mục là sự biện phân ơn gọi, nghĩa là, một diễn trình qua đó, một người nào đó thực hiện các chọn lựa căn bản của họ, trong cuộc đối thoại với Chúa và lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần, bắt đầu với sự chọn bậc sống của mình. Vấn đề vì sao một người nào đó không được phí phạm các cơ hội để tự thể hiện mình là một bộ phận gắn bó của mọi người đàn ông và đàn bà. Đối với người tín hữu, vấn đề còn trở nên mãnh liệt và sâu sắc hơn nữa, nghĩa là, một người nào đó phải sống các tin mừng của Phúc Âm và phải đáp trả lời mời gọi mà Thiên Chúa vốn ngỏ cùng mọi người được Người gặp gỡ ra sao, bất kể là trong hôn nhân, trong thừa tác vụ thụ phong hay trong đời sống thánh hiến? Các tài năng của người ta có thể được đặt ở đâu để được sử dụng tốt: trong đời sống nghề nghiệp, trong việc làm thiện nguyện, trong việc phục vụ người túng thiếu hay trong việc tham dự vào sinh hoạt dân sự và chính trị?
Thánh Thần nói và hành động qua các việc xẩy ra trong đời sống mỗi con người; những việc này tự chúng vốn không minh nhiên hay hàm hồ, theo nghĩa sẵn sàng đón nhận nhiều lối giải thích khác nhau. Biện phân là điều cần thiết để bộc lộ ý nghĩa của chúng và đưa ra quyết định. Ba động từ trong Evangelii gaudium, 51, được dùng để mô tả việc biện phân, đó là “nhận ra”, “giải thích” và “chọn lựa”, có thể giúp ta phác thảo một hành trình thích đáng cho các cá nhân hay nhóm và cộng đồng, với ý thức đầy đủ rằng trên thực tế, biên giới giữa các giai đoạn khác nhau không bao giờ được vạch rõ cả.
Nhận ra
Trước hết, “việc nhận ra” liên hệ tới những việc xẩy ra trong đời, tức những người ta gặp, và những lời ta nghe hay đọc, tác động ra sao đối với đời sống nội tâm, tức “các ước muốn, tâm tư và xúc cảm” (Amoris laetitia, 143) và các phát biểu đa dạng của chúng: buồn sầu, ảm đạm, thỏa mãn hoàn toàn, sợ sệt, hân hoan, bình an, cảm thấy trống vắng, dịu dàng, tức giận, hy vọng, lãnh cảm… Người ta cảm thấy như bị lôi cuốn hay đẩy lui theo nhiều hướng khác nhau, mà không biết rõ phải hành động ra sao, lúc lên lúc xuống, và trong một số trường hợp, thực sự phải đấu tranh ở bên trong. “Việc nhận ra” này đòi phải để sự phong phú xúc cảm này xuất đầu lộ diện và tìm hiểu các tâm tư này một cách rõ ràng mà không phê phán chi cả. Nó cũng đòi phải nắm bắt cho được dư vị của chúng, nghĩa là, những cộng hưởng hay nghịch hưởng (consonance or dissonance) giữa điều được trải nghiệm và điều hiện diện ở thẳm sâu trái tim.
Trong giai đoạn này, Lời Thiên Chúa có tầm quan trọng rất lớn. Thực vậy, suy niệm Lời này sẽ động viên các đam mê giống như trong mọi trải nghiệm đụng đến con người bên trong của ta, nhưng đồng thời, nó cũng đem lại khả thể làm chúng xuất đầu lộ diện bằng cách tự phóng chiếu qua các biến cố được thuật lại. Giai đoạn “nhận ra” này tập chú vào khả năng lắng nghe và cảm giới của người ta, nhưng không tránh việc cố gắng giữ im lặng, cho dù khó khăn, vì đây là bước vượt qua chủ yếu trong việc phát triển bản thân, đặc biệt đối với người trẻ; họ là những người, vì nhiều sức ép lớn lao, đang trải nghiệm cường độ mãnh liệt của các ước muốn khác nhau và cũng có thể bị chúng làm cho sợ hãi, và do đó, từ bỏ cả những bước tiến lớn lao dù cảm thấy được thúc đẩy tiến bước.
Giải Thích
“Nhận ra” điều đã được trải nghiệm chưa đủ. Bước kế tiếp là “giải thích”, nói cách khác, là hiểu điều Thánh Thần mời gọi ta làm qua điều Thánh Thần đánh động trong mỗi người. Thường thường, người ta hay dừng lại để ôn lại một trải nghiệm vì nhận thấy trải nghiệm này gây “một ấn tượng sâu sắc”. Ta gặp khó khăn lớn hơn khi muốn hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của các ước muốn và xúc cảm của ta và kiểm nghiệm xem liệu chúng có dẫn ta tới một hướng đi xây dựng hay tự rút lui vào chính ta.
Giai đoạn giải thích này hết sức nhậy cảm, đòi phải có lòng kiên nhẫn, tỉnh táo và một chút kiến thức nào đó. Người ta cần có khả năng biết xem xét các hiệu quả của việc điều kiện hóa về phương diện xã hội và tâm lý, là điều thậm chí đòi có sự can dự của các cơ năng trí tuệ, nhưng không rơi vào cạm bẫy xây dựng các lý thuyết trừu tượng về điều gì tốt và thú vị cần phải làm. Ngay trong biện phân, “các thực tại cũng lớn hơn các ý tưởng” (Evangelii gaudium, 231). Cũng thế, “giải thích” không được quên việc đối đầu với thực tại và xem xét các khả thể có thể có đó một cách thực tiễn.
Các ước muốn “giải thích” và các chuyển động nội tâm đòi phải có sự đối đầu trung thực, dưới ánh sáng Lời Thiên Chúa, với các đòi hỏi luân lý của đời sống Kitô hữu, luôn tìm cách áp dụng các đòi hỏi này vào hoàn cảnh cụ thể đang trải nghiệm. Cố gắng này sẽ dẫn người thực hành tới chỗ không bằng lòng với thứ luận lý tối thiểu đơn thuần (bare minimum) có tính vụ pháp luật, nhưng thay vào đó, là tìm cách sử dụng được phần lớn các năng khiếu và khả thể của mình, một điều kết cục sẽ đem tới cho người trẻ một sứ điệp đầy linh hứng.
Công việc giải thích được thực hiện trong cuộc đối thoại nội tâm với Chúa, hoàn toàn có sự cam kết mọi khả năng của người ta. Tuy nhiên, trong việc lắng nghe Thánh Thần, sự hỗ trợ của một người có kinh nghiệm là một điều qúy giá mà Giáo Hội có thể cung cấp, một sự hỗ trợ mà người không khoan ngoan mới nên coi thường.
Chọn Lựa
Một khi các ước muốn và xúc cảm đã được nhận ra và giải thích, thì bước kế tiếp trong việc đưa ra quyết định là thi hành tự do chân chính và trách nhiệm bản thân, một điều, lẽ dĩ nhiên, luôn liên kết với một hoàn cảnh cụ thể và do đó, có giới hạn. Việc chọn lựa lúc đó là tránh sức mạnh mù quáng của thúc đẩy, một điều mà một số chủ nghĩa duy tương đối đương thời đang rơi vào qua việc gán cho các qui phạm giam hãm con người vào một diễn trình thay đổi liên tục một tiêu chuẩn tối hậu. Đồng thời, con người cần được giải thoát khỏi việc lệ thuộc các sức mạnh ở bên ngoài mình, nghĩa là sự dị trị (heteronomy). Tất cả những điều này đòi sự nhất quán với đời sống của người ta.
Trong một thời kỳ dài của lịch sử, các quyết định căn bản ở trong đời đã không được các cá nhân liên hệ đưa ra, một tình trạng hiện vẫn còn hiện hữu tại một số nơi trên thế giới, như đã nhắc ở chương một. Việc cổ vũ các chọn lựa thực sự tự do và có trách nhiệm, hoàn toàn thoát khỏi các thực hành của quá khứ, hiện vẫn còn là phương thế chính để ta bảo toàn địa vị bất khả xâm phạm của lương tâm, chứ không có tham vọng thay thế nó (xem Amoris laetitia, 37).
Một quyết định nào đó cần được chứng minh bằng sự kiện để xem xem nó có phải là một quyết định đúng hay không. Một chọn lựa không thể bị giam hãm mãi trong nội tâm tính vì rất có thể nó cứ mãi ở thế ảo hay không thực tiễn, một nguy cơ thực sự đang gia trọng trong nền văn hóa đương đại, nhưng được mời gọi tự diễn dịch thành hành động, mặc lấy xương thịt, dấn thân vào một hành trình, chấp nhận rủi ro của một cuộc đối đầu với thực tại vốn từng gây ra các ước muốn và xúc cảm. Các ước muốn và xúc cảm khác sẽ xuất hiện ở giai đoạn này; “nhận ra” và “giải thích” chúng sẽ giúp ta khả năng xem xem liệu quyết định của ta có tốt không hay liệu có nên đánh giá lại nó không. Thành thử, “đi ra ngoài” là điều quan trọng, ngay cả khi ta sợ mình sai lầm, một điều, mà như đã thấy trên đây, có thể làm ta tê liệt.
3. Các nẻo đường dẫn tới ơn gọi và sứ mệnh
Không thể hoàn tất việc biện phân ơn gọi trong một hành vi đúng thời hạn, cho dù trong khi thuật lại việc phát triển một ơn gọi, ta có thể nhận diện các khoảnh khắc chuyên biệt hay các cuộc gặp gỡ có tính quyết định. Giống như mọi điều quan trọng khác ở trong đời, việc biện minh ơn gọi là một diễn trình lâu dài, diễn biến trong một khoảng thời gian dài, trong đó, người ta liên tục theo dõi các dấu hiệu được Chúa dùng để chỉ cho thấy và chuyên biệt hóa một ơn gọi có tính rất bản thân và độc đáo. Chúa từng yêu cầu Ápraham và Xara lìa bỏ quê hương của họ, nhưng chỉ trong một diễn trình tiệm tiến, không thiếu các bước lầm lỡ; điều này đã giải thích rõ về “mảnh đất ta sẽ chỉ cho các ngươi” (Xh 12:1) mà khởi đầu nghe ra hết sức bí nhiệm. Chính Đức Maria cũng đã thực hiện bước tiến từ từ trong việc nhận thức rõ ơn gọi của ngài bằng cách ngẫm nghĩ những lời ngài được nghe và các biến cố đã xẩy ra, dù ngài không hiểu lúc ban đầu (xem Lc 2:50-51).
Thời gian là điều căn bản để kiểm nghiệm tính hữu hiệu của một quyết định đã đưa ra. Như đã được dạy ở mỗi trang của Thánh Kinh, mọi ơn gọi đều hướng tới một sứ mệnh mà người ta ít khi đảm nhiệm một cách vui lòng hay phấn khích.
Chấp nhận sứ mệnh bao hàm việc sẵn lòng liều mạng sống và bước theo con đường thập giá, theo chân Chúa Giêsu, Đấng đã cương quyết làm cuộc hành trình lên Giêrusalem (xem Lc 9:51) để hiến mạng sống của Người cho nhân loại. Chỉ bằng cách từ bỏ việc bị ám ảnh một cách vị kỷ bởi các nhu cầu của riêng mình, người ta mới trở nên cởi mở đón nhận kế hoạch của Thiên Chúa trong cuộc sống gia đình, trong thừa tác vụ thụ phong hay trong đời sống tận hiến và nghiêm túc thi hành chức nghiệp của mình cũng như thành thực tìm kiếm ích chung. Đặc biệt tại những nơi nền văn hóa mang nặng chủ nghĩa duy cá nhân, các chọn lựa cần được khảo sát để xem xem liệu việc cố gắng hoàn thành bản thân có phải là kết quả của việc quá tự yêu mình hay thay vào đó là do sự sẵn lòng muốn sống đời mình phù hợp với luận lý học của việc tự hiến đầy đại lượng. Thành thử, việc giao tiếp với cảnh nghèo, tính dễ bị tổn thương và tình trạng túng thiếu là những điều rất quan trọng đối với con đường biện phân ơn gọi. Trên hết, các thành viên trong ban huấn luyện ở các chủng viện nên củng cố và cổ vũ nơi các chủng sinh sự sẵn lòng được thấm đẫm “mùi chiên”.
4 Việc đồng hành
Ba niềm tin căn bản nâng đỡ diễn trình biện phân, những niềm tin vốn ăn sâu trong kinh nghiệm của mỗi con người nhân bản, hiểu theo nghĩa đức tin và truyền thống Kitô Giáo. Niềm tin thứ nhất là: Thánh Thần Thiên Chúa làm việc trong trái tim mọi con người nam nữ qua các tâm tư và ước muốn gắn liền với các ý tưởng, hình ảnh và kế hoạch. Nhờ lắng nghe một cách thận trọng, con người có khả năng giải thích các dấu chỉ này. Niềm tin thứ hai là: trái tim con người, do các yếu đuối và tội lỗi của nó, thường bị phân chia vì bị lôi cuốn vào những tâm tư khác nhau và thậm chí trái ngược nhau. Niềm tin thứ ba là: mọi lối sống đều áp đặt một chọn lựa, vì người ta không thể vô hạn định cứ ở mãi trong trạng thái bất định được. Người ta cần phải chấp nhận các phương tiện cần thiết để nhận ra tiếng Chúa kêu gọi họ bước vào niềm vui yêu thương và quyết định đáp trả lời kêu gọi này.
Trong các phương tiện trên, truyền thống thiêng liêng của Giáo Hội nhấn mạnh tới sự quan trọng của việc đồng hành có tính bản vị. Khi đồng hành với một người khác, nghiên cứu các giáo huấn về biện phân mà thôi không đủ; người ta cần kinh nghiệm khó khăn, có tính bản thân trong việc giải thích các chuyển động của trái tim ngõ hầu nhận ra hành động của Chúa Thánh Thần; vì Người có tiếng nói có thể nói với tính độc đáo của mỗi cá nhân. Việc đồng hành có tính bản vị này đòi phải không ngừng mài dũa lại tính mẫn cảm của ta đối với tiếng nói của Chúa Thánh Thần và dẫn ta tới chỗ khám phá ra tài nguyên và sự phong phú nơi cá tính cá thể của một người.
Đây là vấn đề cổ vũ mối liên hệ của một người với Thiên Chúa và giúp họ cởi bỏ những gì có thể gây trở ngại cho mối liên hệ này. Nằm ở đây là sự khác nhau giữa việc đồng hành để biện phân và sự hỗ trợ có tính tâm lý học, một điều, khi mở cửa đón nhận sự siêu việt, thường có tầm quan trọng nền tảng. Nhà tâm lý học hổ trợ những người đang gặp khó khăn và giúp họ ý thức được các yếu điểm và tiềm năng của họ. Việc hướng dẫn tâm linh tái định hướng con người trở về với Chúa và dọn đường cho cuộc gặp gỡ với Người (xem Ga 3:29-30).
Như đã ghi lại trong các Tin Mừng, cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với những người cùng thời với Người làm nổi bật một số yếu tố vốn là thành phần tạo nên khuôn mạo lý tưởng của một người đồng hành với người trẻ trong việc biện phân ơn gọi, nghĩa là, có cái nhìn đầy yêu thương (kêu gọi các môn đệ đầu tiên, xem Ga 1:35-51); có lời nói có thẩm quyền (giảng dậy tại hội đường ở Caparnaum, xem Lc 4:32); khả năng “trở thành người lân cận” (dụ ngôn người Samaritanô Nhân Hậu, xem Lc 10:25-37); quyết định “buớc đi bên cạnh” (hai môn đệ trên đường Emmaus, xem Lc 24:13-35); và làm chứng nhân chân chính, không sợ hãi đi ngược lại với các ý niệm tiên kiến (rửa chân tại Bữa Tiệc Ly, xem Ga 13:1-20).
Trong nhiệm vụ đồng hành với thế hệ trẻ hơn, Giáo Hội chấp nhận lời kêu gọi mình hợp tác vào niềm vui của người trẻ hơn là bị cám dỗ muốn kiểm soát đức tin của họ (xem 2Cor 1:24). Việc phục vụ này, xét cho cùng, được xây trên việc cầu nguyện và cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn và soi sáng mỗi người và mọi người.
Kỳ sau: Chương III, Hoạt Động Mục Vụ
Trong mọi giai đoạn của Thượng Hội Đồng này, Giáo Hội, một lần nữa, muốn tuyên bố mong muốn được gặp gỡ, đồng hành và chăm sóc mọi người trẻ, không trừ ai. Giáo Hội không thể, và cũng không muốn, bỏ mặc họ cho sự cô đơn và loại trừ mà thế giới bắt họ phải giáp mặt. Việc đời sống của người trẻ có thể là một trải nghiệm tốt; việc họ để mình đánh mất bản thân trong bạo lực hoặc chết chóc; và việc sự thất vọng không giam hãm họ và tha hóa họ, tất cả những điều này đều là mối quan tâm lớn lao đối với người từng tiếp nhận sự sống, được rửa tội trong đức tin và nhận thức rằng đó là những hồng ân tuyệt vời.
Vì những hồng phúc trên, việc được sinh ra đã mở lòng một con người đón nhận lời hứa được sống trọn vẹn và việc được chấp nhận và được chăm sóc là một trải nghiệm nền tảng; trải nghiệm này đặt trong trái tim mỗi con người không những niềm tin không bị bỏ rơi cho cảnh thiếu vắng cảm thức ý nghĩa hoặc tối tăm chết chóc, nhưng còn là niềm hy vọng có thể nói lên tính cá thể của mình trong cuộc hành trình tiến tới sự viên mãn của cuộc sống.
Sự khôn ngoan của Giáo Hội Đông Phương có thể giúp ta nhìn thấy niềm tin trên được đặt căn bản trên loại suy "ba sinh" như thế nào: sinh tự nhiên, nghĩa là, được sinh ra là nam hay nữ trong một thế giới biết chào đón và hỗ trợ sự sống; sinh trong phép rửa "khi một ai đó trở thành con cái Thiên Chúa nhờ ân sủng"; và rồi sinh ra lần thứ ba, nghĩa là, "từ cuộc sống thân xác ở đời này bước qua cuộc sống thiêng liêng ở đời sau", một cuộc sống dẫn con người đến chỗ thực thi đầy đủ sự tự do của mình (xem Diễn Từ của Philoxenus thành Mabbug, một vị giám mục Syria thế kỷ thứ năm, 9).
Hiến tặng người khác các hồng ơn mình đã nhận có nghĩa là đồng hành với họ và đi bên cạnh họ trong cuộc hành trình này, lúc họ đối phó với các yếu kém và khó khăn trong đời họ, và đặc biệt là hỗ trợ họ trong việc thực thi quyền tự do vẫn đang được hình thành nơi họ. Thành thử, Giáo Hội, bắt đầu với các mục tử của mình, được kêu gọi tự xét chính mình và tái khám phá ra ơn gọi chăm sóc người khác theo cách thức được Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến cáo ngay ở lúc khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài: "... việc chăm sóc [và] bảo vệ đòi phải có lòng tốt; [hai việc này] đòi một sự dịu dàng nào đó. Trong các Tin Mừng, Thánh Giuse xuất hiện như một người đàn ông mạnh mẽ và can đảm, một người đàn ông lao động, ấy thế nhưng trong trái tim của ngài, chúng ta thấy sự dịu dàng vĩ đại, một sự dịu dàng không phải là nhân đức của người yếu đuối nhưng đúng hơn là dấu hiệu của sức mạnh tinh thần và khả năng biết quan tâm, biết cảm thương, biết thực sự cởi mở đối người khác, biết yêu thương" (Bài Giảng lúc Bắt Đầu Thừa Tác Vụ Phêrô của Giám Mục Roma, ngày 19 tháng 3 năm 2013).
Bây giờ, từ quan điểm này, một số ý tưởng sẽ được trình bày liên quan tới việc đồng hành với người trẻ, bắt đầu với đức tin và lắng nghe truyền thống của Giáo Hội, với mục đích rõ ràng là hỗ trợ họ trong việc họ biện phân ơn gọi và thực hiện các chọn lựa căn bản trong cuộc sống của họ, khởi đầu bằng nhận thức rằng một số các chọn lựa này có tính vĩnh viễn.
1. Đức Tin và Ơn Gọi
Tin là nhìn sự vật như Chúa Giêsu nhìn (xem Lumen fidei, 18). Tin là nguồn giúp ta biện phân ơn gọi, vì tin cung cấp cho ta sự biện phân ơn gọi với nội dung nền tảng, khai triển chuyên biệt, phong thái bản thân và sư phạm của nó. Việc hân hoan và sẵn lòng chấp nhận hồng phúc này đòi phải làm nó sinh hoa trái qua các chọn lựa cụ thể và nhất quán ở trong đời.
“Các con đã không chọn Thầy, nhưng Thầy chọn các con và cử nhiệm các con để các con ra đi và sinh hoa trái và hoa trái của các con sẽ còn mãi; để bất cứ điều gì các con xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu thương nhau” (Ga 15:16-17). Nếu ơn gọi tiến tới niềm vui yêu thương là ơn gọi nền tảng mà Thiên Chúa đã đặt vào trái tim của mọi người trẻ để việc hiện hữu của mỗi người sinh hoa trái, thì đức tin vừa là một hồng phúc từ trên cao vừa là một đáp trả đối với việc cảm nhận được rằng mình là người được chọn lựa và được yêu thương.
Tin “không phải là nơi trú ẩn của người yếu bóng vía, nhưng là một điều thăng hoa cuộc sống ta. Nó làm ta ý thức được một ơn gọi tuyệt diệu, ơn gọi yêu thương. Nó bảo đảm với ta rằng tình yêu này đáng tin cậy và đáng ôm lấy, vì nó đặt căn bản trên lòng chung thủy của Thiên Chúa; lòng chung thủy này mạnh hơn mọi yếu đuối của ta” (Lumen fidei, 53). Đức tin này “trở thành một ánh sáng có khả năng soi sáng mọi mối liên hệ của ta trong xã hội”, góp phần vào việc xây dựng “tình huynh đệ phổ quát” giữa mọi người nam nữ thời ta (ibid., 54).
Thánh Kinh có nhiều trình thuật nói về người trẻ tiếp nhận lời mời ơn gọi và việc họ đáp trả. Dưới ánh sáng đức tin, họ dần dần ý thức được kế hoạch yêu thương sâu đậm của Thiên Chúa dành cho từng người. Đó là ý định của Thiên Chúa trong mỗi hành động của Người, từ thuở tạo ra thế giới như một nơi “tốt lành”, một nơi có khả năng đón nhận sự sống và là một nơi được thân tặng như một hồng phúc trong hệ thống liên hệ cần được tin cậy.
Tin là lắng nghe Thánh Thần và hết trí lòng đối thoại với Ngôi Lời, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (xem Ga 14:6) và học cách tín thác vào Ngôi Lời, “hiện thân Ngôi Lời” trong các hoàn cảnh cụ thể của đời sống hàng ngày, trong các thời khắc gặp thập giá và trong các thời khắc cảm nghiệm niềm vui vì được thấy các dấu chỉ của phục sinh, hệt như “vị môn đệ yêu quí” đã thấy. Mỗi cộng đồng Kitô hữu và mỗi tín hữu cá nhân cần đương đầu với thách thức này.
Nơi dành cho cuộc đối thoại trên chính là lương tâm. Như Công Đồng Vatican II từng dạy, lương tâm “là cốt lõi và cung thánh bí nhiệm của một con người. Tại đây, họ ở một mình với Thiên Chúa; tiếng nói của Người vang dội trong thẳm sâu lòng họ” (Gaudium et spes, 16). Lương tâm, do đó, là nơi bất khả xâm phạm trong đó lời mời gọi đầy hứa hẹn đang hiện diện. Biện phân được tiếng nói của Thánh Thần khỏi những tiếng gọi khác và quyết định phải trả lời ra sao là nhiệm vụ của mỗi người. Người khác có thể đồng hành và củng cố một người nào đó, nhưng, về phương diện này, họ không bao giờ thay thế được người này.
Đời sống và lịch sử dạy ta rằng các hữu thể nhân bản vốn không dễ dàng gì nhận ra hình thức cụ thể của niềm vui mà Thiên Chúa vốn kêu gọi mỗi người và mỗi người vốn khát mong, huống chi là vào lúc này đang có nhiều thay đổi và đầy bất trắc. Trong những thời khác, con người từng phải đương đầu với chán chường thất vọng hay các áp lực do các gắn bó xúc cảm khác gây ra, khiến họ khó có thể tiến bước trên hành trình hoàn tất bản thân mình. Nhiều người trải nghiệm điều đó; thí dụ, chàng thanh niên quá giầu đến không thể tiếp nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu, và vì vậy, phải bước đi rầu rĩ, thay vì được hân hoan trọn vẹn (xem Mc 10:17-22). Bất chấp sự kiện nó luôn cần được thanh tẩy và hoàn hảo hóa, tự do của con người không bao giờ mất khả năng nền tảng giúp nó nhận ra điều tốt và thi hành điều tốt này. “Dù có thể làm điều xấu hơn, nhưng các hữu thể nhân bản vẫn có khả năng vươn cao hơn chính mình, chọn lựa điều tốt một lần nữa, và khởi đầu lại, bất kể các điều kiện tâm trí và xã hội của họ” (Laudato si’, 205).
2. Ơn phúc biện phân
Đưa ra quyết định và hướng dẫn các hành động của mình trong các hoàn cảnh bất trắc và trước các sức mạnh nội tâm trái ngược nhau chính là chỗ để thực thi sự biện phân, một hạn từ cổ điển trong truyền thống Giáo Hội áp dụng vào các hoàn cảnh khác nhau. Thực vậy, một hình thức thực thi biện phân là đọc các dấu chỉ thời đại; nó sẽ dẫn ta tới việc nhận ra sự hiện diện và hành động của Thánh Thần trong lịch sử. Biện phân luân lý, ngược lại, là phân biệt điều tốt khỏi điều xấu. Hình thức biện phân khác nữa là biện phân thiêng liêng, nhằm nhận ra cơn cám dỗ để bác bỏ nó và tiếp tục bước trên hành trình tiến tới sự viên mãn của đời sống. Sự nối kết giữa các ý nghĩa khác nhau của những hình thức này khá hiển nhiên, một nối kết không bao giờ có thể hoàn toàn tách rời nhau được.
Ý thức được điều trên, tập chú của Thượng Hội Đồng Giám Mục là sự biện phân ơn gọi, nghĩa là, một diễn trình qua đó, một người nào đó thực hiện các chọn lựa căn bản của họ, trong cuộc đối thoại với Chúa và lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần, bắt đầu với sự chọn bậc sống của mình. Vấn đề vì sao một người nào đó không được phí phạm các cơ hội để tự thể hiện mình là một bộ phận gắn bó của mọi người đàn ông và đàn bà. Đối với người tín hữu, vấn đề còn trở nên mãnh liệt và sâu sắc hơn nữa, nghĩa là, một người nào đó phải sống các tin mừng của Phúc Âm và phải đáp trả lời mời gọi mà Thiên Chúa vốn ngỏ cùng mọi người được Người gặp gỡ ra sao, bất kể là trong hôn nhân, trong thừa tác vụ thụ phong hay trong đời sống thánh hiến? Các tài năng của người ta có thể được đặt ở đâu để được sử dụng tốt: trong đời sống nghề nghiệp, trong việc làm thiện nguyện, trong việc phục vụ người túng thiếu hay trong việc tham dự vào sinh hoạt dân sự và chính trị?
Thánh Thần nói và hành động qua các việc xẩy ra trong đời sống mỗi con người; những việc này tự chúng vốn không minh nhiên hay hàm hồ, theo nghĩa sẵn sàng đón nhận nhiều lối giải thích khác nhau. Biện phân là điều cần thiết để bộc lộ ý nghĩa của chúng và đưa ra quyết định. Ba động từ trong Evangelii gaudium, 51, được dùng để mô tả việc biện phân, đó là “nhận ra”, “giải thích” và “chọn lựa”, có thể giúp ta phác thảo một hành trình thích đáng cho các cá nhân hay nhóm và cộng đồng, với ý thức đầy đủ rằng trên thực tế, biên giới giữa các giai đoạn khác nhau không bao giờ được vạch rõ cả.
Nhận ra
Trước hết, “việc nhận ra” liên hệ tới những việc xẩy ra trong đời, tức những người ta gặp, và những lời ta nghe hay đọc, tác động ra sao đối với đời sống nội tâm, tức “các ước muốn, tâm tư và xúc cảm” (Amoris laetitia, 143) và các phát biểu đa dạng của chúng: buồn sầu, ảm đạm, thỏa mãn hoàn toàn, sợ sệt, hân hoan, bình an, cảm thấy trống vắng, dịu dàng, tức giận, hy vọng, lãnh cảm… Người ta cảm thấy như bị lôi cuốn hay đẩy lui theo nhiều hướng khác nhau, mà không biết rõ phải hành động ra sao, lúc lên lúc xuống, và trong một số trường hợp, thực sự phải đấu tranh ở bên trong. “Việc nhận ra” này đòi phải để sự phong phú xúc cảm này xuất đầu lộ diện và tìm hiểu các tâm tư này một cách rõ ràng mà không phê phán chi cả. Nó cũng đòi phải nắm bắt cho được dư vị của chúng, nghĩa là, những cộng hưởng hay nghịch hưởng (consonance or dissonance) giữa điều được trải nghiệm và điều hiện diện ở thẳm sâu trái tim.
Trong giai đoạn này, Lời Thiên Chúa có tầm quan trọng rất lớn. Thực vậy, suy niệm Lời này sẽ động viên các đam mê giống như trong mọi trải nghiệm đụng đến con người bên trong của ta, nhưng đồng thời, nó cũng đem lại khả thể làm chúng xuất đầu lộ diện bằng cách tự phóng chiếu qua các biến cố được thuật lại. Giai đoạn “nhận ra” này tập chú vào khả năng lắng nghe và cảm giới của người ta, nhưng không tránh việc cố gắng giữ im lặng, cho dù khó khăn, vì đây là bước vượt qua chủ yếu trong việc phát triển bản thân, đặc biệt đối với người trẻ; họ là những người, vì nhiều sức ép lớn lao, đang trải nghiệm cường độ mãnh liệt của các ước muốn khác nhau và cũng có thể bị chúng làm cho sợ hãi, và do đó, từ bỏ cả những bước tiến lớn lao dù cảm thấy được thúc đẩy tiến bước.
Giải Thích
“Nhận ra” điều đã được trải nghiệm chưa đủ. Bước kế tiếp là “giải thích”, nói cách khác, là hiểu điều Thánh Thần mời gọi ta làm qua điều Thánh Thần đánh động trong mỗi người. Thường thường, người ta hay dừng lại để ôn lại một trải nghiệm vì nhận thấy trải nghiệm này gây “một ấn tượng sâu sắc”. Ta gặp khó khăn lớn hơn khi muốn hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của các ước muốn và xúc cảm của ta và kiểm nghiệm xem liệu chúng có dẫn ta tới một hướng đi xây dựng hay tự rút lui vào chính ta.
Giai đoạn giải thích này hết sức nhậy cảm, đòi phải có lòng kiên nhẫn, tỉnh táo và một chút kiến thức nào đó. Người ta cần có khả năng biết xem xét các hiệu quả của việc điều kiện hóa về phương diện xã hội và tâm lý, là điều thậm chí đòi có sự can dự của các cơ năng trí tuệ, nhưng không rơi vào cạm bẫy xây dựng các lý thuyết trừu tượng về điều gì tốt và thú vị cần phải làm. Ngay trong biện phân, “các thực tại cũng lớn hơn các ý tưởng” (Evangelii gaudium, 231). Cũng thế, “giải thích” không được quên việc đối đầu với thực tại và xem xét các khả thể có thể có đó một cách thực tiễn.
Các ước muốn “giải thích” và các chuyển động nội tâm đòi phải có sự đối đầu trung thực, dưới ánh sáng Lời Thiên Chúa, với các đòi hỏi luân lý của đời sống Kitô hữu, luôn tìm cách áp dụng các đòi hỏi này vào hoàn cảnh cụ thể đang trải nghiệm. Cố gắng này sẽ dẫn người thực hành tới chỗ không bằng lòng với thứ luận lý tối thiểu đơn thuần (bare minimum) có tính vụ pháp luật, nhưng thay vào đó, là tìm cách sử dụng được phần lớn các năng khiếu và khả thể của mình, một điều kết cục sẽ đem tới cho người trẻ một sứ điệp đầy linh hứng.
Công việc giải thích được thực hiện trong cuộc đối thoại nội tâm với Chúa, hoàn toàn có sự cam kết mọi khả năng của người ta. Tuy nhiên, trong việc lắng nghe Thánh Thần, sự hỗ trợ của một người có kinh nghiệm là một điều qúy giá mà Giáo Hội có thể cung cấp, một sự hỗ trợ mà người không khoan ngoan mới nên coi thường.
Chọn Lựa
Một khi các ước muốn và xúc cảm đã được nhận ra và giải thích, thì bước kế tiếp trong việc đưa ra quyết định là thi hành tự do chân chính và trách nhiệm bản thân, một điều, lẽ dĩ nhiên, luôn liên kết với một hoàn cảnh cụ thể và do đó, có giới hạn. Việc chọn lựa lúc đó là tránh sức mạnh mù quáng của thúc đẩy, một điều mà một số chủ nghĩa duy tương đối đương thời đang rơi vào qua việc gán cho các qui phạm giam hãm con người vào một diễn trình thay đổi liên tục một tiêu chuẩn tối hậu. Đồng thời, con người cần được giải thoát khỏi việc lệ thuộc các sức mạnh ở bên ngoài mình, nghĩa là sự dị trị (heteronomy). Tất cả những điều này đòi sự nhất quán với đời sống của người ta.
Trong một thời kỳ dài của lịch sử, các quyết định căn bản ở trong đời đã không được các cá nhân liên hệ đưa ra, một tình trạng hiện vẫn còn hiện hữu tại một số nơi trên thế giới, như đã nhắc ở chương một. Việc cổ vũ các chọn lựa thực sự tự do và có trách nhiệm, hoàn toàn thoát khỏi các thực hành của quá khứ, hiện vẫn còn là phương thế chính để ta bảo toàn địa vị bất khả xâm phạm của lương tâm, chứ không có tham vọng thay thế nó (xem Amoris laetitia, 37).
Một quyết định nào đó cần được chứng minh bằng sự kiện để xem xem nó có phải là một quyết định đúng hay không. Một chọn lựa không thể bị giam hãm mãi trong nội tâm tính vì rất có thể nó cứ mãi ở thế ảo hay không thực tiễn, một nguy cơ thực sự đang gia trọng trong nền văn hóa đương đại, nhưng được mời gọi tự diễn dịch thành hành động, mặc lấy xương thịt, dấn thân vào một hành trình, chấp nhận rủi ro của một cuộc đối đầu với thực tại vốn từng gây ra các ước muốn và xúc cảm. Các ước muốn và xúc cảm khác sẽ xuất hiện ở giai đoạn này; “nhận ra” và “giải thích” chúng sẽ giúp ta khả năng xem xem liệu quyết định của ta có tốt không hay liệu có nên đánh giá lại nó không. Thành thử, “đi ra ngoài” là điều quan trọng, ngay cả khi ta sợ mình sai lầm, một điều, mà như đã thấy trên đây, có thể làm ta tê liệt.
3. Các nẻo đường dẫn tới ơn gọi và sứ mệnh
Không thể hoàn tất việc biện phân ơn gọi trong một hành vi đúng thời hạn, cho dù trong khi thuật lại việc phát triển một ơn gọi, ta có thể nhận diện các khoảnh khắc chuyên biệt hay các cuộc gặp gỡ có tính quyết định. Giống như mọi điều quan trọng khác ở trong đời, việc biện minh ơn gọi là một diễn trình lâu dài, diễn biến trong một khoảng thời gian dài, trong đó, người ta liên tục theo dõi các dấu hiệu được Chúa dùng để chỉ cho thấy và chuyên biệt hóa một ơn gọi có tính rất bản thân và độc đáo. Chúa từng yêu cầu Ápraham và Xara lìa bỏ quê hương của họ, nhưng chỉ trong một diễn trình tiệm tiến, không thiếu các bước lầm lỡ; điều này đã giải thích rõ về “mảnh đất ta sẽ chỉ cho các ngươi” (Xh 12:1) mà khởi đầu nghe ra hết sức bí nhiệm. Chính Đức Maria cũng đã thực hiện bước tiến từ từ trong việc nhận thức rõ ơn gọi của ngài bằng cách ngẫm nghĩ những lời ngài được nghe và các biến cố đã xẩy ra, dù ngài không hiểu lúc ban đầu (xem Lc 2:50-51).
Thời gian là điều căn bản để kiểm nghiệm tính hữu hiệu của một quyết định đã đưa ra. Như đã được dạy ở mỗi trang của Thánh Kinh, mọi ơn gọi đều hướng tới một sứ mệnh mà người ta ít khi đảm nhiệm một cách vui lòng hay phấn khích.
Chấp nhận sứ mệnh bao hàm việc sẵn lòng liều mạng sống và bước theo con đường thập giá, theo chân Chúa Giêsu, Đấng đã cương quyết làm cuộc hành trình lên Giêrusalem (xem Lc 9:51) để hiến mạng sống của Người cho nhân loại. Chỉ bằng cách từ bỏ việc bị ám ảnh một cách vị kỷ bởi các nhu cầu của riêng mình, người ta mới trở nên cởi mở đón nhận kế hoạch của Thiên Chúa trong cuộc sống gia đình, trong thừa tác vụ thụ phong hay trong đời sống tận hiến và nghiêm túc thi hành chức nghiệp của mình cũng như thành thực tìm kiếm ích chung. Đặc biệt tại những nơi nền văn hóa mang nặng chủ nghĩa duy cá nhân, các chọn lựa cần được khảo sát để xem xem liệu việc cố gắng hoàn thành bản thân có phải là kết quả của việc quá tự yêu mình hay thay vào đó là do sự sẵn lòng muốn sống đời mình phù hợp với luận lý học của việc tự hiến đầy đại lượng. Thành thử, việc giao tiếp với cảnh nghèo, tính dễ bị tổn thương và tình trạng túng thiếu là những điều rất quan trọng đối với con đường biện phân ơn gọi. Trên hết, các thành viên trong ban huấn luyện ở các chủng viện nên củng cố và cổ vũ nơi các chủng sinh sự sẵn lòng được thấm đẫm “mùi chiên”.
4 Việc đồng hành
Ba niềm tin căn bản nâng đỡ diễn trình biện phân, những niềm tin vốn ăn sâu trong kinh nghiệm của mỗi con người nhân bản, hiểu theo nghĩa đức tin và truyền thống Kitô Giáo. Niềm tin thứ nhất là: Thánh Thần Thiên Chúa làm việc trong trái tim mọi con người nam nữ qua các tâm tư và ước muốn gắn liền với các ý tưởng, hình ảnh và kế hoạch. Nhờ lắng nghe một cách thận trọng, con người có khả năng giải thích các dấu chỉ này. Niềm tin thứ hai là: trái tim con người, do các yếu đuối và tội lỗi của nó, thường bị phân chia vì bị lôi cuốn vào những tâm tư khác nhau và thậm chí trái ngược nhau. Niềm tin thứ ba là: mọi lối sống đều áp đặt một chọn lựa, vì người ta không thể vô hạn định cứ ở mãi trong trạng thái bất định được. Người ta cần phải chấp nhận các phương tiện cần thiết để nhận ra tiếng Chúa kêu gọi họ bước vào niềm vui yêu thương và quyết định đáp trả lời kêu gọi này.
Trong các phương tiện trên, truyền thống thiêng liêng của Giáo Hội nhấn mạnh tới sự quan trọng của việc đồng hành có tính bản vị. Khi đồng hành với một người khác, nghiên cứu các giáo huấn về biện phân mà thôi không đủ; người ta cần kinh nghiệm khó khăn, có tính bản thân trong việc giải thích các chuyển động của trái tim ngõ hầu nhận ra hành động của Chúa Thánh Thần; vì Người có tiếng nói có thể nói với tính độc đáo của mỗi cá nhân. Việc đồng hành có tính bản vị này đòi phải không ngừng mài dũa lại tính mẫn cảm của ta đối với tiếng nói của Chúa Thánh Thần và dẫn ta tới chỗ khám phá ra tài nguyên và sự phong phú nơi cá tính cá thể của một người.
Đây là vấn đề cổ vũ mối liên hệ của một người với Thiên Chúa và giúp họ cởi bỏ những gì có thể gây trở ngại cho mối liên hệ này. Nằm ở đây là sự khác nhau giữa việc đồng hành để biện phân và sự hỗ trợ có tính tâm lý học, một điều, khi mở cửa đón nhận sự siêu việt, thường có tầm quan trọng nền tảng. Nhà tâm lý học hổ trợ những người đang gặp khó khăn và giúp họ ý thức được các yếu điểm và tiềm năng của họ. Việc hướng dẫn tâm linh tái định hướng con người trở về với Chúa và dọn đường cho cuộc gặp gỡ với Người (xem Ga 3:29-30).
Như đã ghi lại trong các Tin Mừng, cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với những người cùng thời với Người làm nổi bật một số yếu tố vốn là thành phần tạo nên khuôn mạo lý tưởng của một người đồng hành với người trẻ trong việc biện phân ơn gọi, nghĩa là, có cái nhìn đầy yêu thương (kêu gọi các môn đệ đầu tiên, xem Ga 1:35-51); có lời nói có thẩm quyền (giảng dậy tại hội đường ở Caparnaum, xem Lc 4:32); khả năng “trở thành người lân cận” (dụ ngôn người Samaritanô Nhân Hậu, xem Lc 10:25-37); quyết định “buớc đi bên cạnh” (hai môn đệ trên đường Emmaus, xem Lc 24:13-35); và làm chứng nhân chân chính, không sợ hãi đi ngược lại với các ý niệm tiên kiến (rửa chân tại Bữa Tiệc Ly, xem Ga 13:1-20).
Trong nhiệm vụ đồng hành với thế hệ trẻ hơn, Giáo Hội chấp nhận lời kêu gọi mình hợp tác vào niềm vui của người trẻ hơn là bị cám dỗ muốn kiểm soát đức tin của họ (xem 2Cor 1:24). Việc phục vụ này, xét cho cùng, được xây trên việc cầu nguyện và cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn và soi sáng mỗi người và mọi người.
Kỳ sau: Chương III, Hoạt Động Mục Vụ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét